intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, khai thác giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam - Hội thảo du lịch Quốc gia

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:742

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội thảo du lịch Quốc gia "Ứng dụng công nghệ số, khai thác giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam" nhằm đánh giá về thực trạng, phân tích các xu hướng nghiên cứu và ứng dụng mới trong ngành Du lịch, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng phát triển, góp phần tăng cường sự hiểu biết, thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững ở phạm vi quốc gia. Kỷ yếu gồm 3 chủ đề chính: Chủ đề 1 - Ứng dụng công nghệ số trong du lịch; Chủ đề 2 - Phát triển du lịch bền vững; Chủ đề 3 - Khai thác giá trị của di sản trong hoạt động du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, khai thác giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam - Hội thảo du lịch Quốc gia

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC XAÕ HOÄI VAØ NHAÂN VAÊN ÔÛ VIET NAM Ä
  2. HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
  3. BAN BIÊN TẬP HỘI THẢO PGS.TS. Phạm Hồng Long Trường ban ThS. Hoàng Ngọc Hiển Phó ban TS. Bùi Nhật Quỳnh Thành viên TS. Nguyễn Đăng Thuận An Thư ký
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
  5. MỤC LỤC LỜI ĐỀ DẪN.................................................................................................................................................................................IX PHẦN 1 DU LỊCH THÔNG MINH 1. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ DU LỊCH THÔNG MINH TỚI CHẤT LƯỢNG TRẢI NGHIỆM VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN ĐÔ THỊ DU LỊCH THÔNG MINH Hoàng Ngọc Hiển, Nguyễn Hạnh Nguyên...................................................................................................................2 2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Phương Hồng Phúc.......................................................................................................................................21 3. CÔNG NGHỆ DU LỊCH THÔNG MINH TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐÊM TẠI CÁC ĐIỂM ĐẾN DI SẢN CỦA HÀ NỘI Nguyễn Thị Xuyến .......................................................................................................................................................31 4. CHIẾN LƯỢC ĐIỂM ĐẾN THÔNG MINH - YẾU TỐ THEN CHỐT TẠO NÊN SỰ THAY ĐỔI CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM Nguyễn Văn Đồng........................................................................................................................................................44 5. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÁCH SẠN THÔNG MINH TRONG HỆ SINH THÁI DU LỊCH THÔNG MINH Trịnh Lê Anh, Nguyễn Thùy Ngân..............................................................................................................................59 6. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI DI SẢN VĂN HÓA HOÀNG THÀNH THĂNG LONG, HÀ NỘI Đinh Nhật Lê, Phạm Thị Khánh Linh.........................................................................................................................72 7. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN TRẢI NGHIỆM LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG MINH CỦA DU KHÁCH TẠI CẦN THƠ Huỳnh Diệp Trâm Anh.................................................................................................................................................88 8. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DU LỊCH THÔNG MINH TRONG MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thùy Trang, Nguyễn Ngọc Phương Trinh.................................................................................................105 9. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Phan Văn Trung .........................................................................................................................................................120 10. PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI HÀ NỘI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC THÀNH PHỐ LỚN Ở TRUNG QUỐC Lưu Phương Dung, Phạm Thị Thanh Huyền, Nguyễn Linh Chi, Lưu Hải Yến, Bùi Huy Hoàng, Nguyễn Thảo Nguyên.......135 11. SỰ SẴN SÀNG CHUYỂN ĐỔI SỐ, BẢO MẬT DỮ LIỆU VÀ QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG DU LỊCH THÔNG MINH Phạm Hương Trang, Vũ Nam, Dương Nguyễn Hải Linh, Chu Hà Giang...............................................................145 12. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NINH Vũ Hương Lan, Nguyễn Quỳnh Trang.....................................................................................................................157
  6. vi HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 13. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH ẨM THỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: TIẾP CẬN TỪ LÝ THUYẾT TRUYỀN MIỆNG ĐIỆN TỬ (EWOM) Nguyễn Thị Huyền......................................................................................................................................................172 PHẦN 2 DU LỊCH BỀN VỮNG 14. CÁC GIẢI PHÁP TẠO SỰ ĐỘT PHÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA Nguyễn Ngọc Thùy Trang..........................................................................................................................................188 15. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đoàn Thị Trang Hiền, Đậu Minh Đức .......................................................................................................................197 16. DU LỊCH THIỀN (ZEN TOURISM) - HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO DU LỊCH TÂY NGUYÊN Dương Ngọc Lang, Phạm Hồng Long......................................................................................................................209 17. NHẬN THỨC VÀ SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO THUẾ DU LỊCH CỦA THẾ HỆ Z TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Cao Nguyên, Trần Duy Minh...........................................................................................................................221 18. PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu..........................................................................................................................................................234 19. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Phước Hiền...................................................................................................................................................248 20. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA ĐIẾU LA SƠN - TRUNG QUỐC: BÀI HỌC VẬN DỤNG CHO CÁC VƯỜN QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM Nguyễn Giang Nam....................................................................................................................................................260 21. KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI BUÔN TRÍ, XÃ KRÔNG NA, HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Phan Thị Ánh Hồng, Phạm Thị Thanh Hậu, Lê Hiền Khôi.....................................................................................270 22. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VĂN HÓA BIỂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG Trần Đình Huy ............................................................................................................................................................281 23. THÁCH THỨC VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRONG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CHO SỰ BỀN VỮNG CỦA DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM Hoàng Thúy Hà..........................................................................................................................................................290 24. DU LỊCH XANH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN, QUẢNG NAM) Đào Vĩnh Hợp..............................................................................................................................................................300 25. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC Từ Ánh Nguyệt, Nguyễn Chí Công...........................................................................................................................310 26. TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH HIỆN NAY Đoàn Văn Trai..............................................................................................................................................................321 27. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ BÀI HỌC VẬN DỤNG CHO NHA TRANG Phạm Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Hồng Hà.......................................................................................................332
  7. MỤC LỤC vii 28. ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Trương Trí Thông, Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Huỳnh Phước Thiện................................................................343 29. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Hà Thanh Bình................................................................................................................353 30. PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH Nguyễn Thị Hưởng, Lê Văn Tấn, Hoàng Thị Thêm, Mai Thuận Lợi.......................................................................362 31. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Quang Vũ, Nguyễn Văn Thanh...................................................................................................................374 32. SẢN PHẨM DU LỊCH LÀNG VEN BIỂN GÒ CỎ (QUẢNG NGÃI) DƯỚI GÓC NHÌN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Trần Thị Tuyết Sương.................................................................................................................................................390 33. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI VĂN HÓA TRÀ TẠI THÁI NGUYÊN Bùi Thị Thanh Hương, Hoàng Khánh Chi, Ứng Trọng Khánh , Nguyễn Văn Hùng ............................................402 34. KHAI THÁC GIÁ TRỊ ẨM THỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TỈNH HÀ GIANG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Nguyễn Thị Quế Loan................................................................................................................................................413 35. CHÍNH SÁCH DU LỊCH SINH THÁI - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Lê Thị Hồng Liễu.........................................................................................................................................................423 36. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP HUYỆN LONG ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU Nguyễn Đình Uông.....................................................................................................................................................432 37. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU CHO DU LỊCH TẠI MỘT SỐ ĐIỂM ĐẾN Ở VIỆT NAM Nguyễn Quang Anh, Trịnh Thị Ngọc Ánh ................................................................................................................453 38. CẢNH QUAN VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM Lê Thế Hiển, Trần Đình Tuấn ....................................................................................................................................465 39. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI VIỆT NAM - TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ Vũ Nam, Phạm Hương Trang, Chu Hà Giang, Dương Nguyễn Hải Linh...............................................................478 40. DIỄN GIẢI DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ngô Việt Anh, Bùi Nhật Quỳnh.................................................................................................................................489 41. PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG Nguyễn Thị Minh Châu..............................................................................................................................................501 42. TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÁT THẢI CARBON Bùi Nhật Quỳnh, Trần Thu Giang, Ngô Việt Anh....................................................................................................515 43. DU LỊCH TÌNH NGUYỆN - HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Hồng Long ..............................................................................................................527 44. NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG VÀ HÀNH VI CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH ÂM NHẠC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Mai Hoàng Lâm, Hồ Hữu Lâm............................................................................................................................540 45. ĐÁNH GIÁ SỨC HẤP DẪN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐỒNG THÁP Nguyễn Văn Vinh, Chung Lê Khang ........................................................................................................................553
  8. viii HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... PHẦN 3 DU LỊCH DI SẢN 46. NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP CHỮ VIỆT SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO VIỆT NAM Ở THỜI KỲ HỘI NHẬP Nguyễn Hiếu Tín.........................................................................................................................................................566 47. XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU BẢO TỒN, QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Nguyễn Vũ Quỳnh Thi................................................................................................................................................576 48. BẢO TỒN DI SẢN DỰA TRÊN PHÁT TRIỂN SINH KẾ DU LỊCH CHO CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN HỘI AN, QUẢNG NAM Trần Văn Anh, Ngô Thị Ly Ly ....................................................................................................................................586 49. KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH TÂY NINH Nguyễn Thị Thao, Nguyễn Thị Duân, Nguyễn Thành Ngọc Thạch.......................................................................599 50. ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG DỊCH NGHĨA VĂN BẢN CỔ CHỮ HÁN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM Thái Hoàng Lâm, Nguyễn Gia Phúc, Đinh Điền......................................................................................................611 51. DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA RUỘNG BẬC THANG TẠI ĐÔNG NAM Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐIỂM ĐẾN RUỘNG BẬC THANG MÙ CĂNG CHẢI Đặng Thị Quốc Anh Đào ............................................................................................................................................625 52. KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TẠI LÀNG CỔ ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG Lưu Thị Diễm, Võ Nhựt Thanh ..................................................................................................................................639 53. MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH Đoàn Mạnh Cương.....................................................................................................................................................662 54. TIỀM NĂNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ PHIÊN CHỢ ÂM DƯƠNG XÃ XUÂN Ổ, THÀNH PHỐ BẮC NINH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Đỗ Hải Yến, Nguyễn Đức Thắng ...............................................................................................................................675 55. SẢN PHẨM VĂN HÓA - DU LỊCH THỰC CẢNH “CHỢ MA ĐỊNH YÊN” (HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH ĐỒNG THÁP) TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG, CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Huỳnh Nguyễn Phúc Thịnh ......................................................................................................................................686 56. TÌM HIỂU CẢM NGHĨ VỀ ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHAI PHÁ VĂN BẢN Tôn Nguyễn Trọng Hiền.............................................................................................................................................698 57. TÁC ĐỘNG CỦA VIDEO TRÊN NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI TIKTOK ĐẾN Ý ĐỊNH TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ DU LỊCH TÂM LINH CỦA GEN Z Nguyễn Nguyên Phương, Hoàng Chí Cương ..........................................................................................................706 58. PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TẠI CHÙA HƯƠNG, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI TỪ LÝ THUYẾT ĐẠI DƯƠNG XANH Lê Văn Tấn, Liu Yin Liang..........................................................................................................................................721
  9. LỜI ĐỀ DẪN N hằm đánh giá về thực trạng, phân tích các xu hướng nghiên cứu và ứng dụng mới trong ngành Du lịch, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng phát triển, góp phần tăng cường sự hiểu biết, thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững ở phạm vi quốc gia, Khoa Du lịch Trường Đại học Văn Lang phối hợp cùng Khoa Du lịch học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức hội thảo chuyên môn về Du lịch bền vững, Du lịch Di sản và Du lịch thông minh. Hội thảo sẽ gồm 3 chủ đề chính: 1.Ứng dụng công nghệ số trong du lịch: Làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn; nội dung và hình thức ứng dụng công nghệ số trong khai thác di sản và phát triển du lịch, qua đó phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển đổi số của ngành du lịch. 2. Phát triển du lịch bền vững: Xác định luận cứ và giải pháp tổng thể phát triển du lịch theo hướng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và tham gia thị trường các-bon, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai, nâng cao tính bền vững về hệ thống xã hội, hệ thống tự nhiên và hệ thống con người 3. Khai thác giá trị của di sản trong hoạt động du lịch: Làm rõ những luận cứ và phân tích giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di sản thiên nhiên và văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cảnh quan cho phát triển du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo cũng như Ban Biên soạn Kỷ yếu Hội thảo, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học và quý đại biểu đã tích cực đóng góp tham luận và tới tham dự Hội thảo để chia sẻ tri thức và trao đổi kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu và đào tạo du lịch. Chúng tôi mong muốn nhận được những góp ý tích cực của toàn thể quý vị về việc tổ chức Hội thảo và xuất bản Kỷ yếu, để nâng cao hơn nữa hàm lượng khoa học của Hội thảo, góp phần đẩy mạnh nghiên cứu và đào tạo du lịch của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Xin kính chúc quý vị đại biểu dồi dào sức khỏe và hạnh phúc! Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 04 năm 2024 Ban Biên Tập
  10. Phần 1 : DU LỊCH THÔNG MINH
  11. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ DU LỊCH THÔNG MINH TỚI CHẤT LƯỢNG TRẢI NGHIỆM VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN ĐÔ THỊ DU LỊCH THÔNG MINH Hoàng Ngọc Hiển1, Nguyễn Hạnh Nguyên2 Tóm tắt: Du lịch thông minh là một trong những chủ đề quan trọng trong bối cảnh ngành du lịch ngày càng phát triển và công nghệ ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong trải nghiệm du lịch. Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá tác động của công nghệ du lịch thông minh đối với lòng trung thành của khách du lịch nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 315 khách du lịch nội địa đã sử dụng các công nghệ thông minh như ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động, trang web du lịch và các dịch vụ trực tuyến khác để đo lường cách mà công nghệ ảnh hưởng đến lòng trung thành của họ đối với thành phố Hồ Chí Minh. Các yếu tố như tiện ích, thông tin và tương tác qua các nền tảng trực tuyến được xem xét cẩn thận để hiểu rõ tầm quan trọng của chúng trong quyết định và trải nghiệm của khách du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ du lịch thông minh có tác động tích cực đến lòng trung thành của khách du lịch nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh. Sự thuận tiện, tính năng tương tác, và khả năng cung cấp thông tin chính xác qua các nền tảng trực tuyến là những yếu tố quyết định trong quá trình đưa ra quyết định du lịch và tạo ra trải nghiệm tích cực. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển và duy trì các ứng dụng và dịch vụ công nghệ du lịch để duy trì và tăng cường lòng trung thành của khách du lịch, đồng thời đề xuất hàm ý quan trị và biện pháp cụ thể để quản lý và tối ưu hóa tác động tích cực này. Từ khóa: Công nghệ thông minh, du lịch thông minh, trải nghiệm du lịch, lòng trung thành. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu về lòng trung thành của khách du lịch đối với các điểm đến đang trở thành một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực du lịch và quản lý du lịch. Trong thế giới ngày nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch ngày càng gay gắt, việc hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của khách du lịch là điều cực kỳ quan trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự an toàn, sự khác biệt về văn hóa, giao thông thuận tiện và chia sẻ kinh nghiệm về trải nghiệm chuyến đi là những yếu tố quan trọng đối với sự hài lòng và lòng trung thành của khách du lịch (Meleddu và cộng sự, 2015; Chen và Gursoy, 2001). Trước đây, nghiên cứu trong lĩnh vực này thường tập trung vào các yếu tố truyền thống như cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ du lịch và mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ du lịch thông minh, các nhà nghiên cứu đã 1 Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Lang. 2 Học viên Hàng Không.
