Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sau 30 năm đổi mới: Bức tranh hiện tại và con đường phía trước
lượt xem 2
download
Bài viết "Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sau 30 năm đổi mới: Bức tranh hiện tại và con đường phía trước" điểm lại những dấu ấn, thành tựu quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong 30 năm qua cũng như tổng kết những bài học cho tiến trình hội nhập của Việt Nam trong những chặng đường phía trước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sau 30 năm đổi mới: Bức tranh hiện tại và con đường phía trước
- HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM SAU 30 NĂM ĐỔI MỚI: BỨC TRANH HIỆN TẠI VÀ CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC ThS. Đàm Bích Hà TS. Hà Thị Thúy Vân Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan hệ thương mại với các nước, các tổ chức là một cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển và đây cũng là xu hướng tất yếu. Rõ ràng, việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, hợp tác và liên kết kinh tế trên bình diện toàn cầu cũng như khu vực là xu thế tất yếu. Tất cả các quốc gia, dù lớn, dù nhỏ, mạnh hay yếu đều tìm cách để hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất. Bằng những nỗ lực vượt bậc, Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập ngày càng sâu rộng, là thành viên quan trọng có trách nhiệm, của nhiều diễn đàn, tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Thông qua đó, chúng ta đã tận dụng tốt ngoại lực, phát huy lợi thế, trong từng bước phát triển của mình. Tuy nhiên, trong chặng đường đã qua, Việt Nam cũng gặp không ít những trở ngại, thách thức, trong đó có những vấn đề xuất phát từ bối cảnh khách quan nhưng cũng không ít những yếu tố mang tính chủ quan. Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá kinh tế trong bối cảnh ngày nay là không thể đảo ngược, để hội nhập thành công, hội nhập “trong hạnh phúc” đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nhận diện những thuận lợi, khó khăn trong những bước hội nhập của mình, qua đó tiếp tục có những đổi mới trong tư duy, trong hành động, không ngừng nâng cao nội lực, nhằm xác lập thế và lực mới của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ khóa: Hội nhập kinh tế, thách thức tăng trưởng Abstract Currently, Vietnam has become a full member of ASEAN, APEC, ASEM and WTO. The international economic integration, trade relationships expand with other countries and organizations are opportunities to make Vietnam become a developed economy and this is also the inevitable trend. Clearly, the integration of Vietnam into the world economy in recent years has boosted exports, attracted foreign direct investment and contributed significantly to economic growth. Today, economic cooperation and integration on a regional scale as well as on global is an inevitable 21
- trend. All countries, whether large or small, strong or weak, are looking to the efficient international economic integration. With these outstanding efforts, Vietnam has been gradually deeper integrated, become an important member of many regional and global economic forums and organizations. As a result, Vietnam have used their external resources effectively, promoted their advantages, in every step of their development. However, in the past, Vietnam faced obstacles and challenges, including the problems rooted from the objective contexts but also subjective factors. Trend in economic integration as well as economic globalization today is irreversible, for successful integration, Vietnam have to constantly identify the advantages and disadvantages in their integration journey, thereby to continue the innovation in mind and in action, to constantly improve the internal resources, in order to establish the new position and strength of Vietnam in the international arena. Key words: Economic integration, threats growth 1. Đặt vấn đề Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. Từ một quốc gia phải trải qua 30 năm chiến tranh với bao tổn thất về mọi mặt, Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế, là một quốc gia yêu chuộng hoà bình, tích cực, có trách nhiệm trong hợp tác phát triển. Những thành công của chúng ta trong chặng đường vừa qua, đã và đang được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Xu hướng hội nhập trong kinh tế là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh một thế giới ngày nay với những yêu đòi hỏi các quốc gia trong đó có Việt Nam, cần tích cực và chủ động hơn nữa trong những hành động của mình. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là đã đến lúc, chúng ta cần tổng kết, đánh giá những thành công, hạn chế, rút ra bài học cho mình, làm cơ sở cho những bước hội nhập thành công trong những chặng đường tiếp theo. Với quan điểm và cách tiếp cận đó, bài viết xin được điểm lại những dấu ấn, thành tựu quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong 30 năm qua cũng như tổng kết những bài học cho tiến trình hội nhập của Việt Nam trong những chặng đường phía trước. 2. Quá trình nhận thức và triển khai các chính sách thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Gần 30 năm qua, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp nhưng trong các kỳ Đại hội của Đảng, Đảng ta luôn có những nhận thức xác đáng về thời đại, về thế giới và tình hình khu vực để trên cơ sở đó, định hướng những chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp, bám sát tình hình. 22
- Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước, đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác". Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi sâu sắc và một cục diện, trật tự thế giới mới đang hình thành, trong đó các nước có chế độ chính trị khác nhau vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau. Đảng đã nhận thức rõ rằng bối cảnh đó là điều kiện để chúng ta phát triển đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở. Đến Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991) đã xác định rõ chủ trương “độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, đánh dấu bước khởi đầu tiến trình hội nhập trong giai đoạn mới của nước ta. Thực hiện chủ trương này, Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại song phương và đa phương với nhiều đối tác, dưới nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực (trao đổi hàng hóa, đầu tư sản xuất, mở rộng quan hệ tài chính - tín dụng, hợp tác khoa học kỹ thuật), tạo ra môi trường kinh doanh trong nước thuận lợi và khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Thực tế giai đoạn đó cho thấy chủ trương đúng đắn của Đảng đã đánh dấu bước khởi đầu của Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Tháng 11-1996, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 01-NQ/TW về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại giai đoạn 1996-2000. Tới năm 2001, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” theo nguyên tắc “bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”. Sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 01/2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO. Nghị quyết đã nêu rõ các cơ hội và thách thức của việc gia nhập WTO và đề ra các định hướng lớn để nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững sau khi gia nhập WTO. Trên tinh thần đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP, ngày 27/2/2007, Chương trình hành động của Chính phủ về “Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh 23
- và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO”; giao các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ cụ thể nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới. Tháng 01-2011, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Đây là văn kiện quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, làm rõ và thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh tế. Thực hiện chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được những kết quả vững chắc. Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995, ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) vào năm 2000, gia nhập WTO vào tháng 01-2007 và tham gia 8 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương. Cụ thể, ta đã cùng với các nước ASEAN ký các Hiệp định thương mại tự do giữa khối ASEAN với các đối tác như Trung Quốc vào năm 2004, Hàn Quốc vào năm 2006, Nhật Bản năm 2008, Ôt-xtrây-lia và Niu-Di-lân vào năm 2009, Ấn Độ năm 2009. Ngoài ra, ta đã ký 2 FTA song phương là FTA Việt Nam - Nhật Bản năm 2008 và FTA Việt Nam - Chilê năm 2011. Việt Nam đã kết thúc đám phán, đang tiến hành rà soát pháp lý và chờ phê chuẩn gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với Liên minh châu Âu (EU), với Liên minh Kinh tế Á Âu, với Khối Thương mại tự do châu Âu (EFTA) gồm các nước Thụy Sỹ, NaUy, Lích-tân-xten và Ai-xơ-len, FTA với Hàn Quốc và FTA giữa khối ASEAN với Hồng Kông (Trung Quốc). Ngoài ra, ta cũng tích cực chủ động tham gia sâu vào Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đã đăng cai năm APEC 2006 và tiến tới sẽ đăng cai APEC năm 2017 với hàng trăm cuộc họp từ cấp chuyên viên đến cấp cao. 3. Một số thành tựu của quá trình 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế Một là, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước, các tổ chức quốc tế: Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO cũng như nhiều định chế tài chính như WB, ADB, IMF... Việc gia nhập WTO vào năm 2007 đã mở ra quan hệ thương mại bình đẳng giữa Việt Nam với hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là một thành tựu quan trọng của việc thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia bình đẳng trong thương mại với các nước trên thế giới. 24
- Ngoài ra, ta đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục, trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư ở Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam đã có dự án đầu tư ở trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với việc mở rộng thị trường và quan hệ hợp tác như vậy, ta đã ngày càng tham gia sâu rộng vào các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, dần có tiếng nói quan trọng với ý thức trách nhiệm cao trong các diễn đàn khu vực và thế giới, do đó đã góp phần mở rộng thị trường, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, tạo điều kiện cho mô hình kinh tế hướng về xuất khẩu của ta, mở rộng thị trường hàng nhập khẩu, góp phần phục vụ chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời từng bước khẳng định được hình ảnh và vị thế của một quốc gia thành công trong quá trình đổi mới. Hai là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế: Nếu như tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1986-1990 chỉ đạt 4,4%/năm thì bình quân thời kỳ 1991-2011 đạt 7,34%/năm. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,46% (là mức cao nhất trong vòng 11 năm trước đó). Do ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế thế giới, tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011-2014 giảm xuống còn 5,67%. Ngoài ra, có thể nói thành tựu về tăng trưởng kinh tế được nhìn nhận một cách rõ ràng nhất là đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và ra khỏi danh sách các nước kém phát triển sau 30 năm đổi mới. Đối với hoạt động xuất, nhập khẩu, từ năm 1986 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đều qua các năm. Về xuất khẩu, quá trình tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua đã giúp Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu dựa trên những lợi thế cạnh tranh: nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lực lao động dồi dào, giá rẻ và sự ổn định chính trị và kinh tế - xã hội… Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu đã không ngừng tăng trưởng cả về quy mô và tốc độ, cũng như mặt hàng xuất khẩu chủ lực và trở thành động lực chính, quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Về quy mô, kim ngạch xuất khẩu không ngừng được tăng lên, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP. Nếu năm 1986, tổng kim ngạch xuất khẩu mới đạt 789 triệu USD, thì năm 2014 đã cao gấp 187,5 lần; trong đó thủy sản gấp 63,4 lần; hạt tiêu gấp 42,9 lần; hạt điều gấp 200,8 lần; rau quả gấp 23,8 lần. Một số mặt hàng tùy vào các thời kỳ sau mới xuất khẩu, nhưng năm 2014 đã đạt quy mô lớn, trong đó có 22 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn tăng trung bình trên 15%/năm. Đặc biệt là thời kỳ từ sau khi gia nhập WTO đến nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt quy mô lớn và tốc độ tăng 25
- trưởng cao (trừ năm 2009 tốc độ tăng trưởng âm). Xuất khẩu hàng hóa/GDP vào năm 1988 mới đạt 18,9%, thì năm 2014 đã đạt 79,6%, cao gấp 4,1 lần năm 1988 và thuộc loại khá cao trên thế giới. Nếu tính cả xuất và nhập khẩu/GDP đã đạt 155,2%; nếu tính cả xuất khẩu và dịch vụ thì đạt 169,1%, nằm trong tốp 5 nước có tỷ lệ cao nhất thế giới. Điều đó chứng tỏ độ mở của nền kinh tế Việt Nam thuộc loại khá rộng. Về cơ cấu, mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng, có nhiều nhóm hàng “chủ lực” đạt kim ngạch lớn. Cơ cấu mặt hàng mấy năm nay đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ chế giảm (từ 55,8% năm 2000 xuống còn khoảng 34% năm 2014), tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã tinh chế tăng (tương ứng từ 44,2% lên 66%); trong nhóm hàng chế biến, hoặc đã tinh chế, hàng có kỹ thuật, công nghệ cao hơn (như điện thoại, máy vi tính, máy ảnh, máy quay phim, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…) tăng cao hơn. Về hàng hóa của Việt Nam, nếu năm 1986 hàng Việt Nam mới có mặt ở 33 nước và vùng lãnh thổ, thì đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường 220 nước và vùng lãnh thổ, hầu hết các châu lục, chủ yếu là châu Á. Các thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Năm 2014, có 27 nước và vùng lãnh thổ đạt từ 1 tỷ USD trở lên (Hoa Kỳ 23,87 tỷ USD, Nhật Bản 13,65 tỷ USD, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 13,26 tỷ USD, Hàn Quốc 6,63 tỷ USD…). Trong quan hệ với nước ngoài, Việt Nam đã chuyển vị thế từ nước nhập siêu lớn sang xuất siêu. Năm 1976, Việt Nam nhập siêu 801,4 triệu USD; tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu lên đến 360%. Từ năm 2012 đến nay, Việt Nam đã xuất siêu hàng hóa (năm 2012 là 749 triệu USD, năm 2013 là 9 triệu USD). Năm 2014 sẽ xuất siêu tiếp ở quy mô cao hơn 2 năm trước. Cán cân thương mại được cải thiện, cùng một số yếu tố khác đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, tăng an toàn tài chính và thanh khoản của quốc gia. Xuất khẩu dịch vụ năm 2014 đạt 11,5 tỷ USD, cao gấp gần 2,5 lần năm 2005, bình quân 1 năm tăng 12,1%, là tốc độ khá cao. Khả năng, quy mô xuất khẩu dịch vụ sẽ tiếp tục tăng tốc do Việt Nam mở cửa, hội nhập nói chung và mở cửa, hội nhập về dịch vụ ngày một sâu rộng hơn. Hiện nay, Việt Nam đã nhanh chóng phát triển một số ngành dịch vụ, như: bưu chính, viễn thông, hàng không, hàng hải, tài chính, ngân hàng, du lịch… Phát triển xuất khẩu đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nông thôn. Phát triển xuất khẩu cũng có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trình độ của người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 26
- Về hoạt động nhập khẩu hàng hóa, cũng gia tăng mạnh mẽ. Năm 1995 so với 1985, kim ngạch nhập khẩu tăng gấp gần 5 lần (8.155,4 triệu USD/1.857,4 triệu USD); năm 1996 kim ngạch nhập khẩu là 11.143,6 triệu USD, đến năm 2006 là 44.981,1 triệu USD, tăng gấp khoảng gần 4 lần so với năm 1996. Năm 2014 so với năm 2008, kim ngạch nhập khẩu tăng gấp hơn 2,5 lần (113.792,7 triệu USD/44.891,1 triệu USD). Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, chiếm đến trên 80%/kim ngạch nhập khẩu; hàng tiêu dùng khoảng 10%/kim ngạch nhập khẩu, còn lại các hàng hóa khác. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nhiều hơn khu vực kinh tế trong nước. Ba là, thúc đẩy và thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), ODA: Kể từ khi Luật Đầu tư trước tiếp nước ngoài có hiệu lực (năm 1988), FDI vào Việt Nam ngày càng tăng cả về dự án, vốn đăng ký và số nước, vùng lãnh thổ. Tính đến hết năm 2014, đã có khoảng 105 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 17.434 dự án, tổng số vốn đăng ký hơn 278 tỷ USD, vốn thực hiện đạt xấp xỉ 119 tỷ USD. Xét tỷ lệ trên GDP, Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn hơn 5 lần so với Trung Quốc hay Ấn Độ trong 5 năm qua. Khu vực doanh nghiệp FDI là khu vực luôn năng động và có đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. FDI đang tăng dần tỷ trọng trong GDP. Báo cáo tổng kết 25 năm FDI của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phân tích, tỷ lệ đóng góp của FDI vào GDP đã tăng từ 2% GDP năm 1992 lên 12,7% (năm 2000); 16,98% (năm 2006); 18,97% (năm 2011) và nay là 20%. Thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDI tăng bình quân trên 20%/năm. Theo số liệu tại Bảng xếp hạng V1000 - Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam, có tới hơn 30% trong bảng này là các doanh nghiệp FDI với 20.000 tỷ đồng thuế thu nhập. Trong năm 2014, tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã đạt 27,35 tỷ USD. Khu vực doanh nghiệp FDI đã giải quyết việc làm cho khoảng hơn 3 triệu lao động trực tiếp, và hàng chục triệu lao động gián tiếp, chiếm hơn 63% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, góp phần tăng vốn đầu tư phát triển xã hội, tăng kim ngạch xuất khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. Bốn là, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế, cải thiện tích cực môi trường trong nước: Hệ thống luật pháp trong nước cũng không ngừng được sửa đổi theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. 27
- Trong thời gian gần 10 năm trở lại đây, để thực hiện các cam kết gia nhập WTO như tự do hóa quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu, xóa bỏ các hạn chế xuất, nhập khẩu, xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu gây bóp méo cạnh tranh, giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp, các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, minh bạch hóa chính sách… hệ thống pháp luật của ta đã và đang tiếp tục được hoàn thiện theo hướng ngày càng trở nên rõ ràng, minh bạch hơn, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng trong nước. 4. Những hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế của Việt Nam trong quá trình 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong những năm qua còn bộc lộ không ít những khó khăn và hạn chế. Cụ thể: Thứ nhất, tư duy và mức độ hội nhập giữa các lĩnh vực còn có khoảng cách. Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực chưa được triển khai nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thể. Công tác chuẩn bị cho hội nhập chưa tốt, chủ trương của Đảng chưa được quán triệt và thực hiện đầy đủ, chậm được cụ thể hóa và thể chế hóa. Thứ hai, chưa chủ động tranh thủ tối đa các cơ hội khi chúng ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ ba, hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực chưa tạo nên tích cực cho hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ tư, cơ sở hạ tầng trong đa số các lĩnh vực chưa sẵn sàng cho hội nhập kinh tế quốc tế. Mức độ sẵn sàng của các khu vực doanh nghiệp trong nước trước cơ hội, thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa cao, thể hiện qua các yếu tố tăng trưởng như vốn, lao động và hàm lượng công nghệ. Để có thể khắc phục được những hạn chế này thì chúng ta cần phải biết được đâu là nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. Cụ thể là: - Nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn phát triển thiếu bền vững. Trong một thời gian dài trước khi Chính phủ ban hành chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020, Cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch theo hướng hợp lý và hiệu quả. Tình trạng phát triển dàn trải, không có trọng tâm của nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực hạn chế đang kìm hãm khả năng tăng trưởng vượt bậc và bền vững, việc tham gia các FTA chưa thực sự chủ động và mới chỉ tập trung vào các lợi ích mang tính ngắn hạn như cắt giảm thuế quan, mà chưa chú trọng đúng mức đến các mục tiêu dài hạn như nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng, cải cách môi trường, thể chế trong nước. 28
- - Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung còn thấp. Cụ thể, năng lực cạnh tranh tổng hợp của Việt Nam năm 2013-2014 chỉ xếp thứ 70/148, thấp hơn 11 bậc so với năm 2010-2011. Khả năng tích lũy vốn nhân lực và tiến bộ công nghệ của Việt Nam còn rất khiêm tốn, biểu hiện ở mức năng suất lao động thấp và trình độ công nghệ của đa số doanh nghiệp còn khá lạc hậu. Các ngành kinh tế, các doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới chưa nhiều, chưa có khả năng đi đầu, kéo các ngành, các doanh nghiệp khác cùng phát triển. Một số sản phẩm đã gặp khó khăn trong cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dù cao hơn nhiều các nước khác trong khu vực nhưng bắt đầu có xu hướng giảm, cơ cấu hàng xuất khẩu còn nghèo nàn - Việc triển khai hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự gắn kết đầy đủ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược phát triển ngành. Việc tập trung các nỗ lực hội nhập kinh tế vào khu vực Đông Á đã làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào các nền kinh tế lớn trong khu vực về các nguồn nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, đầu tư, công nghệ và tài chính. - Các cam kết mở cửa thị trường của ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho các nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, trong khi đó, ta chưa thiết kế được những biện pháp bảo hộ phù hợp với cam kết quốc tế để bảo hộ sản xuất trong nước. - Chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện về căn bản. Hiệu quả đầu tư chưa được cao như mong muốn. Tăng trưởng của ta thời gian qua phần nhiều dựa vào các yếu tố như tín dụng, lao động rẻ mà thiếu sự đóng góp đáng kể của việc gia tăng năng suất lao động hay hàm lượng tri thức. - Công tác phối hợp về hội nhập giữa các bộ, ngành, giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương, doanh nghiệp chưa tốt. Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực khác chưa được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thế. Cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện và giám sát quá trình hội nhập từ Trung ương đến địa phương, giữa các ban, ngành còn nhiều bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng chậm được cải thiện. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nhân chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập 5. Một số giải pháp để tăng trưởng hội nhập kinh tế trong thời gian tới Để khắc phục những hạn chế, vượt qua những thách thức, thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, cần phối hợp nhiều nhóm giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn đọng, đồng thời khai thác tối đa những lợi ích mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Các giải pháp chính là: 29
- Thứ nhất, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã đề ra. Trong việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy hiện hành, cần cố gắng bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, duy trì ổn định môi trường đầu tư, kinh doanh, không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các nhà đầu tư mới. Thứ hai, thường xuyên, kịp thời rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, xóa bỏ quy định không phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế song phương, khu vực và đa phương mà Việt Nam là thành viên; đồng thời, xem xét nới lỏng các điều kiện đầu tư, kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực tuy không cam kết mở cửa, hoặc cam kết chặt chẽ hơn quy định pháp luật hiện hành nhưng phù hợp với nhu cầu phát triển và định hướng thu hút đầu tư của nước ta trong thời gian tới. Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành để tận dụng tối đa những lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế. Cần tiến hành đánh giá mức độ cạnh tranh của các ngành, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch nâng cao khả năng cạnh tranh cho những ngành có lợi thế cạnh tranh và định hướng điều chỉnh sản xuất cho các ngành, doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh. Đối với các ngành xuất khẩu chủ lực, cần có chính sách để chuyển dần từ gia công sang tự xuất khẩu. Cần có chính sách thúc đẩy tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong tất cả các ngành của nền kinh tế thông qua nâng cấp nhân lực, công nghệ, tiếp cận công nghệ nguồn tốt hơn, hợp tác dài hạn với các đối tác mạnh trong lĩnh vực tương ứng, đa dạng hóa, đổi mới sản phẩm. Thứ tư, phát triển các ngành quan trọng đối với nền kinh tế. Cần có chính sách phát triển các ngành công nghiệp chế biến mà Việt Nam có tiềm năng và lợi thế, nhất là chế biến nông sản. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để tránh phụ thuộc quá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu và những cú sốc khi giá nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế tăng, đồng thời tiết kiệm được một nguồn ngoại tệ lớn. Thúc đẩy các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như: tài chính, tín dụng, khoa học, công nghệ, ngành chế biến nông sản, có chính sách thu hút đầu tư vào các ngành này. Thứ năm, tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt coi trọng năng lực cán bộ, phân bổ hiệu quả nguồn nhân lực, tăng cường nâng cao nhận thức cho các nhà hoạch định chính sách, cán bộ cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nhân về quyền lợi và nghĩa vụ của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với việc thực hiện cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, một nhiệm vụ rất quan trọng đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách là phải xây dựng chính sách theo hướng tự do hóa thương mại đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp non trẻ. Về phía doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về hội 30
- nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các nguyên tắc, quy định cơ bản của WTO và diễn đàn thương mại khu vực nhằm giúp doanh nghiệp hiểu và vận dụng tối đa lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế trong kinh doanh, tự bảo vệ mình trong các tranh chấp thương mại quốc tế. Trong thời gian tới khi lợi thế về nhân công giá rẻ mất dần do thu nhập của Việt Nam đang ngày càng tăng cao, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có xu hướng chuyển vốn ra các nước khác để đầu tư. Ngoài ra, Việt nam cũng phải đưa mức thuế suất của các mặt hàng về mức 0% như đã cam kết trong thời gian tới. Đặc biệt, việc mở cửa các lĩnh vực dịch vụ tài chính sẽ là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam cần phải giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất thông qua việc giảm các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ, việc giảm số giờ đăng ký khai thuế, giảm thủ tục khai hải quan sẽ làm giảm chi phí cho doanh nghiệp phải thuê nhân công, như vậy sẽ trực tiếp làm giảm giá thành sản xuất của doanh nghiệp. Thêm vào đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục là cần thiết nhằm xây dựng đội ngũ công nhân có kỹ năng và tay nghề để tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu có mức giá trị gia tăng cao hơn thay thế cho lợi thế nhân công giá rẻ như hiện nay. Tài liệu tham khảo 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2. Nghị quyết Trung ương số 07-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng 3. Bộ Ngoại giao, Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp; Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. 4. Phạm Quốc Trụ, “Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua và triển vọng những năm tới”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 1 (80) tháng 3/2010. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. TS. Nguyễn Độ, “Hội nhập kinh tế Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới”, Tạp chí Cộng sản số tháng 1/2015. 31
- 32
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hội Thảo - HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
13 p | 970 | 338
-
Năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế Quốc tế của các ngành dịch vụ Việt Nam
336 p | 511 | 165
-
Vấn đề thương hiệu Doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Phần 1
248 p | 190 | 53
-
hội nhập kinh tế quốc tế
13 p | 183 | 51
-
Vấn đề thương hiệu Doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Phần 2
292 p | 153 | 40
-
Tiểu luận Hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
19 p | 164 | 20
-
Cơ hội và thách thức đối với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế
12 p | 77 | 10
-
Cẩm nang hội nhập kinh tế quốc tế hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)
60 p | 16 | 9
-
Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Chuyên đề: Hội nhập kinh tế quốc tế
93 p | 51 | 8
-
Một số nét về hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp việt Nam
5 p | 56 | 6
-
Doanh nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - ThS. Đỗ Kim Tiên
5 p | 65 | 5
-
Thương mại Việt Nam sau gần 5 năm Việt Nam gia nhập WTO - Những vấn đề đặt ra
7 p | 71 | 5
-
Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế
10 p | 25 | 5
-
Cẩm nang Hỗ trợ hoạt động kinh doanh Thương mại và Thủ công Mỹ nghệ truyền thống khu vực miền Trung Tây Nguyên trong Thời kỳ hội nhập Kinh tế Quốc tế
122 p | 10 | 4
-
Phát triển bền vững ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
8 p | 22 | 3
-
Văn hóa doanh nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Lý luận, thực tiễn và một số đánh giá ban đầu ở Việt Nam
5 p | 135 | 3
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng, vấn đề và giải pháp đối với nhóm ngành dệt, sản xuất trang phục và điện tử
10 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn