intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế" tiến hành tổng hợp các thông tin từ các công trình, bài báo, nghiên cứu và đánh giá của chuyên gia trong việc ứng dụng chuyển đổi số trong du lịch. Qua việc tổng hợp các nghiên cứu về việc chuyển đổi số trong du lịch để từ đó có thể phần nào nhận diện được những ưu điểm và hạn chế tại Việt Nam khi thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số góp phần phát triển du lịch Việt Nam theo định hướng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

  1. ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Phan Thị Minh Thảo* Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM * Tác giả liên hệ: thaominhtourguide@gmail.com TÓM TẮT Du lịch là một trong 3 ngành mũi nhọn đóng góp vào tỷ trọng GPD phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam nổi tiếng với các điều kiện thuận lợi, tiềm năng to lớn cho du lịch bền vững. Sau giai đoạn dịch Covid – 19, đứng trước những khó khăn thách thức trên con đường phục hồi du lịch và hội nhập quốc tế, một trong những giải pháp được đề cập đến là ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) giúp ngành Du lịch nâng cao khả năng cạnh tranh và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Theo chương trình Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, lĩnh vực kinh doanh du lịch đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh. Tuy nhiên việc ứng dụng CĐS trong ngành du lịch tại Việt Nam còn đang đối mặt với nhiều thử thách, để có thể nhanh chóng phục hồi sau đại dịch Covid – 19 và hội nhập thế giới cần phải phân tích và giải quyết nhiều khía cạnh.Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua phương pháp tổng hợp thông tin từ các công trình nghiên cứu trước và phỏng vấn ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực chuyển đổi số, phân tích thực trạng ưu điểm và hạn chế trong quá trình ứng dụng chuyển đổi số tại Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chuyển đổi số nhằm phát triển hoạt động du lịch. Từ khóa: chuyển đổi số (CĐS), du lịch, Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Giới thiệu Ngành du lịch tại Việt Nam so với Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung là một trong những ngành phát triển nhờ những thế mạnh về địa lý, lịch sử và văn hóa. Việt Nam nổi tiếng với thế giới với cảnh đẹp thiên nhiên được tạo nên từ sự đa dạng về địa hình cả về đồi núi lẫn biển đảo. Ví dụ hiện nay VN có hơn 125 bãi biển có tiềm năng phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành và các khu nghỉ dưỡng như Nha Trang – Cam Ranh (Khánh Hòa), biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cửa Lò (Nghệ An) … Việt Nam cũng có hệ thống về nền tảng văn hóa đặc biệt thể hiện ở việc có 28 di sản văn hóa đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận, du khách nội địa và quốc tế vẫn luôn được thu hút về những làng nghề truyền thống dọc dải đất Việt Nam hình chữ S này. Theo nghiên cứu lượng khách du lịch có thể đến VN quanh năm vì khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và sự phân hóa khí hậu đa dạng giữa các vùng miền. Tại Hội nghị của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số: Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh “Ưu tiên phát triển du lịch số là lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao theo tinh thần Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 50/NQ- CP của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh”. Để hoàn thành mục tiêu xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh thì phải ứng dụng các nền tảng số quốc gia về du lịch theo tinh thần Nghị quyết 82 của Chính phủ. Theo Berman, S.J. (2012), chuyển đổi số tạo ra những mô hình kinh doanh mới. Chuyển đổi số đề cập đến “những thay đổi liên quan đến việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong mọi khía cạnh của xã hội loài người” (Baker, Mark, 2014). Theo Matzler và cộng sự (2016), chuyển đổi số là việc sử dụng kết hợp các công nghệ như công nghệ đám mây, cảm biến, dữ liệu lớn … để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới. Nghị quyết 08-NQ/QĐ của Bộ chính trị cũng đề cập đến việc du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn là kim chỉ nan giúp các địa phương chủ động nâng cấp cơ sở hạ tầng viễn thông, cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm và tiếp cận nhiều thị trường. Hơn nữa các bên tham gia cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin để theo kịp xu hướng của thời đại, đi từ số hóa (digisation) đến chuyển đối số (digital transformation) và sáng chế số (digital reinvention). Một mặt công nghệ góp phần xây dựng hình ảnh điểm 490
  2. đến theo nhiều cách đa dạng và ấn tượng: mặt khác, công nghệ giúp các doanh nghiệp tăng khả năng bán hàng, thể hiện giá trị gia tăng của doanh nghiệp trong việc làm hài lòng du khách. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết tiến hành tổng hợp các thông tin từ các công trình, bài báo, nghiên cứu và đánh giá của chuyên gia trong việc ứng dụng chuyển đổi số trong du lịch. Qua việc tổng hợp các nghiên cứu về việc chuyển đổi số trong du lịch để từ đó có thể phần nào nhận diện được những ưu điểm và hạn chế tại Việt Nam khi thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số góp phần phát triển du lịch Việt Nam theo định hướng bền vững. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Một số vấn đề lý luận liên quan 1.1. Khái niệm chuyển đổi số Theo Reis & cộng sự (2018), các định nghĩa khác nhau về CĐS có thể được phân loại thành 3 yếu tố riêng biệt gồm (1) Công nghệ - CĐS dựa trên việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số mới như phương tiện truyền thông xã hội, thiết bị di động, phân tích hoặc thiết bị nhúng mã nguồn; (2) Tổ chức – CĐS đòi hỏi phải thay đổi quy trình tổ chức hoặc tạo ra môi trường kinh doanh mới và (3) Xã hội – CĐS là hiện tượng mà ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh đời sống con người ví dụ như tăng cường sự trải nghiệm của khách hàng. CĐS là quá trình áp dụng công nghệ số vào thay đổi con người, quy trình, chiến lược, cấu trúc và động lực cạnh tranh của một cơ sở giáo dục đại học (Gebayew và cộng sự, 2018). CĐS là việc tổ chức lại hoăc đầu tư mới vào công nghệ và mô hình kinh doanh để thu hút khách hàng ở mọi thời điểm (Liao và công sự, 2020). Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (2021) CĐS là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số. Từ những cách tiếp cận trên có thể nhận định CĐS trong lĩnh vực du lịch là quá trình chuyển từ mô hình kinh doanh và tiếp thị truyền thống sang mô hình hiện đại hơn, tập trung vào cải thiện trải nghiệm của du khách thông qua chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu. Điều này giúp đảm bảo rằng du khách có được trải nghiệm nghỉ dưỡng, giải trí thuận tiện, sang trọng và đáng nhớ. Trong hoạt đông kinh doanh du lịch, CĐS đại diện cho sự thay đổi trong cách du khách di chuyển, trải nghiệm du lịch, kinh doanh du lịch, và quản lý du lịch thông qua việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số. Trong vài