intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hồi ký - Mười năm nhìn lại: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 "Hồi ký - Mười năm nhìn lại" tiếp tục viết về những sự kiện, những chặng đường mười năm từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954 - chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên quê hương Ninh Thuận, bao gồm hồi ký về: Trong nôi Thuận Bắc; Những khu Dân sinh; Đông Xuân năm ấy; Đường ra Bắc; Không chỉ mười năm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hồi ký - Mười năm nhìn lại: Phần 2

  1. V. TRONG NÔI THUẬN BAC Tháng 8 năm 1948, Ninh Thuận bỏ vùng, thành lập huyện thị - Ba huyện mới là Thuận Nam, Thuận Bắc, An Phước và thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Huyện Cam Ranh giao về Khánh Hòa. Huyện An Phước tạm thời còn phụ trách bôn phân phòng quốc dân thiểu sô' miền núi: Bác Ái, Hy Sinh, Tương Lai, Hạnh Phúc. Giải tán Phòng Quôc dân thiểu sôT tỉnh. Cuối năm 1949 Tỉnh ủy chủ trương nhập hai phân phòng Bác Ái, Hy Sinh thành vùng càn cứ Bác Ái; nhập hai phân phòng Tương Lai, Hạnh Phúc thành vùng căn cứ Tương Phúc. Hai vùng Bác Ái, Tương Phúc đều trực thuộc tỉnh; năm 1950 trở thành hai huyện căn cứ. Đôi với công tác dân tộc mấy năm qua, thấy cần ghi lại một sô' sai lầm để rút kinh nghiệm. Sau sự kiện bọn phản động ở buôn Ma Nang dẫn địch đánh úp cơ quan trung đoàn ở Thiên Thai, Tỉnh ủy giao Phòng Quốc dân thiểu số cho trung đoàn phụ trách và thực hiện "chế độ quân kiểm". Vì chưa nắm vững chính sách dân tộc của Đảng, nôn nóng, nặng dùng biện pháp quân sự đê năm dông bào dân tộc, nên năm 1948 công tác vận động đồng bào các dân tộc ít người chưa có chuyên biên đáng kê. Bộ dội còn phạm một sô" sai lầm nghiêm trọng đôi với đông bào Chăm ơ Văn Lâm, Bình Nghĩa, đối với đồng bào Thượng ở Bà Râu và 91
  2. một sô buôn trên đường liên lạc giữa Bác Ai với Khánh Sơn, Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) . Năm nay và năm sau - năm 1949 - là hai năm cực kỳ gian khổ, cực kỳ ác liệt, mà ỏ chương bôn tôi đã kể một sô" điểm chính. Tôi về làm Bí thư kiêm Chủ tịch ủy ban kháng chiến huyện Thuận Bắc vào đúng thời điểm thành lập huyện. Mười bôn tháng sau (tháng 10 năm 1949) tôi được rút về thường vụ, thường trực và phụ trách dân vận, lúc này anh Võ Dân ở Khu mối vào, bác Trần Thi cũng chuẩn bị ra Liên khu. Năm ấy tôi vào tuổi 24 - lứa tuổi đang sung sức nhưng kinh nghiệm trong công tác chưa có nhiều. Vậy phải lao vào học tập, rèn luyện ngay trong phong trào đấu tranh cách mạng. Đó là trường học có nhiều "bài học thực tiễn", "bài học xương máu", "bài học làm người". Đê thành lập huyện Thuận Bắc, cấp trên cho sáp nhập Vùng 1, Vùng 4 cũ và thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, giao các thôn Dư Khánh, Ninh Chữ, Nhơn Sơn, Văn Sơn, Mỹ An, Đông Tây Giang, Tân Thành, Hải Chữ... về Thuận Bắc. Địa bàn huyện tương đối rộng, gồm 8 xã lốn. Có bờ biển dài từ Vĩnh Huy đên Tân Thành, Hải Chữ. Từ vùng biển kéo dài vê phía tây giáp Bác Ái - một căn cứ lừng danh của cả nước. Phía bác giáp huyện Cam Ranh. Như vậy địa bàn huyện trải khá dài, việc đi lại chỉ có một phương tiện "hữu hiệu" nhất: đôi chân vạn dặm của cán bộ, đảng viên. Huyện mới, nên bộ máy cũng có phần mới. Mới là ở cách suy nghĩ, cách làm việc, cách chỉ đạo, chứ cán bộ thì gần như "cựu binh" cả. Cùng công tác với tôi có các anh Trần Ca, Trương Hồng Vĩnh, Nguyễn Nhất Tâm, Phạm Bình
  3. Đinh, Cao Trung Nghĩa, Đinh Sỹ,... Đáy là một dàn cán bộ vôn quen biết nhau, hiểu năng lực và cả tính tình của nhau, cùng công tác vối nhau qua những ngày gian khổ, nên thương yêu tin cậy nhau, giúp đỡ nhau làm việc. Lúc đầu co' quan huyện đóng dưới chân núi Bác Ái. Đây là chỗ dựa vững chắc - dựa cả vào thê núi. dựa cả vào lòng dân. Cuối năm 1948, cơ quan chuyển về hòn Dồ và hòn Bồ Bồ gần các thôn Mỹ Tường, Khánh Nhơn của xã Bắc Phong, gần Bỉnh Nghĩa, Phương Cựu, Tri Thủy, Khánh Hội của xã Bắc Trạch, ơ đây đi các xã Bắc Khánh, Bắc Quang, Bắc Hải cũng thuận. Đây là vùng đông dân. Đứng gần chỉ đạo được sát hơn, kịp thời hơn. Tuy địa thế không bằng Bác Ai, nhưng lòng dân ở đây cũng thế, luôn luôn đùm bọc, CƯ U mang chúng tôi. Lúc ấy chỉ cần xa cơ sỏ, xa thôn, xã năm ba ngày, tình hình đã có nhiều chuyển biến chưa kể đến trường hợp đột xuất - thì trong chỉ đạo sẽ gặp lúng túng, khó khăn. Bám sát cơ sỏ như người thợ cày bám ruộng, đó là khẩu hiệu, là phương châm của tất cả cán bộ, đảng viên. Yêu cầu này không bao giờ nhân nhượng và cũng không có trường hợp ngoại lệ nào. Tôi cũng xin nói rõ thêm về một điểm quan trọng đối vối Ninh Thuận từ cuối năm 1948 đến những tháng đầu năm 1949. Do đặc điểm, vị trí và so sánh lực lượng giữa ta và địch bọn thực dân Pháp chọn tỉnh này làm một trọng điểm "bình định kiểu mẫu", một điên hình của "hậu phương an toàn" của chúng. Vì vậy chúng gắng sức chạy đua với thời gian để có thê nhanh chóng đạt được ý đô, thâm hiểm, không tính toán một cách chính xác, cụ the sự phản ứng của đôi phương, sự vùng dậy cua quân chúng.
  4. Thòi gian trước đây - năm 1947 và năm 1948 quân sô' của Pháp chỉ hơn một tiểu đoàn, khoảng 700 đên 800 tên và một sô dơn vị bảo an. Từ 20 rồi tăng lên 40 đồn bôt trên địa bàn cả tĩnh. Bây giò, lúc đầu năm 1949, quân sô' địch lên tói 1.800 tên, tiếp theo, đầu năm 1950 tăng lên 3.200 tên. So với dân Ninh Thuận lủc ấy, thì cứ 35 người dân có 1 tên lính. Ấy là chưa kể lực lượng "bảo vệ hương", "lý hương", mật thám. Toàn tỉnh có 96 cứ điểm, 360 tháp canh, tính trưng bình mỗi thôn có từ 4 đến 12 tháp canh; riêng xã Thuận Thành có đến 49 tháp canh. Chúng tôi nhìn vào bản đồ cảm thấy nhức mắt. Những đồn bốt đứng lầm lỳ, đen và xám, chốt ở các ngả đường, các địa điểm trọng yếu. Những tháp canh lô nhô, cái cao, cái thấp, vuông vắn và méo mó, lùn tịt và mảnh khảnh, đã và đang trở thành những chiếc gai nhọn đâm về phía trước, cản đường cán bộ, nhân dân. Đại liên, trung liên, súng cốỉ vối những băng đạn dài không đếm xuể, với những quả đạn đầu nhọn xếp từng chồng, bất kỳ lúc nào - sáng, trưa, chiều, tối, bất kỳ thời tiết nào - nắng, mưa, gió, bão, sẵn sàng tuôn ra những tiếng no chói tai, gây tang tóc cho xóm làng, cho dân mình. Nhân dân một số vùng sông trong cảnh "cá chậu, chim lồng". Bao quanh khu vực dân ở bôn lóp rào đan dày. Chúng còn cho dào thêm các đường hào quanh co như những con rắn khổng lồ quấn lấy các thôn, xóm. Tất cả các dường đi đều có thể có lựu dạn gài, chỉ vô tình một chút, những "quả mãng cầu sát" kia bất thình lình xì khói và nổ theo dây chuyền liên tục. Đê triệt đường tiếp tê của đồng bào ta đôi với cán bộ, bộ đội, địch ra lệnh tập trung lúa gạo. Cứ 2 đến 3 ngày chúng 91
  5. "phát gạo cho dân ăn một lần. Đồng bào chỉ được đi làm quanh quẩn chỗ mình ở, không được đi xa, càng không đừỢc đi vào rừng. Chúng biêt cán bộ ta đang bám nơi núi rừng kia, đang bám ỏ ngay bìa làng, dân ra được sẽ có cơ hội tiêp xúc với cán bộ, đưa tin tức và nhận "chỉ thị" hoạt động bí mật. Lũ giặc đang đi sâu vào con đường khủng bô' kim kẹp, tàn sát, nhưng chúng vẫn lo ngay ngáy. Chúng thừa biết rằng: chúng đang đứng trên "đất lửa". Phan Rang vốn là "đất nóng", Thuận Bắc và các huyện khác cũng vổh là "đất nóng". Bầy giờ độ "nóng" đang âm ảm, như ngọn lửa lò không bao giờ tắt. Nóng của thòi tiết, nóng của lửa cháy, nóng của lòng căm thù quân cướp nưốc. Nhùng cũng cần thấy rõ điều này. Phong trào cách mạng lúc ấy đang trầm xuông, tổn thất của ta không ít, mức độ ác liệt quá nhiều. Đêm đêm, bên ngọn đèn dầu, có đồng chí cán bộ không kìm được tiếng thơ dài: "Thằng địch dã man, tàn ác quá. Chúng tìm mọi cách trói dân lại, tìm mọi cách đẩy cán bộ ra xa. Nếu ta không mạnh tay, chúng chặt trụi cành dần dần, rồi chúng đào gô"c; cái cây ta trồng gần õ năm sẽ đổ. Đã đối đầu vối giặc, chết cũng phải lăn vào". Câu nói đỏ; không phải là biểu hiện tư tưởng bi quan mà chứng tỏ một tâm trạng lo lắng, một cách nghĩ suy có trách nhiệm, một hướng vươn tới dù có chịu tôn thất, hy sinh. Một trong những biện pháp tích cực, hữu hiệu nhất lúc bấy giờ là chủ trương "tiến về làng". Nếu "tiến về làng" thành công thì sẽ góp phần phá được âm mưu giặc. T ấ t nhiên, chúng tôi còn phải sử dụng nhiêu biện pháp khác, nhiều đòn tấn công khác đê "chơi với thăng giặc này. 95
  6. Đê làm sáng rõ thêm một phần nào chú trương và biện pháp "tiến về làng", tôi muốn kể vài ba mẩu chuyện cụ thể, sinh động: Đồng chí Ma Ram - một cán bộ gan như đá, cứng như thép - lẩm lũi đào hầm bên bò sông vắng. Trước mặt đồng chí là bóng cây chưa tròn tán, là cái nhà xơ xác của một vùng thôn xóm nằm im lặng như chết. Đồng chí cứ âm thầm, hì hục mà đào. Đêm này qua đêm khác, đất đào hầm đổ xuống sồng, không có một dấu vết gì khiến thằng địch khó có thể nghi ngờ. Hầm đào xong, trú chân ở đấy, dồng chí "bò" dần về làng. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Ma Ram vối bà con, cảm dộng đến trào nước mắt. "Nó đã về là bà con mừng rồi. Thằng giặc làm sao mà chặn được đường đi lôi lại cán bộ mình", một bà má đã nghẹn ngào thổt lên lòi nói ấy. Phan Rang - "thủ phủ" của giặc, nơi ta khó vào nhất. Cũng như vùng đồng bào theo đạo Thiên Chúa thôn Hộ Diêm, Tân Hội do địch không chế 0 ép, ta cũng khó vào. Song khó vào không có nghĩa là không còn cách gì "mồ cửa" được. Có đồng chí cán bộ xuất phát từ 15 giờ chiều, đi miêt đên 20, 21 giờ mới đến bìa làng, mới đến vùng ngoại ô. Muôn vào Tân Hội, Hộ Diêm, cán bộ phải dựa vào cơ sở ở thôn Phương Cựu, rồi "bắc cầu" sang hai thôn kia. Phiền phức đấy, nhưng không quản ngại, miễn là vào được thôn, gặp được bà con, nói rõ tình hình, chủ trương, chính sách của Chính phủ kháng chiến, bày cách cho bà con đấu tranh, phá âm mưu địch, ở Hòn Thiên, linh mục Thông đã tận tình giúp đỡ cán bộ ra vào thôn hoạt' động. Thầy dòng Béc-na ở thôn Gò Đền đã nói một câu rất thành tâm 'tinh thần yêu nước của các anh rất cao, chúng tôi rất kính phục". 96
  7. Ta bám được một sô cơ sở trong đồng bào Chăm. Tại thôn Hữu Đức, do được cán bộ chỉ bày cách thức đấu tranh, bà con đã vùng dậy khá mạnh. Một ông già nói: "Mình có phải là trâu bò đâu mà để cho chúng làm chuồng nhôt lại. Tại sao mình lại tự rào mình". Bà con không chịu rào làng, mặc kẻ địch 0 ép, cưỡng bức. Anh em lính là người Chăm không chịu nghe lệnh chỉ huy Pháp bắn lại bà con mình. Lính Pháp bắn, họ giữ súng lại. Cuối cùng, kẻ địch phải nối tay, ta có điều kiện gây dựng thêm cơ sỏ. Cuộc đấu tranh chông dồn dân, rào làng, phá khu tập trung rất dai dẳng, quyết liệt. Thòi ấy, chưa phải là "thòi ấp chiến lược kiểu Mỹ - ngụy", nhưng giặc Pháp cũng có nhiều mưu mẹo, thủ đoạn xảo quyệt, thâm độc. Chúng bắt dân chặt cây rào làng, bắt dân ngủ tập trung tại đồn bốt; triệt phá đường tiếp tế lương thực; báo động khi có cán bộ ta về bằng trông, mõ, thùng, vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn. Chúng bắt chặt cây, dân chặt qua loa năm ba cây, rồi tập trung dao, rựa nộp cho ta. Chúng bắt ngủ tập trung thì bà con gây rối tại đồn, làm nhôn nháo, rồi khai bệnh, rồi đi lại "vệ sinh" giữa đêm khuya, giặc cũng phát ngán. Chúng triệt phá đường tiếp tế cho cán bộ, thì có hũ gạo, có “hộp thư mật” để cán bộ về nhận lương thực. Chúng bắt báo động mỗi khi thấy cán bộ về làng, thì bà con gõ thùng, mõ, trông loạn xạ suôt đêm, tạo thành một bản "hợp xướng bát nháo", giặc đã không ngủ được lại không biết hư thực thật giả thế nào. Mẹo của địch không thể địch nổi mưu của dân; ở nhiều thôn, nhiều làng chúng cũng đành chịu thua cuộc. Vào cuộc đấu tranh sinh tử, có thành tích, có chiến công nhưng cũng không' tránh klioi ton thcit, 11I11G kin sự U tổn thất quá cay đắng, quá đau lòng. Phai châp nhận sự '97
  8. thật tàn nhẫn ấy. Vì kẻ nào lùi bước trước lũ giặc là hèn, chưa nói đên kẻ ấy có thê thành tên đâu hàng, phan bội. Giá máu - cái giá đắt nhất, nhưng cũng thiêng liêng nhất, quý báu nhất. Một giọt máu đổ làm chúng ta cảm động đến trào nước mắt. Vấn đề là không thể tiếc máu - khi cần phải hiến dâng cho cách mạng, cho Đảng, cho dân5 cho cả chính danh dự và lòng tự trọng của bản thân mình. Xã Thuận Thành, năm 1948 rồi năm 1949 có đến 48 đảng viên, qua đấu tranh quyết liệt, những đồng chí của chúng tôi ngã xuồng dần, chỉ còn lại 3 đồng chí. 45 nấm mồ liệt sĩ ấy, nói biết bao nhiêu điều sâu nặng với chúng tôi, vối các bạn những năm tháng ấy, những năm tháng này. ơ Hoài Nhơn, chỉ trong một căn hầm bí mật thôi, bảy người đã trút hơi thỏ cuổĩ cùng, ơ Dư Khánh, có một tiêu đội nữ du kích do chị La Thị Ngà chỉ huy, sau một trận đánh dữ dội, cả tiểu đội hy sinh dưới hầm. Gia đình ông Lại ở Thái Giao, tất cả bảy người đứng trước họng súng địch. Khai ra thì sông, không khai báo một điều gì có hại cho cách mạng, thì những mũi súng lạnh lùng trong tay giặc kia sẽ nhả đạn vào bảy lồng ngực kiên trung. Hai con đường ấy, trong phút giây ngắn ngủi, chỉ được chọn một. Người "lãnh đạo tôi cao" của gia đình ấy, nhìn vào khuôn mặt đầy kiên nghị, kiêu hãnh của những người ruột thịt mà cảm thấy tự hào. Rồi tất cả cùng hô - tiếng hô như một tiêng sét chụp xuống đầu lũ giặc: "Hồ Chủ tịch muôn năm". Một tràng súng nổ, tiếp một tràng súng nổ nữa, cả bảy "chiên sĩ" đã ngã xuống rất oanh liệt giữa chiến trường - nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Lại có những tấm gương hy sinh khác, tạo nên một vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Anh Chương - 98
