intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng công nghệ số trong du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ứng dụng công nghệ số trong du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương" tập trung nghiên cứu đối sánh những đổi mới nhờ áp dụng công nghệ số trong du lịch văn hóa ở các nước thuộc khu vực Châu Á có điểm tương đồng với tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Từ đó đưa ra khuyến nghị về những giải pháp tiềm năng trong việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam nhằm thu hút khách du lịch, mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng công nghệ số trong du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương

  1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Phương Hồng Phúc1 Tóm tắt: Du lịch văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển giữa bảo tồn giá trị văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0, việc duy trì hoạt động du lịch văn hóa theo hướng truyền thống không còn đạt hiệu quả như trước. Từ đó, nêu lên tính cấp thiết trong việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phát triển du lịch văn hóa nhằm tiếp cận gần hơn với khách du lịch ở nhiều phân khúc thị trường. Tỉnh Bình Dương có những điểm du lịch, lễ hội du lịch phù hợp với hình thức du lịch văn hóa nhưng số liệu thực tế về lượt khách và tầm ảnh hưởng của du lịch văn hóa trong việc phát triển kinh tế tại tỉnh Bình Dương vẫn còn hạn chế. Nhận thấy được tầm quan trọng trong việc hệ thống các hoạt động du lịch văn hóa gắn với ứng dụng công nghệ vào thực tiễn, bài viết tập trung nghiên cứu đối sánh những đổi mới nhờ áp dụng công nghệ số trong du lịch văn hóa ở các nước thuộc khu vực Châu Á có điểm tương đồng với tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Từ đó đưa ra khuyến nghị về những giải pháp tiềm năng trong việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam nhằm thu hút khách du lịch, mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Từ đó thúc đẩy việc bảo tồn giá trị văn hóa và phát triển kinh tế phục vụ nhu cầu xã hội. Từ khóa: Du lịch văn hóa, phát triển du lịch, ứng dụng công nghệ số. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo ATLAS - Hiệp hội Giáo dục và Nghiên cứu về Du lịch và Giải trí năm 2011 định nghĩa du lịch văn hóa bao gồm mọi hoạt động của cá nhân đến một điểm văn hóa cụ thể nằm ngoài nơi cư trú bình thường của cá nhân đó (ATLAS, 1991). Định nghĩa này có điểm tương đồng với các nghiên cứu sau đó của Richards khi nhà nghiên cứu định nghĩa du lịch văn hóa là sự di chuyển của một cá nhân đến điểm du lịch có yếu tố văn hóa nằm ngoài nơi cư trú bình thường của họ, với ý định thu thập thông tin và kinh nghiệm mới để đáp ứng nhu cầu tiếp thu văn hóa của họ (Richards, 1996). Bình Dương có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa đa dạng đáp ứng tốt việc phát triển du lịch văn hóa. Theo thống kê, Bình Dương hiện có 13 di tích lịch sử - văn hóa được công nhận di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh, và nhiều di tích phổ thông chưa được xếp hạng như đình, chùa, nhà cổ (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, 2021). Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả việc khai thác du lịch văn hóa về mặt kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương chưa cao. Có 7 trong 13 di tích lịch sử Khoa Công nghiệp Văn hóa - Trường Đại học Thủ Dầu Một. 1
  2. 22 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... - văn hóa cấp quốc gia, được đưa vào khai thác phục vụ du lịch, lượng du khách đến với mục đích du lịch văn hóa còn thấp (chiếm dưới 5% tổng lượt khách du lịch đến Bình Dương) do sự chênh lệch trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nhân lực còn hạn chế về đồng bộ ở mặt chuyên môn nghiệp vụ, khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư dẫn đến việc du lịch văn hóa tại Bình Dương chưa thể phát triển tối đa tiềm năng vốn có (Phan Văn Trung và Lê Thị Ngọc Anh, 2016). Gần đây, việc bảo tồn và phát triển du lịch văn hóa dựa trên việc áp dụng công nghệ số đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu, mở ra bước ngoặt mới trong việc phát triển du lịch văn hóa, giúp việc tiếp cận du khách và nâng cao ý thức bảo tồn đi vào thực tiễn. Việc áp dụng công nghệ số không chỉ mang lại lợi ích trong việc phát triển du lịch tại một điểm mà còn là phương pháp bảo tồn giá trị văn hóa - lịch sử lâu dài qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy, việc hệ thống lại hoạt động du lịch văn hóa tại Bình Dương, từ đó đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ số dựa trên những mô hình thành công từ những khu vực có đặc điểm tương đồng với Bình Dương có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết. Mục tiêu nghiên cứu hướng đến những vấn đề sau: - Phân tích thực trạng khai thác du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Đưa ra những giải pháp áp dụng công nghệ số trong việc thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa tại Bình Dương. Bài nghiên cứu đóng góp thêm vào các công trình nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Dương và du lịch văn hóa trong đó nhấn mạnh yếu tố công nghệ trong thời đại số nhằm đưa ra giải pháp khả thi, hiệu quả cho việc phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương. Cấu trúc bài viết gồm 4 phần: Tổng quan nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; kết quả nghiên cứu; kết luận và kiến nghị. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trên địa bàn tỉnh có 13 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và 49 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đã được công nhận, phù hợp với việc phát triển du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch tưởng niệm. Các di tích lịch sử - văn hóa độc đáo được trải đều khắp tỉnh. Từ sự đa dạng về tài nguyên nhân văn với đa dạng di tích lịch sử - văn hóa, nghiên cứu trước đây về du lịch tại Bình Dương bao gồm nhiều loại hình du lịch và mục đích nghiên cứu như: Nghiên cứu về lịch sử hình thành và nội dung lễ hội chùa Bà Thiên Hậu do nhà nghiên cứu Võ Sơn Đông thực hiện nghiên cứu chi tiết về lịch sử hình thành, phát triển của lễ hội, giá trị văn hóa - lịch sử mà lễ hội mang lại, đồng thời trình bày chi tiết cấu trúc và quy trình tổ chức lễ hội (Võ Sơn Đông, 2013); Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch dựa trên tài nguyên nhân văn tỉnh Bình Dương do
  3. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 23 nhóm nghiên cứu Phan Văn Trung và Lê Thị Ngọc Anh thực hiện đề cập rõ về động cơ du lịch của khách du lịch đến tỉnh Bình Dương, trong đó tập trung vào khai thác yếu tổ du lịch văn hóa với các di tích lịch sử - văn hóa (Phan Văn Trung và Lê Thị Ngọc Anh, 2016), từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng du lịch; Phát triển du lịch đặc thù xây dựng thương hiệu tỉnh Bình Dương (Hào, 2016); Định hướng phát triển du lịch Bình Dương, đề cập tổng quan về điều kiện phát triển du lịch và các mảng du lịch có tiềm năng phát triển cao (Nguyễn Thị Hương, 2019); Nghiên cứu về các bên liên quan và quy trình tổ chức lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Thủ Dầu Một do người nghiên cứu thực hiện phân tích về việc phối hợp giữa các bên liên quan trong quy trình tổ chức du lịch lễ hội không thu phí, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng lễ hội và thu hút truyền thông phục vụ quảng bá lễ hội (Nguyễn Phương Hồng Phúc, 2023). Các nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Dương và du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương đều hướng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nhằm thu hút lượt khách du lịch đến tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển công nghệ và công nghiệp thời đại mới đã đặt ra thử thách lớn trong việc áp dụng công nghệ số phù hợp với định hướng quy hoạch du lịch của tỉnh. Từ góc nhìn của các nghiên cứu trước đây về việc ứng dụng công nghệ số vào phát triển du lịch văn hóa tại các quốc gia Châu Á có sự tương đồng với Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, có thể thấy công nghệ thông tin và truyền thông đã trở thành một phần quan trọng trong việc phát triển du lịch thế kỷ XXI như Hồng Kông, Maylaysia, Trung Quốc, Singapore. Việc xây dựng những ứng dụng số quảng bá và truyền thông về điểm đến lịch sử - văn hóa giúp cho việc tiếp cận khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ như Hồng Kông đã thiết kế và đưa vào sử dụng các ứng dụng điện thoại như csl Wi-Fi, HKeMobility, Hong Kong Licensed Hotels and Guesthouses (Hong Kong Tourism Board, 2020); sử dụng IoT (Internet of Things) để kết nối các điểm đến và đồng bộ hóa dữ liệu về lượt khách, thông tin điểm đến, chuyến tàu/xe tại Trung Quốc (Guo, Liu and Chai, 2014). Tuy nhiên, dữ liệu trên những ứng dụng và trang xã hội trực tuyến không có tính cập nhật so với sự phát triển thực tế, số lượng sử dụng ứng dụng chưa cao và việc đồng bộ hóa dữ liệu giữa các điểm chưa được kết nối hiệu quả (Fritz, Susperregui and Linaza, 2005). Từ góc nhìn thực tế, tỉnh Bình Dương có những di tích lịch sử - văn hóa gắn với các lễ hội và ngày kỷ niệm tương đồng về mô hình và giá trị như lễ hội chùa Bà Thiên Hậu tại Bình Dương với lễ hội chùa Bà Thiên Hậu ở Hồng Kông và Malaysia. Các di tích lịch sử - văn hóa tại Châu Âu áp dụng hệ thống IST (Information Society Technology) nhằm giả lập kiến trúc di tích giúp khách du lịch thấy được tổng quát hình ảnh di tích khi đến tham quan, đặc biệt là các di tích chịu hư tổn
  4. 24 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... của chiến tranh, thời gian và tác động của con người (Meng, Zipf and Reichenbacher, 2005). Tỉnh Bình Dương cũng có di tích lịch sử - văn hóa tương đồng như Khảo cổ học Dốc Chùa, Khảo cổ học Cù Lao Rùa, các đình Tân An (Bến Thế), đình Phú Long, nhà cổ Trần Công Vàng, nhà cổ Trần Văn Hổ, nhà tù Phú Lợi,… Tuy nhiên, các điểm đến này đều đang hoạt động dưới dạng truyền thống, gồm hướng dẫn viên, bảng Tóm tắt công trình và chưa áp dụng phần mềm 3D mapping hay mã hóa ý nghĩa về kiến trúc - lịch sử - văn hóa điểm đến thành dạng audio nhiều thứ tiếng cho khách tham quan. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Người nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Phân tích lý thuyết nhằm khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết,từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phân tích lý thuyết được thực hiện chủ yếu thông qua: phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng); phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố); và phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung). Sau khi đã phân tích, người nghiên cứu tổng hợp những dữ liệu liên kết với chủ đề nghiên cứu. Trong đó, người nghiên cứu tập trung vào: Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch, đưa ra giải pháp về lỗ hổng về mặt nghiên cứu từ những nghiên cứu trước đây. Từ đó, người nghiên cứu dựa trên việc tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu từ những nguồn tài liệu từ bài báo, tạp chí khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng về đề tài nghiên cứu. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng khai thác du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương Thông tin là cầu nối giữa các điểm đến du lịch và du khách, là công cụ tuyên truyền, quảng bá, thực hiện hiệu quả để hài hòa lợi ích giữa khách du lịch và khách du lịch. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn nhiều bất cập. Trong đó nổi bật nhất là vấn đề hình ảnh quảng bá và hình ảnh thực tế chưa đồng bộ làm giảm đánh giá tốt về chất lượng dịch vụ thực tế so với chất lượng dịch vụ du lịch mong muốn của khách hàng (Chau, 2011); thiếu sách, báo, tạp chí và tài liệu quảng cáo giới thiệu du lịch tỉnh bằng tiếng Anh cũng như các ngôn ngữ quốc tế khác; hệ thống thông tin du lịch trên website du lịch cũng chưa có cơ sở dữ liệu thống nhất giữa các đơn vị (Phan Thi Hong Xuan, 2020). Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, lượt khách du lịch sau dịch Covid-19 có sự chuyển biến rõ rệt qua từng năm từ 2020 đến 2023 (Biểu đồ 1).
  5. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 25 Đơn vị tính: triệu lượt người Biểu đồ 1. Thống kê số lượng khách du lịch đến tỉnh Bình Dương từ năm 2020 đến năm 2023 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương Năm 2020 và 2021 chứng kiến sự sụt giảm về nhu cầu du lịch và lượt khách đến Bình Dương do trạng thái “bình thường mới” sau đại dịch Covid-19. Nhờ sự phối hợp của các bên liên quan, tình hình du lịch tại Bình Dương từ năm 2022 có thay đổi tích cực, tăng từ 1,8 triệu lượt khách năm 2022 đến 2,5 triệu lượt khách năm 2023, đạt 125% kế hoạch năm, tăng 39% so với năm 2022. So với các khu vực lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, thời gian lưu trú của du khách khi đến Bình Dương tương đối ngắn, chủ yếu là khách trong ngày. Trong đó có 6% khách lưu trú trên một ngày (tập trung vào nhóm khách du lịch tôn giáo, tín ngưỡng ở các chùa). Mục đích khách du lịch khá đa dạng và có sự phân hóa, mục đích tham quan chiếm tỉ lệ lớn nhất 56%, đây là nhóm có thời gian ngắn và cần người thuyết minh để giúp khách hiểu về giá trị di tích. Nhóm tôn giáo tín ngưỡng giữ vị trí thứ hai 36%, phù hợp với lợi thế hệ thống chùa, đình nổi tiếng của tỉnh. Bảng 1. Thống kê lượt khách du lịch nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2020 đến năm 2022 Đơn vị tính: lượt người 2020 2021 2022 Khách ở qua đêm 1.262.153 971.60 1.109.813 Khách trong ngày 1.295.442 978.885 1.123.257 Khách do cơ sở lưu trú phục vụ 2.567.595 1.960.745 2.233.000 Khách do công ty lữ hành phục vụ 13.956 1.268 4.199 Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Bình Dương Từ năm 2015, tỉnh Bình Dương bắt đầu chú trọng áp dụng ứng dụng công nghệ vào việc tiếp cận du khách thông qua các hình thức:
  6. 26 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... - Thành lập và vận hành trang web dulichbinhduong.org.vn, trong đó, website đưa ra nội dung bao gồm: o Danh mục thông tin du lịch Bình Dương (hệ thống tour và công ty lữ hành; địa điểm lưu trú; thông tin tour,…) trên website. o Danh mục di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh. o Danh mục những điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Bình Dương dưới dạng hình ảnh 360 độ. o Trong năm 2023, ngành du lịch Bình Dương đã mã hóa key QR 126 bài viết, chương trình du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch giới thiệu trên trang thông tin điện tử dulichbinhduong.org.vn để giới thiệu, quảng bá du lịch Bình Dương đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước. - Truyền thông các ấn phẩm quảng bá du lịch tỉnh qua mạng xã hội như Facebook, Zalo. Đăng 216 bài tin giới thiệu sản phẩm du lịch Bình Dương trên trang Facebook và Zalo do ngành du lịch vận hành. - Liên kết với các đơn vị nghiên cứu tổ chức hội thảo với chủ đề du lịch thông minh song song với quy hoạch thành phố thông minh (Bình Dương Smart City) của tỉnh. Từ đó, tìm ra giải pháp về việc áp dụng công nghệ số trong việc phát triển du lịch thông minh tại Bình Dương. Những nỗ lực trong việc áp dụng công nghệ số cho việc phát triển du lịch thông minh tại Bình Dương tạo sự thay đổi về hướng phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, du lịch thông minh còn dựa vào sự kết nối chặt chẽ giữa công nghệ thông tin truyền thông và sự phối hợp giữa nhà quản lí, khách du lịch và doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nguồn thông tin khách du lịch tiếp cận với điểm di tích lịch sử - văn hóa vẫn chủ yếu được lấy từ giới thiệu của bạn bè đồng nghiệp; tỷ lệ có thông tin qua báo chí, truyền hình và công ty du lịch còn thấp; số lượt truy cập vào ứng dụng và website còn khiêm tốn, khách khi đến Bình Dương thường đi dưới dạng tự túc, thông tin về cơ sở lưu trú và công ty lữ hành vẫn còn sơ sài dẫn đến số lượng khách được các công ty lữ hành phục vụ chưa cao. Hình ảnh 360 độ ở website du lịch Bình Dương đang dừng ở mức hình ảnh và tên địa điểm, chưa được gắn với nội dung chính giới thiệu về điểm đến hay dưới dạng ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung,… dẫn đến lượt truy cập thông tin thấp và khách nước ngoài có nhu cầu tìm kiếm thông tin chưa truy cập được thông tin chính thống mà thông qua các bài đăng từ những người nước khác có trải nghiệm tại tỉnh Bình Dương. Sự phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng Năm 2022, tỉnh Bình Dương có tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (theo giá hiện hành) đạt 148.034 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ. Nguồn vốn tập trung chủ yếu thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các ngành giao thông, cấp thoát nước công cộng, y tế, phát thanh truyền hình, văn hóa. Giao thông của tỉnh Bình Dương đang ngày càng hoàn thiện với dự án tuyến cao tốc Bình Dương đến TP. Hồ
  7. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 27 Chí Minh và Bình Phước, các tuyến quốc lộ 13, 14 xuyên suốt tỉnh, nhiều đường liên tỉnh nối liền các vùng. Cơ sở hạ tầng của tỉnh phát triển cùng quá trình công nghiệp hóa với hệ thống đường thủy với 4 tuyến sông. Tuy nhiên, hiện tỉnh đang vận hành bến du thuyền Tiamo đối với du lịch đường sông và các điểm khác ngoài tỉnh (tại TP. Hồ Chí Minh). Điều này làm giảm sự lựa chọn các loại hình giao thông của du khách về điểm tiếp cận dịch vụ. Hệ thống cơ sở lưu trú của Bình Dương ngày càng được đầu tư phát triển qua từng năm, tập trung dự án cơ sở lưu trú mới gắn với các khu công nghiệp trong tỉnh phục vụ chủ yếu cho khách hàng là doanh nhân và chuyên gia. Các cơ sở lưu trú phục vụ khách trong ngày và khách vãng lai ở các khu vực rìa trung tâm còn thưa thớt. Vốn đầu tư Tỉnh Bình Dương đang là điểm đến cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy sản xuất với 70 doanh nghiệp đăng ký mới và 23 dự án điều chỉnh tăng vốn trong năm 2022. Tuy nhiên, vốn đầu tư được tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến. Ngành du lịch vẫn nhận nguồn đầu tư chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và vẫn chưa vận động được các nguồn đầu tư từ những tổ chức, cá nhân khác. Điều này làm chậm quá trình tôn tạo và duy trì đối với điểm đến du lịch văn hóa, đồng thời ảnh hưởng rõ rệt trong việc vận động vốn trong chuyển đổi số hóa và ứng dụng công nghệ vào phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương. Một số giải pháp Giải pháp chung: - Củng cố hình ảnh du lịch Bình Dương qua các cửa hàng bán vật phẩm lưu niệm và sản phẩm OCOP đặc trưng của Bình Dương ở những điểm dễ tiếp cận. - Cho phép thu vé tham quan tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa có nhiều giá trị nổi bật, hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch như nhà tù Phú Lợi, nhà cổ Trần Văn Hổ, Trần Công Vàng… tạo nguồn thu cho các di tích. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút vốn đầu tư ngoài nguồn ngân sách Nhà nước ở các di tích lịch sử - văn hóa có nhiều lợi thế khai thác du lịch. Đặc biệt là các dự án mang tính liên kết nhiều điểm đến cùng chủ đề (du lịch tưởng niệm, du lịch hành hương). - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về chuyên môn nghiệp vụ du lịch và khuyến khích học tập các khóa đào tạo về công nghệ số trong ứng dụng du lịch. - Phối hợp với các ngành liên quan trong quy hoạch, xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông, hệ thống bến bãi tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi. - Xây dựng, nâng cấp, hoàn chỉnh cở sở hạ tầng phục vụ du lịch văn hóa như phòng truyền thống, phòng trưng bày hiện vật, phòng chiếu phim, ngoại cảnh.
  8. 28 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... - Liên kết thông tin mạng lưới cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng, và các trung tâm vui chơi giải trí để quản lý số lượt khách và phân tích nhu cầu khách du lịch nhằm gia tăng vòng đời sử dụng dịch vụ. Giải pháp về ứng dụng công nghệ: Ứng dụng hệ thống thực tế ảo vào trải nghiệm du lịch văn hóa. - Hình thức này nhấn mạnh việc sử dụng thực tế ảo tại các điểm đến lịch sử - văn hóa cổ, có tổn hại về mặt cơ sở kiến trúc. Du khách được đặt trong môi trường thực và được hỗ trợ công cụ xem thực tế ảo để xem di tích lịch sử - văn hóa được tái tạo 3D. - Một hình thức khác của công nghệ thực tế ảo là hướng dẫn khảo cổ của dự án IST Châu Âu, cung cấp cho người dùng trải nghiệm đi bộ qua môi trường văn hóa để họ có thể quan sát thế giới thực, hình dung tái tạo 3D của các di tích và có thêm thông tin trong chuyến thăm của mình bởi hướng dẫn ảo đa phương tiện. Ví dụ như các thiết bị giống như kính viễn vọng chồng hình ảnh động, giải trí ảo và các thông tin khác lên hài cốt hóa thạch thực. - Kết hợp thực tế ảo với biểu diễn đời thực: khách du lịch được trải nghiệm môi trường tái tạo 3D và các quy trình tổ chức lễ hội thông qua thực tế ảo và vào khuôn viên trình diễn để xem trực tiếp nghệ nhân biểu diễn cũng như môi trường thực tế của điểm đến. Việc này giúp đa dạng hóa trải nghiệm khách du lịch khi du khách vừa được trải nghiệm sự thay đổi trong lịch sử và lắng nghe - nhìn và tương tác thực tế. Tăng cường quảng bá truyền thông qua mạng xã hội và xây dựng chuỗi truyền thông gắn với khẩu hiệu phát triển du lịch Bình Dương. - Thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ du lịch cho chủ sở hữu các di tích nhà cổ, ban nghi lễ đình, chùa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đồng thời tạo chuỗi bài truyền thông cùng chủ đề du lịch tỉnh Bình Dương trên các nền tảng mạng xã hội. Sử dụng thuật toán của các nền tảng để tạo nội dung xu hướng, tiếp cận khách du lịch nhiều độ tuổi, đặc biệt là độ tuổi từ 15-35. - Củng cố các trang truyền thông hiện có và tăng tương tác với công chúng thông qua các bài đăng sự kiện du lịch và video review về du lịch văn hóa tỉnh Bình Dương theo từng số nhằm tăng giá trị tiếp cận với đối tượng các trang và lượt truy cập trên website. - Cập nhật và đồng bộ hóa thông tin điểm đến, giá vé, giờ mở cửa và thông tin tiếp nhận vốn đầu tư nhằm tiếp cận gần hơn với các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước. Từ đó tăng cường được quan hệ hợp tác nhiều phía và có nguồn thu cải thiện cơ sở kỹ thuật - hạ tầng, nguồn chi cho nhân lực tại các điểm đến du lịch văn hóa tỉnh Bình Dương. - Cải tiến mục Bình Dương 360 trên website dulichbinhduong.org.vn với thông tin sơ bộ của các điểm di tích lịch sử - văn hóa; thời gian mở cửa; giá vé và website
  9. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 29 bán vé chính thức dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau nhằm tạo điểm truy cập dễ dàng cho khách du lịch, tăng tính tin cậy và độ đảm bảo về mặt thông tin chính thống. Ứng dụng IoT (the Internet of Things) - Mạng lưới vạn vật trong đồng bộ hóa và cập nhật dữ liệu điểm đến du lịch. - IoT có thể được sử dụng trong quản lý lượng khách đi đến điểm, phân tích trang web (WAS), hỗ trợ bổ sung vào Big data - dữ liệu lớn. - Áp dụng mạng cảm biến không dây (WSN) được sử dụng ở các nước như Malaysia, Trung Quốc có thể tính toán số lượng khách du lịch đến điểm đến và dựa trên các giới hạn về sức chứa để thông báo đến ban quản lý. Từ đó, phân tích tốt số liệu liên quan đến số lượng khách du lịch đến từng điểm và có giải pháp phù hợp để duy trì hoặc phát triển điểm. - Sử dụng chip thông minh đính kèm vé tham quan để xác định vị trí khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp. - Áp dụng mã sản phẩm điện tử (EPC) giúp khách du lịch xác định hoặc định vị một sản phẩm cụ thể mà họ chọn. - Dịch vụ đặt tên đối tượng (ONS) có thể thu thập thông tin cần thiết từ khách du lịch về bất kỳ cơ sở nào được yêu cầu. Từ đó, dễ dàng quản lý lượt khách và phân tích thông tin khách du lịch qua từng năm để cải tiến chất lượng dịch vụ du lịch. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Với nguồn tài nguyên nhân văn dồi dào và định hướng cụ thể từ chính quyền địa phương, việc ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn dựa trên những mô hình từ các khu vực có đặc điểm tương đồng sẽ củng cố thương hiệu của tỉnh Bình Dương gắn với khẩu hiệu “Trải nghiệm và cảm nhận”. Bài nghiên cứu tổng quan những giải pháp mang tính công nghệ và có khả năng ứng dụng cao, đặc biệt chú trọng vào trải nghiệm khách du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bình Dương. Đồng thời cũng là thông tin hữu ích cho những nghiên cứu có đề tài tương đồng đối sánh và thực hiện. Các đề tài về ứng dụng công nghệ số ngành du lịch trong tương lai có thể nghiên cứu so sánh hai hay nhiều địa điểm cụ thể cùng vận hành một mô hình trong thời đoạn xác định để tối ưu dữ liệu thu được. Đồng thời, các nghiên cứu trong tương lai có thể thực hiện khảo sát tại các quốc gia khác nhau và thực hiện phỏng vấn nhóm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ATLAS (1991). ATLAS cultural tourism research project. 2. Chau, Q. M. (2011). Some methods to contribute to developing weekend tourism of Binh Duong (compared with other localities in the Southern major economic zone).
  10. 30 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 3. Fritz, F., Susperregui, A. and Linaza, M. T. (2005). “Enhancing Cultural Tourism experiences with Augmented Reality Technologies”. 4. Guo, Y., Liu, H. and Chai, Y. (2014). The embedding convergence of smart cities and tourism Internet ò Things in China: An advance perspective, An International Journal of Akdeniz University Tourism Faculty. 5. Hào, N. X. (2016). “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù để xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Bình Dương”. Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến. 6. Meng, L., Zipf, A. and Reichenbacher, T. (2005). Map-based mobile services: theories, methods and implementations. Springer. 7. Nguyễn Phương Hồng Phúc (2023). ““Stakeholders” collaboration at religious festival: The case of Tianhou festival - Binh Duong Province, Vietnam”, in Tran Chi Dat and Ngo Thi My Hanh (eds). Đà Nẵng: NXB Thông tin Truyền thông, pp. 1-4. 8. Nguyễn Thị Hương (2019). “Định hướng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Bình Dương”. 9. Phan Thi Hong Xuan (2020). “Weekend tourism - A tourism product aimed at customers living and working in big cities in Vietnam”. Journal of Entrepreneurship & Business. 1(2). pp. 56-69. 10. Phan Văn Trung và Lê Thị Ngọc Anh (2016). “Thực trạng và một số giải pháp khai thác các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Dương”. Tạp chí Khoa học và Giáo dục. Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 11. Richards, G. (1996). “European cultural tourism: trends and future prospects”. Cultural tourism in Europe. pp. 331-333. 12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương (2021). Danh sách các di tích và danh thắng tỉnh Bình Dương. 13. Võ Sơn Đông (2013). Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. NXB Lao động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2