năm gần đây, khái niệm “CĐS trong DL” đã trở nên phổ biến và ngày càng thu hút sự chú ý. Sự phát triển một cách vượt bậc của Công nghiệp 4.0, với sự xuất hiện của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, blockchain, và thực tế ảo (VR)… 1.2. Vai trò của chuyển đổi số đến sự phát triển du lịch Để tự cứu lấy mình sau cơn bão Covid - 19 và sẵn sàng hội nhập theo xu hướng CĐS tất yếu của thế giới. Việt Nam đã định hướng ngành du lịch trong chặng đua mới ngành du lịch cần tận dụng CĐS là xu hướng chính cho hành trình hồi sinh và phát triển. - Sử dụng CĐS một cách thông minh sẽ hỗ trợ công ty lữ hành, đại lý kinh doanh Du lịch có thể thực hiện được việc tương tác với khách để hiểu tâm lý, hành vi, nhu cầu từ đó có thể xây dựng và thiết kế các sản phẩm phù hợp. - Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng việc ứng dụng chuyển đổi số mang tới những trải nghiệm thuận tiện và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng như mã thuyết minh tự động, mã QR giới thiệu hiện vật... - Hiện nay khách DL không cần phải mất nhiều thời gian di chuyển mà vẫn có thể tiếp cận dịch vụ, thông tin du lịch một cách đa dạng với chất lượng tốt nhất. - Việc thực hiện số hóa sẽ giúp việc giải quyết hồ sơ, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành Du lịch; thủ tục hành chính; thiết lập kết nối liên thông hệ thống thông tin giữa cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp. - Các hoạt động kinh doanh du lịch, sự kiện du lịch sẽ được truyền thông quảng bá du lịch trên các nền tảng số; 491
  3. - Hệ sinh thái về dịch vụ, mua sắm, ẩm thực sẽ được đầu tư và hoàn thiện thông qua CĐS… đồng thời du khách có thể gửi phản ánh về chất lượng dịch vụ đến cơ quan quản lý. 1.3. Một số ứng dụng của chuyển đổi số trong du lịch - Trí tuệ nhân tạo AI và Chatbot: AI có thể trả lời các câu hỏi, thắc mắc của KH và cung cấp những thông tin về các dịch vụ du lịch cho KH một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất, ngay cả khi không có nhân viên chăm sóc khách hàng. - Internet of Things (IoT) – Internet kết nối vạn vật: Internet of Things trong du lịch nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng cường an ninh. - CSAT (Đo lường sự hài lòng của khách hàng): Các chỉ số đo lường sự hài lòng của khách DL thể hiện rõ qua các điểm đánh giá (rating), những bình luận chia sẻ, góp ý (review) của các du khách trên nhiều nền tảng. Rating & review là chỉ số quan trọng để các doanh nghiệp trong ngành du lịch cải thiện chất lượng dịch vụ của của DN và tăng cường niềm tin của khách hàng đối với DN. - Trải nghiệm thực tế ảo (Virtual reality experience): Xã hội phát triển, xu hướng trải nghiệm địa điểm du lịch trước và trong chuyến đi trên internet của KH ngày càng tăng, một số điểm đến du lịch và DN lữ hành đã thực hiện công nghệ phát triển tour ảo hoặc tour tương tác để mô phỏng địa điểm du lịch thông qua hình ảnh, video, và các yếu tố đa phương tiện khác như hiệu ứng âm thanh, âm nhạc, hoặc các bản tường thuật, giới thiệu, và văn bản. làm cho tour ảo trở nên hấp dẫn với du khách, giúp du khách hiểu rõ hơn về địa điểm sắp tham quan và kích thích tạo động lực cho chuyến du lịch của mình. Hình 1.1: Trải nghiệm công nghệ thực tế ảo với chủ đề “Đưa di sản tới đương đại” tại Hà Nội (Nguồn: Tạp chí người Hà Nội số xuất bản 14/11/2022) - Phần mềm/App trên điện thoại: App di động đang trở thành một trong những xu hướng công nghệ luôn được khách DL sử dụng không chỉ trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Thông qua ứng dụng di động khách hàng dễ dàng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn, vé máy bay, vé tham quan, tra cứu thông tin về các địa điểm du lịch. Một trong những điểm ưu việt là DN cũng có thể tận dụng các ứng dụng di động để quản lý và theo dõi hoạt động của DN. Hình 1.2. App ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” (Nguồn: Tổng cục du lịch ngày 10/10/2020) 2. Thực trạng ứng dụng chuyển đổi số trong ngành du lịch tại Việt Nam hiện nay 2.1. Ưu điểm 492