  12. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 3 bắt đầu quan tâm đến vai trò của công nghệ trong việc tác động đến lòng trung thành của khách du lịch. Công nghệ du lịch thông minh, trong bối cảnh của các điểm đến đô thị du lịch thông minh, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và trải nghiệm du lịch cho khách hàng. Các yếu tố của công nghệ du lịch thông minh bao gồm thuận tiện trong tương tác sử dụng ứng dụng du lịch thông minh, cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác về điểm đến, cũng như đảm bảo an toàn thông tin cá nhân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tích hợp của công nghệ du lịch thông minh vào trải nghiệm du lịch có thể tác động đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách du lịch (Lee và cộng sự, 2018; Jeong và cộng sự, 2021). Để đo lường mức độ tác động hiệu quả của công nghệ du lịch thông minh đối với lòng trung thành của khách du lịch, các nhà nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố công nghệ và sự hài lòng của khách hàng. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm việc sử dụng các mô hình phân tích định lượng và định tính để đo lường tác động của công nghệ du lịch thông minh đối với lòng trung thành của khách du lịch. Những nghiên cứu này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về tác động của công nghệ du lịch thông minh đối với lòng trung thành của khách du lịch mà còn đề xuất các phương pháp và chiến lược quản lý hiệu quả để tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ trong việc nâng cao trải nghiệm du lịch và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Điều này có thể giúp các quốc gia và địa phương xây dựng và phát triển các điểm đến đô thị du lịch thông minh một cách hiệu quả, từ đó thu hút và duy trì khách du lịch một cách bền vững. Các thành phố du lịch ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phát triển, đặc biệt là trong việc áp dụng công nghệ du lịch thông minh vào hoạt động kinh doanh và phục vụ khách du lịch. Hạ tầng công nghệ thông minh đang được xây dựng mạnh mẽ tại các điểm du lịch như Hạ Long, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh. Các công nghệ như AR, Busmap, VR360, AI, Chat GPT và ứng dụng du lịch thông minh đã được triển khai rộng rãi. Trung tâm tiếp nhận, cung cấp và chia sẻ dữ liệu về hoạt động du lịch đang được xây dựng và phát triển. Các nhà nghiên cứu đang tập trung vào nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về du lịch thông minh tại Việt Nam, mở rộng hiểu biết về các điểm đến thông minh, ảnh hưởng của công nghệ và trải nghiệm của khách du lịch. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng công nghệ du lịch thông minh vào các điểm đến du lịch thông minh, cần phải xác định rõ mức độ lòng trung thành của khách du lịch đối với điểm đến này. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Mô hình Chấp nhận Công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) là một trong những lý thuyết quan trọng nhất và được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu
  13. 4 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... hành vi của người dùng công nghệ (Davis, 1985). Mô hình này tập trung vào hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự chấp nhận công nghệ mới. Tính hữu ích là mức độ mà người dùng cảm nhận công nghệ là hữu ích đối với họ trong việc thực hiện các nhiệm vụ hoặc đạt được các mục tiêu cụ thể. Nếu người dùng tin rằng công nghệ có thể giúp họ cải thiện hiệu suất, tiết kiệm thời gian hoặc mang lại những lợi ích khác, họ sẽ có xu hướng chấp nhận và sử dụng nó. Tính dễ sử dụng liên quan đến mức độ mà người dùng cảm thấy việc sử dụng công nghệ là dễ dàng và thuận tiện. Nếu công nghệ được coi là phức tạp hoặc khó sử dụng, người dùng có thể từ chối nó và chuyển sang các lựa chọn khác. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, bao gồm cả công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), TAM cung cấp một cách tiếp cận hữu ích để hiểu tại sao một số ứng dụng AI được chấp nhận rộng rãi trong khi các ứng dụng khác có thể gặp khó khăn. Bằng cách tập trung vào việc đánh giá tính hữu ích và tính dễ sử dụng của công nghệ, TAM giúp các nhà nghiên cứu và nhà quản lý hiểu rõ hơn về những yếu tố nào có thể thúc đẩy hoặc ngăn cản sự chấp nhận của công nghệ mới. Tuy nhiên, TAM vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể, mô hình này chưa đủ sâu sắc để xem xét vai trò của sự đa dạng văn hóa và tư duy cá nhân. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến cách mà người dùng hình thành nhận thức và thái độ đối với tính dễ sử dụng, lợi ích và tác động xã hội của công nghệ. Lý thuyết TAM có thể bị hạn chế trong các tình huống và bối cảnh thay đổi nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, việc bỏ qua những yếu tố văn hóa và giá trị cốt lõi trong việc đánh giá công nghệ AI có thể gây lo ngại về an toàn dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư, đặc biệt là khi công nghệ AI ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống hàng ngày. Khái niệm đô thị du lịch thông minh: Đô thị du lịch thông minh là các đô thị hoặc khu vực đô thị được phát triển và quản lý một cách thông minh bởi nền tảng công nghệ du lịch thông minh, nhằm tối ưu hóa chất lượng trải nghiệm cho khách du lịch và đem lại giá trị kinh tế cho các bên liên quan tại địa phương. Đây không chỉ là việc sử dụng công nghệ để cải thiện hạ tầng du lịch và dịch vụ, mà còn là việc tích hợp thông tin, tương tác và quản lý thông minh để tạo ra môi trường du lịch an toàn, tiện lợi và bền vững (Buhalis và cộng sự, 2013). Một đô thị du lịch thông minh thường có các đặc điểm như: (1) Hạ tầng công nghệ: Sử dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), dữ liệu lớn (Big Data), và Internet of Things (IoT) để cung cấp các dịch vụ du lịch thông minh. (2) Tích hợp thông tin và dịch vụ: Kết hợp các nguồn thông tin du lịch để cung cấp thông tin chi tiết và cập nhật cho khách du lịch, từ lịch trình du lịch đến thông tin về điểm đến, các hoạt động, sự kiện, và dịch vụ địa phương. (3) Giao tiếp và tương tác: Tạo ra các cơ hội tương tác giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương thông qua các ứng dụng di động, trang web, hoặc các nền tảng truyền thông xã hội. (4) Quản lý và bảo tồn: Áp dụng các giải
  14. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 5 pháp quản lý thông minh để bảo vệ môi trường, văn hóa và di sản du lịch, đồng thời tối đa hóa lợi ích kinh tế và xã hội cho cả cộng đồng địa phương và khách du lịch. (5) An ninh và an toàn: Sử dụng công nghệ để cải thiện an ninh và an toàn cho khách du lịch và cư dân địa phương, từ hệ thống giám sát đến cung cấp cảnh báo, hỗ trợ khẩn cấp. Mục tiêu của đô thị du lịch thông minh là tạo ra một môi trường du lịch thông minh, hiệu quả và bền vững, đồng thời tăng trải nghiệm và giá trị cho khách du lịch và cộng đồng địa phương (Nam, K và cộng sự, 2023). Lòng trung thành của khách du lịch đối với điểm đến đô thị du lịch thông minh: Lòng trung thành của khách du lịch đối với điểm đến đô thị du lịch thông minh là một yếu tố quan trọng định hình sự phát triển bền vững của ngành du lịch (Azis và cộng sự, 2020). Tính đa dạng và tiện ích của các hoạt động du lịch thông minh thường được đánh giá qua nhiều khía cạnh, bao gồm tần suất trở lại, sự chia sẻ và giới thiệu, sự tương tác và phản hồi, cũng như đánh giá tích cực từ phía khách du lịch (Jeong và cộng sự, 2020). Tần suất trở lại của khách du lịch đến một điểm đến đô thị thông minh thường phản ánh sự hài lòng và sự hấp dẫn của trải nghiệm du lịch. Khi khách du lịch thường xuyên quay lại, điều này không chỉ là dấu hiệu của một trải nghiệm tích cực mà còn là sự kết nối sâu sắc với địa điểm đó. Sự chia sẻ và giới thiệu của khách du lịch có thể là một yếu tố quyết định trong việc thu hút người khác đến điểm đến. Khi khách du lịch chia sẻ những trải nghiệm tích cực và giới thiệu địa điểm du lịch thông minh với bạn bè và gia đình, họ không chỉ tạo ra một mạng lưới nguồn khách tiềm năng mà còn thể hiện sự ủng hộ và lòng trung thành đối với địa điểm đó. Sự tương tác và phản hồi tích cực từ phía doanh nghiệp và cộng đồng địa phương giúp củng cố lòng trung thành của khách du lịch. Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và đáp ứng nhanh chóng đến mọi yêu cầu và phản hồi của khách hàng có thể tạo ra một môi trường du lịch tích cực và gắn kết. Đánh giá và đánh giá tích cực từ phía khách du lịch là một phản ánh rõ ràng của sự hài lòng và lòng trung thành. Những đánh giá tích cực không chỉ tạo ra niềm tin và sự khích lệ mà còn tạo ra một hình ảnh tích cực về điểm đến, thu hút thêm khách du lịch mới. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng lý thuyết nền TAM để khám phá tác động của công nghệ du lịch thông minh đến chất lượng trải nghiệm và lòng trung thành của khách du lịch đối với điểm đến đô thị du lịch thông minh lấy bối cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nghiên cứu kế thừa các nghiên cứu của Jeong và Shin (2020), Lee và cộng sự (2018) đã đánh giá được mức độ tác động của công nghệ du lịch thông minh tới trải nghiệm của khách du lịch và nghiên cứu của Hoang và cộng sự (2022) đã làm rõ được tác động của công nghệ tới chất lượng trải nghiệm và ý định quay trở lại.
