intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỒI SINH TIM - PHỔI (HỒI SỨC CƠ BẢN, HỒI SỨC TIM CAO CẤP) (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

265
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. ĐỊNH NGHĨA Đó là ngưng co bóp cơ tim kéo dài ít nhất 60 giây, tạo ngay sự vô hiệu quả về tuần hoàn, có thể gọi là suy tuần hoàn - hô hấp cấp, rất cần sự cấp cứu hồi sức tức thì. Hậu quả ngưng tim là ngưng hô hấp (bắt đầu khoảng 20 - 60 giây sau ngưng tim). Tiếp theo là Vô-oxy-mô rồi Toan hóa mô nên não và nội tạng bị tổn thương vĩnh viễn. Các tổn thương mô não thì chỉ 3 phút đã không thể hồi phục. Thời hạn 3 phút này...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỒI SINH TIM - PHỔI (HỒI SỨC CƠ BẢN, HỒI SỨC TIM CAO CẤP) (Kỳ 1)

  1. HỒI SINH TIM - PHỔI (HỒI SỨC CƠ BẢN, HỒI SỨC TIM CAO CẤP) (Kỳ 1) I. ĐỊNH NGHĨA Đó là ngưng co bóp cơ tim kéo dài ít nhất 60 giây, tạo ngay sự vô hiệu quả về tuần hoàn, có thể gọi là suy tuần hoàn - hô hấp cấp, rất cần sự cấp cứu hồi sức tức thì. Hậu quả ngưng tim là ngưng hô hấp (bắt đầu khoảng 20 - 60 giây sau ngưng tim). Tiếp theo là Vô-oxy-mô rồi Toan hóa mô nên não và nội tạng bị tổn thương vĩnh viễn. Các tổn thương mô não thì chỉ 3 phút đã không thể hồi phục. Thời hạn 3 phút này có thể nới dài hơn nếu xảy ra hạ thân nhiệt (ngộp nước - chết đuối). Việc khởi sự hồi sức phải cố sao trước thời hạn ấy. II. CHẨN ĐOÁN NGƯNG TIM - NGƯNG THỞ
  2. Yêu cầu sống còn là XÁC ĐỊNH được chẩn đoán (chắc chắn mà rất nhanh chóng). 1. Cơ bản chẩn đoán: dựa vào 3 không (mạch, tiếng tim, ý thức): - Không bắt được mạch bẹn, hoặc mạch cảnh. - Không có tiếng tim (thường nhanh chóng áp sát tai vào phía trên - trong mỏm tim. - Không ý thức: bất tỉnh nhân sự và té ngã (trừ phi bệnh nhân đã hôn mê từ trước đó). Xác định là bệnh nhân bất tỉnh, tức không có đáp ứng: gọi to, nhưng lay đầu thì chỉ được làm nếu đích xác bệnh nhân không bị chấn thương cột sống cổ. Có chẩn đoán (dương tính) là lập tức tiến hành A, B, C (xem dưới). 2. Tiếp theo sẽ xuất hiện: - Da nhợt, các đầu chi lạnh ẩm; - Toan huyết biểu hiện bằng rối loạn hô hấp kiểu thở chu kỳ, hoặc ngưng thở. - Đồng tử giãn cả hai bên, rồi chuyển thành đồng tử vô phản ứng: là dấu hiệu xấu. PHẦN XỬ TRÍ
  3. (GỒM HỒI SỨC CƠ BẢN VÀ HỒI SỨC TIM CAO CẤP) I. HỒI SỨC CƠ BẢN Mục tiêu Mục tiêu của “hồi sinh” (resuscitation) nói chung là duy trì tưới máu não cho đến khi chức năng tim - phổi phục hồi lại được, đồng thời đưa bệnh nhân trở lại chức năng thần kinh nền. Ý nghĩa “hồi sức cơ bản” (basic life support) nhằm tạm giữ sự cung cấp oxy mô não cho đến khi có thể thực hiện được điều trị quyết định tức là “hồi sức tim cao cấp” (advanced cardiac life support). Nếu không thực hiện kỹ thuật “hồi sức cơ bản” đúng cách thì các biện pháp hỗ trợ tim cao cấp sẽ trở nên vô ích. Thứ tự quy trình 3 bước A, B, C. Bao gồm: A: khí đạo (Airway); B: thở (Breathing); C: tuần hoàn (Circulation). Lấy ví dụ: một nạn nhân ngộp nước mà chưa đạt A thông suốt thì làm ngay B là vô ích; và không có B thì C cũng là vô ích. Nhưng trước tiên còn có 3 việc thường quên: - Huy động toàn hệ thống cấp cứu, chí ít phải gọi ngay người trợ giúp thứ 2 …
  4. - Nếu bệnh nhân từ tư thế nằm sấp, lật BN nằm ngửa (để tiến hành A, B, C) thì phải toàn khối (đầu, mình và cổ cùng di chuyển). - Đập vào vùng trước tim (giữa xương ức): Phải là động tác tức thì (vì chỉ ý nghĩa ở mấy giây đầu). Không nên bỏ qua vì có thể may ra chuyển nhịp nhanh thất kịch phát hay rung thất hoặc vài loại vô tâm thu thành một nhịp ổn định. Gọi là “đập”, nhưng chỉ bằng mức nặng của một cẳng tay co lên để rơi nhanh xuống ngực, hoặc bằng một vỗ nhanh gọn, hoặc bàn tay xòe tát dứt điểm. Kỹ thuật này không được làm chậm trễ các bước A, B, nhất là C (nhấp ép tim) và các cố gắng phá rung. A- KHAI THÔNG KHÍ ĐẠO - Mở miệng BN. Hút, lau, móc đờm dãi và vật cản. Răng giả, hàm giả thì sao? Tháo ra nếu dễ tụt, long ra, nhất là quá nhỏ. Nếu chúng còn vững chắc thì để nguyên tại vị trí cũ, như thế sẽ dễ cho phương pháp thổi ngạt “mồm - mồm” hơn. - Nếu không nghi ngờ chấn thương cột sống cổ thì tốt nhất nên dùng thủ thuật “nâng cằm - đẩy trán” để đầu ngửa được tối đa tức uốn thẳng được khí đạo:
  5. * Đặt ngón trỏ và ngón giữa của một bàn tay dưới cằm BN và nâng hàm dưới về phía trước; động tác này sẽ nâng lưỡi lên khỏi thành họng sau và mở đường thở. * Đồng thời lòng bàn tay khác ấn mạnh trán BN xuống làm đầu của BN ngửa lùi hẳn về phía sau. * Đầu sẽ ngửa tối đa (cũng có khi để đầu BN thõng ra ngoài phản nằm). - Nếu nghi ngờ có chấn thương gãy đốt sống cổ, tránh đẩy đầu (để tránh khả năng làm tổn thương tủy sống) mà chỉ dùng thủ thuật nâng hàm: thực hiện thủ thuật lúc này chỉ bằng cách dùng các ngón của cả hai bàn tay, mỗi tay một bên, nắm lấy góc hàm và đẩy hàm ra phía trước. - Kiểm tra xem có hơi thở tự ý của BN chăng ngay khi đường thở đã thông: ghé tai trên miệng BN để nghe có hơi thở không, đồng thời quan sát xem có cử động của lồng ngực không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2