intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dương" sử dụng phương pháp khảo sát, phương pháp thực địa và phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu nhằm làm rõ thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉnh Bình Dương đã ứng dụng các trang web, app và mạng xã hội trong hoạt động du lịch tạo ra các chuyển biến tích cực về chuyển đổi số trong lưu trú, lữ hành, nhà hàng và các điểm đến. Bên cạnh những thành tựu đạt được, chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tỉnh Bình Dương đối mặt với các thách thức về công nghệ, nhân lực, tài chính,... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dương

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Phan Văn Trung1 Tóm tắt: Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành du lịch, tác động đến cách thức hoạt động và tương tác với du khách. Bài viết này sử dụng phương pháp khảo sát, phương pháp thực địa và phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu nhằm làm rõ thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉnh Bình Dương đã ứng dụng các trang web, app và mạng xã hội trong hoạt động du lịch tạo ra các chuyển biến tích cực về chuyển đổi số trong lưu trú, lữ hành, nhà hàng và các điểm đến. Bên cạnh những thành tựu đạt được, chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tỉnh Bình Dương đối mặt với các thách thức về công nghệ, nhân lực, tài chính,… Trên cơ sở phân tích thực trạng, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Bình Dương. Từ khóa: Chuyển đổi số, du lịch, giải pháp, tỉnh Bình Dương, thực trạng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển đổi số (CĐS) có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, giúp tự động hóa các quy trình kinh doanh từ sản xuất đến dịch vụ khách hàng, tăng cường hiệu suất và giảm thiểu lỗi do yếu tố con người. CĐS cho phép tổ chức thu thập, phân tích và hiểu rõ hơn về khách hàng, từ đó tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa và tối ưu hóa dịch vụ. Bên cạnh đó, CĐS thúc đẩy sự sáng tạo thông qua việc tạo ra môi trường linh hoạt, khuyến khích đổi mới và phát triển dịch vụ mới. CĐS còn cung cấp công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ, hỗ trợ quyết định dựa trên sự hiểu biết sâu sắc và chính xác từ dữ liệu. CĐS không chỉ là một công cụ, mà là một quá trình liên tục và toàn diện, tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, mang lại nhiều cơ hội và thách thức mới. CĐS tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực du lịch, hệ thống đặt phòng, vé máy bay, hoạt động giải trí trực tuyến giúp du khách dễ dàng lựa chọn và đặt dịch vụ từ mọi nơi. Công nghệ số mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và thuận tiện cho việc quảng cáo, tiếp thị. Các đơn vị kinh doanh du lịch có thể sử dụng dữ liệu để hiểu rõ hành vi du khách, dự đoán xu hướng và tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị. CĐS giúp du khách có những trải nghiệm mới như thực tế ảo VR (Virtual Reality), AR (Augmented Reality). Bên cạnh đó, CĐS giúp cho các nhà quản lí tự động hóa quy trình đặt phòng, quản lý lịch trình, theo dõi thông tin khách hàng, tương tác với khách hàng thuận lợi hơn những cách quản lí thông tin truyền thống. Theo kết quả 1 Khoa Công nghiệp Văn hóa - Đại học Thủ Dầu Một.
  2. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 121 khảo sát của Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam về nhu cầu và xu hướng của khách du lịch trong thời kỳ đại dịch COVID-19, có 40% người tham gia khảo sát cho biết có nhu cầu đặt tour trực tuyến, trong khi chỉ từ 12-15% vẫn đặt tour theo kiểu truyền thống qua công ty du lịch (Mỹ Phương, 2022). Điều này cho thấy, người tiêu dùng đã chuyển sang sử dụng các nền tảng số nhằm tiết kiệm thời gian, giao dịch thuận tiện và nhanh hơn. Chuyển đổi số và cơ hội thị trường sẽ là động lực cho sự thành công của ngành du lịch trong tương lai, đồng thời cũng gây áp lực không nhỏ lên ngành du lịch. Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của CĐS, ngày 29/8/2022, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch Thực hiện Chương trình CĐS ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, 2022). Mục tiêu chính của kế hoạch này là thúc đẩy và phát triển nền tảng số đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền tảng số của quốc gia và tỉnh Bình Dương. Thông qua Trung tâm Xúc tiến du lịch, tỉnh đã xây dựng app du lịch, nâng cấp cổng thông tin du lịch. Mặc dù đã có nhiều chuyển biến về CĐS trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Bình Dương nhưng so với các địa phương khác, quá trình này diễn ra còn khá chậm, nhiều đơn vị gặp khó khăn về công nghệ, tài chính, nhân lực khi thực hiện CĐS. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, trải nghiệm tích cực, hiện đại cho du khách, đồng thời cản trở việc quảng bá hình ảnh và phát triển bền vững của địa phương. Do đó, phân tích rõ thực trạng CĐS, đề xuất giải pháp đẩy mạnh CĐS trong lĩnh vực du lịch tỉnh Bình Dương có tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận về chuyển đổi số - Chuyển đổi số: Theo Deloitte (2018), CĐS là việc sử dụng công nghệ để cải thiện triệt để hiệu suất hoặc phạm vi tiếp cận của một tổ chức. Trong một doanh nghiệp CĐS, công nghệ kỹ thuật số cho phép cải tiến các quy trình, thu hút nhân tài và mô hình kinh doanh mới (Deloitte, 2018). CĐS đề cập đến các tác động kinh tế và xã hội của số hóa. Số hóa là việc sử dụng các công nghệ và dữ liệu kỹ thuật số cũng như sự kết nối giữa chúng dẫn đến những thay đổi mới hoặc thay đổi đối với các hoạt động hiện có (OECD, 2018). Theo Ủy ban châu Âu thì CĐS được đặc trưng bởi sự kết hợp của các công nghệ tiên tiến và sự tích hợp của hệ thống vật lý và kỹ thuật số, sự chiếm ưu thế của các mô hình kinh doanh đổi mới và quy trình mới cũng như việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông minh (European Commission, 2019).
  3. 122 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Bước phát triển tiếp theo của chuyển đổi số là sự sáng tạo lại số hóa. Đây là quá trình hoàn thiện nền kinh tế thông minh, kết hợp nhiều công nghệ kỹ thuật số - bao gồm điện toán đám mây, blockchain, di động và Internet of Things (IoT) - để thu nhận lại các mối quan hệ của khách hàng và đối tác. Nó liên quan đến việc tạo ra hoặc điều phối các trải nghiệm độc đáo, hấp dẫn cho khách hàng và các bên liên quan khác thông qua hệ sinh thái kinh doanh mới. Các doanh nghiệp được sáng tạo lại bằng kỹ thuật số thành công khi thiết lập một nền tảng tương tác cho khách hàng của họ và đóng vai trò là người hỗ trợ, người dẫn đường, đối tác (Lê Hữu Nghĩa và cộng sự, 2021). - Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch: Theo Lã Thị Bích Quang và Tạ Mạnh Thắng (2022), CĐS trong ngành du lịch có thể hiểu là sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh, tiếp thị truyền thống sang tập trung vào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số (Digital value chain) dựa trên dữ liệu. CĐS đang dần thay đổi toàn diện cách vận hành và quản lý tại các doanh nghiệp du lịch, nâng cao hiệu quả tương tác và sự kết nối từ doanh nghiệp tới khách hàng, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và tạo ra nhiều giá trị hơn. Những mô hình kinh doanh du lịch hiện đại và các kênh đại lý du lịch trực tuyến ngày càng lớn mạnh, đáp ứng được nhu cầu về sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian của phần đông khách hàng, điển hình là sự bùng nổ của các ông lớn Booking, Agoda, Expedia, Traveloka, Klook,... Bên cạnh những tiện ích về đặt dịch vụ trực tuyến, những kênh đại lý du lịch trực tuyến này cũng không ngừng đẩy mạnh công tác truyền thông số và marketing online, điều đó không chỉ mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt hơn mà còn xây dựng được niềm tin và duy trì sự trung thành của khách hàng với thương hiệu. Ở Việt Nam, CĐS là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản, nghị quyết, trong đó nhấn mạnh ưu tiên phát triển du lịch số, du lịch thông minh là những lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao. Trong Quyết định số 1671/ QĐ- TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025” xác định mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, chủ động đáp ứng nhu cầu đặc thù, chuyên biệt của thị trường khách du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối hiệu quả với các chủ thể liên quan, tạo môi trường cho cộng đồng, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phù hợp với xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2025 phát triển đồng bộ hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với Hệ tri thức Việt số hóa và các mô hình đô thị thông minh; thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trợ lý du lịch ảo và các công nghệ tiên tiến khác phục vụ du khách, cộng đồng, doanh nghiệp
  4. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 123 và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm 4 quốc gia dẫn đầu về năng lực cạnh tranh du lịch của khu vực Đông Nam Á. Tổng cục Du lịch Việt Nam tập trung hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh, cụ thể vào tháng 4 năm 2022, chương trình giới thiệu “CĐS trong ngành du lịch” trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2022 đã giới thiệu những sản phẩm công nghệ như: hệ thống Dashboard thông tin điều hành du lịch dành cho cơ quan quản lý; cơ sở dữ liệu ngành du lịch dành cho cơ quan quản lý; ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn dành cho khách du lịch; ứng dụng Hướng dẫn Du lịch Việt Nam dành cho doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên; Thẻ du lịch thông minh dành cho khách du lịch,… Tóm lại, dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0, CĐS là xu hướng phát triển tất yếu của ngành du lịch vì hầu hết các hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối khách hàng đều được thực hiện trên nền tảng số. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp khảo sát Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi đối với 20 quản lí khách sạn, nhà hàng, 15 đơn vị lữ hành ở địa bàn tỉnh Bình Dương và 110 khách du lịch tại các điểm đến ở khu vực nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng CĐS trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Bình Dương. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa Vận dụng phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng CĐS, cụ thể là thực trạng thuyết minh tự động, công nghệ chiếu 3D, gắn mã QR cho các hiện vật, hình ảnh được trưng bày tại các điểm đến của tỉnh Bình Dương như bảo tàng, di tích lịch sử, khu du lịch,… 2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu Trên cơ sở xác định mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, đề tài tiến hành thu thập, phân tích các nguồn tài liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, các cơ quan quản lí du lịch liên quan đến CĐS. Nguồn dữ liệu sau quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở tiến hành thực hiện các khảo sát, điều tra để đối chiếu, bổ sung nhằm hoàn thiện kết quả nghiên cứu. Các nguồn dữ liệu sơ cấp sau điều tra cũng được tiến hành phân tích để đưa ra các đánh giá đảm bảo độ tin cậy và khách quan. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về tiềm năng du lịch tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, không chỉ nổi tiếng về phát triển công nghiệp mà còn có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch với tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú.
  5. 124 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... - Hệ thống bảo tàng: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 3 bảo tàng lớn, nổi bật là bảo tàng tỉnh Bình Dương, nơi đây lưu trữ 19.033 hiện vật gốc (trong đó có ba bảo vật quốc gia: bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh, tượng động vật Dốc Chùa, mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh) và 600 tài liệu khoa học. Bảo tàng Fito là nơi lưu giữ, bảo tồn những vẻ đẹp, giá trị văn hóa, khoa học của nghề thuốc cổ truyền Việt Nam. Đến bảo tàng này du khách được chiêm ngưỡng bộ sưu tập 1.000 tranh vẽ các dược liệu (thảo mộc) và các hiện vật cỡ lớn, duy nhất chỉ có ở bảo tàng Fito như: cối đá xay xoay và thuyền táng lớn. Bảo tàng quân đoàn 4 là bảo tàng hạng II trong hệ thống bảo tàng quốc gia. Bảo tàng có hơn 6.000 hiện vật trưng bày phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của binh đoàn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Hệ thống di tích và danh thắng: Tỉnh Bình Dương có 63 di tích và danh thắng được xếp hạng. Trong đó có 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 50 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích tiêu biểu như: di tích nhà tù Phú Lợi, di tích chùa Hội Khánh, nhà cổ Trần Văn Hổ, nhà cổ ông Trần Công Vàng,… là những di tích mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, hàng năm thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Ngoài ra, Bình Dương có hai ngọn núi (núi Cậu và núi Châu Thới) có cảnh quan đẹp, mang nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, tôn giáo có khả năng phát triển các loại hình du lịch tâm linh, tín ngưỡng, tham quan di tích lịch sử - văn hoá. - Lễ hội: Bình Dương có các lễ hội văn hóa truyền thống như: Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, lễ hội đua thuyền trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, lễ hội Kỳ Yên,... Hàng năm thu hút hàng triệu lượt du khách đến chiêm bái và đón xem. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn có những lễ khác như: “Lái Thiêu mùa trái chín”, “hương bưởi Bạch Đằng” tạo ấn tượng lớn đối với du khách. - Làng nghề truyền thống: Bên cạnh được nhớ đến như “thủ phủ công nghiệp miền Nam” thì Bình Dương còn nổi tiếng với nhiều làng nghề nổi tiếng: làng nghề gốm sứ Bình Dương (gốm sứ Minh Long là thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước có xuất thân từ làng nghề gốm sứ Bình Dương), làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, nghề guốc, nghề trang kiếng, nghề đan lát. - Tài nguyên du lịch sinh thái: Đến Bình Dương du khách có thể tham quan vườn cây ăn trái Lái Thiêu, vườn Bưởi Bạch Đằng Tân Uyên và vườn cam Bắc Tân Uyên kết hợp với thưởng thức các loại trái cây đặc sản như: Măng cụt, sầu riêng, bòn bon, mít tố nữ, cam, bưởi,… Đặc biệt “Măng cụt Lái Thiêu” được vinh danh trong Top 50 loại trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn. Bên cạnh đó, tỉnh còn có các địa điểm nổi tiếng như: khu du lịch văn hoá, thể thao Đại Nam, Phương Nam Resort, du lịch xanh Dìn Ký, khu du lịch Thuỷ Châu, An Lâm Sài Gòn Riverside; Sài Gòn Park Resort, làng tre Phú An,... là nơi du khách thường đến vào các dịp nghỉ lễ hoặc cuối tuần.
