HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - GÓC NHÌN TỪ NGÀNH<br />
DỊCH VỤ LOGISTICS THÁI LAN VÀ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM<br />
PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
TS. Phạm HùngTiến<br />
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN<br />
Tóm tắt<br />
Năm 2016 các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN<br />
vào năm 2015 (AEC) dựa trên kế hoạch kết nối 12 lĩnh vực ưu tiên mà ASEAN đã có lợi<br />
thế cạnh tranh, bao gồm nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, cao-su, ô-tô,<br />
giày dép, du lịch, vận tải hàng không, Logistics v.v. Phát triển dịch vụ Logistics luôn là<br />
mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Bài viết<br />
này phân tích vai tròcủa ngành dịch vụ Logistics tại Thái Lan trong quá trình xây dựng<br />
AEC 2015 và vận dụng kinh nghiệm phát triển ngành này tại Việt Nam.<br />
Từ khóa: ASEAN, AEC, logistics, Thái Lan, Việt Nam<br />
<br />
<br />
Abstract<br />
In 2006, ASEAN Economic Ministers decided Logistics Sector as the twelfth<br />
Priority Sector in ASEANfor accelerated economic integration. The Roadmap for the<br />
Integration of Logistics Services contains specific measures which are aiming to (1)<br />
Create an ASEAN single market by 2015 by strengthening ASEAN economic integration<br />
through liberalisation and facilitation measures in the area of logistics servicesand (2)<br />
Support the establishment and enhance the competitiveness of anASEAN production<br />
base. This paper analyses the role and expansion of logistics in Thailand in the process of<br />
AEC’s establishment. Lessons for Vietnam are also drawn to develop this industry.<br />
Key words: ASEAN, AEC, logistics, Thailand, Vietnam<br />
<br />
<br />
1. Xu hướng hội nhập hoạt động Logistics khu vực ASEAN<br />
Khái niệm Logistics1 bao gồm toàn bộ các hoạt động, thông qua đó mà việc giao<br />
nhận hàng hóa được diễn ra theo thời gian và địa điểm. Quản trị Logistics là việc hoạch<br />
định, quản lý, thực hịên hoặc kiểm soát quá trình cung cấp sản phẩm có liên quan nhằm<br />
thoả mãn về số lượng, chủng loại, và các yếu tố chi phối sản phẩm. Thông qua sự phối<br />
hợp của những hoạt động trên mà hình thành nên dòng sản phẩm, với mục tiêu kết nối<br />
một cách hiệu quả nhất giữa điểm cung ứng và điểm tiếp nhận.<br />
Xu hướng hội nhập khu vực và toàn cầu hóa là điều tất yếu cho sự phát triển của<br />
mọi quốc gia. Khu vực ASEAN đang tiến tới việc hội nhập trên nhiều lĩnh vực, một trong<br />
số đó là các các hoạt động Logistics. Các quốc gia ASEAN đánh giá cao vai trò của các<br />
hoạt động Logistics đối với hoạt động thương mại và GDP thông qua hai yếu tố căn bản<br />
<br />
<br />
1<br />
Hans-Ch. Pfohl (2010), tr. 12<br />
1<br />
là:Tác động của chi phí vận tải đối với thương mại và GDP; cũng như tác động của các<br />
cảng kém hiệu quả đối với GDP2.<br />
(1) Tác động của chi phí vận tải đối với thương mại và GDP<br />
- Tăng 10% chi phí vận tải sẽ làm giảm kim ngạch thương mại 20%<br />
- Tăng gấp đôi chi phí vận tải sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP<br />
0,5%<br />
(2) Tác động hiệu quả của các cảng đối với GDP<br />
- Các cảng hoạt động không đạt hiệu quả tương đương việc tăng<br />
khoảng cách lên 60%<br />
- Mỗi ngày lưu bãi kéo dài cho một lô hàng có nghĩa rằng "thêm"<br />
khoảng cách kinh tế70 km cho mỗi ngày.<br />
- Tăng những cải tiến hiệu quả lên 0,55% tại các cảng sẽ có tác động<br />
lên GDP tương đương vớităng 5,5% những cải tiến hiệu quả trong Hải quan<br />
(thuế nhập khẩu) hay 3,3% những cải tiến hiệu quả trong thương mại điện tử .<br />
- Sự giảm thiểu các cảng kém hiệu quả, có thể đem lại tăng trưởng<br />
GDP 0,47 %.<br />
Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao thông vận tải trong khu vực<br />
ASEAN bao gồm:Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa, hành khách quá cảnh; Giao<br />
thông vận tải đa phương thức; và các hoạt động vận tải liên quốc gia.Cụ thể như sau:<br />
<br />
(1) Tạo điều kiện thuân lợi cho hàng hóa, hành khách quá cảnh<br />
Cơ chế:<br />
- Hợp lý hóa, đơn giản hóa, hài hòa tài liệu, thủ tục, kiểm tra ở cấp quốc gia<br />
và giữa các nước láng giềng.<br />
- Phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan chức năng và lĩnh vực kinh doanh.<br />
Trên thực tế, khu vực ASEAN đã triển khai Hiệp định ASEAN về việc tạo điều kiện<br />
thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh (ký kết năm 1998 tại Hà Nội), bao gồm3:<br />
- Nghị định thư số 1: Thực hiên thiết kế các tuyến đường giao thông vận tải<br />
và các trang thiết bị cần thiết cho vận tải quá cảnh (Giao thông vận tải thuận lợi)<br />
- đã ký kết năm 2007.<br />
- Nghị định thư số 3: Các loại và số lượng của đường dành cho các phương<br />
tiện đi lại - đã ký vào năm 1999.<br />
- Nghị định thư số 4: Các yêu cầu kỹ thuật của xe - đã ký kết năm 1999.<br />
- Nghị định thư số 5: Đề án ASEAN về bảo hiểm xe ô tô bắt buộc<br />
(Bảo hiểm, Bộ Tài chính) - đã ký năm 2001.<br />
- Nghị định thư số 8: Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (Nông<br />
nghiệp) - đã ký vào năm 2000.<br />
- Nghị định thư số 9: Hàng hóa nguy hiểm - đã ký vào năm 2002.<br />
Bên cạnh đó,còn có 3 nghị định thư đáng chú ý nhất đó là nghị định thư số 2, 6 và 7:<br />
- Nghị định thư số 2: Thực hiện thiết kế các đồn biên phòng (Hải quan).<br />
<br />
2<br />
The World Bank 2014: Efficient Logistics A Key to Vietnam’s competitiveness<br />
3<br />
http://www.asean.org/communities/asean-economic-community/category/logistics-services<br />
2<br />
- Nghị định thư số 6: hệ thống đường sắt ở khu vực biên giới và Trạm trao<br />
đổi.<br />
- Nghị định thư sô 7: Hệ thống Hải quan quá cảnh (Hải quan).<br />
(2) Giao thông vận tải đa phương thức<br />
Triển khai các Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức (đã ký năm<br />
2005 tại Viêng Chăn của Lào). Các quốc gia xác định và phát triển mạng lưới hành lang<br />
logistics vận tải, đề ra các yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng cần thiết nhằm hỗ trợ việc<br />
cải thiện mạng lưới vận tải nội địa với vận tải biển qua đó cải thiện sự liên kết giữa các<br />
cửa ngõ logistics của ASEAN với nhau (bắt đầu thực hiện năm 2007). Ngoài ra cũng xúc<br />
tiến việc sử dụng các thuật ngữ và các thực tiễn liên quan tới vận tải đa phương thức,<br />
trong đó có INCOTERMS. Có thể nói, năng lực quốc gia về Logistics là chìa khoá cho<br />
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.<br />
Hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức, đóng một vai trò quan trọng các<br />
hoạt động Logistics.<br />
(3) Các hoạt động vận tải liên quốc gia<br />
Vận tải liên quốc gia là hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ của<br />
ít nhất hai Bên ký kết, điểm bắt đầu và kết thúc hành trình không nằm trên lãnh thổ của<br />
một Bên ký kết. Hiện tại có đến 98% số sản phẩm sản xuất trong ASEAN được xuất khẩu<br />
miễn thuế sang các nước khác trong khối. Cho đến khi hình thành AEC, các thủ tục nhập<br />
khẩu sẽ tiếp tục được đơn giản hóa. Nhằm đặt mục tiêu này, bên cạnh việc triển khai<br />
những dự án siêu lớn về hạ tầng vận tải và giao thông, các quốc gia sẽ cùng nhau phát<br />
triển mạng lưới Logistics liên kết.<br />
2. Giao thông vận tải trong lộ trình hội nhập các dịch vụ LogisticsASEAN<br />
Lộ trình này cung cấp hành động cụ thể cần theo đuổi để đạt được hội nhập sâu<br />
hơn và nâng cao tầm quan trọng của dịch vụLogistics trong ASEAN gắn với việc triển<br />
khai thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp, trong đó bao gồm: Tăng cường khả năng cạnh<br />
tranh của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics ASEAN thông qua các dịch vụ thương mại<br />
và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Logistics; Tăng cường năng lực của các nhà<br />
cung cấp dịch vụ Logistics ASEAN; và Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải<br />
đa phương thức.<br />
Kết luận của Hiệp định Giao thông vận tải ASEAN giúp hướng tới thực hiện đầy<br />
đủ cáclộ trình dịch vụ Logistics đã được ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN<br />
(AEM) lần thứ 39 họp tại Manila, Philippines vào ngày 24 tháng 8 năm 2007.<br />
(1) Mục tiêu chính của lộ trình Logistics ASEAN<br />
- Tạo ra một thị trường chung ASEAN vào năm 2015 bằng cách tăng cường<br />
hội nhập kinh tế ASEAN thông qua tự do hóa và thuận lợi hóa các biện pháp<br />
trong lĩnh vực dịch vụ Logistics.<br />
- Hỗ trợ thành lập và nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN thông qua<br />
việc tạo ra một môi trường Logistics liên kết ASEAN.<br />
(2) Các chính sách chủ chốt của lộ trình Logistics ASEAN<br />
- Khuyến khích hội nhập của hệ thống Logistics quốc gia trong ASEAN<br />
(bằng cách tăng thông tin liên lạc ở cấp khu vực và xác định các hoạt động trong<br />
<br />
<br />
3<br />
lĩnh vực Logistics để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lưu thông thương<br />
mại giữa các nước thành viên ASEAN).<br />
- Khuyến khích tiến trình tự do hóa các dịch vụ Logistics (để làm cho các<br />
dịch vụ Logistics có thể đáp ứng các cơ hội sẵn có khi hội nhập ASEAN và gia<br />
tăng sức cạnh tranh tốt hơn).<br />
- Tạo điều thuận lợi cho thương mại, Logistics và đầu tư (để xác định các<br />
phương tiện cần thiết, cải thiện cơ sở vật chất cho Logistics và các ưu tiên cho<br />
đầu tư).<br />
- Xây dựng năng lực Logistics khu vực ASEAN (bằng cách khuyến khích<br />
phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, và một môi trường thuận lợi để<br />
phát triển ngành).<br />
- Khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ Logistics ASEAN (bằng cách xác<br />
định họ và cung cấp các kênh có sự tham gia nhiều hơn của họ trong lĩnh vực<br />
này).<br />
- Tăng cường năng lực vận tải đa phương thức (đặc biệt là vận chuyển<br />
container).<br />
(3) Các biện pháp liên quan đến giao thông vận tải trong lộ trình Logistics ASEAN<br />
Mỗi quốc gia thành viên ASEAN sẽ nỗ lực để đạt được tự do hóa đáng kể các dịch vụ<br />
Logistics trong các lĩnh vực sau:<br />
- Dịch vụ vận tải biển (Giao thông vận tải hàng hóa quốc tế bao gồm vận tải<br />
nội địa).<br />
- Dịch vụ vận tải hàng không (Tự do hóa dịch vụ vận tải hàng không như đã<br />
nêu trong biên bản ghi nhớ ASEAN về Dịch vụ Hàng không vận chuyển hàng<br />
hóa (2002)).<br />
- Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt (dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt<br />
quốc tế).<br />
- Dịch vụ vận tải đường bộ vận chuyển hàng hóa (dịch vụ vận tải hàng hóa<br />
đường bộ quốc tế).<br />
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics ASEAN thông qua<br />
thương mại (bao gồm việc đơn giản hóa thủ tục) và Logistics (Tạo điều kiện thuân lợi<br />
cho giao thông vận tải):<br />
- Thúc đẩy phát triển ứng dụng các công nghệ phù hợp cho các hệ thống<br />
thông tin tiên tiến, giúp thông tin được chia sẻ giữa các cơ quan chính phủ, các<br />
chủ hàng và ngành công nghiệp, trong việc thúc đẩy các sáng kiến bảo đảm an<br />
toàn chuỗi cung ứng.<br />
- Tăng cường an ninh giao thông và an toàn trong mạng lưới chuỗi việc cung<br />
ứng khu vực, thông qua các sáng kiến xây dựng năng lực, kỹ thuật mạng, và<br />
thường xuyên trao đổi công nghệ có liên quan, kĩ thuật thực hành tốt nhất và<br />
thông tin.<br />
Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Logistics:<br />
- Kết luận và ký kết Hiệp định khung ASEAN về việc tạo thuận lợi cho vận<br />
tải đa quốcgia.<br />
- Đồng thực hiện hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hoá quá<br />
cảnh và hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, để thúc đẩy hiệu<br />
<br />
4<br />
quả vận chuyển hàng hóa từ điểm đầu tới điểm cuối, tạo thuận lợi cho vận<br />
chuyển hàng hóa qua biên giới.<br />
- Cải thiện cơ sở hạ tầng và các dịch vụ mạng vận tải đường bộ để đạt được<br />
liên kết nối tốt hơn, khả năng hoạt động tương tác với các cửa ngõ hàng hải và<br />
vận tải hàng không ở mức quốc gia, khu vực và quốc tế.<br />
- Tăng cường các dịch vụ vận tải biển và vận chuyển trong nội khối ASEAN.<br />
- Thiết lập sự cho phép và môi trường chính sách để tăng sự tham gia của<br />
khu vực tư nhân và cải thiện quan hệ đối tác công-tư trong việc phát triển cơ sở<br />
hạ tầng giao thông vận tải Logistics; cung cấp và hoạt động các thiết bị và dịch<br />
vụ Logistics.<br />
Mở rộng khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics ASEAN:<br />
- Thông qua thực hành tốt nhất trong việc cung cấp các dịch vụ Logistics và<br />
hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong lĩnh vực<br />
này, bao gồm cả việc hình thành mạng lưới các DNVVN.<br />
- Thúc đẩy hợp tác khu vực để hỗ trợ các nước Campuchia - Lào - Myanmar<br />
- Việt Nam, đặc biệt là các nước kém phát triển trong ASEAN.<br />
- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu của ASEAN về các nhà cung cấp dịch<br />
vụ Logistics nhằm tăng cường sự phát triển của các hoạt động trong mạng lưới.<br />
Phát triển nguồn nhân lực:<br />
- Phát triển nâng cao kỹ năng và xây dựng năng lực thông qua liên kết đào<br />
tạo chung và tổ chức hội thảo.<br />
- Khuyến khích sự phát triển của hệ thống chứng nhận kỹ năng quốc gia về<br />
cung cấp dịch vụ Logistics.<br />
- Khuyến khích phát triển một chương trình đào tạochung của ASEAN về<br />
quản lý Logistics.<br />
- Khuyến khích việc thành lập trung tâm đào tạo quốc gia hoặc tiểu khu vực.<br />
Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và đầu tư cho vận tải đa phương thức:<br />
- Xác định và phát triển mạng lưới hành lang Logistics ASEAN, xây dựng<br />
các yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết, hỗ trợ cải thiện mạng lưới giao<br />
thông nội địa, các mối liên kết kết nối giữa các phương thức vận tải, chuẩn hóa<br />
cơ sở hạ tầng vận tải biển, vận tải nội địa và tăng cường kết nối các cổng thông<br />
tinLogistics ASEAN.<br />
- Thúc đẩy việc sử dụng các điều kiện thương mại và thực tiễn liên quan đến<br />
vận tải đa phương thức, bao gồm các điều khoản thương mại quốc tế<br />
(INCOTERMS).<br />
(4) Một số thách thức<br />
Phân mảnh thị trường và thị trường có quy mô nhỏ:<br />
- Dịch vụ Logistics còn nghèo nàn.<br />
- Chất lượng vận tải đường bộ còn thấp.<br />
- Cơ sở hạ tầng cảng nghèo.<br />
- Mạng lưới vận chuyển chưa tối ưu.<br />
- Cơ sở vật chất cho ngành đường sắt và đường còn thiếu thốn.<br />
- Cơ sở vật chất cho kho bãi thủ thiếu thốn.<br />
<br />
<br />
5<br />
Chi phí Logistics trong ASEAN là khoảng hai lần cao như ở Mỹ hay ở châu<br />
Âu.Dịch vụ Logistics trong ASEAN có nhiều hạng mục để cải thiện.Nâng cao hiệu quả<br />
dịch vụ Logistics trong khu vực ASEAN, bao gồm giảm chi phí Logistics và thời gian, là<br />