  4. Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê từ tháng 1 đến tháng 11/2023 khách quốc tế đến VN đã cán mốc 11,2 triệu lượt người, gấp 3,8 lần cùng kỳ năm trước và bằng 68,9% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Theo TCDL, từ đầu năm 2022 đến nay, VN liên tục nằm trong nhóm các điểm đến có tăng trưởng cao nhất thế giới, với mức tăng trưởng từ 50%-75%. Lượng tìm kiếm về cơ sở lưu trú du lịch tại VN trong tháng 7/2022 đạt mức 100 điểm, cao gấp 5,9 lần so với thời điểm đầu tháng 3/2022. Hình 2.1. Khách quốc tế đến Việt Nam các tháng năm 2023 (Nghìn lượt người) (Nguồn: Tổng cục Thống kê 2023) Theo số liệu thống kê 90% du khách sẽ thực hiên việc tìm hiểu, nghiên cứu, tìm hiểu trực tuyến cho kỳ nghỉ hoặc chuyến đi của họ. Thị phần của các OTA ước tính chiếm khoảng 40% tổng thị trường du lịch toàn cầu. Chỉ số này tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương thậm chí còn lên đến 46-48%. Vì vậy, việc đẩy các sản phẩm, dịch vụ du lịch lên các kênh bán hàng trực tuyến là việc cần thiết và hữu hiệu để thu hút du khách So sánh với một số quốc gia tại Châu Á như: Singapore nổi tiếng tiên phong trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động định hình tương ngành du lịch. Chính phủ Singapore và TCDL Singapore đã tổ chức hàng loạt sự kiện “hybrid” - áp dụng công nghệ ki- ốt đăng ký tự động được tích hợp công nghệ quét mã QR. Robot cũng được trang bị tại sân bay Changi mục đích dọn dẹp tự động có kèm thiết bị phun sương khử trùng, áp dụng công nghệ ánh sáng LED cực tím (UV-C) để giữ gìn vệ sinh khu vực công cộng mang lại sự an toàn cho du khách. Trung Quốc cũng đẩy mạnh ứng dụng phổ biến công nghệ AI, tự động hóa, du lịch ảo ứng dụng công cụ kỹ thuật số... Nhật Bản cũng đã hòa mình vào dòng chảy CĐS qua hoạt động truyền thông quảng bá du lịch trên mạng xã hội, cung cấp thông tin phổ biến bằng tiếng Anh, ứng dụng công nghệ AI...; đẩy mạnh phát triển ứng dụng mobile, website quảng bá du lịch; đầu tư phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng cho chuyển đổi số... Thái Lan, từ nằm 2016 chuyển đổi số cũng đã được bắt đầu bằng một kế hoạch 5 năm đầy tham vọng có tên “Digital Thailand” thực hiện CĐS cho toàn bộ hệ thống công quyền, từ quản lý công cộng đến hỗ trợ du lịch, cảnh báo thảm họa thiên nhiên và nâng cao hiệu quả của nông nghiệp. Campuchia cũng gây ấn tượng với khách DL với hệ thống tour thực tế ảo tham quan quần thể di tích Angkor Wat, đưa du khách trở về quá khứ để ngắm nhìn những công trình kiến trúc cổ xưa… Hiện nay cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lữ hành Việt Nam VN đang tích cực triển khai nhiều giải pháp công nghệ cũng như thiết lập các chính sách phù hợp để tăng tốc chuyển đổi và đem lại trải nghiệm tích cực hơn cho du khách với với nhận định CĐS sẽ đem lại nhiều lợi ích và tiềm năng lớn cho sự phát triển của ngành du lịch nước nhà. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-TT phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025” trong đó nhấn mạnh rằng nước ta cần ưu tiên phát triển du lịch số, du lịch thông minh vào năm 2018. 493
  5. Từ năm 2022 và đỉnh điểm là mốc thời gian 2023 là giai đoạn đẩy mạnh CĐS theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, toàn dân, toàn diện. Chương trình thúc đẩy chiến lược nền tảng số quốc gia sẽ cung cấp đầy đủ thông tin và trải nghiệm trực tuyến cho khách du lịch cũng được diễn ra rộng rãi trên nhiều địa phương thể hiện trong việc đồng loạt triển khai và áp dụng nhiều ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực này nhằm thích ứng với xu thế và nâng cao hiệu quả hoạt động. Một vài ví dụ điển hình tại những trung tâm du lịch lớn như TP. Hồ Chí Minh triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin như: ứng dụng phần mềm (App) du lịch thông minh trên nền tảng Android và iOS; triển khai Ứng dụng Công nghệ 3D trong thông tin, quảng bá du lịch năm 2022 nhằm tái hiện không gian một phần Thành phố từ trên cao; vận hành Cổng thông tin 1022 nhằm cung cấp, hỗ trợ các thông tin về du lịch, cũng như giúp du khách tương tác với chính quyền để phản ánh chất lượng, an ninh du lịch tại Thành phố; Cập nhật 366 tài nguyên du lịch lên nền tảng Google Earth và Google Map; đưa sản phẩm du lịch lên sàn giao dịch thương mại điện tử… Hà Nội cũng đã bước đầu triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng số, mạng xã hội trong hoạt động tham quan, du lịch của Thành phố. Đồng thời, liên kết, thống nhất hệ thống dữ liệu cho hơn 300 điểm du lịch trên địa bàn. Các di tích, điểm đến cũng được số hóa để du khách dễ dàng tìm hiểu về điểm tham quan trước mỗi chuyến đi. Một số tỉnh thành du lịch nổi tiêng trong cả nước như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh đã thực hiện hoạt động ứng dụng CĐS trong hoạt động du lịch. Bước đầu, việc chuyển đổi số trong ngành du lịch đã mang lại một số trải nghiệm mới cho du khách, giúp việc quảng bá du lịch thuận lợi hơn. Mã QR tích hợp các thông tin cần thiết về du lịch được niêm yết rộng khắp khách sạn, quầy tính tiền của cơ sở kinh doanh ăn uống; quầy bán vé, khu vực khách ngồi đợi ở ga, bến tàu du lịch hay dọc tuyến đường trung tâm của thành phố. Chỉ với thao tác đơn giản, nhanh chóng trên điện thoại, người dân và du khách có thể dễ dàng cập nhật đầy đủ thông tin về du lịch tại các địa điểm từ tour tham quan, nhà hàng, quán ăn, khách sạn... đến những danh lam, thắng cảnh của thành phố. Với tốc độ phản hồi nhanh chóng, dễ sử dụng, những tiện ích từ việc sử dụng mã QR giúp khách du lịch tiết kiệm thời gian tìm hiểu, đọc tờ rơi như trước kia. Trong xu thế ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, nhiều điểm đến du lịch cũng nỗ lực hơn trong việc xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch thông minh. Thành công trong việc liên kết, thống nhất hệ thống dữ liệu cho các điểm du lịch trên địa bàn. Các di tích, điểm đến cũng được số hóa để du khách dễ dàng tìm hiểu về điểm tham quan trước mỗi chuyến đi, đồng thời chuẩn hóa các nội dung thuyết minh tự động bằng 5 ngôn ngữ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và lựa chọn của khách hàng. Công nghệ ảo VR360 được ứng dụng thông qua việc mô phỏng môi trường thực tế bằng các thiết bị chuyên dụng, số hoá mọi địa điểm danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, bảo tàng, khách sạn, resort v.v. Ví dụ Khu di tích Đại Nội Huế có ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR360 để khách tham quan từ xa thông qua máy tính, điện thoại thông minh. Các doanh nghiệp du lịch có nhiều ứng dụng chuyển đổi số trong việc điều hành, quản lý trên hệ thống phần mềm chuyên dụng mang lại tiện ích, đa dạng dịch vụ, sản phẩm du lịch, tăng giá trị trải nghiệm cho khách tham quan. Nổi bật, những dịch vụ lưu trú cao cấp như Công ty Cổ phần Vinpearl, Tập đoàn SunGroup, Novotel, Sheraton đã sử dụng CĐS thông qua công nghệ Face ID trong việc làm thủ tục check-in cho khách du lịch. Các khu du lịch đã triển khai hệ thống bán vé tự động để nâng cao hiệu quả phục vụ khách. Ở mỗi dịch vụ có clip và chữ giới thiệu tóm tắt về dịch vụ. Khách hàng có thể dễ dàng chọn loại dịch vụ và số vé cần mua, sau đó thanh toán thông qua quét mã QR. Ở một số khu du lịch biển nổi tiếng tại Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cam Ranh (Khánh Hòa) đã ra mắt ứng dụng di động với các tính năng như: Cung cấp thông tin thực đơn các nhà hàng, quầy bar, dịch vụ ăn uống tại phòng và chương trình khuyến mãi; tích hợp chức năng cho phép người dùng góp ý về các dịch vụ của khu nghỉ dưỡng. Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều hội thảo về việc vận dụng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo trong việc phát triển du lịch, có thể nhắc đến một số Hội Thảo điển hình như Hội thảo “Chính sách phát triển kinh tế biển và đổi mới sáng tạo - Phía trước là biển” tổ chức tại Khánh Hoà ngày 24/11/2022. Tại hội thảo, các doanh nghiệp giới thiệu các ứng dụng công nghệ số, AI tiên tiến như: Ứng dụng Smart Travel 2.0 của Công ty viễn thông Mobifone, ứng dụng Virtual reality (VR) của Công ty Moviao, Web App có tên gọi “Ăn gì ở đâu Nha Trang” ... Tổng cục Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về nội dung chuyển đổi số trong ngành Du lịch vào tháng 6/2022. Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề “Chuyển đổi số: Cơ hội, thách thức và giải pháp để phát triển kinh tế số” do Trường ĐH Kinh tế quốc dân và Trường ĐH kinh tế 494
  6. – Kỹ thuật Công nghiệp đồng tổ chức vào tháng 11/2023.12/2022, tại thị xã Sa Pa đã diễn ra tọa đàm với chủ đề “Ứng dụng chuyển đổi số trong liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh”. Gần đây nhất là Quyết định 219/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Hội thảo quốc tế về chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch tại Trường Cao đẳng Du lịch Huế vào tháng 2/ 2024. 2.2. Hạn chế Trong thời gian qua, Việt Nam đã tập trung triển khai nhiều giải pháp nhưng kết quả còn chưa khả thi Trung tâm điều hành thông minh tích hợp với các hệ thống thông tin ở VN chưa tích hợp được nhiều lĩnh vực khác nhau để cập nhật và theo dõi các số liệu từ hệ thống, từ đó chưa tạo ra những lợi ích thiết thực trong phục vụ người dân, du khách, doanh nghiệp. Những ứng dụng với các tính năng như phân tích hành vi, mật độ giao thông, phân tích và cảnh báo về các hiện tượng mất an toàn, hành vi tụ tập đông người, vứt rác không đúng nơi quy định hay những ứng dụng công nghệ cho vấn đề môi trường hiện cũng chưa được xây dựng và triển khai như các địa phương phát triển du lịch khác. Các ứng dụng dụng giúp du khách có thể lập kế hoạch cho chuyến đi của mình chưa triển khai được rộng rãi, những hệ thống kiểm tra thông tin thẻ hướng dẫn viên, xe vận chuyển du lịch di động, tra cứu thông tin doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch đạt chuẩn, hệ thống thẻ du lịch thông minh vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Thông tin từ các ứng dụng hỗ trợ du lịch được cập nhật theo thời gian thực; ngôn ngữ trên các ứng dụng chưa đa dạng, hạn chế về khả năng tiếp cận thân thiện và hỗ trợ tối ưu nhu cầu của du khách, đặc biệt là với du khách nước ngoài. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu còn rời rạc, chưa được kết nối, liên thông, chia sẻ sử dụng chung trong các lĩnh vực khác nhau. Thông tin cung cấp cho du khách trên cổng dữ liệu mở thành phố còn hạn chế. Các cơ quan nhà nước có liên quan và Hiệp hội chưa thật sự phối hợp chia sẻ và kết nối dữ liệu Thách thức đặt ra là phải phát huy được hiệu quả các ứng dụng phần mềm cần kết nối liên thông, trao đổi thông tin, cập nhật dữ liệu. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng việc lập trình và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vẫn còn mang tính mới mẻ và chưa được đầu tư, nguồn nhân lực hạn chế về số lượng, chất lượng, năng lực, ngoại ngữ. Ngoài ra nhân sự của ngành dịch vụ du lịch với sự tác động của nhiều yếu tổ thay đổi liên tục dẫn đến việc khó khăn trong đào tạo và cập nhật kiến thức về công nghệ. Các ứng dụng thông minh triển khai trong thời gian qua là giai đoạn thí điểm, quá trình triển khai áp dụng vẫn xuất hiện nhiều hạn chế. Việc tuyên truyền nhận thức về phát triển du lịch thông minh chưa thực sự hiệu quả. Sự tham gia của du khách chưa cao, chưa có chính sách khuyến khích cho du khách tìm kiếm và đặt dịch vụ theo hình thức trực tuyến. Ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp du lịch vẫn chưa đồng bộ. Trong lĩnh vực quản lý: Ngành du lịch Việt Nam vẫn sử dụng nhiều phương pháp thủ công như quản lý doanh nghiệp, công việc và nhân sự trên giấy. Việc lưu trữ thông tin như danh sách tour, lịch trình, sổ sách, hóa đơn, và thông tin khách hàng thường xuyên được thực hiện trên vật chất giấy, tạo ra sự phiền toái trong việc tìm kiếm và cập nhật thông tin. Trong khía cạnh kinh doanh: Một số doanh nghiệp du lịch vẫn tập trung vào việc xây dựng văn phòng bán tour tại những vị trí đắc địa để thu hút khách hàng và giảm giới hạn khoảng cách tiếp cận. Hình thức tiếp thị truyền thống như phát tờ rơi và bán tại cửa hàng vẫn được ưa chuộng, khiến cho việc tiếp cận khách hàng tiềm năng trở nên hạn chế. Trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng: Việc sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ như điện thoại, email và thư là thông thường. Tuy nhiên, đôi khi việc đứt gãy liên hệ với khách hàng có thể xảy ra do rơi rớt dữ liệu, thiếu quy trình hoặc không có phương tiện hỗ trợ đầy đủ. 3. Đề xuất ý kiến ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch nhằm hướng đến phát triển du lịch bền vững Cơ quan quản lý nhà nước phải ban hành các chính sách và pháp luật rõ ràng, minh bạch trong việc sử dụng chuyển đổi số, công nghệ số, trí thông minh nhân tạo. Thu hút và tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch cùng kết nối, chia sẻ và sử dụng công nghệ trong các hoạt động như quản lý doanh nghiệp thông minh, quản lý nhà nước về du lịch, quản lý điểm đến thông minh… Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch thông minh thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dựng trên nền tảng số, hoạt động số hóa đối với các công trình lịch sử, văn hóa; cần xây dựng môi trường thông minh. Nên xây dựng nên xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu chung, tương thích giữa Chính quyền với các hệ thống quản lý của các doanh nghiệp du lịch đang sử dụng. Cần chú trọng đầu tư ngân sách để phát triển nguồn nhân lực phù hợp để tiếp cận công nghiệp 4.0, tập trung vào công tác huấn luyện, đào tạo cập nhật kiến thức về công nghệ cho nguồn nhân lực trong du lịch. Các chính sách và nội 495
  7. dung giáo dục cũng cần được thay đổi mạnh mẽ để tạo động lực cho nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới. Lên kế hoạch xây dựng và vận hành hệ sinh thái điểm đến du lịch thông minh với cơ sở hạ tầng và công nghệ thông minh như: hệ thống kiểm soát ra vào tự động, bãi đỗ xe thông minh, máy bán nước tự động, phần mềm quản lý bán hàng, hệ thống quản lý khách hàng, hệ thống quản lý chương trình khuyến mãi, chữ ký số, hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử, sản vật vùng miền, hệ thống thuyết minh điện tử,… Sử dụng ngay các công cụ quản trị thông minh như: kết nối Internet, các nền tảng ứng dụng trực tuyến trong các cuộc họp, chia sẻ thông tin, giao và kiểm soát công việc,… Tuyên truyền cho tất cả thành phần tham gia ngành dịch vụ về lợi ích, triển vọng đối với phát triển du lịch thông minh. Công tác triển khai thực hiện điểm đến thông minh cần sự hưởng ứng, tham gia của các bên gồm khách du lịch; người dân địa phương; các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch, Thúc đẩy những chương trình nghiên cứu khoa học, khuyến khích, tạo động lực cho các nhà khoa học, các DN phát triển việc ứng dụng công nghệ mới, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm CĐS, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ứng dụng vào du lịch thông minh nói riêng. III. KẾT LUẬN Xu hướng chuyển đổi số nói chung và vận dụng trí tuệ nhân tạo nói riêng đã mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với lĩnh vực du lịch tại Việt Nam. Thời gian qua ngành du lịch Việt Nam rất nỗ lực trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động du lịch nhằm tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu càng cao của du khách nội địa cũng như quốc tế. Việt Nam cần triển khai và áp dụng chuyển đổi số một cách đồng bộ, những công nghệ hiện đại trong CĐS, tạo mạng lưới kết nối tham gia của các bên gồm những đơn vị quản lý nhà nước, khách DL; cư dân địa phương; DN lữ hành, cơ sở kinh doanh du lịch. Trong tươi lai với những tiềm năng về du lịch, Việt Nam nếu ứng dụng được chuyển đổi số trong hoạt động du lịch sẽ thu hút được lượt khách như mục tiêu đã đặt ra từ năm 2024 – 2030, trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về du lịch tại Châu Á nói riêng và tạo chỗ đứng về hoạt động kinh doanh dịch vụ DL trên thế giới nói chung, doanh thu từ ngành du lịch sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và đất nước nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boes., K., & Buhalis, D. (2016) “Conceptualizing Smart Tourism Destinatrions Dimensisons”. Lugano: Springer Nature. 2. Cameron A, Pham T H, Atherton J, Nguyen D H, Nguyen T P, Tran S T, Nguyen T N, Trinh H Y & Hajkowicz S (2019). “Vietnam’s future digital economy - Towards 2030 and 2045”. CSIRO, Brisbane. 3. Nguyễn Thị Minh Nghĩa (2019), “Điểm đến du lịch thông minh: Khái niệm và các xu hướng nghiên cứu hiện nay”, Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, số 128, tr. 129 - 146. 4. Ngo Thanh Loan, Le Huu Nghia (2019). “Digital Transformation in tourism marketing in Vietnam”. The 4th Conference on Tourism in Vietnam: Smarter Tourism, Hanoi. 5. Phùng Thị Hạnh (2022), “Phát triển du lịch thông minh: Cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, Số 58/2022, tr. 71 - 80. 6. Tổng cục Du lịch (2017), Du lịch trực tuyến – Lĩnh vực giàu tiềm năng để khai thác. Truy cập link: https://vietnamtourism.gov.vn/post/24183 7. World Economic Forum (WEF, years: 2017 2019), The Travel and Tourism Competitiveness Report. 496
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2