  6. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 125 - Tài nguyên du lịch thể thao: Có thể đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch gồm các doanh nhân sống và làm việc tại Bình Dương, du khách ở thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sản phẩm du lịch chính là đánh golf. Bình Dương hiện có 04 sân golf lớn: sân golf Sông Bé, sân golf Phú Mỹ, sân golf Mê Kông, sân golf Harmonie. - Cơ sở lưu trú: Tỉnh Bình Dương có 242 đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, với 7.145 phòng, tổng vốn đăng ký kinh doanh là 2.765 tỷ đồng, trong đó có 29 khách sạn xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao, với 1.774 phòng. Trong đó, có khách sạn The Mira đạt tiêu chuẩn 5 sao (Hồ Minh Thiện, 2023). - Ẩm thực: Bình Dương có nhiều món ăn hấp dẫn, như: gỏi gà măng cụt, lẩu bò nhúng mắm ruốc, bò nướng ngói, gà quay xôi phồng, nem Lái Thiêu, bánh bèo bì, bò nướng mỡ chài, gỏi ngó lục bình trộn tôm thịt, bún tôm Bình Dương,… Đặc biệt, bánh bèo bì Mỹ Liên được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là 01 trong 50 món ăn nổi tiếng Việt Nam. Các món gỏi gà măng cụt Lái Thiêu, lẩu bò nhúng mắm ruốc tỉnh Bình Dương được vào Top món ăn đặc sản Việt Nam năm 2022. Nem Lái Thiêu và mứt gừng Bình Nhâm của tỉnh Bình Dương được chọn vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam năm 2022 (Hội kỷ lục gia Việt Nam, 2022). Tỉnh Bình Dương có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, cơ sở hạ tầng, nổi bật là hệ thống khách sạn, nhà hàng, các cơ sở vui chơi giải trí ngày càng được hoàn thiện là tiền đề cho ngành du lịch tỉnh Bình Dương có những chuyển biến tích cực hơn trong thời gian tới. 3.2. Thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Bình Dương 3.2.1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực công Chuyển đổi số đã và đang tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực trong xã hội, trong đó có ngành du lịch. Để thực hiện CĐS, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã thành lập Ban Chỉ đạo CĐS và xây dựng kế hoạch CĐS chung của ngành. Trong đó, CĐS trên lĩnh vực du lịch là một trong những vấn đề được Ban Giám đốc Sở hết sức quan tâm nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Đến nay, nhiều hoạt động liên quan đến CĐS trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Bình Dương đã được triển khai, tiêu biểu như: - Xây dựng trang web Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương (https:// sovhttdl.binhduong.gov.vn/danh-muc-tin-tuc/du-lich.html): Trong trang web này du khách có thể tìm hiểu những thông tin khái quát về khu, điểm du lịch, danh sách các cơ sở lưu trú, các đơn vị lữ hành, một số địa điểm mua sắm, ăn uống ở tỉnh Bình Dương.
  7. 126 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Hình 1. Giao diện trang web Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương - Xây dựng trang web du lịch Bình Dương (https://dulichbinhduong.org.vn): Đây là trang web tích hợp nhiều tính năng, tiện ích đa dạng hỗ trợ các hoạt động du lịch, vào trang web này du khách dễ dàng tìm kiếm các thông tin tiềm năng du lịch Bình Dương, tham khảo một số tour du lịch cụ thể, các thông tin cụ thể về điểm đến, lưu trú, lữ hành, ẩm thực, lễ hội. Bên cạnh đó trang web du lịch Bình Dương còn chia sẻ một số kinh nghiệm du lịch cho hướng dẫn viên và khách du lịch như kinh nghiệm đi du lịch an toàn, những đồ dùng cần chuẩn bị cho du lịch biển, cách tiết kiệm chi phí,…Video chia sẻ một số hướng dẫn nghiệp vụ như nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, kỹ thuật chế biến một số món ăn, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ đặt, giữ phòng khách sạn, tiếp nhận góp ý, phản ánh, bình luận từ du khách và người truy cập. Đặc biệt trang web này còn có hình ảnh 3600 của những điểm đến tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giúp du khách có những hiểu biết trực quan. Hình 2. Giao diện trang web du lịch Bình Dương - Xây dựng app du lịch Bình Dương: Cung cấp cho du khách và những người muốn tìm hiểu thông tin liên quan du lịch Bình Dương, như: Cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch, dịch vụ vui chơi, ăn uống, bản đồ hướng dẫn, đặt phòng,… Sau thời gian vận hành, app du lịch này đã được người dân và du khách rất quan tâm. Đến nay, số lượng truy cập app khoảng hơn 1,5 triệu lượt và khoảng 800.000 lượt tải (Hồng Thuận, 2023).
  8. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 127 Trong hệ thống bản đồ hướng dẫn du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến du lịch (TTXTDL) xây dựng hình ảnh 3600 gắn vào bản đồ để du khách có thể tìm hiểu sơ bộ những điểm mình muốn đến. Bên cạnh đó, các ấn phẩm về du lịch cũng được số hóa bằng mã QR để thuận tiện cho việc tìm hiểu thông tin của du khách khi đến Bình Dương. Đặc biệt, việc số hóa du lịch của Bình Dương hiện nay đã được chia sẻ trên cơ sở dữ liệu của Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh và được IOC đánh giá cao. Ngoài ra, TTXTDL tỉnh Bình Dương còn khai thác các trang mạng xã hội Facebook, Zalo để quảng bá và giới thiệu các điểm đến, cũng như những hoạt động du lịch của tỉnh như Liên hoan âm thực đường phố tỉnh Bình Dương, Tuần lễ Văn hóa, Ẩm thực, Du lịch - Thương mại và Hội chợ sản phẩm OCOP tỉnh Bình Dương,… 3.2.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tư nhân - Lưu trú: Tính đến tháng 5 năm 2022, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 30 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao với trên 1.700 phòng (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, 2022). Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, có 75% khách sạn đã áp dụng những phần mềm chuyên dụng để theo dõi, đánh giá số lượng khách cũng như giới thiệu, quảng bá dịch vụ của đơn vị mình đến với du khách. Khoảng 15% khách sạn sử dụng những phần mềm chung như Word, Excel, vẫn còn 10% cơ sở lưu trú quản lí thông tin du khách bằng file giấy. Thông tin chủ yếu được các khách sạn lưu trữ là thông tin có trên thẻ căn cước công dân. Hầu hết cơ sở lưu trú quan tâm đến thói quen và sở thích du khách (90%) nhưng chỉ có 20% khách sạn lưu trữ thông tin về thói quen, sở thích du khách và chỉ có 15% khách sạn sử dụng dữ liệu thói quen, sở thích du khách để phân tích phục vụ mục tiêu kinh doanh của đơn vị. Kết quả khảo sát cho thấy rằng chỉ có 44,55% du khách biết đến các cơ sở lưu trú ở Bình Dương thông qua mạng xã hội và trang web, 55,45% du khách biết đến cơ sở lưu trú thông qua trưởng đoàn (trưởng nhóm), người thân và bạn bè. Nhìn chung, các cơ sở lưu trú đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ cơ sở lưu trú sử dụng phần mềm chuyên dụng còn thấp, đặc biệt các cơ sở lưu trú chưa quan tâm đúng mức đến việc lưu trữ và phân tích thói quen, sở thích du khách phục vụ mục đích kinh doanh. - Lữ hành: Tính đến tháng 6 năm 2022, Bình Dương có 29 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 10 đơn vị lữ hành quốc tế, 19 đơn vị lữ hành trong nước và 4 văn phòng đại diện (Hồ Minh Thiện, 2023). Các đơn vị lữ hành tận dụng tốt những thế mạnh của mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok,… để quảng bá thương hiệu và tương tác với du khách. Hầu hết các đơn vị lữ hành đều xây dựng trang web riêng nhằm giới thiệu cụ thể các dịch vụ cung ứng cho du khách (86,7%), tuy nhiên có tới
  9. 128 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 46,7% đơn vị lữ hành thuê người ngoài đơn vị quản lí trang web. Kết quả khảo sát cho thấy rằng các đơn vị lữ hành chỉ lưu trữ các thông tin cụ thể của người đại diện, trưởng đoàn, trưởng nhóm du lịch (100%), chỉ 33,3% đơn vị lữ hành quan tâm đến lưu trữ thông tin của tất cả du khách. Như vậy, hầu hết các đơn vị lữ hành chưa chú trọng đến lưu trữ thông tin về hành vi của từng du khách, thiếu thiết bị lưu trữ dữ liệu và nhân lực có chuyên môn để phân tích những thông tin về sở thích, thói quen của từng du khách gây khó khăn cho việc xác định các xu hướng du lịch mới, ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của các đơn vị lữ hành ở Bình Dương. - Ẩm thực: Các nhà hàng ở Bình Dương tích cực áp dụng công nghệ mới giúp cải thiện dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, phương thức được sử dụng phổ biến là áp dụng mã QR để du khách chọn thực đơn và thanh toán và có thể xem những chương trình khuyến mãi của nhà hàng. 100% nhà hàng đều cho rằng lưu trữ thông tin về sở thích ẩm thực của du khách là rất quan trọng và quan trọng. Tuy nhiên, trong tổng số 20 nhà hàng được khảo sát, chỉ có 25% nhà hàng lưu trữ thông tin về sở thích ẩm thực của du khách. - Điểm đến: Việc ứng dụng công nghệ tại các điểm đến tạo ra những trải nghiệm mới, hứng thú hơn đối với du khách. 100% du khách được khảo sát đều trả lời họ có nhu cầu trải nghiệm những ứng dụng công nghệ mới tại các điểm đến như thuyết minh tự động, công nghệ chiếu 3D. 25,5% du khách có nhu cầu tự tìm hiểu thêm kiến thức liên quan đến các điểm đến. Tuy nhiên, hầu hết các điểm đến ở Bình Dương hiện nay chưa gắn mã QR cho các hiện vật, hình ảnh được trưng bày, gây khó khăn cho du khách, những người muốn tìm hiểu sâu hơn các điểm đến. Bên cạnh đó, thuyết minh tự động hay công nghệ chiếu 3D cũng chưa áp dụng tại các điểm đến trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Có thể kết luận rằng, CĐS trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Bình Dương những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực. Các cơ quan quản lí nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy CĐS trong lĩnh vực du lịch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Hầu hết các đơn vị lữ hành, lưu trú, nhà hàng đã ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, quảng bá và phân tích thị trường khách du lịch. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, CĐS trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Bình Dương cũng đối mặt với nhiều thách thức. Trong quá trình CĐS, một số đơn vị đang gặp khó khăn về nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân lực. CĐS yêu cầu các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch phải áp dụng công nghệ mới dẫn đến vấn đề chi phí đầu tư bước đầu khá lớn. Chi phí đó bao gồm chi phí cho máy móc công nghệ, phần mềm, thay đổi hệ thống quản lý và phải có những người hiểu biết về công nghệ. Bên
  10. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 129 cạnh đó, cùng một lĩnh vực nhưng có nhiều công cụ khác nhau gây ra nhiều khó khăn cho người quản lý. Doanh nghiệp dùng quá nhiều phần mềm với tính năng riêng biệt, khiến dữ liệu không được đồng bộ, chi phí tăng cao. Một số lĩnh vực CĐS diễn ra còn chậm, ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách khi đến Bình Dương. 3.3. Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tỉnh Bình Dương 3.3.1. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tỉnh Bình Dương - Điểm mạnh: Tỉnh Bình Dương có tài nguyên du lịch phong phú như hệ thống bảo tàng, di tích lịch sử, làng nghề, lễ hội,… tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và tạo ra sự đa dạng trong trải nghiệm du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương là một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu của Việt Nam và cơ sở hạ tầng phát triển. Sự phát triển này tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ số trong du lịch. Vị trí địa lý thuận lợi của Bình Dương, nằm gần các trung tâm du lịch lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, cùng với hệ thống giao thông hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và phát triển du lịch kỹ thuật số. - Điểm yếu: Mặc dù là một trong những trung tâm công nghiệp phát triển, tuy nhiên, ý thức sử dụng công nghệ trong du lịch ở Bình Dương vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp độ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc thiếu chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho các doanh nghiệp du lịch áp dụng công nghệ số là một trong những hạn chế đối với quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này. - Cơ hội: Sự phát triển của Internet và các ứng dụng di động tạo ra cơ hội lớn cho việc phát triển các dịch vụ du lịch kỹ thuật số như đặt phòng khách sạn trực tuyến, hướng dẫn du lịch thông qua ứng dụng di động và marketing trên mạng xã hội. Sử dụng công nghệ số có thể giúp tăng cường trải nghiệm của khách hàng, tăng doanh thu và cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch. Là trung tâm công nghiệp lớn của Việt Nam, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh mở ra cơ hội để tỉnh Bình Dương mở rộng hợp tác, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch. - Thách thức: Quá trình số hóa tại một số điểm đến của tỉnh Bình Dương còn chậm. Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc áp dụng công nghệ mới do thiếu vốn, kiến thức, hạ tầng kỹ thuật hạn chế và thiếu nhân lực. 3.3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tỉnh Bình Dương - Tăng cường quảng bá trực tuyến Sử dụng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến tăng cường quảng bá các điểm đến và những sự kiện du lịch ở Bình Dương. Kích thích sự tương tác từ cộng đồng mạng, khách du lịch thông qua nội dung sáng tạo và chiến dịch quảng cáo trực tuyến.
  11. 130 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Sử dụng hình ảnh, video, câu chuyện để kể về những đặc điểm du lịch độc đáo và văn hóa địa phương tỉnh Bình Dương. Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter để chia sẻ nhanh chóng thông tin về các sự kiện, ưu đãi và hoạt động du lịch Bình Dương. Tạo và sử dụng các hashtag linh hoạt để tăng tương tác, lan truyền thông điệp. Chạy quảng cáo trực tuyến thông qua Google Ads, Facebook Ads và các nền tảng quảng cáo khác để đưa thông điệp du lịch đến đối tượng mục tiêu. Liên kết với người nổi tiếng hoặc người ảnh hưởng có uy tín để họ chia sẻ về trải nghiệm du lịch tại Bình Dương. Các đánh giá và bài viết từ những người có ảnh hưởng có thể tạo ra sự tò mò và quan tâm từ cộng đồng mạng. Tổ chức các chiến dịch email marketing với nội dung hấp dẫn và hữu ích về du lịch. Tham gia và hợp tác với các diễn đàn, cộng đồng du lịch trực tuyến để chia sẻ thông tin và trải nghiệm với người dùng có sự quan tâm đặc biệt đến Bình Dương. Sử dụng video marketing để tạo ra các video hướng dẫn, video trải nghiệm và livestream để giới thiệu trực tiếp các địa điểm du lịch và sự kiện. Tạo ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt cho dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống và thanh toán trực tuyến, tạo động lực cho khách hàng sử dụng các kênh số. Tổ chức các sự kiện trực tuyến như hội thảo, triển lãm ảo hoặc các chương trình giáo dục du lịch để tăng cường sự tham gia của cư dân địa phương và du khách. Hợp tác với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương như khách sạn, nhà hàng, đơn vị vận chuyển để chia sẻ thông tin và tạo ra các gói du lịch hấp dẫn. Tổ chức các khảo sát và thăm dò ý kiến để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của đối tượng mục tiêu, từ đó tối ưu hóa chiến lược quảng bá. - Tối ưu hóa các trang web và ứng dụng di động Nâng cấp trang web và ứng dụng di động chính thức để cung cấp thông tin chi tiết về các địa điểm du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng, các sự kiện và các hoạt động giải trí ở địa bàn tỉnh Bình Dương. Sử dụng các công nghệ và ngôn ngữ lập trình mới nhất để cải thiện hiệu suất, đảm bảo trang web tương thích với các trình duyệt phổ biến. Phát triển tính năng tìm kiếm thông minh dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để cá nhân hóa trải nghiệm du lịch Bình Dương. Tăng cường hình ảnh, video chất lượng cao. Sử dụng nhiều hình ảnh, video để giới thiệu về địa điểm du lịch Bình Dương, chú trọng vào nội dung chất lượng cao và sống động.
  12. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 131 Phát triển các tính năng xã hội để người dùng có thể chia sẻ và đánh giá địa điểm du lịch Bình Dương. Phân tích thông tin phản hồi từ người sử dụng đối với các trang web, các app du lịch nhằm đưa ra những cải thiện tăng cường sự trải nghiệm của khách du lịch. Như vậy, tối ưu hóa trang web và ứng dụng di động trong lĩnh vực du lịch Bình Dương đòi hỏi sự chú ý đến cả khía cạnh kỹ thuật và nội dung. - Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng số Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng số trong lĩnh vực du lịch giúp nâng cao kỹ năng số cho các doanh nghiệp và cá nhân liên quan đến ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Khuyến khích áp dụng và tích hợp công nghệ vào các hoạt động du lịch tại Bình Dương. Đồng thời, tạo cơ hội cho các bên liên quan chia sẻ và học hỏi về các tiến bộ kỹ năng số trong du lịch. Ngoài ra, thông qua các lớp tập huấn kỹ năng số, có thể giúp các doanh nghiệp tăng cường kỹ năng quản lý trang web, ứng dụng di động và các nền tảng truyền thông xã hội của đơn vị mình. Phát triển kỹ năng tiếp cận và quảng bá du lịch thông qua marketing số. Tăng cường khả năng sử dụng trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo trong trải nghiệm du lịch. Tạo kỹ năng quản lý thông tin và phản hồi từ khách hàng sử dụng công nghệ. - Tăng cường hợp tác và liên kết Tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội để doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ, tham gia vào ngành du lịch Bình Dương thông qua các chương trình khuyến khích và hỗ trợ tài chính. Xây dựng và mở rộng mối quan hệ với các đối tác quốc tế trong ngành công nghiệp du lịch số, từ đó học hỏi và áp dụng những phương pháp tiên tiến. Liên kết chặt chẽ với cộng đồng địa phương tại các điểm đến để đảm bảo sự hiểu biết và hỗ trợ từ cấp cơ sở, đồng thời tạo ra các dự án và sản phẩm du lịch số phản ánh đặc điểm văn hóa độc đáo của Bình Dương. Hợp tác để chia sẻ dữ liệu và tài nguyên giữa các đối tác địa phương, tạo ra một hệ sinh thái du lịch mạnh mẽ. Xây dựng đối tác với các công ty công nghệ để phát triển các giải pháp số tiên tiến trong du lịch, bao gồm cả ứng dụng di động, trải nghiệm ảo, các dịch vụ trí tuệ nhân tạo. Khuyến khích sự sáng tạo bằng cách hỗ trợ các start-up công nghệ liên quan đến du lịch tỉnh Bình Dương thông qua các chương trình khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp. - Đào tạo nguồn nhân lực Tạo ra các chương trình đào tạo chuyên sâu về CĐS trong du lịch. Điều này bao gồm cả các khóa học về kỹ năng số, quản lý dữ liệu, tiếp thị số, và ứng dụng công nghệ mới.
  13. 132 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tỉnh Bình Dương xây dựng chương trình đào tạo nội bộ, tập trung vào việc cập nhật kỹ năng số của nhân viên hiện tại. Tổ chức các chương trình đào tạo liên tục để đảm bảo rằng nhân viên du lịch luôn cập nhật với những thay đổi và xu hướng mới trong CĐS. Phát triển các chương trình đào tạo trực tuyến để tạo sự thuận tiện cho người học và đảm bảo rằng họ có thể tiếp tục học tập mà không làm gián đoạn công việc hàng ngày. Hợp tác với các trường đại học, trung tâm nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Dương tổ chức đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo rằng nguồn nhân lực đang và sẽ tham gia vào ngành du lịch đã được đào tạo về kỹ năng số phù hợp. Thông qua những giải pháp trên, tỉnh Bình Dương có thể tận dụng lợi thế của CĐS nâng cao trải nghiệm du lịch và phát triển ngành du lịch một cách bền vững. - Đẩy mạnh số hóa và gắn mã QR cho tài nguyên du lịch tại các điểm đến Ngày nay, du lịch “solo” hay tự trải nghiệm ngày càng trở nên phổ biến, nhiều du khách có nhu cầu tự tìm hiểu những thông tin, đặc trưng của các điểm đến. Việc số hóa và gắn mã QR cho hiện vật, hình ảnh,… tại điểm đến không chỉ giúp bảo vệ tốt tài nguyên du lịch mà còn mở ra cơ hội tương tác với cộng đồng và du khách, giúp du khách có những am hiểu sâu hơn, thích thú hơn. Vì vậy, tỉnh Bình Dương cần đẩy nhanh tiến độ số hóa, gắn mã QR cho các hiện vật, hình ảnh, tài liệu,… giúp người dân và du khách dễ dàng tìm hiểu những giá trị nổi bật tại các điểm đến. 4. KẾT LUẬN Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc thúc đẩy CĐS trong lĩnh vực du lịch không chỉ là một yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch mà còn là chìa khóa mở ra những trải nghiệm du lịch độc đáo và hấp dẫn. Tỉnh Bình Dương, với tiềm năng du lịch lớn, CĐS đang tạo ra những cơ hội và thách thức. Bài viết đã phân tích rõ thực trạng và những thách thức cụ thể mà ngành du lịch tỉnh Bình Dương đang đối mặt về CĐS. Thông qua việc phân tích thực trạng, chúng ta đã nhìn nhận được sự quan trọng của việc tích hợp công nghệ vào các khâu quản lý, tiếp thị và trải nghiệm khách hàng. Các giải pháp đề xuất, bao gồm việc tăng cường quảng bá trực tuyến, tối ưu hóa các trang web và ứng dụng di động, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng số, tăng cường hợp tác và liên kết, đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh số hóa và gắn mã QR cho tài nguyên du lịch tại các điểm đến đều hướng tới việc tạo ra một hệ sinh thái du lịch CĐS
  14. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 133 toàn diện. Những cải tiến này không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa du khách với nguồn lực du lịch tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu trên, sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương là quan trọng. Việc tạo ra một môi trường thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới cũng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình CĐS ở tỉnh Bình Dương. Tóm lại, việc đẩy mạnh CĐS trong du lịch của tỉnh Bình Dương không chỉ mang lại cơ hội kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các thành phần khác. Sự hỗ trợ tích cực từ các bên liên quan và sự cam kết toàn diện sẽ giúp tỉnh Bình Dương hiện thực hóa tầm nhìn của mình về CĐS trong lĩnh vực du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Deloitte, 2018. “Digital enablement turning your transformation into a successful journey”. (https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/ie/Documents/Technology). Truy cập tháng 12 năm 2023. 2. European Commission. 2019. “Digital transformation”. (https://ec.europa.eu/growth/ industry/policy/digitaltransformation_en). Truy cập tháng 12 năm 2023. 3. Hồ Minh Thiện. 2023. “Nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh Bình Dương”. Bài trình bày tại tọa đàm Du lịch Bình Dương: triển vọng và thách thức tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 4. Hội kỷ lục gia Việt Nam. 2022. Quyết định v/v xác lập Top 100 Món ăn Đặc sản và Top 100 Đặc sản quà tặng của 63 Tỉnh/Thành phố Việt Nam (Lần V năm 2021 - 2022) trong Hành trình tìm kiếm quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Hồng Thuận. 2023. “Bình Dương thực hiện chuyển đổi số để phát triển du lịch”. Cổng thông tin điện tử báo Bình Dương (https://baobinhduong.vn/thuc-hien-chuyen-doi-so-de- phat-trien-du-lich-a301651.html). Truy cập tháng 12 năm 2023. 6. Lã Thị Bích Quang và Tạ Mạnh Thắng. 2022. “Thực trạng và định hướng phát triển truyền thông du lịch tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ chuyển đổi số”. Bài trình bày tại Hội thảo Khoa học: Thúc đẩy phát triển du lịch Tuyên Quang bằng các phương tiện truyền thông mới, Trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. 7. Lê Hữu Nghĩa và cộng sự. 2021. Chuyển đổi số trong ngành du lịch Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Mỹ Phương. 2022. “Cách mạng số ngành du lịch”. Cổng thông tin điện tử Thông tấn xã Việt Nam (https://baotintuc.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cach-mang-so-nganh-du-lich-bai-cuoi-dia- phuong-chu-dong-so-hoa-diem-den-20220201095233424.htm). Truy cập tháng 12 năm 2023. 9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương. 2022. “Danh sách khách sạn xếp hạng sao và danh sách các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành”. Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương (https://sovhttdl.binhduong.gov.vn/danh-muc-tin-tuc/ du-lich.html). Truy cập tháng 12 năm 2023.
  15. 134 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương. 2022. Kế hoạch Thực hiện Chương trình chuyển đổi số ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Bình Dương. 11. OECD. 2018. “Going digital in a multilateral world”. (https://www.oecd.org/going-digital/ C-MIN-2018-6-EN.pdf). Truy cập tháng 12 năm 2023.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2