intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỒI SINH TIM - PHỔI (HỒI SỨC CƠ BẢN, HỒI SỨC TIM CAO CẤP) (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

207
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

B- THỞ: Thổi ngạt/Thông khí 1. Kỹ thuật: Dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay đang để trên trán bóp nhẹ 2 cánh mũi để đóng kín mũi BN. Áp chặt miệng vào miệng của BN và thổi 2 hơi chậm (mỗi hơi dài 1 - 2 giây). Đó là thổi ngạt mồm - mồm. Lại còn có kiểu thổi ngạt mồm - mũi, kiểu thổi qua canule; lại có kiểu bóp “ambu” (thay cho việc thổi): ambu là quả bóng tự phồng trở lại được, nối với một mặt nạ (mask) trùm cả mũi mồm BN, có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỒI SINH TIM - PHỔI (HỒI SỨC CƠ BẢN, HỒI SỨC TIM CAO CẤP) (Kỳ 2)

  1. HỒI SINH TIM - PHỔI (HỒI SỨC CƠ BẢN, HỒI SỨC TIM CAO CẤP) (Kỳ 2) B- THỞ: Thổi ngạt/Thông khí 1. Kỹ thuật: Dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay đang để trên trán bóp nhẹ 2 cánh mũi để đóng kín mũi BN. Áp chặt miệng vào miệng của BN và thổi 2 hơi chậm (mỗi hơi dài 1 - 2 giây). Đó là thổi ngạt mồm - mồm. Lại còn có kiểu thổi ngạt mồm - mũi, kiểu thổi qua canule; lại có kiểu bóp “ambu” (thay cho việc thổi): ambu là quả bóng tự phồng trở lại được, nối với một mặt nạ (mask) trùm cả mũi mồm BN, có thể nối ambu với hệ oxy. 2. Tốc độ và cường độ thổi ngạt: 10 - 20 lượt thổi chậm/phút. Tránh thổi nhanh với áp lực mạnh vì như thế sẽ dễ làm phồng dạ dày.
  2. Thổi một thể tích không khí đủ lớn để làm ngực của BN nâng lên và duy trì được ở mức độ đó 2 giây. Nó sẽ thể hiện qua cử động lên xuống của ngực và qua việc phát hiện được khí thoát ra sau mỗi động tác thổi ngạt. 3. Trở ngại thường gặp: Là khí không qua được do vị trí của cằm hay đầu không thích hợp. Cách xử trí: * Đặt lại vị trí của đầu và cằm rồi thông khí lại. * Nếu vẫn không thể thổi ngạt được dù đã 2 lần chỉnh lại đầu và cằm thì thực hiện thủ thuật Heimlich: Đặt các ngón của một bàn tay lên thượng vị phía trên rốn một chút, ngón bàn tay khác chùm lên bàn tay đó để chủ động lực đẩy. Đẩy mạnh và nhanh về phía cột sống và phía đầu BN 6 - 10 cái (tránh làm tổn thương các nội tạng!). * Móc các dị vật trong miệng BN ra, đồng thời nắm lưỡi và hàm dưới của BN thành một khối kéo ra phía trước và phía dưới BN, lại đưa ngón trỏ của bàn tay khác lần theo mặt trong má BN đi sâu tới đáy lưỡi móc nốt dị vật. * Rồi thử thổi ngạt trở lại. Nếu không khai thông được, có khi phải mở sụn giáp, thông khí xuyên qua khí quản. C- NHẤN ÉP TIM
  3. 1. Nguyên lý: Nhấn ép [hoặc ấn, nén (compression), chứ hoàn toàn không có gì là “xoa bóp” (massage) cả, chữ này dễ làm hiểu sai] ngoài lồng ngực, lên quả tim vốn nằm tựa trên nền một cột sống đã được cố định bởi một mặt phẳng cứng (BN đã được đặt trên một tấm phản, một nệm không nhún, trên nền nhà … ). 2. Tư thế bác sĩ cấp cứu: Đứng dưới đất hay quỳ trên cùng mặt phẳng cứng BN nằm, nhưng khi hơi nghiêng phía trước thì 2 vai ở vừa đúng phía trên lồng ngực nạn nhân theo hướng thẳng đứng; như thế bác sĩ tận dụng được thân trọng ½ người trên của mình cho nhấn ép dễ dàng hơn. Hai cánh tay và 2 cẳng tay luôn giữ duỗi thẳng (không cần khi co gấp, khi duỗi), thả xuống thẳng đứng và vuông góc với xương ức BN. Hai gót 2 bàn tay chồng lên nhau đặt ở làn ranh 1/3 dưới của xương ức, không xuống dưới hơn nữa tức ngay trên mũi kiếm vì sẽ ít hiệu quả, mà còn tổn thương gan. 3. Cường độ ép ngực:
  4. Ép xương ức của BN phải xuống được 4 - 5 cm. Cũng được xem là đủ mức nếu bắt được mạch cảnh, mạch bẹn, (1 người khác bắt mạch hộ), hoặc tạo được sóng trên điện tim. Đối với thiếu nhi dùng cường độ của một tay, đối với trẻ sơ sinh dùng cường độ của 2 ngón tay cái. Ấn thẳng xuống về phía cột sống. Phải ấn nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. Sau mỗi lần ấn phải hoàn toàn không còn áp lực lên ngực BN nữa, tuy nhiên 2 bàn tay vẫn tiếp xúc với lồng ngực BN. 4. Tần số ép ngực: Nhanh hay chậm? Phải ấn đều đặn, thời gian ấn và thời gian buông ra bằng nhau. Đối với trẻ nhỏ, cố > 100 lần/phút. Đối với người lớn được đề nghị > 70 lần/phút là hợp lý phù hợp khả năng người làm cấp cứu. Khi phía y tế chỉ có một người thì cứ ép ngực 15 lần rồi thổi ngạt 2 lần. Nếu có 2 người thì tỷ lệ ép ngực - thổi ngạt là 5:1 (cứ ép ngực 5 lần lại ngưng 1 - 2 giây để thổi ngạt 1 lần). Đến khi BN đã được đặt nội khí quản, có thể thông khí với tốc độ 12 - 15 lần/phút, và ép ngực cứ liên tục, không cần ngưng.
  5. 5. Những khoảng ngừng ngắn: 5 giây sau phút đầu tiên, và mỗi 2 - 3 phút sau đó, để xác định xem BN có tự thở lại hay tuần hoàn đã tự hoạt động lại hay chưa. Không được ngừng hồi sinh cơ bản quá 5 giây. Đặt nội khí quản trong vòng không quá 30 giây và sau đó nhấn ép tim ngay. Nếu nhấn ép thành công, mạch đã tự đập trở lại (dựa bắt mạch cảnh, hoặc bẹn, hoặc nghe trực tiếp ở tim, ít nhất trong 5 giây), nhiều khi vẫn cần tiếp tục thổi ngạt một thời gian.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2