intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ du lịch thông minh trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản của Hà Nội

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Công nghệ du lịch thông minh trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản của Hà Nội" đánh giá một cách có hệ thống và khái quát thực tiễn việc khai thác, áp dụng các công nghệ “du lịch thông minh” trong 7 chương trình du lịch đêm đầu tiên tại các điểm đến di sản của Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công nghệ được khai thác trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản đang dừng lại ở mức tương đối sơ khai bao gồm các hệ thống trình chiếu 3D; hiệu ứng âm thanh, ánh sáng; mã QR code; hệ thống thuyết minh tự động với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ du lịch thông minh trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản của Hà Nội

  1. CÔNG NGHỆ DU LỊCH THÔNG MINH TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐÊM TẠI CÁC ĐIỂM ĐẾN DI SẢN CỦA HÀ NỘI Nguyễn Thị Xuyến1 Tóm tắt: Ứng dụng công nghệ vào xây dựng các sản phẩm, các chương trình nhằm phục vụ du lịch đang là xu hướng phát triển bền vững, hiệu quả của các bảo tàng, di tích và di sản tại Hà Nội. Đặc biệt sau đại dịch COVID-19, một trong những giải pháp để thúc đẩy sự tăng trưởng của du lịch tại các thành phố lớn chính là xây dựng các chương trình du lịch đêm có sử dụng hệ thống “công nghệ du lịch thông minh”. Từ năm 2020 cho đến nay, Hà Nội đã xây dựng và đưa vào khai thác hoạt động các chương trình du lịch đêm có sử dụng các công nghệ du lịch thông minh bao gồm: chương trình trải nghiệm tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Văn học Việt Nam và di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Thông qua việc áp dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích dữ liệu, nghiên cứu này đánh giá một cách có hệ thống và khái quát thực tiễn việc khai thác, áp dụng các công nghệ “du lịch thông minh” trong 7 chương trình du lịch đêm đầu tiên tại các điểm đến di sản của Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công nghệ được khai thác trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản đang dừng lại ở mức tương đối sơ khai bao gồm các hệ thống trình chiếu 3D; hiệu ứng âm thanh, ánh sáng; mã QR code; hệ thống thuyết minh tự động với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các công nghệ cao cấp như công nghệ thực tế ảo (VR) và trí tuệ nhân tạo (AI) mới chỉ được áp dụng duy nhất trong chương trình du lịch đêm mang tên “Tinh hoa đạo học” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị mang tính thực tiễn cũng như định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai. Từ khóa: Công nghệ du lịch thông minh, chương trình du lịch đêm, điểm đến di sản, Hà Nội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 11/4/2023, Tổng cục Du lịch đã ban hành Quyết định số 553/QĐ-TCDL về Kế hoạch triển khai Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” theo Quyết định số 3570/QĐ-BVHTTDL ngày 21/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong thời đại số, hỗ trợ kết nối hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp, khách du lịch và các chủ thể liên quan. Phát triển du lịch thông minh đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới, quản lý nhà nước ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực phát triển của du lịch Việt Nam, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Như vậy, có Khoa Du lịch, Trường Đại học Công Nghệ Đông Á. 1
  2. 32 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... thể thấy việc áp dụng công nghệ du lịch thông minh vào phát triển du lịch thông minh là công tác tiên quyết và là chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tính đến tháng 11/2023, Hà Nội ra mắt 7 sản phẩm trải nghiệm du lịch đêm mới mẻ khởi đầu cho chuỗi hoạt động định hướng phát triển du lịch đêm Hà Nội không những giúp “đánh thức các di tích, di sản” mà còn đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế quốc gia. Các sản phẩm, chương trình du lịch đêm được đầu tư làm mới về nội dung, hình thức thể hiện, có những sản phẩm được xây dựng mới, lần đầu được giới thiệu. Đặc biệt, các sản phẩm du lịch đêm tại các điểm đến di sản được làm mới bằng việc áp dụng các “công nghệ du lịch thông minh” giúp làm gia tăng trải nghiệm cho du khách, làm phong phú, đa dạng hơn các sản phẩm du lịch đêm của Hà Nội. Từ thực tiễn trên yêu cầu cần có những nghiên cứu để hệ thống hóa và liên tục cập nhật sự thay đổi trong công tác khai thác và sử dụng các “công nghệ du lịch thông minh” trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản ở các thành phố lớn nói chung và tại thủ đô Hà Nội nói riêng. Với mục tiêu nghiên cứu để tìm hiểu về thực trạng khai thác và sử dụng các công nghệ du lịch thông minh trong các chương trình du lịch đêm đầu tiên tại các điểm đến di sản của Hà Nội, tác giả sẽ tiến hành thu thập, tổng hợp, sắp xếp và đánh giá thông tin về lịch sử ra mắt các chương trình du lịch đêm cùng với đó là dữ liệu về các công nghệ du lịch thông minh đang được áp dụng tại các điểm đến di sản của thủ đô trong giai đoạn từ năm 2020 đến hết tháng 11/2023. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là các “công nghệ du lịch thông minh” đã được đưa vào sử dụng trong 7 chương trình, sản phẩm du lịch đêm đầu tiên tại 4 điểm đến di sản tại Hà Nội bao gồm: Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Văn học Việt Nam và di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cấu trúc bài viết bao gồm 5 phần chính: tại phần đặt vấn đề, tác giả đưa ra lý do thực hiện nghiên cứu, tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp mới của nghiên cứu; ở phần thứ 2, tác giả tổng hợp và phân tích hệ thống cơ sở lý thuyết của đề tài; phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu được trình bày tại phần thứ 3 của bài viết; từ các kết quả nghiên cứu cùng các bàn luận được phân tích chi tiết tại phần thứ 4, tác giả đưa ra các kết luận và khuyến nghị cho các nghiên cứu trong tương lai ở phần cuối của bài viết. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Công nghệ du lịch thông minh Các nghiên cứu của Shen và cộng sự (2020); Huang và cộng sự (2017); Gretzel và cộng sự (2015) đưa ra khái niệm chung cho thuật ngữ “công nghệ du lịch thông minh” (Smart Tourism Technology). Công nghệ du lịch thông minh được hiểu là các công nghệ và dịch vụ bao gồm: Internet of Things (IoT), điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), truyền thông di động, thiết bị nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), thiết
  3. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 33 bị thông minh, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), thanh toán di động, truyền thông di động, các trang mạng xã hội và các nền tảng liên quan đến lĩnh vực du lịch. Các tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng công nghệ du lịch thông minh làm phong phú thêm các trải nghiệm du lịch, từ đó giúp gia tăng sự hài lòng của khách du lịch và thúc đẩy các ý định, hành vi tích cực (Li và cộng sự, 2021). Các tài liệu nghiên cứu cho thấy có một tập hợp chung các công nghệ chủ chốt đang được khai thác và đưa vào sử dụng nhằm hỗ trợ việc thực hiện “di sản thông minh” tại bảng 2.1 dưới đây (Borda và Bowen, 2017), (Garau, 2014): Bảng 2.1. Khuyến nghị về triển khai công nghệ thông minh tại các điểm đến di sản STT Công nghệ thông minh Đặc điểm Áp dụng 1 Mạng Internet Một mạng lưới rộng lớn gồm các thiết bị được Cho phép thực hiện các tương tác kết nối Internet, bao gồm điện thoại thông minh, online nhanh chóng, thuận tiện. (wifi miễn phí tại điểm máy tính bảng và bất kỳ thiết bị/đối tượng khác đến di sản) Để kết nối giữa cộng đồng và cơ có gắn cảm biến có khả năng truyền dữ liệu qua quan quản lý di sản nhằm thông báo internet. Giúp thu thập và trao đổi dữ liệu qua các hiện tượng biến dạng, xuống cấp mạng trong thời gian thực. của di sản trong quá trình sử dụng. 2 Điện toán đám mây (cloud Cung cấp tài nguyên tính toán theo yêu cầu thông Cho phép người dùng truy cập tài computing) qua Internet và các ứng dụng tới các trung tâm nguyên điện toán dùng chung (mạng, thông tin. Cung cấp một khuôn khổ linh hoạt và server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) nhanh chóng để kết nối các trang web, con người thông qua kết nối mạng một cách dễ và các ứng dụng một cách an toàn và cho phép dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo yêu cầu. chia sẻ thông tin và tài nguyên trên quy mô lớn. Để truyền tải thông tin về chỉ số đánh giá điểm đến di sản. 3 Mạng cảm biến không dây Bao gồm sự kết hợp của các thiết bị cảm giác sử Để quản lý giám sát, phát hiện (WSN) dụng mạng không dây liên kết (radio, hồng ngoại những hiện tượng tiêu cực liên quan hoặc quang học) để phối hợp nhiệm vụ thu thập đến bảo tồn và chia sẻ tới cộng đồng. dữ liệu phân tán trên quy mô lớn, trong bất kỳ điều kiện nào, trong bất kỳ khu vực địa lý. 4 Băng thông di động Một thuật ngữ đề cập đến việc truy cập Internet Cho phép sử dụng đa dạng các công không dây thông qua điện thoại di động modem, cụ thông minh trong cộng đồng. modem không dây USB, máy tính bảng/điện thoại thông minh hoặc thiết bị khác thiết bị di động. 5 Không dây tầm ngắn Công nghệ mạng cảm biến không dây tầm ngắn, từ vài cm đến vài mét (ví dụ: Bluetooth).