  15. 6 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Yếu tố thuận tiện của công nghệ du lịch thông minh thường tạo ra một ảnh hưởng tích cực đến chất lượng trải nghiệm của khách du lịch tại các điểm đến đô thị du lịch thông minh (Jeong và Shin, 2020). Công nghệ du lịch thông minh cung cấp cho khách du lịch một cách tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng đến thông tin về các địa điểm tham quan, nhà hàng, khách sạn và hoạt động giải trí tại điểm đến. Việc có thể tra cứu thông tin một cách nhanh chóng trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực của khách du lịch (Neuhofer, 2012). Công nghệ du lịch thông minh cho phép khách du lịch đặt phòng khách sạn, vé vận chuyển và vé tham quan trước khi đến điểm đến (Văn Hòa và Vân, 2019). Việc này giúp giảm bớt sự lo lắng và mất thời gian tìm kiếm dịch vụ khi đến nơi và tạo ra một trải nghiệm du lịch mượt mà và tiện lợi. Các ứng dụng du lịch thông minh cung cấp hướng dẫn và điều hướng chi tiết, bao gồm các bản đồ tương tác và hướng dẫn bằng giọng nói. Điều này giúp khách du lịch dễ dàng di chuyển trong thành phố mà không gặp phải rắc rối về hướng dẫn và địa điểm. Công nghệ du lịch thông minh thường cho phép cá nhân hóa trải nghiệm du lịch của mỗi khách du lịch (Lee và cộng sự, 2018). Các ứng dụng có thể cung cấp gợi ý và đề xuất dựa trên sở thích cá nhân và lịch trình du lịch của họ, tạo ra một trải nghiệm du lịch cá nhân hóa và thú vị hơn. Như vậy, yếu tố thuận tiện từ công nghệ du lịch thông minh giúp tối ưu hóa trải nghiệm du lịch của khách du lịch tại các điểm đến đô thị du lịch thông minh, đặt ra giả thuyết nghiên cứu như sau: H1. Yếu tố thuận tiện (CO) của công nghệ du lịch thông minh tác động tích cực đến chất lượng trải nghiệm (QTE) của khách du lịch tại điểm đến đô thị du lịch thông minh. Yếu tố tương tác của công nghệ du lịch thông minh có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng trải nghiệm của khách du lịch tại các điểm đến đô thị du lịch thông minh (Lee et al., 2018). Công nghệ du lịch thông minh cung cấp cơ hội cho khách du lịch tương tác với thông tin đa chiều về điểm đến, bao gồm hình ảnh, video, đánh giá từ người dùng khác, câu chuyện về lịch sử và văn hóa của địa phương. Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm thú vị và đa chiều, cho phép khách du lịch khám phá và hiểu rõ hơn về nơi mình đến (Azis và cộng sự, 2020). Khách du lịch có thể tương tác trực tiếp với các dịch vụ du lịch thông minh, bao gồm đặt phòng khách sạn, đặt vé vận chuyển, đặt bàn ăn và đặt tour du lịch. Sự linh hoạt và tiện lợi trong việc tương tác này giúp tối ưu hóa trải nghiệm du lịch của họ và tạo ra một kỳ nghỉ suôn sẻ hơn. Công nghệ du lịch thông minh thường cung cấp cơ hội cho khách du lịch tương tác với người dân địa phương thông qua các diễn đàn, trò chuyện trực tuyến, và các hoạt động tham gia cộng đồng. Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm gần gũi hơn với văn hóa và lối sống địa phương, cũng như cơ hội để khám phá những địa điểm không phổ biến thông qua gợi ý từ cộng đồng địa phương. Công nghệ du lịch thông minh có thể cung cấp nội
  16. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 7 dung tùy chỉnh và đề xuất dựa trên sở thích và lịch trình du lịch của từng khách du lịch. Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm du lịch cá nhân hóa và độc đáo, giúp khách du lịch tìm thấy những trải nghiệm mới và thú vị. Yếu tố tương tác của công nghệ du lịch thông minh giúp tạo ra một trải nghiệm du lịch phong phú, đa dạng và cá nhân hóa, tối ưu hóa chất lượng trải nghiệm của khách du lịch tại các điểm đến đô thị du lịch thông minh. Đây là cơ sở đặt ra giả thuyết cụ thể như sau: H2. Yếu tố tương tác (IT) của công nghệ du lịch thông minh tác động tích cực đến chất lượng trải nghiệm (QTE) của khách du lịch tại điểm đến đô thị du lịch thông minh. Yếu tố thông tin của công nghệ du lịch thông minh thường tạo ra một ảnh hưởng tích cực đến chất lượng trải nghiệm của khách du lịch tại các điểm đến đô thị du lịch thông minh. Công nghệ du lịch thông minh cung cấp cho khách du lịch một nguồn thông tin phong phú và chi tiết về điểm đến, bao gồm thông tin về các địa điểm tham quan, lịch sử, văn hóa, mua sắm, ẩm thực và các sự kiện địa phương (Neuhofer, 2012; Wan, 2018a). Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm du lịch đa chiều và thú vị. Công nghệ du lịch thông minh thường tích hợp các dịch vụ và tiện ích hữu ích cho khách du lịch, bao gồm đặt phòng khách sạn, đặt vé vận chuyển, tìm kiếm nhà hàng và hoạt động giải trí, và thậm chí là hướng dẫn du lịch thông qua hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Sự tiện ích này giúp tối ưu hóa trải nghiệm du lịch của khách du lịch và giảm bớt sự phiền toái trong việc tổ chức chuyến đi. Công nghệ du lịch thông minh thường cho phép khách du lịch tương tác trực tiếp với thông tin và dịch vụ, cũng như cung cấp phản hồi tức thì từ cộng đồng du lịch hoặc từ các nhà cung cấp dịch vụ. Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm tương tác và linh hoạt, cho phép khách du lịch điều chỉnh và cải thiện kế hoạch du lịch của họ theo ý muốn. Công nghệ du lịch thông minh thường cung cấp cơ hội cho khách du lịch tùy chỉnh và cá nhân hóa trải nghiệm của họ (Chen et al., 2018). Các ứng dụng có thể cung cấp đề xuất dựa trên sở thích và lịch trình du lịch của từng khách du lịch, giúp tạo ra một trải nghiệm du lịch cá nhân hóa và độc đáo. Yếu tố thông tin của công nghệ du lịch thông minh cung cấp một nguồn thông tin phong phú, tích hợp các dịch vụ và tiện ích hữu ích, tạo ra sự tương tác và phản hồi tức thì và tùy chỉnh trải nghiệm du lịch, giúp tối ưu hóa chất lượng trải nghiệm của khách du lịch tại các điểm đến đô thị du lịch thông minh. Đây là cơ sở đặt ra giả thuyết cụ thể như sau: H3. Yếu tố thông tin (IF) của công nghệ du lịch thông minh tác động tích cực đến chất lượng trải nghiệm (QTE) của khách du lịch tại điểm đến đô thị du lịch thông minh. Yếu tố đảm bảo an toàn của công nghệ du lịch thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một trải nghiệm du lịch tích cực và đáng tin cậy cho khách du lịch tại
  17. 8 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... các điểm đến đô thị du lịch thông minh. Công nghệ du lịch thông minh cần phải đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân của khách du lịch, bao gồm thông tin tài khoản, thông tin thanh toán và thông tin cá nhân khác. Việc thiết lập các biện pháp bảo mật mạnh mẽ và tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu giúp tạo ra một môi trường an toàn và đáng tin cậy cho khách du lịch (Jeong và cộng sự, 2020). Công nghệ du lịch thông minh cung cấp thông tin an toàn và cập nhật chính xác về điểm đến, bao gồm thông tin về an ninh, sự kiện khẩn cấp, tình trạng thời tiết và giao thông. Việc cập nhật thông tin liên tục và đáng tin cậy giúp khách du lịch cảm thấy an tâm và tự tin khi tham gia các hoạt động du lịch. Công nghệ du lịch thông minh thường tích hợp các tính năng bảo mật và an ninh, bao gồm mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố và theo dõi hoạt động không bình thường. Việc tích hợp các tính năng này giúp bảo vệ thông tin và tài khoản của khách du lịch khỏi các mối đe dọa trực tuyến và lừa đảo. Công nghệ du lịch thông minh có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp và y tế, bao gồm việc kêu cứu y tế và cung cấp thông tin về các cơ sở y tế gần nhất. Điều này giúp tạo ra sự an tâm và tự tin cho khách du lịch trong trường hợp có tình huống khẩn cấp. Yếu tố đảm bảo an toàn của công nghệ du lịch thông minh giúp tạo ra một môi trường du lịch an toàn và đáng tin cậy, tối ưu hóa chất lượng trải nghiệm của khách du lịch tại các điểm đến đô thị du lịch thông minh. Đây là cơ sở đặt ra giả thuyết cụ thể như sau: H4. Yếu tố an toàn (SF) của công nghệ du lịch thông minh tác động tích cực đến chất lượng trải nghiệm (QTE) của khách du lịch tại điểm đến đô thị du lịch thông minh. Chất lượng trải nghiệm từ công nghệ du lịch thông minh không chỉ là yếu tố quyết định mức độ hài lòng của khách du lịch tại các điểm đến đô thị du lịch thông minh, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến lòng trung thành của họ đối với địa điểm du lịch (Cole và Scott, 2004; Meyer, 2007). Khi công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo được tích hợp một cách thông minh vào lĩnh vực du lịch, nó mở ra một loạt các cơ hội để tạo ra trải nghiệm du lịch độc đáo, đáng nhớ và thuận tiện cho khách du lịch. Công nghệ du lịch thông minh cho phép tạo ra các trải nghiệm du lịch được tùy chỉnh dành riêng cho từng khách hàng (Buonincontri và Marasco, 2017). Từ việc đề xuất các hoạt động dựa trên sở thích cá nhân đến việc cung cấp gợi ý ẩm thực dựa trên khẩu vị riêng của họ, công nghệ này giúp khách du lịch cảm thấy được quan tâm và chăm sóc cá nhân, từ đó tăng cường lòng trung thành của họ đối với điểm đến. Công nghệ du lịch thông minh cung cấp các tiện ích và dịch vụ du lịch linh hoạt và tiện lợi. Từ việc đặt phòng khách sạn và vé máy bay đến việc đặt tour du lịch và đặt bàn ăn, mọi thứ đều được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua ứng dụng di động hoặc trang web. Sự tiện lợi này tạo ra một trải nghiệm du lịch thuận tiện và trơn tru, khiến khách du lịch cảm thấy hài lòng và muốn trở lại nhiều lần. Công nghệ du lịch thông minh thường tạo ra
  18. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 9 các cơ hội để tương tác và tham gia cộng đồng địa phương. Từ việc chia sẻ trải nghiệm du lịch trên các nền tảng mạng xã hội đến việc tham gia các hoạt động cộng đồng và sự kiện địa phương, khách du lịch có cơ hội tạo ra mối liên kết sâu sắc với cộng đồng địa phương và cảm thấy phần nào là một phần của nó (Neuhofer, 2014). Chất lượng trải nghiệm từ công nghệ du lịch thông minh thường tạo ra những kỷ niệm không thể quên cho khách du lịch. Từ việc khám phá những địa danh nổi tiếng đến việc trải nghiệm văn hóa và ẩm thực độc đáo, mọi trải nghiệm đều được ghi lại và chia sẻ thông qua các công nghệ số, giúp tạo ra những kỷ niệm sâu sắc và lâu dài. Chất lượng trải nghiệm từ công nghệ du lịch thông minh không chỉ tạo ra những trải nghiệm du lịch độc đáo và tiện lợi cho khách du lịch, mà còn tăng cường lòng trung thành của họ đối với điểm đến. Giả thuyết được đặt ra cụ thể như sau: H5. Yếu tố chất lượng trải nghiệm (QTE) tác động tích cực đến lòng trung thành(RY) của khách du lịch tại điểm đến đô thị du lịch thông minh. Các yếu tố đo lường lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm đến đô thị du lịch với sự phát triển của công nghệ du lịch thông minh có thể bao gồm: Một yếu tố quan trọng trong đánh giá lòng trung thành của khách du lịch là tần suất họ quay lại điểm đến du lịch. Công nghệ du lịch thông minh có thể cung cấp thông tin và trải nghiệm du lịch tốt đến mức khiến khách du lịch muốn trở lại thường xuyên (Azis, Amin, Chan, et al., 2020). Mức độ sẵn lòng của khách du lịch chia sẻ trải nghiệm của họ với người khác cũng là một chỉ số quan trọng của lòng trung thành. Nếu khách du lịch sử dụng công nghệ du lịch thông minh để chia sẻ trải nghiệm tích cực và giới thiệu điểm đến đến bạn bè và gia đình, điều này có thể cho thấy mức độ họ yêu thích và tin tưởng vào địa điểm. Khả năng tương tác và nhận phản hồi từ khách du lịch cũng là một yếu tố quan trọng. Công nghệ du lịch thông minh có thể tạo ra các cơ hội tương tác, như các ứng dụng di động, trang web hoặc các kênh truyền thông xã hội, nơi khách du lịch có thể chia sẻ ý kiến, đánh giá và phản hồi về trải nghiệm của họ (Y. C. Wang et al., 2020a). Việc nhận được đánh giá và đánh giá tích cực từ khách du lịch có thể là một biểu hiện của lòng trung thành. Công nghệ du lịch thông minh có thể giúp cung cấp các kênh để khách du lịch đánh giá và đánh giá trải nghiệm của họ một cách dễ dàng và thuận tiện (Suhartanto và cộng sự, 2020). Như vậy, các yếu tố đo lường lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm đến đô thị du lịch thông minh có thể bao gồm tần suất trở lại, sự chia sẻ và giới thiệu, sự tương tác và phản hồi, sự tham gia vào cộng đồng địa phương, đánh giá và đánh giá tích cực. Công nghệ du lịch thông minh có thể tạo điều kiện cho việc đo lường và cải thiện các yếu tố này, từ đó tăng cường lòng trung thành của khách du lịch đối với địa điểm du lịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2