rất quan trọng để thúc đẩy hơn nữa đầu tư trong khu vực cũng như hội nhập kinh tế trong<br />
ASEAN.<br />
3. AEC 2015 - Góc nhìn từ ngành dịch vụ Logistics Thái Lan<br />
Nhờ vào lợi thế vị trí địa lý chiến lược, Thái Lan đặt mục tiêu phát triểntrở thành<br />
điểm trung chuyển Logistics trong khu vực. Triển vọng kế hoạch này ngày càng được<br />
củng cố thêm bởi việc tăng cường thương mại biên mậu tại tiểu vùng Mekong lớn GMS4,<br />
cũng như việc thực thi cộng đồng kinh tế ASEAN Economic Community (AEC) từ năm<br />
2016. Ngành dịch vụ Logistics được hỗ trợ đáng kể từ kết quả gia tăng sản lượng nhanh<br />
chóng của ngành công nghiệp, và kế hoạch xây dựng các tuyến giao thông hành lang<br />
trong khu vực (xem Bảng 1). Bên cạnh đó, trong tương lai các doanh nghiệp nhỏ và vừa<br />
cũng trở thành khách hàng mục tiêu của các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba (3PL).<br />
Bảng 1: Các trung tâm Logistics quan trọng nhất tại Thái Lan năm 2013<br />
Trung tâm/Khu dịch vụ Chức năng<br />
Logistics<br />
Suvarnabhumi Airport Sân bay quốc tế của trung tâm thủ đô Bangkok<br />
Klong Toey-Port Cảng chính của Bangkok với công suất 1,4 triệu<br />
TEU5/năm<br />
Laem Chabang Port Cảng biển lớn nhất Thái Lan với công suất trung chuyển<br />
6,5 triệu TEU phía Đông nam Bangkok<br />
Chieng Saen Port Cảng chính khu vực miền Bắc Thái Lan tại tỉnh Chiang<br />
Rai phục vụ giao dịch thương mại với Trung Quốc<br />
Kantang Port Cảng chính khu vực miền Nam Thái Lan tại tỉnh Trang<br />
phục vụ giao dịch thương mại với Malaysia<br />
Ayuthaya Port and ICD Cảng trung chuyển và cảng Container nội địa đối với<br />
hàng nông sản tại khu vực trung tâm<br />
Nguồn: Marine Department<br />
<br />
<br />
Theo nhận định của các nhà đầu tư quốc tế, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ góp<br />
phần củng cố thêm vai trò của Thái Lan là cứ điểm sản xuất trung tâm của khu vực đối<br />
với nhiều sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Cơ hội này bắt nguồn từ việc xuất hiện các<br />
ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh cao như: Chế tạo xe hơi, Thực phẩm, Hóa dầu,<br />
Điện tử và Ngành nhựa. Dưới sự bảo trợ của ngân hàng phát triển Châu Á ADB, các<br />
quốc gia thuộc GMS đã hoàn thành việc xây dựng khung chiến lược mới giai đoạn 2012-<br />
2022, với việc xác định phương thức phát triển tổng thể dựa trên 3 trục hành lang chính<br />
là: Đông-Tây; Bắc-Nam; và Nam-Nam. Các lĩnh vực được ưu tiên phát triển bao gồm<br />
Năng lượng, Viễn thông, Cơ sở hạ tầng giao thông và Đơn giản hóa giao dịch biên mậu.<br />
Cán cân thương mại của Thái Lan ngày càng bị thâm hụt trong những năm gần đây.<br />
Trong năm 2013, giá trị nhập khẩu đạt 251 tỷ $ so với giá trị xuất khẩu là 228 tỷ $, qua đó<br />
giá trị thâm hụt thương mại tăng lên 8% đạt 22 tỷ $. Một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối<br />
4<br />
Greater Mekong Subregion<br />
5<br />
TEU (viết tắt của twenty-foot equivalent units) là đơn vị đo của hàng hóa được container hóa tương<br />
đương với một container tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích)<br />
6<br />
với phát triển lưu thông hàng hóa trong 5 năm vừa qua, đó là Trung Quốc đã nhanh chóng<br />
vươn lên vị trí thứ hai, áp sát quốc gia cung cấp truyền thống lớn nhất là Nhật Bản. Trong<br />
khi thị phần nhập khẩu từ Nhật Bản giai đoạn 2009 - 2013 giảm từ 19% xuống 16%, thì thị<br />
phần từ Trung Quốc đã tăng từ 13% lên 15%. Trong khối ASEAN, Malaysia là quốc gia có<br />
trao đổi ngoại thương lớn nhất với Thái Lan.<br />
Hội đồng thương mại Thái Lan Board of Trade dự báo rằng, thương mại biên giới<br />
(Cross-border Trade) với các quốc gia láng giềng Malaysia, Myanmar, Laos và<br />
Cambodia trong năm 2014 sẽ tiếp tục tăng 7%, như vậy mức tăng trưởng này sẽ cao hơn<br />
mức tăng trưởng xuất khẩu của đất nước. Giá trị kim ngạch trao đổi thương mại biên giới<br />
năm 2013 đã đạt xấp xỉ 30 tỷ $, chiếm khoảng 70% toàn bộ giá trị kim ngạch ngoại<br />
thương với bốn quốc gia láng giềng này. Nhằm tạo động lực thúc đẩy, phòng Thương<br />
mại Thai Chamber of Commerce đưa ra khuyến nghị rằng, cho phép khu vực tư nhân<br />
được xây dựng các điểm kiểm soát biên giới, bao gồm việc xây dựng các đường giao<br />
thông biên giới và chuyển đổi 10 điểm kiểm soát tạm thời thành các điểm kiểm soát<br />
thường xuyên. Hiện tại đang tồn tại 34 cửa khẩu thường xuyên.<br />
Ví dụ điển hình cho việc bùng nổ giao dịch thương mại là Tập đoàn SAHA -<br />
doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất nước. Cho đến khi cộng<br />
động kinh tế AEC được thực thi, Tập đoàn SAHA dự kiến sẽ đầu tư thêm khoảng 2 tỷ<br />
Baht/B - tương đương 45 triệu Euro (1 Euro = 44,3 B) mở rộng công suất. Thông qua đó,<br />
thị phần doanh thu trong khu vực trong 10 năm tới sẽ tăng ở mức hiện tại là 10% lên<br />
50%. Myanmar được coi là một thị trường đầy tiềm năng, tại đây SAHA đã thành lập<br />
chung một liên doanh thương mại với tên gọi là Tiger Distribution &Logistics.<br />
Hiệp hội Vận chuyển và Giao nhận quốc tế Thai International Freight Forwarders<br />
Association đánh giá doanh thu từ ngành dịch vụLogistics đã đạt xấp xỉ 30 tỷ $, trong đó<br />
theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Solidiance thì giá trị gia tăng đạt khoảng 9<br />
tỷ $. Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics (LSP) là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước<br />
ngoài, với chất lượng dịch vụ cao và hướng tới mục tiêu lợi nhuận nhóm (xem Bảng 2).<br />
Các doanh nghiệp Logistics Thái Lan còn thua kém về công nghệ, tổ chức mạng<br />
lưới Logistics, vốn và Know-how. Hệ quả là, trong 5 năm vừa qua các công ty đa quốc<br />
gia LSP đã tăng mức doanh thu đạt 72%, và trong cùng thời kỳ này thì doanh thu của các<br />
doanh nghiệp nội địa chỉ tăng tương ứng là 2,7%. Một xu hướng rõ nét hiện nay trong các<br />
doanh nghiệp sản xuất là việc thuê ngoài các dịch vụ vận tải và đội xe từ các nhà cung<br />
cấp dịch vụ Logistics 3 PL. Nhà cung cấp dịch vụ Logistics lớn nhất tại Thái Lan là công<br />
ty DHL, tháng 6/2013 công ty này đã công bố kế hoạch tổng đầu tư là 140 triệu Euro đến<br />
năm 2015 tại khu vực Đông Nam Á, trong đó riêng tại Thái Lan là 50 triệu Euro. Các<br />
công ty lớn tiếp theo gồm Linfox, Schenker và công ty nội địa EGL - Eternity Grand<br />
Logistics với 450 phương tiện vận tải. Năm 2011 công ty 3PL lớn nhất của Nhật Bản là<br />
Hitachi Transport System đã mua lại EGL với mức giá 20 triệu $. Các nhà cung cấp dịch<br />
vụ tiếp theo có sở hữu đội xe vận tải và phục vụ vận chuyển đối với thương mại biên giới<br />
là TNT Logistics chuyên về chuyển phát nhanh hàng hóa công nghệ cao, CEVA<br />
Logistics, Kerry Logistics, Yusen Logistics và Nippon Express.<br />
Dẫn đầu trong số các doanh nghiệp sở hữu khu dịch vụ Logistics phải kể đến công<br />
ty Hemaraj Land & Development với hai khu công nghiệp quy mô lớn lớn. Khu thứ nhất<br />
có vị trí giữa cảng Laem Chabang Port và Khu công nghiệp Hemaraj Eastern Seaboard<br />
với tổng diện tích 45 ha, trong đó diện tích kho bãi là 128.000 m2 và mức đầu tư là 32<br />
triệu $. Gần 1/3 diện tích trong khu công nghiệp này được thuê bởi công ty Hi-Tech<br />
7<br />
Nittsu - Một liên doanh giữa Thai Industrial Eastate Corporation và Nippon Express<br />
Japan. Khu công nghiệp thứ hai với tổng diện tích 15 ha và 80.000 m2 diện tích kho bãi<br />
có mức đầu tư khoảng 24 triệu $ nằm ngay tại khu công nghiệp Hermaraj.<br />
Bảng 2: Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics quan trọng nhất tại Thái Lan<br />
<br />
Nhà cung cấp Trụ sở công ty Internet<br />
<br />
BMT Pacific Bangkok, Samut Prakan www.bmtp.co.th<br />
<br />
NCL International Bangkok www.nclthailand.com<br />
Logistics<br />
<br />
V-Serve Logistics Bangkok, Samut Prakan www.v-serveLogistics.com<br />
<br />
Agility Bangkok, Suvarnabhumi www.agility.com<br />
Airport, Chonburi<br />
<br />
JWD InfoLogistics Bangkok Chonburi www.jwd-Logistics.com<br />
<br />
Leo Global Logistics Bangkok, Suvarnabhumi www.leoglobalLogistics.com<br />
Airport, Chonburi<br />
<br />
Schenker (Thai) Bangkok, Chonburi, www.schenker.co.th<br />
Chiangmai, Songkla<br />
<br />
Fedex Bangkok, Chonburi, www.fedex.com<br />
Chiangmai, Phuket<br />
<br />
DHL Global Forwarding Bangkok, Don Muang www.dhl.co.th<br />
Airport, Chonburi,<br />
Chiangmai<br />
<br />
TNT Bangkok, Suvarnabhumi www.tnt.com<br />
Airport, Chiangmai,<br />
Phuket<br />
<br />
Maersk Thailand Bangkok, Chonburi, www.maerskline.com<br />
Songkla<br />
<br />
Fair & Easy Makkasan, Ratchathevee www.fairandeasy.co.th<br />
<br />
Nguồn: Department of Export Promotion<br />
<br />
<br />
Một bước phát triển lịch sử trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông chính là việc<br />
xây dựng hệ thống đường sắt với đường ray kép. Theo quy hoạch của Bộ Giao thông<br />
Thái Lan sẽ hình thành 6 tuyến đường có tổng chiều dài là 1.364 km, với mức đầu tư 900<br />
tỷ B. Một phần trong tuyến đường quan trọng dài 118 km kết nối giữa thủ đô Bangkok<br />
với cảng Laem Chabang Port, với mức đầu tư 4,1 tỷ B.đã được khánh thành trong năm<br />
2012. Thông qua đó cảng Container nội địa Lat Krabang Container Depot tại Bangkok đã<br />
8<br />
tăng gấp đôi công suất trung chuyển đạt 800.000 Container/năm. Người Thái đã lên kế<br />
hoạch mở rộng năng lực bốc xếp cảng Laem Chabang Port từ hiện nay 10,5 triệu TEU<br />
lên 18,8 triệu TEU vào năm 2019, bên cạnh đó là 2,6 triệu tấn hàng hóa và 1,9 triệu xe<br />
hơi sẽ vận chuyển thông qua cảng.Những dự án xây dựng lớn tiếp theo sẽ là giai đoạn mở<br />
rộng lần 2 tại sân bay Suvarnabhumi và Don Mueang.<br />
Trên bảng xếp hạng đánh giá năng lực Logistics Performance Index của Ngân<br />
hàng Thế giới năm 20146, Thái Lan xếp hạng thứ 35 - giống như năm 2010 trong tổng số<br />
160 quốc gia, xếp sau thứ tự lần lượt các quốc gia khác Singapore (5); Hongkong-Trung<br />
Quốc (15); Đài Loan (19); Hàn Quốc (21), và Malaysia (25), như vậy so với năm 2013 đã<br />
tăng 4 bậc xếp hạng. Kết quả xếp hạng đánh giá trên không thật phù hợp với chỉ số Index<br />
“Ease of Doing Business”, theo đó Thái Lan được xếp hạng ở mức khá tốt thứ 18. Tuy<br />
nhiên, ở tiêu chí đánh giá về “Thương mại biên giới” Thái Lan xếp hạng thứ 24.<br />
Dưới góc độ tổng chi phí Logistics, chỉ trong vòng 5 năm Thái Lan đã cải thiện<br />
mức tỷ trọng từ 18% xuống 15% tổng sản phẩm nội địa, tuy nhiên vẫn cao hơn so với<br />
Malaysia (13%), hay Singapore (8%). Nhiều giải pháp từ phía Chính phủ đã tác động<br />
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - trong đó, phải kể đến việc triển khai mạng lưới<br />
Logistics điện tử E-Logistics; Thủ tục hải quan điện tử tại các cửa khẩu vùng GMS; và<br />
việc thiết lập Trung tâm dịch vụ xuất khẩu một cửa “One Stop Export Service Center” -<br />
là một đơn vị liênkết của 14 tổ chức liên đới tới hoạt động xuất khẩu nhằm đẩy nhanh<br />
việc giải quyết các thủ tục xuất khẩu.<br />
Một trong những nguyên nhân chính làm cho tổng mức chi phí còn chiếm tỷ trọng<br />
khá cao là do phần lớn vận chuyển hàng hóa đều thông qua đường bộ - chiếm tỷ lệ 83%<br />
so với đường sắt chiếm tỷ lệ 2%. Theo đánh giá chung, tổng chi phí Logistics tại Thái<br />
Lan là xấp xỉ 58 tỷ $, bao gồm chi phí giao thông có tỷ lệ 49%, so với chi phí kho bãi<br />
42% và các chi phí hoạt động Logistics khác7 là 9%. Nhằm chuyển đổi phương thức vận<br />
tải theo hướng tăng tỷ trọng vận tải đường sắt và giảm tỷ trọng vận tải đường bộ trong dài<br />
hạn, các chuyên gia đề xuất giải pháp trước mắt là thiết lập các trạm trung chuyển đa<br />
phương thức tại các nút vận chuyển chiến lược, với các trang thiết bị hiện đại nhằm rút<br />
ngắn thời gian trung chuyển Container. Ngay cả các phương tiện cơ giới cũng cần phải<br />
được đổi mới theo hướng chuẩn hóa - ví dụ như lắp đặt chế độ vận hành thông minh, tối<br />
ưu hóa cung đường với hỗ trợ hệ thống định vị GPS, hoặc ứng dụng các công nghệ vận<br />
chuyển mới như giá xếp kệ hàng nhiều lớp v.v.<br />
Để duy trì được năng lực cạnh tranh cao của ngành công nghiệp Thái Lan phải kể<br />
tới đóng góp của chiến lược Logisticsđịnh hướng sản xuất tinh gọn thông qua mô hình<br />
quản trị cung ứng nhanh chóng “Just-in-time”. Nhưng điều này cũng tiềm ẩn những nguy<br />
cơ, như trận lụt lịch sử mùa thu năm 2011 làm cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn và đình<br />
trệ việc sản xuất. Bài học rút ra dưới góc độ Logistics là việc phát triển một chiến lược<br />
mới nhằm phòng ngừa rủi ro. Nó bao hàm một giải pháp tổng thể, gồm tạm thời di rời<br />
máy móc thiết bị tới các khu vực an toàn hơn trước mưa lũ, thay đổi các nhà cung cấp<br />
linh kiện, thay thế bằng hàng hóa nhập khẩu, tăng lượng hàng dự trữ, hay như phân bổ<br />
phi tập trung các địa điểm nhà xưởng.<br />
Với mục tiêu tăng cường phối hợp hoạt động kinh doanh với các quốc gia láng<br />
giềng, Ủy ban quản lý bất động sản công nghiệp Thái Lan Industrial Estate Authority of<br />
<br />
Tổng hợp từ LPI Report (2010-2014), World Bank<br />
6<br />
<br />
Chi phí Logisstics trong sản xuất, chi phí giải quyết đơn hàng, và chi phí dịch vụ khách hàng<br />
7<br />
<br />
9<br />
Thailand (IEAT) đã mời gọi các nhà đầu tư cá nhân tại tổng số 13 Khu công nghiệp với<br />
diện tích 4.800 ha., tổng số vốn đầu tư vào khoảng 300 tỷ B. Đa số các địa điểm triển<br />
khai nằm tại vùng phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông, ngoài ra cũng dự kiến xây dựng<br />
một khu dịch vụ Logistics nằm ở biên giới với Lào tại thành phố Chiang Rai. Cho đến<br />
thời điểm năm 2014, IEAT đã cấp 48 Giấy phép cho khu công nghiệp, trong đó 36 khu<br />
công nghiệp đã hoạt động và 12 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng; 11 khu<br />
công nghiệp nằm dưới sự giám sát trực tiếp của IEAT. Nhóm các nhà đầu tư tư nhân tiềm<br />
năng với năng lực tài chính và kinh nghiệm gồm công ty Nava Nakorn và Thai Industrial<br />
Estate. Chính phủ Thái Lan đang khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào<br />
các dịch vụ logistics tích hợp song song với quản lý có hiệu quả sản xuất và chuỗi cung<br />
ứng sản phẩm. Trong đó đặc biệt khuyến khích đầu tư vào công nghệ thông tin để thực<br />
hiện quản lý và kiểm soát các hoạt động logistics.<br />
Tóm lại, sự quan tâm của Chính phủ được đánh giá là một trong những lợi thế của<br />
Logistics Thái Lan. Những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính sách và môi trường<br />
Logistics Thái Lan thời gian qua cho thấy sự linh hoạt và quan tâm rất nghiêm túc trong<br />
việc đẩy mạnh Logistics của Chính phủ. Ngoài việc hỗ trợ bằng hệ thống chính sách,<br />
Chính phủ Thái Lan còn chủ động đầu tư mạnh cho hạ tầng Logistics. Chính phủ cũng<br />
duy trì hệ thống giám sát và đánh giá liên tục hiệu quả Logistics quốc gia. Tuy nhiên,<br />