  4. 34 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 6 Trí tuệ nhân tạo (AI) Một nhánh rộng lớn của khoa học máy tính liên Hỗ trợ diễn giải và trình bày di sản quan đến xây dựng các máy thông minh có khả thông qua các ứng dụng tương tác năng thực hiện các nhiệm vụ thường đòi hỏi trí tuệ với người dùng. của con người. Hiệu quả của các mô hình phụ thuộc Hỗ trợ khảo sát, dự đoán sự thay đổi, vào số lượng và chất lượng của dữ liệu mà các ứng chuyển đổi trong quá trình sử dụng dụng, máy ảnh và cảm biến có thể thu được. di sản. 7 Trực quan hóa 2D/3D Sử dụng phần mềm đồ họa để tạo không gian 3 chiều hoặc 2 chiều trong không gian di sản. 8 Trực quan hóa địa lý Một bộ công cụ và kỹ thuật hỗ trợ phân tích dữ Theo dõi sự thay đổi của không gian liệu không gian bằng cách sử dụng hình ảnh địa lý, tác động môi trường đến di tương tác, trong đó bản đồ có thể chồng lên nhau sản. với thông tin bổ sung dựa trên tọa độ bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS). 9 Thực tế tăng cường (AR) Một trải nghiệm tương tác trong đó các đối tượng Hỗ trợ phát huy giá trị di sản, hình là sự kết hợp của dữ liệu, đồ họa, âm thanh và các ảnh di sản, tăng cường trải nghiệm nâng cao giác quan khác trong môi trường thế dịch vụ nhằm phát triển nhận thức giới thực và được hiển thị theo thời gian thực. cộng đồng và du lịch bền vững. (Nguồn: Borda và Bowen, 2017; Garau, 2014) Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy, về cơ bản có 9 nhóm công nghệ du lịch thông minh đã và đang được khai thác và đưa vào sử dụng tại các điểm đến di sản trên thế giới nhằm thực hiện ba mục đích chính đó là: (1) Gia tăng sự tương tác của khách du lịch/người dùng công nghệ tại điểm đến di sản giúp tăng cường các hoạt động trải nghiệm du lịch mới mẻ, hiện đại; (2) Tăng cường tính cá nhân hóa khách du lịch chủ động tương tác với các hoạt động tại điểm đến di sản theo nhu cầu cá nhân khác nhau đối với từng đối tượng khác nhau; (3) Góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ, bảo tồn bền vững các điểm đến di sản quan trọng, đặc biệt quan trọng của thế giới nói chung và của từng quốc gia, dân tộc nói riêng. 2.2. Du lịch đêm và chương trình du lịch đêm Du lịch đêm hay các hoạt động du lịch diễn ra vào ban đêm đã trở thành một lĩnh vực quan trọng góp phần mang lại lợi ích tích cực cho nền kinh tế đêm (Chen và cộng sự, 2020). Sự phát triển đa dạng của các hoạt động, trải nghiệm kinh tế đêm cùng với nỗ lực hoàn thiện các chính sách cho phép nhiều dịch vụ, các điểm vui chơi công cộng, điểm tham quan mở cửa về đêm đã làm tăng sức hấp dẫn đối với du khách. Theo Chen và cộng sự (2020), “Du lịch ban đêm là sự mở rộng các hoạt động du lịch thường xuyên vào ban ngày”. Trong nhiều nghiên cứu liên quan đến du lịch đêm của Eldridge và Smith (2019), các tác giả nhận thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa “đêm” và “du lịch”; ranh giới “đêm” và “ngày” tại các thành
  5. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 35 phố có các hoạt động du lịch trải dài suốt 24 giờ/ngày, và đặc biệt là cách mà “màn đêm” tạo nên sức hấp dẫn, khác biệt cho các trải nghiệm du lịch đối với du khách. Theo đó, ban đêm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng không gian, thời gian không chỉ trải nghiệm khác biệt, mới lạ cho khách du lịch mà còn cho người dân thành phố. Ranh giới giữa ngày và đêm ngày càng mờ nhạt hơn và du lịch là yếu tố thúc đẩy (Kreitzman và Foster, 2011). Các nhà nghiên cứu Song, Kim, và Park (2020) lập luận rằng du lịch đêm có thể được phân loại là hoạt động du lịch điển hình, khách du lịch có thể thực hiện các hoạt động tham quan, xem biểu diễn và tham gia các chương trình du lịch như các hoạt động du lịch ban ngày. Do đó, hoạt động du lịch về đêm được xem xét trên ba khía cạnh:  Mở rộng các hoạt động du lịch truyền thống ban ngày vào ban đêm (bảo (1) tàng, phòng trưng bày và các điểm tham quan khác...);  Sử dụng tài nguyên ban đêm làm tài nguyên du lịch để phát triển một số (2) sản phẩm trải nghiệm đặc biệt nhờ bóng tối (ngắm sao, chiêm tinh, quan sát động vật hoang dã...);  Tạo nên sức hấp dẫn của thành phố về đêm từ các công trình, sự kiện sử (3) dụng hiệu ứng ánh sáng (Eldridge và Smith, 2019). Vì vậy, sức hấp dẫn từ sự phiêu lưu, trải nghiệm bầu không khí mới lạ đang là mục tiêu của du lịch đêm nói riêng và mang tính bao trùm hơn so với kinh tế ban đêm. Hơn nữa, đối tượng tham gia du lịch đêm không chỉ là khách du lịch mà cả người dân thành phố cũng trở thành người tiêu dùng đáng kể của các sản phẩm du lịch đêm này. Ngày nay, du lịch đêm rất phát triển tại các khu đô thị, thành phố lớn trên thế giới, nơi mà hình thành các nền kinh tế về đêm từ rất sớm. Bên cạnh các “ông lớn” là các thành phố châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, các điểm đến châu Á cũng không kém phần đông đúc bởi sức hấp dẫn từ các sản phẩm du lịch độc đáo và trải nghiệm văn hóa đêm (Chen và cộng sự, 2020; Qi, 2021; Chen và Tong, 2021; Tian, Zheng, và Wang 2021)... Tại quốc gia tỷ dân, đất nước đông dân nhất tại châu Á - Trung Quốc, du lịch đêm đã hình thành bốn mô hình phát triển khác nhau bao gồm: biểu diễn (hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian và hiện đại), cảnh quan (tham quan, ngắm cảnh về đêm), tham gia (ăn nhẹ, mua sắm, giải trí) và (định hướng) cho việc thiết kế các tuyến du lịch ngắm cảnh đêm tổng thể) (Qi, 2021). Theo Evans (2012) đã phân tích các sự kiện, lễ hội về đêm có những đóng góp tích cực và quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế ban đêm, từ đó giúp cải thiện sức sống của người dân sinh sống tại các khu vực, mở rộng các địa điểm vui chơi - giải trí, tăng số lượng dân cư, tăng số lượng việc làm, tăng số lượng khách du lịch và kích thích đầu tư của doanh nghiệp vào các lĩnh vực kinh tế quốc dân khác. Ngoài ra, du lịch đêm cũng góp phần làm phong phú thêm văn hóa địa phương vì phát triển hoạt động kinh tế đêm không chỉ thu hút khách du lịch
  6. 36 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... từ bên ngoài mà còn gia tăng cơ hội tiêu dùng cho người dân địa phương trong thành phố (Eldridge và Smith, 2019; Evans, 2012). Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2020) đã tóm tắt ba chức năng bền vững của du lịch đêm bao gồm: gia tăng lợi ích kinh tế (kích thích các hoạt động tiêu dùng và buôn bán về ban đêm, thu hút lượng lớn khách du lịch và nâng cao cơ hội kinh doanh tiềm năng); đóng góp một phần quan trọng vào sự bền vững về cả mặt xã hội và văn hóa, đồng thời thúc đẩy các hành vi bảo vệ môi trường. Hơn nữa, việc phát triển du lịch đêm góp phần cải thiện đáng kể phương thức du lịch truyền thống, thúc đẩy liên kết ngành du lịch. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về du lịch đêm nhấn mạnh đến những tác động tiêu cực như việc lạm dụng các chất kích thích (rượu/bia,...), gia tăng các hoạt động bạo lực, tội phạm (Amadoret và cộng sự, 2011; Eldridge, 2019)... nhưng du lịch đêm vẫn chứng tỏ được sức hấp dẫn đặc biệt và là nhu cầu tất yếu của khách du lịch cũng như cư dân sinh sống tại các đô thị, thành phố, điều này cũng góp phần cho thấy đặc điểm văn hóa và phong cách tiêu dùng của người dân địa phương. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mục đích tổng hợp và phân tích, đánh giá thông tin theo các nội dung, chủ đề về lịch sử ra mắt, các công nghệ du lịch thông minh được áp dụng trong 7 chương trình du lịch đêm đầu tiên tại các điểm di sản của Hà Nội trong giai đoạn từ 7/2020 khi thủ đô manh nha cho ra mắt chương trình du lịch đêm đầu tiên cho đến 11/2023. Quy trình nghiên cứu được tiến hành như sau: Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu đã thực hiện thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp có độ tin cậy cao từ 4 nguồn thông tin, kênh thông tin đại chúng chính thống bao gồm:
  7. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 37  Du lịch Quốc gia Việt Nam (https://vietnamtourism.gov.vn/). Cục Trung tâm Thông tin Du lịch (https://titc.vn/).   Website chính thức của 7 chương trình du lịch đêm đầu tiên tại 4 điểm di sản của Hà Nội: Di tích Nhà tù Hỏa Lò (https://hoalo.vn/); , Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (https://trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn/); Bảo tàng Văn học Việt Nam (https:// baotangvanhoc.vn/); Văn Miếu - Quốc Tử Giám (http://vanmieu.d.webcom.vn/).  Mạng xã hội Facebook - kênh truyền thông chính thống của 7 chương trình du lịch đêm đầu tiên tại 4 điểm di sản của Hà Nội: Di tích Nhà tù Hỏa Lò (https://www. facebook.com/hoaloprisonrelic/?locale=vi_VN); Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (https://trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn/); Bảo tàng Văn học Việt Nam (https://baotangvanhoc.vn/); Văn Miếu - Quốc Tử Giám (https://www.facebook.com/ vanmieuquoctugiam/?locale=vi_VN) 3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Nghiên cứu thực hiện thu thập các thông tin về lịch sử ra mắt, các công nghệ du lịch thông minh được áp dụng trong 7 chương trình du lịch đêm đầu tiên tại 4 điểm di sản của Hà Nội trong giai đoạn từ 7/2020 khi thủ đô manh nha cho ra mắt chương trình du lịch đêm đầu tiên cho đến 11/2023. Thông tin phù hợp được lựa chọn, tải xuống và phân tích truyền thống theo chủ đề. Thứ nhất, tác giả xác định thời gian ra mắt 7 chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản của Hà Nội, sau đó sắp xếp theo thứ tự ra mắt các chương trình du lịch đêm theo lịch sử dòng thời gian nhằm mục đích có sự so sánh, đối chiếu về số lượng các công nghệ du lịch thông minh được sử dụng trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản theo thứ tự thời gian được ra mắt. Thứ hai, tác giả tổng hợp tên các loại công nghệ du lịch thông minh và số lượng các loại công nghệ du lịch thông minh được khai thác và đưa vào sử dụng trong 7 chương trình du lịch đêm đầu tiên được ra mắt tại 4 điểm đến di sản của Hà Nội. Mỗi công nghệ du lịch thông minh được áp dụng trong chương trình du lịch đêm tại mỗi điểm đến di sản được đánh số thứ tự và sau đó được tổng hợp số lượng tại bảng 4.1 tại phần Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Quá trình phân tích này được thực hiện tổng hợp, phân tích trên cả 4 kênh thông tin truyền thông chính thống của các chương trình du lịch đêm tại cả 4 điểm đến di sản, sau đó, tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu thông tin từ cả 4 kênh trên và từ đó thống nhất kết quả nghiên cứu sao cho khách quan, chính xác nhất.
  8. 38 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Sau quá trình tác giả thực hiện tìm kiếm, phân loại, tổng hợp và sắp xếp thông tin theo lịch sử ra mắt của 7 chương trình du lịch đêm tại 4 điểm đến di sản đầu tiên ở Hà Nội, kết quả nghiên cứu đã cho thấy 2 chương trình du lịch đêm đầu tiên đã được khai thác và đưa vào hoạt động từ nửa cuối năm 2020 - khi có sự xuất hiện của đại dịch COVID-19. Đó là chương trình du lịch đêm thiêng liêng 1 - Sáng ngời tinh thần Việt (7/2020) và Đêm thiêng liêng 2 - Sống như những đóa hoa (10/2020) tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Sau thành công của hai chương trình du lịch đêm này với sự đón nhận tích cực của người dân và khách du lịch, thành phố Hà Nội tiếp tục cho ra mắt chương trình du lịch đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (4/2021), tuy nhiên do tác động của đại dịch COVID-19, để đảm bảo thực thi chính sách an toàn, dãn cách xã hội nên tới 4/2022 chương trình này mới được chính thức quay lại với du khách. Năm 2022, Bảo tàng Văn học Việt Nam cho ra mắt chương trình du lịch đêm về văn chương đầu tiên tại Việt Nam mang tên “Chữ tâm chữ tài”. Trong 4 năm liên tiếp kể từ ngày cho ra mắt chương trình du lịch đêm đầu tiên thì 2023 là năm thủ đô cho ra mắt nhiều chương trình du lịch đêm tại nhiều điểm đến di sản nhất, bao gồm: chương trình du lịch đêm thứ 3 được đưa vào khai thác tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò (2/2023); và cuối cùng là chương trình du lịch đêm được mong đợi nhất năm 2023 mang tên “Tinh hoa đạo học” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được ra mắt vào ngày 29/10. Bảng 4.1. Danh sách 7 chương trình du lịch thông minh tại 4 điểm đến di sản theo thời gian được ra mắt STT Điểm đến di sản Chương trình du lịch đêm Thời gian (1) - Đêm thiêng liêng 1 - Sáng ngời tinh thần Việt 24/07/2020 1 Di tích Nhà tù Hỏa Lò (2) - Đêm thiêng liêng 2 - Sống như những đóa hoa 02/10/2020 (3) - Đêm thiêng liêng 3 - Lửa thanh xuân 14/02/2023 2 Khu di sản Hoàng thành Thăng Giải mã Hoàng thành Thăng Long 23/04/2021 (Do đại Long dịch, chính thức trở lại 29/04/2022) 3 Bảo tàng văn học Chữ tâm chữ tài 18/12/2022 Việt Nam 4 Văn Miếu - Quốc Tử Giám Tinh hoa đạo học 29/10/2023 (Nguồn: Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia, dữ liệu nghiên cứu được thu thập tính đến ngày 01/12/2023) Kết quả nghiên cứu về hệ thống công nghệ thông minh được sử dụng tại các điểm đến di sản của Hà Nội được so sánh, đối chiếu với bảng 2.1 - bảng tổng hợp các công nghệ được khai thác tại các điểm đến di sản trên thế giới hiện nay cho ta thấy rằng:
  9. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 39 Thứ nhất, về mặt các loại công nghệ thông minh được khai thác phổ biến và đưa vào sử dụng trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản của thủ đô gồm có hai công nghệ cơ bản là: Trực quan hóa 3D - hiệu ứng ánh sáng trình chiếu 3D để tạo không gian 3 chiều trong không gian di sản nhằm hỗ trợ diễn giải và trình bày di sản thông qua các ứng dụng tương tác với khách du lịch; Hệ thống thuyết minh tự động (bằng nhiều ngôn ngữ cho các đối tượng khách khác nhau). Bên cạnh đó, tại tất cả các điểm đến di sản đều áp dụng việc cung cấp wifi miễn phí cho du khách, đặt chỗ và thanh toán online,… là những tiện ích rất cơ bản và phổ thông tại các điểm đến du lịch. Thứ hai, xét về mặt số lượng, các công nghệ thông minh được khai thác phổ biến và đưa vào sử dụng trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản của Hà Nội đang dừng lại ở việc áp dụng hai cho tới ba công nghệ cơ bản mà chủ yếu là các hiệu ứng về mặt âm thanh, ánh sáng để gia tăng tương tác với khách du lịch nhằm mục đích tăng cường sự trải nghiệm các hoạt động du lịch mới mẻ và hiện đại. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hiện tại việc áp dụng các công nghệ thông minh trong 7 chương trình du lịch đầu tiên của Hà Nội tại 4 điểm đến di sản chỉ đang dừng lại ở mục đích cơ bản, sơ khai đầu tiên trong 3 mục đích của việc áp dụng công nghệ thông minh là giúp gia tăng sự tương tác, giúp tăng cường sự trải nghiệm của khách du lịch với các công nghệ mới. Trong 7 chương trình du lịch đêm, hiện tại chỉ có chương trình mang tên “Tinh hoa đạo học” được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là chương trình đầu tiên khai thác các công nghệ cao bao gồm: Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) bằng việc mỗi khách du lịch có thể hỏi dùng giọng nói để hỏi cụ Rùa các thông tin về điểm đến; Hệ thống kính thực tế ảo hỗ trợ du khách tự tay sáng tạo thư pháp theo mong muốn cá nhân của từng đối tượng khách du lịch. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, chương trình du lịch đêm “Tinh hoa đạo học” ra mắt gần đây nhất tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là chương trình du lịch đêm đầu tiên của Hà Nội bắt đầu áp dụng các công nghệ thông minh bậc cao và bắt đầu có sự chú trọng đến tính cá nhân hóa theo nhu cầu của từng khách du lịch bằng việc du khách có thể sử dụng giọng nói để tương tác trực tiếp, đặt câu hỏi tới cụ Rùa (AI) và dùng kính thực tế ảo để tự tay viết thư pháp theo mong muốn cá nhân. Như vậy, có thể thấy, các nhà quản lý điểm đến đã bắt đầu chú ý đến việc áp dụng các công nghệ thông minh bậc cao nhằm đạt được mục đích tăng cường tính cá nhân hóa của khách du lịch. Tuy nhiên, với mục đích thứ 3 trong 3 mục đích của việc áp dụng các công nghệ thông minh vào các chương trình du lịch đêm tại Hà Nội chưa được chú trọng khai thác để nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ, bảo tồn bền vững các điểm đến di sản. Thứ ba, xét về mặt lịch sử ra mắt các chương trình du lịch đêm thì càng về sau các chương trình du lịch đêm càng áp dụng đa dạng các công nghệ du lịch thông minh
  10. 40 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... hơn và đặc biệt đã có sự đầu tư, khai thác các công nghệ du lịch thông minh hiện đại và cao cấp hơn như: Công nghệ Mapping 3D - kết hợp độc đáo giữa công nghệ 3D và công nghệ làm phim để tạo nên những hiệu ứng về hình ảnh, ánh sáng, âm thanh, kích thích tất cả các giác quan của du khách; Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) - du khách hỏi đáp trực tiếp bằng giọng nói với cụ Rùa; Công nghệ thực tế tăng cường (AR) - với hệ thống thực tế ảo hỗ trợ du khách tự tay sáng tạo thư pháp, lần đầu xuất hiện trong chương trình du lịch đêm tại một điểm đến du lịch di sản của Hà Nội là Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào cuối năm 2023 vừa qua. Trong 7 chương trình du lịch đêm tại 4 điểm đến di sản trên duy nhất có chương trình “Chữ tâm, chữ tài” - chương trình du lịch về lĩnh vực văn học đầu tiên tại Việt Nam vẫn đang áp dụng phương thức thực hiện truyền thống. Bảng 4.2. Hệ thống công nghệ thông minh được sử dụng tại bốn điểm đến di sản của Hà Nội STT Điểm đến di sản Hệ thống công nghệ thông minh Số lượng các công nghệ 1 Di tích Nhà tù Hỏa Lò (1) - Hệ thống thuyết minh tự động 02 (2) - Hiệu ứng âm thanh, ánh sáng trình chiếu 3D 2 Khu di sản Hoàng (1) - Phần mềm thuyết minh tự động trên điện thoại thông minh 03 thành Thăng Long (2) - Hệ thống ánh sáng (3) - Công nghệ trình chiếu bằng Laser trên các di tích khảo cổ 3 Bảo tàng Văn học 0 Việt Nam 4 Văn Miếu - Quốc Tử (1) - Hệ thống thuyết minh tự động 05 Giám (2) - Công nghệ 3D Mapping (kết hợp giữa 3D và công nghệ làm phim) (3) - Hiệu ứng âm thanh, ánh sáng trình chiếu 3D (4) - AI (trí tuệ nhân tạo), du khách hỏi đáp trực tiếp bằng giọng nói với cụ Rùa (5) - Hệ thống thực tế ảo hỗ trợ du khách tự tay sáng tạo thư pháp (Nguồn: Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia, dữ liệu nghiên cứu được thu thập tính đến ngày 01/12/2023) 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Với mục đích tìm hiểu về thực trạng khai thác và sử dụng các công nghệ du lịch thông minh trong các chương trình du lịch đêm đầu tiên tại các điểm đến di sản của Hà Nội, bài viết này đã thu thập, tổng hợp, sắp xếp và đánh giá thông tin về lịch sử ra mắt các chương trình du lịch đêm cùng với đó là dữ liệu về các công nghệ du lịch thông minh đang được áp dụng tại các điểm đến di sản của thủ đô. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công nghệ thông minh được khai thác phổ biến và đưa vào sử dụng
  11. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 41 trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản của thủ đô đang dừng lại ở những công nghệ sơ khai, cơ bản như hệ thống thuyết minh tự động, trực qua hóa 3D với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng trong giai đoạn ba năm đầu khai thác (2020 - 2022). Tuy nhiên đến cuối năm 2023, đã có bước đột phát với sự ra đời của chương trình du lịch đêm mang tên “Tinh hoa đạo học” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám khi đã có sự đầu tư, khai thác các công nghệ du lịch thông minh hiện đại và cao cấp hơn như công nghệ Mapping 3D và thực tế tăng cường (AR). Những phát hiện từ nghiên cứu này cung cấp một số đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng, khai thác và phát triển các công nghệ du lịch thông minh trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản của Hà Nội, đây là hướng đi hiệu quả và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia, dưới định hướng phát triển kinh tế đêm tại các thành phố lớn của nhà nước. Về mặt lý luận, bài viết hệ thống các lý thuyết liên quan đến các thuật ngữ công nghệ du lịch thông minh, du lịch đêm, chương trình du lịch đêm và hệ thống các công nghệ du lịch thông minh đang được áp dụng tại các điểm đến di sản trên thế giới cũng như tổng quan các nghiên cứu có liên quan và kết quả đã được chứng minh về xu hướng khai thác và sử dụng công nghệ du lịch thông minh tại các điểm đến di sản trên thế giới. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cung cấp một hệ thống dữ liệu đã được tổng hợp và sắp xếp khoa học về lịch sử ra đời của các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản đầu tiên của thủ đô, cùng với đó là hệ thống các công nghệ du lịch thông minh đã được đưa vào khai thác và sử dụng tại các điểm đến di sản một cách cập nhật nhất nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh về quá trình khai thác và áp dụng các công nghệ du lịch thông minh tại các điểm đến di sản của Hà Nội trong giai đoạn từ 2020 đến hết 2023. Từ kết quả của nghiên cứu trên, tác giả đưa ra 3 khuyến nghị về việc xây dựng và áp dụng các công nghệ du lịch thông minh vào các chương trình du lịch đêm như sau: Thứ nhất, bên cạnh 2 nhóm công nghệ thông minh cơ bản, phổ thông được sử dụng trong các chương trình du lịch đêm là trực quan hóa 3D - hiệu ứng ánh sáng trình chiếu 3D và hệ thống thuyết minh tự động bằng nhiều ngôn ngữ, nhà quản lý điểm đến cần chú ý khai thác thêm các nhóm công nghệ thông minh khác trong 9 nhóm công nghệ thông minh đang được áp dụng tại các điểm đến di sản trên thế giới (bảng 2.1) nhằm đa dạng hóa các công nghệ thông minh giúp tăng cường các trải nghiệm du lịch mới mẻ, hấp dẫn và gia tăng tương tác của khách du lịch với các điểm đến di sản. Thứ hai, các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản cần được quan tâm, đầu tư hơn nữa trong việc khai thác các công nghệ du lịch thông minh hiện đại và cao cấp hơn như: Công nghệ Mapping 3D; Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo); Công nghệ thực tế tăng cường (AR) nhằm đạt được mục tiêu thứ 2 trong chuỗi 3 mục tiêu
  12. 42 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... của việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động du lịch, đó là tăng cường tính cá nhân hóa của khách du lịch, giúp thỏa mãn các nhu cầu đi du lịch khác nhau của các đối tượng khách khác nhau. Thứ ba, cần có kế hoạch về việc khai thác và sử dụng các công nghệ thông minh nhằm hỗ trợ quản lý có hệ thống, cập nhật và hiệu quả hơn việc khai thác các điểm đến di sản đồng thời bảo tồn hệ thống các di sản theo lộ trình dài hạn nhằm đạt được mục tiêu thứ 3 trong chuỗi 3 mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động du lịch. Nhiều hướng nghiên cứu khác nhau có thể được thực hiện để phát triển hơn nữa nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả khai thác các công nghệ du lịch thông minh tại các điểm đến di sản. Thứ nhất, các nghiên cứu sau có thể tìm hiểu về đánh giá của đối tượng khách du lịch về hiệu quả tương tác với các công nghệ du lịch thông minh tại điểm đến di sản hay sự hài lòng của du khách về việc áp dụng các công nghệ này. Thứ hai, về việc thu thập dữ liệu, các nghiên cứu sau có thể thực hiện khảo sát (bảng hỏi) hoặc phỏng vấn trực tiếp tới khách du lịch để có thể thu thập được nguồn dữ liệu có chọn lọc tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Borda, A and Bowen, J. (2017), Smart Cities and Cultural Heritage - A Review of Developments and Future Opportunities. Bowen, JP, Diprose, G and Lambert, N (ed.) Electronic Visualisation and the Arts (EVA 2017). London, UK, 11 - 13 Jul 2017 BCS 2. Calafat, A., Blay, N., Bellis, M., Hughes, K., Kokkevi, A., Mendes, F., and Tripodi, S. (2010), Tourism, nightlife and violence: a cross cultural analysis and preventive recommendations. Valencia, Spain, pp. 10-43. 3. Chen, G., & Tong, B. (2021). Research on perceived image of Beijing night tourism based on fuzzy comprehensive evaluation. In 6th Annual International Conference on Social Science and Contemporary Humanity Development (SSCHD 2020) (pp. 748-752). Atlantis Press. 4. Chen, N., Wang, Y., Li, J., Wei, Y., & Yuan, Q. (2020). Examining structural relationships among night tourism experience, lovemarks, brand satisfaction, and brand loyalty on “cultural heritage night” in South Korea. Sustainability, 12(17), pp. 6723. 5. Eldridge, A., & Smith, A. (2019). Tourism and the night: Towards a broader understanding of nocturnal city destinations. Journal of Policy Research in Tourism, Leisure and Events, 11(3), pp. 371-379. 6. Eldridge, A., & Smith, A. (2019). Tourism and the night: Towards a broader understanding of nocturnal city destinations. Journal of Policy Research in Tourism, Leisure and Events, 11(3), pp. 371-379. 7. Evans, G.( 2012). Hold Back the Night: Nuit Blanche and All-Night Events in Capital Cities. Current Issues in Tourism,15 (1-2): pp. 35-49. 8. Garau, C. (2014). Smart paths for advanced management of cultural heritage. Regional Studies, Regional Science, 1(1), pp. 286-293.
  13. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 43 9. Gretzel, U., Werthner, H., Koo, C., & Lamsfus, C. (2015). Conceptual foundations for understanding smart tourism ecosystems. Computers in Human Behavior, 50, pp. 558-563. 10. Huang, C. D., Goo, J., Nam, K., & Yoo, C. W. (2017). Smart tourism technologies in travel planning: The role of exploration and exploitation. Information & Management, 54(6), pp. 757-770. 11. Kreitzman, L., & Foster, R. (2011). The rhythms of life: The biological clocks that control the daily lives of every living thing. Profile books. 12. Li, X., Li, Z., Song, C., Lu, W., & Zhang, Q. (2021). A study on the influence mechanism of virtual tourism behavior based on the theory of planned behavior. J. Tour, 36, pp. 15-26. 13. Qi, L. (2021). Research on the Innovation Strategy of Beijing Night Culture Tourist Area Based on Tourist Survey. In E3S Web of Conferences (Vol. 253, p. 01014). EDP Sciences. 14. Shen, S., Sotiriadis, M., & Zhang, Y. (2020). The influence of smart technologies on customer journey in tourist attractions within the smart tourism management framework. Sustainability, 12(10), pp. 4157. 15. Song, H., Kim, M., & Park, C. (2020). Temporal distribution as a solution for over-tourism in night tourism: The case of Suwon Hwaseong in South Korea. Sustainability, 12(6), pp. 2182. 16. Tian, M., Zheng, W., & Wang, N. (2021). Research on the Interactive Development of Dong Village Cultural Heritage Protection and Night Tourism: a Case Study of Huangdu Dong Village in Hunan. In E3S Web of Conferences (Vol. 251, p. 02005). EDP Sciences. 17. Bảo tàng Văn học Việt Nam (2022). “Lần đầu tiên có tour Du lịch Văn học đặc biệt dành cho những người yêu văn chương”. (https://baotangvanhoc.vn/hoat-dong-bao-tang/lan-dau-tien- co-tour-du-lich-van-hoc-dac-biet-danh-cho-nhung-nguoi-yeu-van-chuong/). Truy cập tháng 10/2023. 18. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (2020). “Hà Nội mở tour du lịch đêm khám phá Di tích Nhà tù Hỏa Lò”. (https://vietnamtourism.gov.vn/post/33392). Truy cập tháng 10/2023. 19. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (2021). “Hà Nội: Khai trương tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long””. (https://vietnamtourism.gov.vn/post/36287). Truy cập tháng 11/2023. 20. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (2023). “Việt Nam thắng lớn tại Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Awards 2023”. (https://vietnamtourism.gov.vn/post/52166). Truy cập tháng 11/2023. 21. Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch (2023). “Ra mắt chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám”. (http://hpa.hanoi.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/ra-mat- chuong-trinh-trai-nghiem-dem-van-mieu--quoc-tu-giam-100270-5000632.html). Truy cập tháng 11/2023.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2