  9. một cán bộ có nhiều kinh nghiệm hoạt động địch hậu không ma}7 bị địch bầt. Lợi dụng lúc địch sơ hở, anh cầm ngọn mác săc như lừỡi dao, đâm vào bọn giặc. Chúng bắn anh tại chỗ (Hòa Trinh). Anh Châu - một cán bộ khác bị địch băn đứt căm, vân cười. Trước cái chêt, khí phách chiên sĩ Việt Nam, khí phách đảng viên cộng sản đã được thê hiện một cách rạng rõ, mà chính kẻ thù cũng phải cúi đầu run sợ. Cùng với việc vận động binh lính ngụy bỏ ngữ, mang súng trỏ về, làm "nhân mối" cho ta đánh đồn, đưa tin tức cho cách mạng, là những cuộc đấu tranh sôi sục, hừng hực khí thế cách mạng của đồng bào vùng tạm bị chiếm. Nếu có thể dùng hình ảnh để miêu tả một vài sự kiện thì tôi xin phép được dùng hình ảnh sau đây. ơ một số thôn vùng tạm chiếm, xin được xem như mặt biển lúc chiều êm. Bơi vì nhìn bề ngoài, nó im lặng quá, âm thầm quá, nêu chưa nói là cả bí hiểm nữa. Thằng địch vốn chủ quan, nên có phần thỏa mãn những gì chúng làm được. Chúng nhìn "mặt bằng" của một s ố thôn đã rào kiên cố, đã xây tháp canh, chúng tưởng đấy là mặt biển của một buổi chiều lặng gió. Nhưng, sóng ngầm đang tích tụ và đúng thòi điểm của phong ba, những con sóng ngầm trở thành từng đợt sóng trào, liên tục và dữ dội, ngang tàng và mạnh mẽ xô tới, trườn tối không ngừng. Sóng xanh hóa thành sóng lửa , 99
  10. biển lặng hóa thành biển động, không phải là dạt dào mà là cuồn cuộn, ầm ầm. rầm rập như một đàn chiên mã tung bờm xông vào trận mạc. Phong trào "Tiến về làng” đã tạo nên những đợt sóng đó. Và đây là mấy cuộc đấu tranh. Năm 1949, chị Nguyễn Thị Lài bị địch bán chết trong một đêm. Nhân dân vùng Thuận Tảm lập tức đấu tranh, đòi địch phải bồi thường^ phải đền mạng. Chúng cản đường, nhân dân xô tới. Những vồng ngực của dân chạm vào súng địch; những ngón tay của địch đặt vào vòng cò run rẩy, đạn lên nòng rồi mà chúng đành chịu để M súng tắc". Xô tối mà đi, gạt địch ra một bên mà bước lên. Thằng địch lắc đầu, chịu thua, phải bồi thường 500 đồng Đông Dương. Từ đấy, việc lùng sục ban đêm của địch bị giảm bót, nhân dân đi lại dễ dàng hơn. Điều quan trọng là, đêm vốn là "bạn đồng minh đáng tin cậy" của cán bộ, du kích. Nhân dân đi lại dễ dàng, cũng có nghĩa: cán bộ, đảng viên, du kích cũng có phần thuận lợi hoạt dộng trong bóng tôi. Làm chủ nông thôn khi mặt tròi đã lặn, đó chẳng phải là vấn đề vô cùng quan trọng đôi vối những người kháng chiến hay sao? Cuôi năm 1949, địch bắn chết vọ’ anh Tư Quyên ỏ Thuận Diêm. Cái chết oan uổng này đã khơi lên một cuộc đấu tranh lớn. Đồng bào tổ chức đám tang cho chị. Rồi từ tiếng khóc than bật lên tiêng thét đấu tranh dữ dội. Người nối người xô tói, bước giục bước tiến lên. Hưởng ứng cuộc đấu tranh, công nhân và những người lao động toàn sở muôi Cà Ná đình công. Không khí đấu tranh bao trùm một vùng. Nó nóng đên mức, chỉ cần châm một mồi lửa nho, là có thê biên thành đám cháy lớn, đám cháy mà địch không tài nào dập tắt được. Lũ giặc hoảng sợ và chúng đôi 100
  11. phó. Địch huy động mấy xe bọc thép vào cuộc đổi đầu vối nhân dân. Coi thường những chiêc xe loang lể gớm ghiếc kia, đồng bào ngồi từng cụm ở giữa đường, làm một loại "chưống ngại vật" có trái tim, cản xe chúng lại. Những thằng giặc râu xồm, mũi quắp, mắt đỏ như da gà đá (gà chọi) chui rúc trong xe, kinh ngạc, không dám cho xe lăn bánh, chịu chết đứng im một chỗ. Suốt hai tuần, vừa tròn nửa tháng ròng, 3'êu sách của nhân dân trưốc sau vẫn như đinh đóng cột: giặc phải bồi thường, phải làm lễ cầu hồn; phải để nhân dân được đi lại cả ban ngày lẫn ban đêm. Ba "điều phải" này, giặc phải chấp nhận. Cuộc đấu tranh thắng lợi. Đêm đầu tiên và các đêm sau, nhân dân cầm đèn đi đi, lại lại. Những ánh sáng ấy, ánh sáng chính nghĩa chứng minh cho sức mạnh vô địch, mừu co' tuyệt vời của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ cơ sỏ, của cán bộ dày dạn kinh nghiệm hoạt động vùng sau lưng địch. Trong thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, bộ đội cải trang đánh theo kiểu biệt động, diệt một số tên gian ác ngay trên đường phô' Mỗi lần có tiếng súng nổ là mỗi lần một tên đền mạng. Đánh địch trong thị xã phải đánh kiểu "giáp lá cà", nghĩa là phải đánh thật gần, trông rõ "mũi dọc mồm ngang" của từng tên tay sai Pháp, rồi mới gí súng vào ngực, vào họng, vào mạng sườn chúng đê hỏi tội. Đánh kiểu-này nguy hiểm, nhưng "chắc ăn". "Thủ phủ" của giặc không chỉ bị náo động bởi tiêng súng diệt ác, trừ gian mà còn bị náo động bởi các cuộc đấu tranh của học sinh chống chế độ học đường, chống bắt lính. Học sinh vốn quen đường phô, các em lại từng biêt rõ một sô tay sai đích; tính tình xốc nổi hăng hái, nếu được tổ chức hướng dẫn chu đáo, các em sẽ làm "nên chuyện" trong môi lân xuong đương . 101
  12. Hòa nhập vối bàn chân của đồng bào và học sinh xuống đường, tiếng súng đánh địch của bộ đội, của du kích cũng "lên tiếng". Nói gì thì nói, trong đấu tranh vũ trang, nếu thiếu đòn quân sự - dù mới ở mức độ quy mô nhỏ - thì kẻ địch vẫn còn nghênh ngáo, chủ quan, xem thường. Giặc càn vào Cà Đú, một đại đội của ta do đồng chí Lê Đình Nguyên chỉ huy sẵn sàng giáp trận. Đánh trận này ta diệt 17 tên địch, bắn bị thương 20 tên, thu 1 trung liên, 16 súng trường, bẻ gãy cuộc càn. Trận chông càn ở Chiến khu 25, phía nam Hòn Đỏ, một tiểu đoàn Pháp có mặt trong trận này. Đại đội Huỳnh Văn Huệ kiên cường chông trả, diệt 20 tên. Đại đội Trương Văn Diêu, kiên trì phục kích 7 ngày liền tại Sình đế đánh một đại đội dịch; ta diệt 12 tên, thu một sô" súng. Trận đánh nhanh, gọn, giặc không kịp phản ứng. Đánh trên đường sắt là những trận đánh công phu. Phải tìm được địa hình ém quân kín đáo mà lại thuận lợi trong lúc xung phong, khi rút bảo đảm an toàn. Bộ đội Ninh Thuận vốn có "duyên" trong các trận đánh giao thông đường xe lửa của địch. Năm 1949, ta đánh ba trận đều thành công. Hai trận đầu trên quãng đường Tháp Chàm - Đà Lạt, do Tiểu đoàn 89 của Liên trung đoàn 81- 82 đánh. Trận thứ nhất, chỉ mấy phút, ta phá hủy một dầu máy, diệt 40 tên^Trận thứ hai, phá hủy hai cầu, một đầu máy, diệt gọn Õ tên địch. Trận thứ ba, cách trận O thứ hai chỉ có 6 ngày (16 tháng 8 năm 1949) hai đại đội độc lập 210 và 212 của tỉnh, phục kích đoạn đường sắt Vĩnh Hảo - Cà Ná, phá hủy 1 đầu máy, 4 toa, diệt 18 tên, thu 2 trung liên và một sô súng khác. 102
  13. VỚI hai thanh ray chạy thăng hoặc uôn theo vòng cung - mỗi lần gặp một cái cua - trên đất Ninh Thuận này, đều là con đương dân giặc Pháp vào nghĩa địa. Đừòng sắt Ninh Thuận phải xuyên qua nhiều vùng rừng và đồi núi rậm rạp, hoang sơ, thuở ấy còn nhiều thú dữ nữa, đó là những địa hình lý tưởng cho bộ đội tỉnh chúng tôi - những chiến sĩ đầu trần chân đất - tổ chức những trận phục kích "làm thịt1 1 những đoàn xe lửa của giặc. Dù đề phòng thế nào giặc cũng khó thoát chết. Cách đánh của bộ đội Ninh Thuận đả thiên biên vạn hóa, địa hình lại bày sẵn những thế trận đẹp, chỉ cần điều tra chu đáo. nắm tình hình địch cho vững, có quyết tâm cao là mỗi lần ra quân, chiến sĩ ta có thể hát khúc khải hoàn. Có những trận đánh, nhân dân đã góp phần xương máu, như trận đánh đồn Thái An cìiễn biến giằng co, quyết liệt. Ta đánh đồn, địch đánh bật ta ra, ta bám trụ đánh lại, chúng lại cô' đánh bật ta ra. Giặc khủng bố liền ba ngày. Chúng dồn dân, dân không chịu, chúng đốt làng. Ngọn lửa bốc ngùn ngụt - một đám cháy làng giữa thanh thiên bạch nhật - do kẻ thù châm lửa. Chúng đốt làng và chúng đốt cả lòng dân. Một số đồng bào không chịu sống dưối ách kìm kẹp của địch, đã bỏ làng, chạy đi nơi khác làm ăn. Giặc đóng đồn Vĩnh Hy - nơi cuống họng của một con đường, hòng bịt chặt đường tiếp tế của dân cho lực lượng cách mạng*. Để "nhổ” đồn Vĩnh Hy, ta vận dụng một phương thức đấu tranh mới. Cán bộ đi từng gia đình giải thích, vận động để già trẻ, trai gái thông nhất phương thức đâu tranh mối. Một đêm sao mò, ta hướng dân 700 dân - ca một đoàn người đông như một đạo quân - lặng lẽ, âm thâm dơi làng, chuyển đi nơi khác. Đồn Vĩnh Hy đứng đó, giữa bốn bề vắng vẻ, quạnh hiu, nó trở thành nâm mô song chon chinh lu giạc. 103
  14. Không còn con đường nào khác, chúng phải rút quân. Cái đồn đứng đó tan hoang, xơ xác, là một vật chứng lịch sử chứng minh sự thất bại thảm hại của giặc. ở thôn Mỹ Tường, nhân dân đấu tranh mạnh, nên địch khủng bô' dữ - đồng bào vẫn che giấu cán bộ, du kích hoạt động. Thỉnh thoảng, du kích lại đánh một đòn chớp nhoáng, địch bị đau, nhưng không dò ra manh mối. Tháng 10 năm 1948, địch bắn chết 30 người dân Mỹ Tường. Một cuộc khủng bô" trắng. Một đám tang lốn. Một trận đấu không khoan nhượng ắt phải nổ ra. Nhân dân đấu tranh, vạch mặt chỉ tên lũ giặc. Thà chịu thêm tổn thất, chứ không chịu lùi. Có đứng trong hàng trận, mới biết th ế nào là lòng dũng cảm, là đức hy sinh, là ý chí quyết thắng. Nhân dân xông tối, giặc phải lùi. Những dải khăn tang trở thành những lá cờ hiệu triệu, bay phấp phới dưới nắng lửa, trắng xóa một vùng. "Những lá cờ trắng" đủ làm run rẩy những quả tim đen của kẻ thù. Không biết là lần thứ mấy, chúng lại phải chạm trán vói sô" đông những người "dân quê" nơi vùng cực Nam này. Và chúng nhớ đòi. Khi nói đên Vĩnh Hy - Thái An - Mỹ Tường là nói đên một vùng đất nối tiêng đấu tranh kiên cường. Vùng đất ấy mãi mãi có tên trong lịch sử đấu tranh vũ trang Ninh Thuận nói riêng và cực Nam nói chung. Tên đất, tên làng của một thòi đánh Pháp - chỉ xin khoanh lại Ninh Thuận này - đủ sức góp vào những hồi trông trận vang động, cổ vũ mọi người ra trận. Trên những nấm mồ của bao nhiêu liệt sĩ đã ngã xuông vì nước, vì quê hương thân yêu, các chiên sĩ đang cầm súng sẽ lấy đó làm bệ tỳ, mũi súng nhằm vào ngực giặc, nô những tràng đạn đanh thép, trả thù. 104
  15. Trước tinh hình còn nhiều khó khăn, đầu năm 1949 anh Trịnh Huy Quang - Liên khu ủy viên vào kiểm tra bôn tính cực Nam. Cùng đi với anh có chị Tâm cán bộ phụ nữ Liên khu và anh Hồ Liên - Tỉnh ủy viên Quảng Nam được Liên khu ủy điều vào tăng cường cho Bình Thuận. Thời gian này, anh Trương Chí Cương - Bí thư Tỉnh ủy ra Việt Bắc họp. Anh Trần Nguyên Mẫn - Phó Bí thư, Chủ tịch ủy ban kháng chiến tỉnh - quyền Bí thư. Tháng 10 năm 1949, tôi được điều từ Thuận Bắc về tham gia Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy và phụ trách dân vận. Cuôi năm 1949, Liên khu ủy điều đồng chí Võ Dân - nguyên ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định vào làm Bí thư Tỉnh ủy. Anh Trịnh Huy Quang vào phô biến một sô" chủ trương mối: bảo vệ mùa màng, vận động nhân dân đấu tranh giữ lúa, không để địch cướp phá; đổi với Ninh Thuận giải tán cấp huyện (trừ thị xã), tổ chức xã lốn trực thuộc tỉnh; giải tán tỉnh đội, các huyện đội, giao Liên trung đoàn 81-82 lập một bộ phận đại diện để chỉ huy các đại đội độc lập và các đội võ trang tuyên truyền ỏ Ninh Thuận. Thực hiện các chủ trương này, Ninh Thuận gặp thêm nhiều khó khăn và lúng túng, nhất là việc lãnh đạo và chỉ huy các lực lượng vũ trang của tỉnh. Ngày 6 tháng 12 năm 1949, Đại hội đại biểu Đảng bộ Ninh Thuận lần thứ nhất họp. Các đảng viên ưu tú - đại biểu cho câc Đảng bộ cơ sỏ có mặt trong Đại hội quan trọng này. Đại hội nhất trí chỉ rõ: Ninh Thuận đã có một bước tiên quan trọng về nhận thức và phương pháp dôi VỚI công tác dân vận, gây cơ sỏ quần chúng và phát triên đang viên trong vùng tạm chiêm. Đại hội yêu câu phai làm tôt hơn nữa công tác gâv cơ sổ quân chúng, cồng tác phat 105
  16. triển đảng viên, xây dựng chi bộ. v ề lãnh đạo quân sự, phải đặc biệt quan tâm đến phương thức hoạt động trong vùng tạm chiếm; cụ thể là phương thức hoạt động của đội vũ trang tuyên truyền, vũ trang công tác, các đại đội độc lập và tiểu đoàn tập trung; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đại diện Chính ủy Liên trung đoàn và Tỉnh ủy trong lãnh đạo các lực lượng vũ trang (gọi là song trùng lãnh đạo). Đại hội bầu Ban chấp hành mối. Ban chấp hành bầu anh Võ Dân làm Bí thư, anh Trần Nguyên Mẫn làm Phó Bí thư. Sau Tết âm lịch, đầu tháng 2 năm 1950, chúng tôi chịu một cái tang: anh Trần Nguyên Mẫn chết bệnh. Tỉnh ủy họp, n^oài chủ trương tiếp tục "tiến vê làng" như tôi đả trình bày ở trên, chúng tôi đi sâu vào công tác gây cơ sở, phát triến đảng viên trong vùng tạm chiếm. Đây là hai vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với một Đảng bộ, một phong trào ỏ vào thòi kỳ đấu tranh vũ trang một mất một còn giữa ta và địch. Không có cơ sỏ hoặc cơ sỏ yếu, thì cán bộ biết dựa vào đâu để nằm vùng, để bám địch, đế hoạt động. Không có cơ sở Đảng hoặc đảng viên quá ít thì rõ ràng sức lãnh đạo bị hạn chế, cũng có nghĩa là ta bị "lỏng tay" trong khi cần nắm chắc vùng nông thôn - một địa bàn chiên lược. Tỉnh ủy bầu tôi làm Phó Bí thư thay anh Trần Nguyên Mẫn. Kiêm điếm lại, chúng tôi thấy: cán bộ bám vùng rất chịu khó, lán lộn, không sợ hiểm nguy, không nề gian khổ. Nhiều đông chí đã tôn một sô thòi gian để tập cho chó đừng sủa inh ỏi khi đồng chí ấy "mò" về giữa đêm khuya, bằng cách nhổ nước miêng để chó liêm cho quen hơi, cho chó ăn để "làm quen với loài vật tinh khôn này. Có đồng chí đói đến mệt lả, ăn rau, ăn củ vẫn cô bám đất, bám dân đến cùng. Có đồng chí 106
  17. thoát chêt đên hai, ba lần, vẫn lạc quan, tự tin, khi vui còn nói với bạn bè: Chêt nó có sô cả. Sô" mình chưa thể "đi" sớm được. It ra, còn phải "ăn gỏi" năm ba chục thằng giặc đã. Tôi muôn dẫn ra một ít sô liệu để bạn đọc thấy rõ hơn về tình hình cơ sở quần chúng, cơ sở Đảng của Ninh Thuận lúc bấy giờ. v ề cơ sỏ đến cuối năm 1949, tính theo cơ sở của Mặt trận Liên Việt thì có 4.505 cơ sở, nhưng theo báo cáo của các tổ chức quần chúng thì chỉ có 1.840 cơ sở - Hai con sô" trên quá chênh lệch, cần được xác minh để đánh giá cho đúng tình hình, về Đảng, cuối năm 1949, toàn tỉnh có 478 đảng viên, nhưng phần lốn ở ngoài Chiến khư hoặc đi về giữa hai vùng tạm chiếm và căn cứ, chỉ có 20 đảng viên hoạt động tại chỗ - 20 đồng chí hoạt động ỏ 10 thôn trong tổng sô" '100 thôn của 12 liên xã và thị xã (chưa kể miền núi). Không thể không "giật minh" khi nhìn vào những con sô" này. Vậy là cơ sỏ Đảng trong vùng tạm chiếm quá mỏng manh, mà đã mỏng manh thì dễ bị "rách". Chính chủ trương "Tiến về làng" đã bổ khuyết được một phần thiếu sót này. Nhưng phải "mạnh ta}7 hơn. Qua đấu tranh, qua " rèn luyện, qua thử thách, có rất nhiều quần chúng trung kiên, nếu được bồi dưỡng sẽ trồ thành những đảng viên tin cậy. Đi theo hướng này, chúng tôi chỉ đạo khá sát sao, cụ thể về việc phát triển Đảng. Từ cuối năm 1949 đến nửa năm 1950, tình hình phát triển Đảng có tiến bộ rõ rệt, bảo đảm được chất lượng. Từ 478 đảng viên đã phát triển lên tới 1.537 đảng viên. Trong vùng tạm chiếm trước số đảng viên chỉ có 20, nay là 533 đồng chí. Con số này chiếm 1/3 tổng sô" đảng viên toàn tỉnh và sô đang viên đã ' có mặt ơ 84 thôn trong tổng sô 100 thôn. Tháp Cha.ni, nơi đích o ep 107
  18. mạnh, thường xuyên đánh phá, trước chỉ có 2 đảng viên, nay có 67 đảng viên. Thuận Diên cũng là nơi gặp nhiều khó khản, vì là vùng sâu, bị địch khống chế chặt nhưng cũng đã có tới 70 đảng viên. Tuy vậy vẫn còn 16 thôn quá ít hoặc chưa có cơ sỏ như: Phước Thiện, Phước An, Công Thành, Thành Ý, Đông Tây Giang... Nhìn vào "bức tranh" cơ sở Đảng và cơ sỏ quần chúng những tháng đầu năm 1950, có thể thấy rất rõ một điều: tuổi trẻ hăng hái hoạt động cách mạng, lý tưởng của anh, chị em được cách mạng soi đường; cho nên, lẽ tất nhiên, những anh, chị em ấy đến với Đảng một cách hoàn toàn tự nguyện, tự giác và họ phấn đấu cho lý tưởng cao đẹp của Đảng, cũng tức là phấn đấu cho ước mơ, hoài vọng của tuôi thanh xuân. Tôi bỗng nhớ đến mấy câu thơ của nhà thơ Tô" Hữu mà anh Vĩnh Mai đã nhiều lần đọc cho nghe: Từ ấy trong tôi bừng n ắn g h ạ M ặt trời chân lý chói qu a tim Hồn tôi là m ột vườn h oa lá R ất đ ậm hương và rộn tiếng chim Trong sổ cán bộ trẻ hoạt động hăng say, phẩm chất tỏa > sáng có sức thuyết phục nhiều người, tôi muôn nêu gương đồng chí Lưu Phú, một chiến sĩ dân tộc Chăm. Anh là đội phó đội võ trang tuyên truyền, công tác tại thôn Vĩnh Thuận (nay thuộc thị trấn Phước Dân. huyện Ninh Phước) lân đó anh bị giặc vây. Lưu Phú ở giữa vòng vây dày đặc của địch. Anh bình tĩnh tìm một khe hở để có thể thoát thân. Nhưng không thể tìm ra. Vòng vây siết chặt dần dần. Địch lên tiêng gọi hàng. Nhùng người chiến sĩ Việt Nam, tuổi trẻ thoi đại Hô Chí Minh, trước sau chỉ có một quyêt tâm: 108
  19. quyêt đánh quyêt thắng, chứ không biêt đầu hàng. Anh đứng thăng giữa trận tiền và lên tiêng trả lời lũ giặc. Đấy là tiêng nồ đanh thép từ trái lựu đạn trong tav anh tung ra, giặc chêt và bọn chúng la hét hôt hoảng. Anh hy sinh. Tên anh được đặt tên cho một xã của đồng bào Chàm. Sau một đợt hoạt động có kêt quả, nhìn chung, phong trào Ninh Thuận đã và đang khởi sắc. Anh em chúng tôi mừng, vì sau bao nhiêu gian khổ, hy sinh, mối có được những nét tiến bộ như bây giò. Đầu tháng 6 năm 1950, tôi lên Bác Ái để kiểm tra tình hình. Chuyến đi này làm tôi háo hức, phấn chấn lạ thường. Vì đến với Bác Ái cũng được xem như một cuộc "hành hương" về "đất Thánh" của Ninh Thuận và nếu có thể nói được, Bác Ái là của chung cả nước. "Đường lên Bác Ái quanh co", tôi lên vối vùng rừng núi có diện tích khoảng 1.300 ki-lô-mét vuông - Đây là căn cứ địa trong chông Pháp và về sau này, trải qua 21 năm chống Mỹ, cứu nước, Bác Ái là huyện giải phóng đầu tiên của Liên khu õ (tháng 4 năm 1959), là một điển hình tiêu biểu của chiến tranh nhân dân - "một mô hình hoàn chỉnh về xây dựng pháo đài quân sự huyện" (Nhận định và đ án h g iá của hội nghị'tổng kết chiến tranh nhân dân toàn B2). Bác Ái lúc ấy có 9 xã: Phước Du, Phước Trung, Phước Thành, Phước Kháng, Phước Chiến, Phước Đại, Phưốc Thắng, Phước Lợi, Phước Tiến (chưa mỏ được vùng Tây Bác Ái). Vùng rừng núi này, chủ nhân là đồng bào Rắc Lây Ngoài ra còn có một nhóm ngươi Chill thuộc nhánh Mơ Nông và một làng Kờ Ho sống ỏ vùng Tây Bác Ai. 109
  20. Người Rắc Lây là một bộ tộc thuần túy, họ không theo giáo phái nào. Nhưng cũng như các bộ tộc anh em khác, bộ tộc Rác Lây tin ở Thượng đế, thần linh mà bà con gọi là "Giàng". Bà con sợ "con ma", rất tôn trọng việc thờ cúng "Giàng" và cúng ma để "Giàng" khỏi trừng phạt và ma không bắt người chết. Về giai cấp, do điều kiện sinh sông ở núi rừng mà hình thành hai tầng lóp: tầng lốp trên và tầng lớp dưới. Tầng lớp trên gọi là Đầu lớn, gồm đầu lớn hay đầu tộc, Bầu dầu (thầy cúng) và tổng lý. Tầng lớp dưới, gồm đại đa sô" quần chúng lao động bần cùng, nghèo khố. ơ đây, vẫn tồn tại chế độ Mẫu hệ. Người phụ nữ có quyền định đoạt mọi công việc trong gia đình, nhưng họ không được phép đi xa nhà, không được phép đi xa nơi chôn nhau cắt rôn của họ. Sông trong cảnh núi rừng hoang sơ, gần gũi vối thiên nhiên, phóng khoáng thì có phóng khoáng, nhưng lạc hậu thì cũng có nhiều nét lạc hậu. Ví như: treo lá trước cửa nhà - dấu hiệu cấm không cho ai vào, vi phạm bị làng phạt vạ bằng heo, mã la, nồi đồng; người chết để trong nhà hai, ba ngày, ăn uổng linh đình, khá tôn kém. Ăn "cháo chưa"; ở nhà sàn, phần trên quây quần cả gia đình, phần dưới nuôi gia súc, gia cầm, không bảo đảm vệ sinh; chặt, đốt rừng làm rẫy, vót cây nhọn chọc lỗ đế tỉa lúa, tỉa bắp... Mỗi một mùa rẫy, bà con thắt một cái gút, cứ thế, mỗi gút là một năm hoặc một tuổi. Tết là ngày Hội mùa, tức là sau mỗi mùa thu hoạch nương rẫy xong. Bà con tổ chức múa hát, uông rượu cần rất vui. Lại còn cái lệ "Bí xơ gợ'\ tức là ngủ thảo, một kiểu ngủ như "tép chung chăn", "tép hà tòi" của bộ tộc Yarai, Bah-nar mà người Kinh quen gọi là "ngủ đoàn kết". 110
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2