những kết quả vẫn còn hạn chế,vị trí 35/155 hiện nay của Thái Lan cho thấy năng lực<br />
Logistics Thái Lan mới thuộc nhóm trung bình khá. Trong tương lai, nếu Thái Lan không<br />
có những biện pháp tích cực và hiệu quả hơn nữa để nâng cao năng lực hệ thống<br />
Logistics thì trình độ Logistics của Thái Lan có thểtụt bậc, làm suy giảm sức cạnh tranh<br />
sản xuất và tăng trưởng thương mại.<br />
4. Vận dụng kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại Việt Nam<br />
Thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam còn kém phát triển8, chất lượng dịch vụ<br />
Logistics thấp nhưng mức chi phí Logistics lại rất cao - chiếm khoảng 25% GDP (so với<br />
các nước phát triển chỉ từ 9% đến 15%) trong đó chi phí vận tải chiếm 30% đến 40% giá<br />
thành sản phẩm (tỉ lệ này là 15% ở các nước phát triển). Mức chi phí cho các hoạt động<br />
Logistics trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và thị phần Logistics của các<br />
doanh nghiệp Việt Nam, tác động cũng không nhỏ đến sản xuất và lưu thông hàng hóa và<br />
tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước.<br />
Tuy vậy, Logistics được xác định là một lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng, cần phát<br />
triển có trọng điểm tại những địa phương có lợi thế về liên kết giao thông. Định<br />
hướngchung là hình thành dịch vụ trọn gói 3PL, phát triển Logistics điện tử cùng với<br />
thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả và thân thiện. Cùng với việc xác<br />
định mục tiêu tổng thể phát triển ngành dịch vụ thì mục tiêu phát triển cụ thể cũng được<br />
đề ra, như là: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 khu vực dịch vụ đạt 7,8-<br />
8,5%/năm, với quy mô khoảng 41-42% GDP toàn nền kinh tế; giai đoạn 2016-2020, tốc<br />
độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 8,0-8,5%/năm với quy mô khoảng 42-43% GDP toàn<br />
nền kinh tế. Trong đó tốc độ tăng trưởng thị trường Logistics đạt 20-25% năm. Tổng giá<br />
trị thị trường dịch vụ Logistics dự báo chiếm 10% GDP vào năm 2020. Tỉ lệ thuê ngoài<br />
logistics (Outsourcing Logistics) đến năm 2020 là 40%.<br />
Theo như lộ trình hội nhập các lĩnh vực hoạt động dịch vụ Logistics, Chính phủ và<br />
các Bộ, ngành quản lý đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận<br />
<br />
Theo đánh giá bằng hệ thống chỉ số LPI của WB Việt Nam xếp hạng thứ 53/155 - thuộc nhóm trung bình<br />
8<br />
<br />
10<br />
tải(GTVT), cảng biển, xuất nhập khẩu, hải quan, thuế v.v. Trong đó đặc biệt các quy<br />
hoạch về GTVT, cảng biển, vận tải biển, vận tải đường bộ, đường thủy, các cảng cạn,<br />
khu công nghiệp Logistics đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Cụ thể là, để điều chỉnh các<br />
hoạt động Logistics liên quan đến dịch vụ GTVT có Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật<br />
Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường<br />
thủy nội địa Việt Nam và Luật Đường sắt Việt Nam, và có các Nghị định có liên quan,<br />
trong đó nổi bật là Nghị định về Vận tải đa phương thức só 87/NĐ-CP ngày 19/10/2009<br />
và 89/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011. Ngoài ra, còn có các điều ước quốc tế về GTVT mà<br />
Việt Nam ký kết hoặc tham gia, như các các cam kêt trong WTO, Hiệp định ASEAN,<br />
Hiệp định GMS mở rộng, hiệp định song biên và đa biên với các nước láng giềng trong<br />
lĩnh vực vận tải đa phương thưc, vận tải quá cảnh, và vận tải qua biên giới.<br />
Trong phân loại các ngành/phân ngành dịch vụ của Tổ chức Thương mại thế giới<br />
(WTO) không có khái niệm dịch vụ logistics. Các hoạt động logistics cụ thể thực tế nằm<br />
trong các phân ngành dịch vụ hỗ trợ vận tải, thuộc ngành dịch vụ vận tải. Gia nhập WTO,<br />
liên quan đến dịch vụ logistics, Việt Nam đã cam kết mở cửa các phân ngành như sau:<br />
dịch vụ xếp dỡ container; dịch vụ thông quan; dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải<br />
hàng hóa; các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng (bao gồm các hoạt động kiểm tra<br />
vận đơn; dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa; giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác<br />
định trọng lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận<br />
tải). Theo các cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết cho phía nước ngoài được<br />
thiết lập các doanh nghiệp liên doanh, với tỷ lệ góp vốn 49-51% trong các dịch vụ vận<br />
tải, giao nhận, kho bãi v.v. Từ ngày 7/1/2014, tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài đã tăng<br />
lên 100%.<br />
Trên thực tế các hành lang pháp lý nêu trên đã có tác động tích cực đến phát triển<br />
thị trường dịch vụ logistics. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý cần hoàn thiện và thực hiện<br />
đầy đủ các luật và văn bản dưới luật của ngànhGTVT. Các Hiệp định và cam kết này cần<br />
