Chương 13: TRIỀN ĐÔNG NAM<br />
<br />
<br />
NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 1996<br />
<br />
<br />
8.412 MÉT<br />
<br />
Không quá khi nói rằng Everest có những sườn núi dốc nhất và<br />
những vách đá kinh hoàng nhất mà anh từng thấy, và tất cả những<br />
truyền thuyết về các sườn núi đầy tuyết dễ leo chỉ là một câu chuyện<br />
hoang đường…<br />
Em yêu, nói chung đây là một việc đầy hồi hộp, anh không thể kể cho<br />
em nghe nó ám ảnh anh đến như thế nào và triển vọng về nó ra sao.<br />
Và cả vẻ đẹp của nó nữa!<br />
George Leigh Mallory,<br />
trong bức thư gửi cho vợ, ngày 28 tháng 6 năm 1921<br />
<br />
<br />
Ở phía trên Đèo Nam, trên Vùng Chết, cơ hội sống sót chủ yếu dựa vào<br />
việc chạy đua với thời gian. Khi khởi hành rời khỏi Trại Bốn vào ngày 10<br />
tháng 5, mỗi khách leo núi mang theo hai bình oxy nặng 3,3kg và sẽ lấy<br />
thêm bình thứ ba trên Đỉnh Nam ở nơi trữ những bình oxy đã được người<br />
Sherpa thồ lên. Với một tốc độ dùng vừa phải là hai lít một phút, mỗi bình sẽ<br />
hết sau năm hoặc sáu giờ. Tới 4 giờ hoặc 5 giờ chiều, oxy của tất cả mọi<br />
người sẽ cạn. Tùy thuộc vào khả năng thích nghi và bản chất sinh lý học của<br />
mỗi người, chúng tôi vẫn có thể hoạt động phía trên Đèo Nam – tuy nhiên<br />
không được tốt và không được lâu. Chúng tôi sẽ nhanh chóng dễ bị mắc các<br />
chứng HAPE, HACE, sụt giảm thân nhiệt, suy yếu khả năng suy xét và bỏng<br />
lạnh. Nguy cơ thiệt mạng sẽ nhanh chóng tăng lên.<br />
Hall, người đã leo ngọn Everest bốn lần trước đây, cũng giống như bất<br />
kỳ ai khác đều hiểu rằng việc leo lên và trở xuống một cách nhanh chóng là<br />
hết sức cần thiết. Nhận ra rằng các kỹ năng leo núi cơ bản của một số khách<br />
của mình là rất đáng nghi ngờ, Hall dự định sẽ dựa vào các sợi dây cố định<br />
để đảm bảo an toàn và giúp cả nhóm chúng tôi cũng như nhóm Fischer qua<br />
được những khu vực khó khăn nhất. Việc chưa có đoàn nào leo lên tới đỉnh<br />
trong năm nay làm anh ta lo lắng vì điều này có nghĩa là phần lớn địa hình<br />
này chưa được giăng dây.<br />
Gôran Kropp, anh chàng leo núi một mình người Thụy Điển, đã leo đến<br />
bên dưới đỉnh 107 mét vào ngày 3 tháng 5, nhưng anh ta không thèm mảy<br />
may giăng tí dây nào. Những người Montenegro, thậm chí còn leo cao hơn,<br />
đã giăng một số dây cố định; nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên họ đã sử dụng<br />
hết số dây mà mình có trong 400 mét đầu tiên phía trên Đèo Nam, phung phí<br />
chúng trên những sườn dốc tương đối thoai thoải không thật cần thiết. Do<br />
đó, vào buổi sáng chúng tôi thực hiện chuyến leo lên đỉnh, những sợi dây cố<br />
định duy nhất được giăng dọc theo những đường răng cưa dốc đứng ở phần<br />
<br />
trên của Triền Đông Nam chỉ là những tàn tích tả tơi, cũ kỹ do các đoàn<br />
thám hiểm trước đó để lại nằm lác đác trên các vách băng.<br />
Dự đoán trước được khả năng này, trước khi rời khỏi Trạm Căn cứ, Hall<br />
và Fischer họp những người hướng dẫn của cả hai đoàn lại, trong cuộc họp<br />
này họ nhất trí rằng mỗi nhóm sẽ cử hai người Sherpa – bao gồm cả hai thủ<br />
lĩnh leo núi Sherpa là Ang Dorje và Lopsang – lên Trại Bốn trước các nhóm<br />
chính chín mươi phút. Điều này sẽ cho phép những người Sherpa có đủ thời<br />
gian để giăng những tuyến dây cố định ở những chỗ nguy hiểm nhất của<br />
phần trên ngọn núi trước khi khách lên tới nơi. Beidleman nhớ lại: “Rob đã<br />
giải thích việc này quan trọng như thế nào. Ông ta muốn tránh tình trạng thắt<br />
cổ chai bằng mọi giá”.<br />
Tuy nhiên vì một lý do không rõ nào đó, không một người Sherpa nào<br />
rời Đèo Nam trước chúng tôi vào buổi tối ngày 9 tháng 5. Có lẽ, cơn gió bão<br />
hung tợn, vốn không ngừng hoành hành cho mãi đến 7 giờ 30 tối, đã không<br />
cho phép họ khởi hành sớm như mong muốn. Sau chuyến thám hiểm<br />
Lopsang khẳng định rằng vào phút chót Hall và Fischer đã hủy bỏ kế hoạch<br />
giăng dây trước cho những khách leo núi, bởi vì họ đã nhận được thông tin<br />
sai lệch rằng những người Montenegro đã hoàn thành công việc này tới tận<br />
Đỉnh Nam.<br />
Nếu như khẳng định của Lopsang là chính xác thì không ai trong số<br />
Beidleman, hay Groom hay Boukreev – ba người hướng dẫn sống sót – đã<br />
được thông báo về việc thay đổi kế hoạch này. Và nếu như kế hoạch giăng<br />
dây đã bị chủ ý hủy bỏ thì sẽ không có lý do gì để Lopsang và Ang Dorje<br />
phải mang theo khoảng chín mươi mét dây thừng khi khởi hành đi đầu mỗi<br />
đội từ Trại Bốn.<br />
Bất luận thế nào thì ở phía trên độ cao 8.352m, không có sợi dây thừng<br />
nào được giăng trước. Khi Ang Dorje và tôi tới Ban công vào 5 giở 30 sáng,<br />
chúng tôi đã đi trước những người còn lại trong đoàn của Hall hơn một giờ<br />
đồng hồ. Vào lúc đó chúng tôi có thể dễ dàng leo lên trước để cố định dây.<br />
Nhưng Rob dứt khoát không cho tôi leo lên trước, còn Lopsang vẫn còn ở xa<br />
phía dưới, đang kéo Pittman, do đó không có ai để đi cùng Ang Dorje.<br />
Với bản chất yên lặng và nhiều tâm trạng, Ang Dorje dường như đặc biệt<br />
u sầu khi chúng tôi ngồi cùng nhau ngắm mặt trời mọc. Mọi cố gắng của tôi<br />
để bắt chuyện với Ang Dorje chẳng có tác dụng gì. Tôi nghĩ rằng tâm trạng<br />
buồn bã của anh ta có lẽ là do chiếc răng bị áp-xe đã khiến cho anh ta đau<br />
đớn trong hai tuần trước đó. Hoặc anh ta đang suy nghĩ về chuyện bực mình<br />
của anh ta bốn ngày trước: trong buổi tối cuối cùng tại Trạm Căn cứ, anh ta<br />
và những người Sherpa khác đã tổ chức ăn mừng chuyến leo lên đỉnh sắp tới<br />
<br />
bằng việc uống rất nhiều chhang – một loại bia đặc và ngọt đưọc lên men từ<br />
gạo và hạt kê. Sáng hôm sau, vẫn còn rất mệt vì hơi men, anh ta cực kỳ kích<br />
động; trước khi leo lên Thác băng anh ta kể cho một người bạn rằng mình đã<br />
thấy ma vào đêm trước. Là một người trẻ tuổi rất tin vào tâm linh, Ang Dorje<br />
không phải là người xem nhẹ những điềm báo này.<br />
Mà có thể đơn giản là anh ta đang nổi giận với Lopsang, người mà anh<br />
vẫn cho là một kẻ khoe khoang. Năm 1995, Hall đã thuê cả Lopsang và Ang<br />
Dorje cho đoàn thám hiểm Everest của mình, và kể từ đó hai người Sherpa<br />
này đã không phối hợp tốt được với nhau.<br />
Vào ngày leo lên đỉnh năm đó, đoàn của Hall đã đến Đỉnh Nam trễ,<br />
khoảng 1 giờ 30 chiều. Họ thấy tuyết mềm và dày phủ kín đoạn đường cuối<br />
cùng của triền đỉnh. Hall cử một hướng dẫn viên người New Zealand tên<br />
Guy Cotter đi trước cùng với Lopsang, thay vì Ang Dorje, để xem xét khả<br />
năng leo lên cao hơn. Ang Dorje, thủ lĩnh người Sherpa trong chuyến leo núi<br />
đó, đã coi điều này là một sự sỉ nhục. Một lát sau đó, khi Lopsang đã leo lên<br />
đến chân Bậc Hillary, Hall quyết định hủy bỏ cuộc chinh phục đỉnh núi và ra<br />
hiệu cho Cotter và Lopsang quay lại. Nhưng Lopsang đã không tuân lệnh,<br />
anh ta cởi dây khỏi Cotter và tiếp tục leo lên đỉnh một mình. Hall đã tức giận<br />
vì sự bất phục tùng của Lopsang, và Ang Dorje cũng cảm thấy tức giận cùng<br />
ông chủ.<br />
Năm nay, mặc dù họ thuộc hai đội khác nhau, Ang Dorje lại được yêu<br />
cầu làm việc cùng với Lopsang vào ngày chinh phục đỉnh núi – và lại một<br />
lần nữa Lopsang dường như lại hành động một cách ngu xuẩn. Ang Dorje đã<br />
làm việc tốt hơn cả trách nhiệm của mình trong suốt sáu tháng dài. Giờ đây,<br />
hiển nhiên anh ta đã mệt mỏi vì phải làm việc nhiều hơn những gì mình phải<br />
làm. Trông có vẻ ủ rũ, anh ta ngồi bên cạnh tôi trong tuyết, chờ đợi Lopsang<br />
tới và những sợi dây cố định vẫn chưa được giăng.<br />
Kết quả là, tôi mắc vào vụ nghẽn cổ chai đầu tiên chín mươi phút sau khi<br />
leo qua Ban công, ở độ cao 8.534m. Tại đây một đám lẫn lộn các đội gặp<br />
phải một loạt các bậc đá lớn cần phải có dây cố định mới leo qua an toàn<br />
được. Các khách leo núi bồn chồn chen chúc ở dưới chân của tảng đá trong<br />
gần một giờ đồng hồ trong khi Beidleman – phải đảm nhận nhiệm vụ của<br />
người vắng mặt Lopsang – đang chăm chỉ giăng những sợi dây cố định.<br />
Tại đây, sự thiếu kiên nhẫn và thiếu kinh nghiệm của khách leo núi<br />
Yasuko Namba trong đoàn Hall suýt chút nữa đã gây ra tai họa. Là một nữ<br />
doanh nhân xuất sắc làm việc cho hãng Pederal Express tại Tokvo, Yasuko<br />
không phải là một phụ nữ trung niên Nhật Bản nhu mì và tôn kính. Bà ta<br />
cười lớn khoe với tôi rằng ở nhà chồng bà ấy làm tất cả mọi công việc nấu<br />
<br />
nướng và lau dọn. Chuyến chinh phục Everest của bà đã trở thành một sự<br />
kiện gây chú ý nho nhỏ tại Nhật Bản. Lúc đầu trong chuyến thám hiểm, bà ta<br />
là một người leo núi chậm chạp và không chắc chắn; nhưng ngày hôm nay<br />
với đỉnh Everest đang nằm trong tầm ngắm của mình, Yasuko hoạt động<br />
mạnh mẽ như chưa từng bao giờ như thế. John Taske, người ở chung lều với<br />
bà ta ớ Trại Bốn, cho hay: “Từ khi chúng tôi đến Đèo Nam, Yasuko hoàn<br />
toàn tập trung vào đỉnh núi – giống như đang bị thôi miên vậy”. Kể từ khi rời<br />
khỏi đèo bà ấy đã leo cực kỳ chăm chỉ, chen lấn từng chút để vượt lên trước.<br />
Giờ đây, khi Beidleman đang bám không chắc chắn trên tảng đá cao hơn<br />
các vị khách khoảng ba mươi mét, bà Yasuko hăm hở quá mức đã móc tay<br />
leo của mình vào sợi dây thừng đang đung đưa trước khi Beidleman kịp neo<br />
đầu dây của anh ta. Khi bà ta chuẩn bị đu lên sợi dây – điều này sẽ kéo<br />
Beidleman rơi xuống – Mike Groom đã can thiệp đúng lúc và nhẹ nhàng phê<br />
bình bà ta vì đã thiếu kiên nhẫn.<br />
Việc “tắc nghẽn giao thông” tại những sợi dây thừng ngày càng tăng lên<br />
mỗi khi có thêm một người leo núi đến, do đó những người ở cuối của đoàn<br />
người đang chen lấn càng rơi lại xa phía sau. Đến cuối buổi sáng hôm đó, ba<br />
khách hàng của Hall – Stuart Hutchison, John Taske và Lou Kasischke, đang<br />
leo ở gần cuối với Hall – trở nên khá lo lắng với tốc độ chậm chạp này. Ngay<br />
phía trước họ là đoàn người Đài Loan đang di chuyển cực kỳ uể oải.<br />
Hutchison nói: “Họ leo theo kiểu kỳ quái, rất gần nhau, giống như những lát<br />
sandwich trong một ổ bánh, người này dưới người kia. Chúng tôi phải đợi rất<br />
lâu khi họ leo lên những sợi dây”.<br />
Tại Trạm Căn cứ, trước buổi chinh phục đỉnh của chúng tôi, Hall đã dự<br />
tính hai thời điểm trở xuống khả dĩ – 1 giờ hoặc 2 giờ chiều. Tuy nhiên, anh<br />
ấy không nói rõ chúng tôi phải tuân theo thời điểm nào – điều này hết sức lạ<br />
lùng khi xét đến những gì anh ta đã nói về tầm quan trọng của việc định rõ<br />
một thời hạn cuối và phải tuân thủ theo nó dù có chuyện gì đi nữa. Chúng tôi<br />
chỉ đơn giản hiểu lờ mờ rằng Hall sẽ chỉ đưa ra quyết định cuối cùng cho đến<br />
ngày lên đỉnh, sau khi đã cân nhắc thời tiết cũng như các yếu tố khác, và sau<br />
đó sẽ chịu trách nhiệm một mình trong việc gọi mọi người quay lại vào thời<br />
điểm thích hợp.<br />
Đến giữa sáng ngày 10 tháng 5, Hall vẫn chưa tuyên bố thời gian trở<br />
xuống sẽ chính xác là khi nào. Hutchison, vốn có bản chất bảo thủ, cho rằng<br />
sẽ là 1 giờ chiều. Khoảng 11 giờ trưa, Hall nói với Hutchison và Taske rằng<br />
vẫn còn cách đỉnh núi ba giờ đồng hồ nữa, sau đó anh ta leo nhanh và cố<br />
gắng vượt qua nhóm Đài Loan. Hutchison cho hay: “Dường như chúng tôi<br />
không có cơ hội lên tới đỉnh trước thời điểm phải quay lại là 1 giờ chiều”.<br />
Một cuộc thảo luận ngắn diễn ra. Lúc đầu Kasischke miễn cưỡng chấp nhận<br />
<br />