được phổ biến và hướng dẫn kip thời tới các doanh nghiệp GTVT và các nhà cung cấp<br />
dịch vụ Logistics của Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động ở nước ta. Nghị định về<br />
vận tải đa phương thức cũng cần được xem xét sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh<br />
doanh vận tải hiện nay. Các chính sách phát triển vận tải và kết cấu hạ tầng GTVT cần có<br />
ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp vận tải và cung cấp dịch vụ logisticss. Việc<br />
thường xuyên kiểm tra sau cấp phép, nổi bật là vận tải đa phương thức, cần được tiến<br />
hành nghiêm túc.<br />
Tựu chung lại, dựa trên những kinh nghiệm của Thái Lan và thực trạng phát triển<br />
tại Việt Nam,để thúc đẩy ngành Logistics, đặc biệt là dịch vụ giao thông vận tải cần thực<br />
hiện bổ sung các giải pháp chính sau đây:<br />
- Khuyến khích áp dụng dữ liệu và chứng từ thương mại tiêu chuẩn hóa, chứng từ<br />
điện tử khi làm thủ tục thông quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại bằng việc áp dụng<br />
các tiêu chuẩn quốc tế như mô hình dữ liệu của tổ chức Hải quan thế giới;<br />
- Xúc tiến việc sử dụng nhận dạng bằng tần số radio để tạo thuận lợi cho việc sữ<br />
dụng nó giữa các nước trong thương mại và hải quan cũng như phát hiện hàng hóa. Tạo<br />
thuận lợi cho giao dịch điện tử qua biên giới, chia sẻ thông tin, thanh toán và chữ ký bằng<br />
điện tử. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng và phát triển các hệ thống quản lý dây<br />
chuyền cung ứng liên kết trong ASEAN nhằm tạo nên sự gắn kết các giải pháp đặt kế<br />
hoạch, hệ thống lưu giữ, lấy hàng hóa bằng phương tiện không dây;<br />
<br />
<br />
11<br />
- Tăng cường sự minh bạch hóa các quy định trong nước về Logistics bằng cách<br />
công bố đúng lúc các quy định về đầu tư, các tiêu chí cấp phép, các quyết định cấp phép<br />
của Chính phủ và tạo thuận lợi cho việc lấy ý kiến của khu vực tư nhân trong quá trình<br />
hoạch định chính sách ngành. Tạo dựng môi trường chính sách có hiệu quả nhằm tăng<br />
cường việc tham gia của khu vực tư nhân và/hoặc hợp tác công - tư trong việc phát triển<br />
kết cấu hạ tầng logistics;<br />
- Thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh và<br />
Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, xúc tiến có hiệu quả việc vận<br />
chuyển việc hàng hóa từ cửa-đến-cửa và tạo thuận lợi cho vận tải qua biên giới. Cải thiện<br />
kết cấu hạ tầng mạng lưới vận tải trên bộ và các dịch vụ nhằm đạt được sự kết nối với<br />
nhau tốt hơn, liên thông hoạt động và liên kết các phương thức vận tải với các cửa ngõ<br />
vận tải hàng không, hàng hải của quốc gia, khu vực và thế giới; tăng cường các dịch vụ<br />
vận tải biển nội khối ASEAN.<br />
Kết luận<br />
Sự hình thành của AEC 2015 vừa là mục tiêu và động lực đối với việc hoàn thiện<br />
sự tổ chức về dòng hàng hóa, bảo quản, vận chuyển và truyền tải thông tin liên quan<br />
thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics. Tại Thái Lan, các doanh nghiệp<br />
nước ngoài cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nội địa để trở thành nhà cung cấp dịch<br />
vụ cho các nhà sản xuất quốc tế. Ngoài việc hỗ trợ bằng hệ thống chính sách, Chính phủ<br />
Thái Lan còn chủ động đầu tư mạnh cho hạ tầng Logistics. Chính phủ cũng duy trì hệ<br />
thống giám sát và đánh giá liên tục hiệu quả Logistics quốc gia. Tại Việt Nam lĩnh vực<br />
Logistics sản xuất và phân phối mang lại nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt đối với các<br />
hoạt động liên quan tới GTVT, ví dụ như, các tập đoàn sản xuất điện tử sản xuất và lắp<br />
ráp điện thoại Smartphone tại đây để kịp thời và phân phối chính xác qua đường hàng<br />
không tới các khách hàng ở thị trường Mỹ và Châu Âu. Việc thực hiện có kết quả Lộ<br />
trình hội nhập logistics với những biện pháp cụ thể nêu trên sẽ giúp Việt Nam phát triển<br />
ngành dịch vụ Logistics tiến kịp với các nước trong khu vực, góp phần xây dựng ASEAN<br />
thành một trung tâm dịch vụ logistics toàn cầu, thúc đẩy việc hình thành thị trường chung<br />
ASEAN vào năm 2015.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
1. Asien Kurier 12/2013 vom 1. Dezember 2013<br />
2. Đoàn Thị Hồng Vân/Phạm Mỹ Lệ: Phát triển Logistics những vấn đề lý<br />
luận và thực tiễn, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 8 (18), tháng 01-02/2013<br />
3. Hans-Ch. Pfohl: Logistiksysteme: Betriebswirtschaftliche Grundlagen<br />
(German), 2010<br />
4. http://www.asean.org/communities/asean-economic-<br />
community/category/logistics-services<br />
5. http://www.business-in-asia.com/infrastructure_asean.html Logi<br />
6. http://www.gtai.de<br />
7. http://www.thailand-business-news.com/asean/48473-cross-border-trades-<br />
aec-development-thailand.html<br />
8. The World Bank 2014: Efficient Logistics A Key to Vietnam’s<br />
competitiveness<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />