Hội thi nghiên cứu khoa học - Môn Sinh học: Bến Tre và vấn đề ứng phó với hiệu ứng nhà kính
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu khoa học với mục tiêu cung cấp những hiểu biết cơ bản về hiệu ứng nhà kính - một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu. Tìm ra những giải pháp nhằm ứng phó kịp thời với hiệu ứng nhà kính cho tỉnh Bến Tre; xây dựng ý thức và hành động đúng đắn cho mọi người tham gia bảo vệ môi trường sống; tác động tích cực đến thái độ của thanh thiếu niên trong việc bảo vệ sự sống trên trái đất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hội thi nghiên cứu khoa học - Môn Sinh học: Bến Tre và vấn đề ứng phó với hiệu ứng nhà kính
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả của dự án này, ngoài sự vận động của chính bản thân mình , em luôn nhận được những tình cảm chân thành từ gia đình, thầy cô và bè bạn xung quanh em. Em xin chân thành cảm ơn: + Quý Thầy, Cô trường THPT Phan Ngọc Tòng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức thật sự bổ ích và đầy ý nghĩa trong suốt quá trình học tập tại trường. Từ đó, bản thân em mới tích luỹ được vốn kiến thức khoa học để thực hiện dự án này. + Cô Lê Thị Bé Nhung đã trực tiếp hướng dẫn đề tài, tận tình góp ý và giúp đỡ chúng em hoàn thành dự án này + Ban giám hiệu trường THPT Phan Ngọc Tòng đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt để em có thể thực hiện được dự án này. + Sự động viên, giúp đỡ của các bạn lớp 11C1 Xin chúc tất cả sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Xin chân thành cảm ơn! Học sinh thực hiện Lưu Thị Cẩm Tú Đề tài môn Sinh học Trang 1
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN Dự án án “ Bến Tre và vấn đề ứng phó với hiệu ứng nhà kính” được thực hiện trong vòng 2 tháng ( 5/95/11/2014). Dự án này thực hiện nhằm hưởng ứng công cuộc tuyên truyền giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, qua dự án này, em hy vọng sẽ mang lại một số kiến thức bổ ích về hiệu ứng nhà kính một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, dự án cũng có chỉ ra được những tác động xấu của hiệu ứng nhà kính đến Việt Nam nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long, tỉnh Bến Tre nói riêng. Cuối cùng, dự án cũng đề ra một số biện pháp để có thể làm giảm thiểu tác động của hiệu ứng này. Điều quan trọng nhất của dự án này chính là sự kêu gọi mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên cùng nhau chung tay góp sức tham gia bảo vệ môi trường sống và ngôi nhà chung của thế giới. Đề tài môn Sinh học Trang 2
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng MỤC LỤC Lời cảm ơn…………………………………………………………………………………. trang 1 Tóm tắt nội dung dự án….…………………………………………….……………………trang 2 Mục lục……………………………………………………………………….……………..trang 3 A. Phần mở đầu…………………….………………………………………….………..…….trang 4 I.Lí do chọn đề tài……………………………………….………………………………….trang 4 II. Mục đích nghiên cứu……………………………...……………………………………..trang 5 III. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………….trang 5 IV. Phương pháp, phương tiện nghiên cứu…………………………………………………trang 5 V. Phạm vi nghiên cứu……………………………………….……………………………..trang 5 B. Phần nội dung………………………………………...……………..…….….……..trang 6 I. Cơ sở lí luận………………..…………………………….……….……..………trang 6 1. Nguồn gốc tên gọi “ hiệu ứng nhà kính”………………….….…………….….…….trang 6 2. Khái niệm hiệu ứng nhà kính………………………………………………..………trang 6 3. Cơ chế gây nên hiệu ứng nhà kính…………………………………………………..trang 6 4. Nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng nhà kính…………….………………………….……trang 7 5. Lợi ích của hiệu ứng nhà kính………………………………………………………..trang 9 II. Tác động của hiệu ứng nhà kính………………….……………………….….trang 10 1. Tác động chung…………………………………………………………………….….…..trang 10 2. Tác động của HUNK đối với Việt nam và đồng bằng SCL………………………….……trang 15 Đề tài môn Sinh học Trang 3
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng 3. Tác động của HUNK đối với tỉnh Bến Tre…………………………….……………….…trang 17 III. Giải pháp ứng phó với hiệu ứng nhà kính……………………………………….….trang 19 1. Sự quan tâm của các tổ chức, quốc qua đối với hiệu ứng nhà kính……………………….trang 19 2. Một số giải pháp nhằm ứng phó với hiệu ứng nhà kính……………………………….…..trang 20 3. Học sinh , thanh niên và vấn đề ứng phó với hiệu ứng nhà kính……………………….…trang 23 B. Phần kết luận…………………………………………………………………..…..trang 27 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………...…trang 28 A. PHẦN MỞ ĐẦU I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là nước thuộc khu vực Đông Nam của bán đảo Đông Dương, biên giới tiếp giáp với Thái Lan ở phía Nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía Đông. Đường biển dài 3260km, với hình thể chữ S, hẹp dần từ Tây sang Đông, từ đó đã tạo cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Nhưng những năm gần đây, Việt Nam đã phải đối diện với không ít những khó khăn về tình hình do biến đổi khí hậu gây ra. Đặc biệt, Việt Nam là nước nằm trong danh sách 10 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Chính vị trí đó đã làm cho Việt Nam đễ bị tổn thương cả về hình thái khí hậu khi mực nước biển tăng, lẫn diện tích đất canh tác sẽ bị thu hẹp. Nếu mực nước biển dâng lên 65100 cm thì sẽ có khoảng 40 nghìn km 2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn. Bến Tre thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh được xếp thứ 8 trong tổng số 63 tỉnh thành của cả nước bị rủi ro cao của biến đổi khí hậu, do điều kiện tự nhiên của Bến Tre có bờ biển dài tiếp giáp với biển Đông, với chiều dài 65km và hệ thống sông ngòi chằng chịt. Hằng năm, có khoảng 69 cơn bão và áp thấp nhiệt đới Đề tài môn Sinh học Trang 4
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng tác động vào Bến Tre. Tuy nhiên đến năm 1997 cơn bão số 5( Linda) đã ảnh hưởng nặng đến vùng đất liền tỉnh Bến Tre, tiếp đó đến năm 2006 cơn bão số 9 (Durian) đã đỗ bộ vào Bến Tre là hiện tượng bất thường và đã gây và đã gây thiệt hại lớn về số lượng người cũng như về tài sản. Bên cạnh đó, hiện tượng sạt lở bờ biển, bờ sông; nước mặn dâng cao, xâm nhập sâu vào nội đồng, thời tiết mưa, nắng thất thường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Trong thực tế, biến đổi khí hậu được thể hiện thành rất nhiều hiện tượng. Các hiện tượng đó bao gồm: hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ôzôn, cháy rừng, lũ lụthạn hán, sa mạc hoá, hiện tượng sương khói. Trong các hiện tượng trên, hiệu ứng nhà kính là hiện tượng có ảnh hượng nhiều nhất đến với nhân loại. Đồng thời, chính hiệu ứng này cũng dẫn tới các hiện tượng khác. Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu khoa học những năm gần đây khí hậu có những thay đổi bất thường: mùa xuân đến sớm, tuyết rơi vào mùa hè, nhiều hồ nước biến mất, nhiều thiên tai xảy ra hàng loạt, nhiều căn bệnh lạ xuất hiện,ở thực vật và động vật cũng có sự thay đổi nhịp sinh học ( động vật di chuyển về hai cực của trái đất, thực vật ra hoa sớm hơn và xuất hiện một số cách bất thường ở Bắc Cực). Nguyên nhân chính đã gây ra những xáo trộn cho toàn cầu là hiệu ứng nhà kính. Hàng loạt những biến đổi đó đã khiến chúng ta không khỏi quan tâm. Trước bối cảnh toàn cầu nói chung, Đảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm trong chiến lược chung về kinh tế , xã hội trong giai đoạn CNHHĐH đất nước và nhận thức được đây là một vấn đề lớn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người và sự phát triển chung của địa phương. Đứng trong hàng ngũ của thế hệ trẻ, học sinh chúng em cần có những hiểu biết, thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ ngôi nhà chung này. Để nhận thức đúng đắn và ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, nhóm chúng em đã nghiên cứu về đề tài “ Bến Tre và vấn đề ứng phó với hiệu ứng nhà kính” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Cung cấp những hiểu biết cơ bản về hiệu ứng nhà kính một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu. Tìm ra những giải pháp nhằm ứng phó kịp thời với hiệu ứng nhà kính cho tỉnh Bến Tre. Xây dựng ý thức và hành động đúng đắn cho mọi người tham gia bảo vệ môi trường sống. Tác động tích cực đến thái độ của thanh thiếu niên trong việc bảo vệ sự sống trên trái đất III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Vấn đề hiệu ứng nhà kính IV. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU Đề tài môn Sinh học Trang 5
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng 1. Phương pháp: Nghiên cứu tài liệu về biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính. Lọc và tổng hợp thông tin từ các tài liệu đã nghiên cứu Kết hợp quan sát, khảo sát thực trạng ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với địa phương. 2. Phương tiện. Máy vi tính, mạng internet… Sổ, bút... V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Thời gian nghiên cứu: từ 5/9/2014 – 5/11/2014 2. Phạm vi nghiên cứu Môi trường sống Khí hậu 3. Lĩnh vực nghiên cứu : khoa học môi trường B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Nguồn gốc tên gọi “ hiệu ứng nhà kính” Năm 1824, một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của vùng tăng lên đã khiến nhà toán học người Pháp: Jean Baptiste Joseph Fourier nảy ra ý tưởng đặt tên cho hiện tượng này là “hiệu ứng nhà kính” xuất phát từ effet de serre Năm 1827, Jose Fourier đã đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng này và “lôi kéo” được sự quan tâm lớn của giới khoa học trên toàn thế giới. Ông cho rằng: hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, Đề tài môn Sinh học Trang 6
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. 2. Khái niệm hiệu ứng nhà kính Nghĩa hẹp: Hiệu ứng nhà kính được người ta khái niệm trong một “không gian con con” (hay còn gọi là hiệu ứng nhà kính nhân tạo được ứng dụng trong nông nghiệp). Một số loài cây được trồng trong các ngôi nhà lợp kính. Khi đón nhận ánh sáng do Mặt Trời chiếu xuống, nhiệt độ bên trong nhà kính dường như được “đốt cháy” từ từ, không khí được sưởi ấm. Nhờ vào sức ấm này, cây cối có thể đâm chồi, ra hoa và kết quả sớm hơn. Nghĩa rộng: Ngày nay, người ta hiểu khái niệm này một cách rộng hơn cho cả môi trường sinh vật đang sinh tồn là Trái Đất. Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển xuống mặt đất, mặt đất lại bức xạ sóng dài vào khí quyển. Những bức xạ sóng dài này bị cacbondioxit và hơi nước trong khí quyển giữ lại. Như vậy, chính lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất nóng dần lên. Hiệu ứng nhà 3. Cơ chế gây nên hiệu ứng nhà kính kính Vai trò gây lên hiệu ứng nhà kính của các chất được sắp sếp theo thứ tự sau: CO 2 (50%) => CFC(20%) => CH4 (16%) => O3(8%) => NO(6%). Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Một số phân tử trong bầu khí quyển, trong đó trước hết là đioxít cacbon và hơi nước, có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển. Ngày nay, hàm lượng của khí đioxit cacbon trong khí quyển vào khoảng 0,036% đã đủ để tăng nhiệt độ trái đất thêm khoảng 300C Có thể hiểu như sau : ta biết nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bước sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2 và hơi nước trong khí quyên hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu. 4. Nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng nhà kính. 4.1.Tác động của con người Hậu quả của việc làm tăng sự tích tụ các chất khí bức xạ trong khí quyển đã làm biến đổi nhiệt độ khí quyển gây tác hại cho môi trương sinh thái. Mà chính con người là nguyên nhân Đề tài môn Sinh học Trang 7
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng tác động nhiều nhất, mạnh mẽ nhất và nguy hiểm nhất. Sự tác động của con người được phân chia và đánh giá theo từng lĩnh vực hoạt động khác nhau. a. Hoạt động năng lượng Hoạt động này đóng góp 49% cho việc tăng hiêu ứng nhà kính. Chủ yếu từ các quá trình đốt cháy nhiên liệu (lỏng, rắn và khí) trong các lò công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt. Khí thải ra từ khu vực hoạt đông năng lượng phần lớn là C02 và nước, ngoài ra còn một số khí như N2O, NOx, SO2, CH4 ...Trong đó, khí CO2 chiếm hàm lượng cao nhất. Theo thống kê 1989 cho thấy, khí thải CO2 từ khu vực hoạt đông năng lượng của toàn cầu khoảng 21,6 tỉ tấn. Khoảng 15% dân số thế giới tiêu thụ năng lượng đã thải ra 80% các khí bức xạ, và chỉ số tiêu thụ này tăng khoảng từ 25%/năm. Khí thải từ các phương tiện giao thông và hoạt động khai thác, sản xuất than đá b. Hoạt động công nghiệp Đóng góp 24% cho hiêu ứng nhà kính. Phát triển công nghiệp là mục tiêu và mơ ước của mọi quốc gia. Trước đây, người ta coi “ống khói nhà máy” là sự văn minh là sự giàu có. Nhưng song song đó, công nghiệp phát triển lại là tác động lớn nhất đến sự suy thoái môi trường sinh thái. Khí thải từ khu công nghiệp ở tỉnh Bình Phước và xí nghiệp sản xuất xi măng ở Thừa Thiên Nguyên nhân chính là do hoạt động của các nhà máy thuộc ngành luyện kim, hóa chất. xi Huế măng, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm... Trong quá trình hoạt động, chất thải chứa đầy đủ các khí nhà kính:CO2 , N2O, NOx, SO2, CH4, CFC… Các nước phát triển mạnh nền công nghiệp phải chịu 75% trách nhiệm về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính. Đề tài môn Sinh học Trang 8
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng c. Hoạt đông nông nghiệp Đóng góp 9% cho việc tăng hiệu ứng nhà kính. Khí CO2 và một phần NOx được tạo ra từ việc đốt phá rừng để canh tác nông nghiệp. Khí N2O được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất nitơ trong đất mà phân đạm là nguyên nhân chủ yếu. CH 4 sinh ra từ các cánh đồng lúa, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khí NH3 sinh ra từ hoạt động của vi sinh vật trong đất và trong nước. d . Sự đốt phá rừng Rừng là một trong những hệ sinh thái quan trọng đối với địa cầu, rất nhạy cảm đối với sự biến đổi của môi trường. Ngoài ra, chúng có tác động rất lớn đến thành phần hóa học của khí quyển. Tốc độ phá rừng hàng năm trên thế giới tăng tới mức báo động. Phá rừng làm giảm lượng cây xanh cần thiết cho quá trình tái tạo O2 từ CO2 làm cho mất cân bằng các khí trong tự nhiên. Chinh quá trình này làm tăng hiệu ứng nhà kính. Phá rừng còn làm tăng khả năng phản xạ bề mặt trái đất đối với các tia bức xạ mặt trời. Do đó, cũng ảnh hưởng đến cân bằng năng lượng trên mặt đất, gián tiếp làm gia tăng nhiệt độ trên bề mặt trái đất . 14% là con số mà việc đốt phá rừng đóng góp tạo nên hiệu ứng nhà kính. Đốt rừng làm nương Cháy rừng ở rừng U rẫy Minh e. Nguồn khác Đóng góp 3% cho việc tăng hiệu ứng nhà kính. Đô thị hóa và tăng dân số, khí thải ra từ các phương tiện giao thông, bãi rác công nghiệp, ….góp phần không nhỏ vào việc tăng hiệu ứng nhà kính. 4.2 . Tác động của tự nhiên. Ngay chính thiên nhiên cũng đã sinh ra một lượng tương đối lớn các chất khí hoạt động bức xạ cho khí quyển làm tăng hiệu ứng nhà kính. Hoạt động của núi lửa sinh ra các hạt bụi, các hạt nhỏ acid sulphuric và các khí bức xạ. Các đám cháy rừng tự nhiên cũng tạo ra một lượng lớn CO2 , NOx …Các quá trình phân hủy chất hữu cơ trong lòng đất: rác, xác động thực vật; Sự thoát khí từ các mỏ dưới lòng đất sinh ra CH4 và N2O. Bão bụi, bão sa mạc, bụi phấn hoa, bụi nước biển cũng làm tăng hệ số hấp thụ của khí. Đề tài môn Sinh học Trang 9
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng Tuy nhiên, lượng khí bức xạ sinh ra từ các hiện tượng tự nhiên đóng vai trò không đáng kể đổi với sự tăng nhiệt độ trái đất. Mà nguyên nhân chính đáng kể tới vẫn là do hoạt động sống của con người 5. Lợi ích của hi Núi l ệu ứng nhà kính ửa đang hoạt động ở Inđônêsia Bão cát ở Trung Quốc Hàng nghìn năm trước, con người đã sử dụng hiệu ứng nhà kính để có được cây trồng không có trong mùa, sớm hơn thường lệ hoặc tăng năng suất lớn hơn bình thường rất nhiều. Người ta có thể sử dụng tấm nhựa hoặc thủy tinh được sử dụng như một vật liệu trong suốt với ánh sáng và mờ đục với nhiệt (tại bước sóng hồng ngoại) Một sử dụng hiện đại khác là làm cho nước nóng lên từ năng lượng mặt trời . Năng lượng mặt trời thu gom nhiệt lượng làm cho nước nóng lên nhờ hiệu ứng nhà kính để làm nóng nước để sử dụng . Trong ứng dụng này vì lợi ích của hiệu ứng nhà kính cho nền kinh tế hộ gia đình là rất lớn, nó có thể tiết kiệm 2030% trên hóa đơn năng lượng trong nước. Bằng cách này, điện năng lượng mặt trời mà họ có thể tạo ra điện và trông rất giống người thu nhiệt năng lượng mặt trời không có gì để làm với hiệu ứng nhà kính. Họ sử dụng các hiệu ứng quang điện để chuyển đổi bức xạ mặt trời điện . Khi các hiệu ứng nhà kính là "vừa phải" và có lợi cho cuộc sống. Chúng có thể duy trì nhiệt độ thích hợp cho sự sống và cân bằng sinh Trồng cây trong nhà kínhPin năng lượng mặt trời thái do khí CO2 chứa trong bầu khí quyển đóng vai trò như tấm kính lớn giữ nhiệ t độ luôn được sưởi ấm 38 C. Nếu không nhiệt độ Trái Đất sẽ hạ xuống – 23 C. Bảo đảm hoạt động cho các 0 0 vòng tuần hoàn tự nhiên. Tuy nhiên, những lợi ích này là quá nhỏ so với những tác động xấu do nó mang lại cho khí hậu và đời sống con người II . TÁC ĐỘNG CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 1. Tác động chung Đề tài môn Sinh học Trang 10
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng Các số liệu quan trắc cho thấy, nhiệt độ trái đất đã tăng lên 0,5 0C trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi nồng độ CO2. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên từ 1,5 4,5 0C vào năm 2050 và sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trong, tác động mạnh mẽ tới nhiếu mặt của môi trường trên trái đất. 1.1.Tác động đến khí hậu Sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt trái đất kéo theo nhiều thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường, mà trước hết là khí hậu toàn cầu,là một thách thức lớn đối với môi trường sinh thái hiện nay. Khí hậu là khái niệm dùng để chỉ những điều kiện thời tiết trung bình dài hạn phổ biến ở một vùng cho trước, thông qua các thông số: nhiệt độ khí quyển và bề mặt đại dương, bức xạ mặt trời, lượng mưa ,độ ẩm khí quyển, tần số và cường độ của các cơn bão, hạn hán… Cơn bão Hải Yến tại Philippines Hạn hán Trong đó, yếu tố nhiệt độ đóng vai trò quan trọng đối với khí hậu trên trái đất. Do đó,sự tăng nhiệt độ trên bề mặt trái đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến biến động khí hậu của hành tinh chúng ta.Nhiệt độ tăng làm thay đổi luồng gió ,ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa toàn cầu. Tổng lượng mưa sẽ tăng theo tốc độ của nhiệt độ và sự bốc hơi của nước. Số liệu nghiên cứu cho thấy từ 1950, lượng mưa lục địa tăng hơn 5%. Băng và tuyết cũng thay đổi khi nhiệt độ trái đất nóng lên: từ 1973 đến nay, lượng tuyết hàng năm bao phủ các lục địa ở bắc bán cầu đã giảm xuống 8%; từ 19501969 thể tích băng ở vùng núi Alps giảm 50%...Trong đó, những biểu hiện ảnh hưởng của khí hậu đến hệ sinh thái trên các lục địa thể hiện rõ rệt hơn trên các đại dương. Các nhà khoa học Mỹ ngày 13/12 đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng băng ở Bắc Cực đang tan với tốc độ rất nhanh do tình trạng khí hậu trái đất đang ngày càng nóng lên. Qua những hành ảnh mới nhất của Cơ quan hàng không và vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA), Mark Serreze, một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về tuyết và băng, khẳng định lớp băng bao phủ vùng Greenland đã tan thêm gần 19 tỉ tấn và số băng trên Bắc Cực chỉ còn một nửa so với cách đây 4 năm. Gần đây, Ủy ban Môi trường của châu Âu nhận định sự thay đổi khí hậu sẽ khiến tình trạng thiếu nước tại 14/27 nước EU, tương đương cuộc sống của hơn 100 triệu người sẽ bị ảnh hưởng. Các số liệu thống kê của EU cho biết kể từ năm 1998 đến nay có 100 trận lũ lớn tại khu vực này khiến hơn 700 người chết, nửa triệu người phải di dời và thiệt hại vật chất ước tính 25 tỉ euro 1.2.Tác động đến rừng Đề tài môn Sinh học Trang 11
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng Rừng chiếm 1/3 diện tích bề mặt địa cầu. Hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng bậc nhất trên các lục địa và có tính chất sống còn đối với nhân loại bởi nhiều khía cạnh: giàu có về nguồn động thực vật, điều tiết nguồn nước chung, duy trì tính ổn định cân bằng khí cacbonic và oxi, đóng vai trò cực kì quan trọng trong chu trình các chất khí quyển như cacbon, nitơ và oxi. Rừng là hệ sinh thái rất nhạy cảm đến sự biến động của môi trường. Cho nên, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng lớn, nó đòi hỏi ở rừng và các hệ sinh thái tự nhiên một khả năng thích ứng lớn. Tuổi thọ của các loại cây rừng ,các hệ sinh Cháy r ừ ng làm giả m di thái rừng không dễ dàng điều chỉnh để thích ứng với bi ện tích ến đông nhanh của nhiệt độ. Nếu nhiệt 0 ừng độ tăng 1 C thì các đới thực vậrt sẽ di chuyển 200 300 km về phía các cực, các đới rừng cũng bị di chuyển theo. Khi lượng CO2 tăng gấp đôi thì diện tích rừng giảm đi 40%. Nhiệt độ tăng lên làm tăng lượng nước bốc hơi của cây, sự hô hấp của cây sẽ gia tăng làm thay đổi tình trạng cạnh tranh chiếm ưu thế trong các hệ sinh thái rừng và kích thích tăng nhanh các mầm bệnh và sâu có hại. Hỏa hoạn cũng tăng theo sự tăng nhiệt độ làm thay đổi các luồng chất giữa sinh quyển và khí quyển. Theo khảo sát, hàng trăm đám cháy rừng lớn đã xuất hiện ở Canada, Nga, Na Uy, Thụy Điển, bang Alaska của Mỹ và nhiều nước nằm ở cực Bắc trong suốt 10 năm qua. Các nhà khoa học từng cảnh báo rằng sự ấm lên của trái đất, những mùa hè dài hơn và tình trạng khô hanh của khí quyển sẽ làm cho các đám cháy xảy ra thường xuyên hơn. 1.3.Tác động đến biển Nước biển dâng cao khi nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên , nguyên nhân không chỉ do nước đại dương bị giãn nỡ nhiệt mà còn do các tảng băng lớn ở các cực bị tan ra .Trong vòng 100 năm qua , do nhiệt độ trên trái đất nóng lên dẫn đến mực nước biển tăng từ 10 20 cm, theo dự đoán nước biển sẽ tăng lên từ 70 – 100 cm vào cuối thế kỉ 21 . Theo báo cáo AR4 của Ủy ban Nghiên cứu biến đổi khí hậu liên chính phủ (IPCC) thuộc LHQ đã dự báo, mực nước biển sẽ tăng 59cm vào năm 2100. Tuy nhiên, từ đó đến nay, các nhà khoa học đều cho rằng báo cáo đó ước tính sai và mực nước biển thực tế đang tăng cao gấp đôi. Báo cáo mới nhất của các nhà khoa học nói trên là khúc dạo đầu cho hội nghị về biến đổi khí hậu thế giới diễn ra tại Copenhaghen. Bốn nhà khoa học trên đã chỉ ra rằng tầm quan trọng sống còn để các nhà lãnh đạo thế giới cắt giảm khí thải CO2 và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác, vốn đang làm trái đất nóng lên từng ngày. Theo các nhà khoa học này, băng ở Greenland không chỉ tan mà đang tan ở mức kịch tính do nhiệt độ trái đất tăng cao. Theo giáo sư Steffen, băng ở Greenland mỗi năm tan xuống biển từ 200300 km 3. Một lượng tương đương cũng tan Đề tài môn Sinh học Trang 12
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng chảy ở tất cả tảng băng của Nam Cực. Điều này dẫn tới việc mực nước biển mỗi năm dâng thêm 1mm. Nếu mực nước biển dâng lên khoảng 50 cm , sẽ tạo nên những tác động nặng nề Băng tan tại Bắc Cực Lũ lụt tại Indonesia về môi trường sinh thái và kinh tế xã hội : Sạt lở đất tại Quảng Tr Sóng th ần t ị Vi ại Nh ệt Nam ật Bản + Làm xói mòn sạc lở bờ biển , hay làm ngập lụt các vùng đất nông nghiệp và dân cư ven biển , điều mà chúng ta đã và đang thấy sẽ ngày càng mạnh hơn và nguy hiểm hơn. + Gia tăng triều bão,những biến động của sự trầm tích và của sự tăng triều. + Gây hiện tượng muối hóa cửa sông, các vùng đồng bằng và nguồn nước dưới đất cũng như đối với chất lượng nước. + Tác động tiêu cực đến thành phần, chủng loại và hiệu suất của hệ sinh thái biển vì vậy sẽ ảnh hưởng mạnh tới ngư nghiệp. 1.4. Tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên Sự gia tăng nhiệt độ trái đất làm cho khí hậu biến đổi, vành đai nhiệt đới mở rộng . Từ đó dẫn tới sự thay đổi phân phối không gian và cấu tạo của các quần thể sinh vật tự nhiên, nhiều hệ sinh thái sẽ không có khả năng điều chỉnh để thích ứng với những điều kiện biến động quá nhanh chóng. Hệ thống sinh thái tự nhiên đặc biệt bị ảnh hưởng bởi việc tăng nhiệt độ và việc thay đổi lượng mưa. Thay đổi khí hậu dẫn đến thay đổi vị trí các vùng cây cối hướng về phía vùng cực : nếu nhiệt độ tăng 10C sẽ thay đổi vị trí khoảng hơn 200 km. Hầu hết các hệ sinh thái không có khả năng tự thích nghi với tốc độ tăng nhiệt độ đến 0,3 0C trong mỗi thập kỉ , nên những hệ sinh thái đó có nguy cơ chúng sẽ biến mất rất cao. Sự nóng lên của trái đất dẫn đến những thay đổi ở các loài, làm giảm sút tính đa dạng do làm thay đổi điều kiện sống và sinh trưởng tự nhiên của động thực vật . Hiện nay, có đến 60.000 loài trong tổng số 265.000 loài thực vật đang trong tình trạng bị diệt vong. Còn ở động vật, tỉ lệ trên chiếm tới con số 58%. Trong một nghiên cứu hiếm hoi về tác động của hiệu ứng nhà kính đối với các khu vực nhiệt đới, nhà sinh thái học Robert Colwell của Đại học Connecticut (Mỹ) và cộng sự tới một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động ở Costa Rica để thu thập dữ liệu về 2.000 loài thực vật và côn trùng ở khu rừng trên sườn núi. Họ nhận thấy một nửa số loài sống ở độ cao từ 600 mét trở lên đã di chuyển lên những nơi mà chúng chưa từng xuất hiện. Một nghiên cứu khác, các chuyên gia Đề tài môn Sinh học Trang 13
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng về động vật của Đại học California (Mỹ) nhận thấy sóc, chuột và nhiều động vật có vú ở công viên quốc gia Yosemite, bang California, Mỹ có xu hướng dịch chuyển lên cao trong gần một thế kỷ qua. Trong một thế kỷ qua, nhiều loài cây ở Mỹ đã dịch chuyển hàng trăm km về phía bắc do không chịu được hiện tượng tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính gây nên. Cơ quan bảo vệ rừng Mỹ khẳng định, với tốc độ đó, những cây gỗ quý ở Mỹ như Bulô vàng có thể tới biên giới phía bắc Canada trước năm 2100. Các nhà khoa học của cơ quan này vừa công bố một nghiên cứu cho thấy 40 loài cây quan trọng tại hơn 30 bang phía đông của Mỹ đã di chuyển về phía bắc. Mực nước biển dâng cao phá hủy nhiều hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất ẩm: vùng đất chiếm đến 1/3 lượng cung cấp cá ,là nơi cư trú cho nhiều chủng loại động thực vật. Nhiệt độ tăng cao tác động đến hệ sinh thái biển : biển đang trong sự phân tán không gian và cấu trúc của hệ sinh thái biển , các quần lạc sinh vật biển di cư về các cực. Gió bão gia tăng cả về cường độ lẫn tần số cũng tác động mạnh đến hệ sinh thái tự nhiên: hệ sinh thái tự nhiên bị suy yếu, làm kém đi các khả năng như làm dịu khí hậu vùng cực ,bảo vệ khỏi bị tuyết lở,ngăn cản gió và xói mòn.. 1.5. Tác động đến nông nghiệp Cho đến nay, ta đã có đủ cơ sở để cho rằng sự thay đổi nhiệt độ môi trường sẽ ảnh hưởng tới nông nghiệp bằng nhiều cách khác nhau. Khi nhiệt độ tăng lên và khí hậu biến động làm cho sản xuất nông nghiệp bị đe dọa ví dụ như phát triển của cây trồng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của phân bố lượng mưa không đều hoặc khô hạn dẫn đến thiếu nước tưới; lúa mì và ngô bị các stress ẩm độ do tăng quá trình bốc hơi nước ở cây; Nhiệt độ tăng lên, tạo điều kiện sinh trưởng tốt cho các loại sâu hại. Đồng thời làm các loài sâu bọ mới có thể phát sinh them. Chính vì vậy, hiện tượng phá hoại mùa màng do sâu bọ tăng lên làm giảm sút năng suất cây trồng và thu hoạch hoa lợi, dẫn đến sự cung cấp lương thực càng trở nên khó khăn, nhất là đối với các vùng thiếu đất canh tác. N gập lụt do mực nước biển dâng cao 1,2 met cản trở sản xuất nông nghiệp ở các vùng đất phù sa ven biển và tạo nên hiện tượng ngập lụt trong thời gian dài cho các vùng đồng bằng duyên hải màu mỡ. Một nghiên cứu được công bố trên tờ Science chỉ ra rằng, do biến đổi khí hậu, Nam Phi có thể mất 30% sản lượng ngô và các cây lương thực khác vào năm 2030; khu vực Bắc Á sản lượng gạo, ngô và kê có thể giảm đến 10%. Cả thế giới sẽ lao đao trong cơn đói lương thực. Tất cả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh nhân loại trước những hiểm họa nhãn tiền của biến đổi khí hậu. Hạn hán làm chết lúa Mưa kết hợp với rét làm chết lúa mới gieo Đề tài môn Sinh học Trang 14 trồng
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng 1.6. Tác động đến kinh tế xã hội con người. Các hoạt động sống của con người làm tăng lượng khí bức xạ trong khí quyển, tác động đến hiệu ứng nhà kính, dẫn tới tăng nhiệt độ trên trái đất , đã trực tiếp hay gián tiếp gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của con người. Hiệu ứng nhà kính làm mất đi các công trình kiến trúc vĩ đại. Trên khắp thế giới, đền chùa, kỳ quan thiên nhiên, các công trình cổ từ trước tới nay luôn được coi là biểu tượng của sự trường tồn đang phải chịu đựng những thử thách của thời gian. Nhưng những tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính có thể phá hủy chúng với tốc độ nhanh khủng khiếp. Sự dâng cao của mực nước biển và sự khắc nghiệt của thời tiết có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với những địa điểm được cho là không thể thay thế. Những trận lũ đã phá hỏng Sukhothai, một thành phố 600 tuổi và từng là kinh đô của vương quốc Thái Lan. Sự thay đổi khí hậu do hiệụ ứng nhà kính làm mất cân băng giữa dân số địa phương và tiềm năng công nông nghiệp sẵn có, có thể dẫn tới những đảo lộn lớn trong xã hội như thiếu lương thực , nạn đói,…Suy giảm về các hệ sinh thái tự nhiên trực tiếp ảnh hưởng tới bộ phận lớn dân cư sống bằng nguồn tài nguyên ,nhiên liệu ,thực phẩm và dược phẩm từ các nguồn chính đó. Nước biển dâng cao gây ngập lụt lớn ở các vùng ven biển, hải đảo, các vùng đất trồng trọt màu mở và cả những vùng dân cư ven biển, hàng triệu người sẽ rời bỏ quê hương. Sự xâm nhập nước mặn vào các cửa sông sẽ làm mất đi nguồn nước tinh khiết để cung cấp cho nhiều vùng dân cư. Ngoài ra, xói lở bờ biển sẽ phá hoại các bãi cát đẹp, ảnh hưởng đến ngành du lịch. Nhiều bệnh tật mới xuất hiện như bệnh dịch tả , bệnh viêm cuống phổi, bệnh ung thư … Hậu quả sau động đất tại Bệnh ung thư Trong suốt vài thập kỷ qua, số người mắc các bệnh dị ứng theo mùa và hen suyễn, ung thư ngày càng tăng lên. Chứng hắt hơi sổ mũi và ngứa mắt vốn hành hạ bạn vào mùa xuân bỗng xuất hiện thường xuyên hơn trong những năm gần đây. Theo các báo cáo của WHO, số người chết vì nhiệt độ gia tăng ở các nước đang phát triển càng ngày càng có chu kỳ kéo dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa khiến cho các căn bệnh truyền nhiễm có “cơ hội” phát triển. Những con số không thể nói lên điều gì ngoài việc môi trường sống đang có các “biến chứng” phức tạp đe doạ nghiêm trọng đến sự sống. Mới đây, tại một hội thảo khoa học quốc tế, tổ chức tại Nam Kinh, Trung Quốc, hơn 80 nhà khoa học trên thế giới cảnh báo, Trái Đất có thể quay trở lại thời kỳ kỷ Jura cách đây 150 triệu năm. Đề tài môn Sinh học Trang 15
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng 2. Tác động của hiệu ứng nhà kính đối với Việt Nam và đồng bằng Sông Cửu Long Việt Nam là một nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, lại nằm trong vùng địa lí thuộc các nước dễ bị tổn thương bởi các vấn đề môi trường do biến đổi khí hậu gây ra như lũ lụt, hạn hán, bão… Bên cạnh đó, với bờ biển dài, vấn đề mực nước biển dâng cao có thể làm mất 12,2% diện tích đất của Việt Nam và đe dọa tới chỗ sinh sống của 17 triệu người. Những biến động thời tiết bất thường do hiệu ứng nhà kính gây thiệt hại lớn cho đời sống dân nhân dân và đất nước mà chúng ta thường gọi là thiên tai cần được nghiên cứu, xem xét theo hướng có sự báo động toàn cầu về gia tăng nhiệt độ bề mặt trái đất và mực nước biển ngày càng dâng cao. Theo kịch bản BĐKH của Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2009, nếu hiệu ứng nhà kính cứ tiếp tục diễn biến thì nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C và mực nước biển có thể dâng lên 65 – 100 cm vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng 65 100cm, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long bị ngập hầu hết hoàn toàn. Và nếu như sự biến đổi khí hậu cứ diễn ra như với tốc độ hiện nay thì trong vòng khoảng 100 năm nữa, nhiều diện tích Đề tài môn Sinh học Trang 16 Kịch bản tăng nhiệt độ ở nam 2100 so với năm 1999 cho Việt Nam
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng đất liền trên trái đất, trong đó có vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và sông Hồng, có thể sẽ ngập chìm trong nước biển Theo TS Hoàng Minh Tuyển, phó giám đốc Dự án “Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng”, Việt Nam có tổng lượng dòng chảy năm vào khoảng 847 km3, lượng nước chảy từ ngoài lãnh thổ vào là 507 (chiếm đến 60%), phân bố chủ yếu trên hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này hiện phân bố không đồng đều, đặc biệt, trong điều kiện BĐKH lượng mưa ngày càng giảm đi rõ rệt trong mùa khô, hạn hán, lũ lụt, kèm theo sự bùng nổ dân số khiến nguy cơ thiếu nước ngày càng trở lên gay gắt. Đặc biệt, tuy lượng mưa toàn năm có tăng nhưng lượng nước tổn thất do bốc thoát hơi trên lưu vực tăng nhiều do nhiệt độ tăng, dẫn đến lượng dòng chảy không tăng mạnh, thậm chí khu vực miền Trung dòng chảy năm giảm. Năm Khu vực 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Móng Cái- 7-8 11-13 15-18 20-24 25-32 31-39 37-48 43-56 49-65 Hòn Dáu Hòn Dáu- 8-9 12-13 17-19 23-25 30-33 37-42 45-51 52-61 60-71 Đèo Ngang Đèo Ngang-Đèo 8-9 12-13 18-19 24-26 31-35 38-44 45-53 53-63 61-74 Hải Vân Đèo Hải Vân-Mũi 8-9 12-13 19-20 25-27 33-36 41-45 49-55 58-66 66-77 Đại Lãnh Mũi Đại Lãnh-Mũi 8-9 12-13 19-20 25-27 33-36 41-45 49-55 58-66 66-77 Kê Gà Mũi Kê Gà- 8-9 12-14 17-20 23-27 30-35 37-44 44-54 51-64 59-75 Mũi Cà Mau Mũi Cà Mau-Kiên 9-10 13-15 19-22 25-30 32-39 39-49 47-59 55-70 62-82 Giang Kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam qua các năm ( đơn vị tính: cm) Đề tài môn Sinh học Trang 17
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng Kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tại 7 lưu vực sông: sông Hồng, Thái Bình, Cả, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và ĐBSCL cho thấy, tác động mạnh mẽ nhất sẽ xảy ra ở ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng – Thái Bình. ĐBSCL diện tích đất bị ảnh hưởng mặn chiếm tới 2.500.000ha vào năm 2050. Lưu vực sông Đồng Nai, dòng chảy giảm cùng với tác động của nước biển dâng sẽ khiến mặn lấn sâu vào thêm 10km, khoảng 300.000 ha ở hạ lưu bị ảnh hưởng ngập lụt do thượng nguồn. Điều này tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là đối với TP Hồ Chí Minh. Đặc biệt, hàng năm vào mùa lũ sẽ gây ngập lụt các vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, vùng kẹp giữa 2 sông Tiền và sông Hậu nghiêm trọng hơn. Ngoài các thành phố, thị xã đã bị ngập hiện nay như Châu Đốc, Long Xuyên, Cao Lãnh sẽ có thêm Sa Đéc, Vĩnh Long, Tân An, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vị Thanh, Sóc Trăng, Rạch Giá và Hà Tiên bị ngập trên 1m, trong đó nghiêm trọng nhất là Cần Thơ và Vĩnh Long. Nước biển dâng sẽ làm cho tiêu thoát nước các thành phố, thị xã Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau khó khăn hơn. 3. Tác động của hiệu ứng nhà kính đối với tỉnh Bến Tre Bến Tre thuộc vùng Đồng Bằng sông Cửu Long là tỉnh được xếp thứ 8 trong số 63 tỉnh thành cả nước bị rủi ro cao của BĐKH; do điều kiện tự nhiên Bến Tre có bờ biển tiếp giáp Biển Đông với chiều dài 65km và hệ thống sông ngồi chằng chịt, trên 90% diện tích có độ cao địa hình dưới 2m trên mực nước biển, trong đó vùng thấp ven sông, biển chỉ dưới 1m, thường xuyên bị ngập khi triều cường. Chính vì vậy, Bến Tre với vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên đang phải đối mặt với một thử thách rất lớn từ hiệu ứng nhà kính. Bến Tre được nhận định sẽ bị tác động nặng về các ngành, lĩnh vực như sau: + Nóng lên toàn cầu và nước biển dâng dẫn đến nhanh quá trình xói lở bờ biển tác động các cảng cá và khu dân cư cùng với rất nhiều công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng giao thông nằm sát biển. 39 % diện tích đất tại ĐBSCL có nguy co bị ngập nước Đề tài môn Sinh học Trang 18
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng + Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển bị ảnh hưởng trầm trọng do xói lở, gió, nước biển dâng. Các hệ sinh thái nước lợ và ven bờ, đặc biệt là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu, ngao, sò...) có thể bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối, nhiệt độ thay đổi bất thường. + Một phần đáng kể diện tích trồng trọt ở tỉnh có thể bị ngập nước và xâm nhập mặn; hệ sinh thái nước ngọt sẽ bị thu hẹp dần và hệ sinh thái nước mặn và lợ sẽ tăng cao do nước biển dâng cao. Các giống cây trồng đặc hữu của địa phương có khả năng bị suy thoái. + Tác động trực tiếp đến tình trạng thiếu nước, khô hạn, xâm nhập mặn, nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn, khả năng tích giữ nước và khả năng cung cấp nước thấp và tài nguyên nước ngầm hạn chế. + Ngoài ra, sản xuất lương thực, thực phẩm trên nhiều vùng, trong đó có Bến Tre sẽ gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực và tăng giá thành sản xuất sẽ tác động tiêu cực đến đời sống của một bộ phận dân cư người nông dân.Việc phải di chuyển nơi ở; mất việc làm, thu nhập giảm sẽ tác động không nhỏ đến mức sống, sức khỏe của người dân. + Dự báo nếu đến năm 2020, mực nước biển dâng 12cm thì tỉnh Bến Tre sẽ bị ngập hơn 272km2 chiếm 12,24% tổng diện tích làm ảnh hưởng đến gần 98.000 người. Nước biển dâng cũng sẽ làm toàn bộ diện tích lúa nước sẽ bị mất mùa. Các công trình dân sinh, đê điều, giao thông sẽ bị tác động mạnh bởi triều cường. Bản đồ thuỷ văn tỉnh Bến Tre Xâm nhập mặn, thiếu nước tại Bến Tre Hậu quả bão Durian năm 2006 tại Bến Tre Đề tài môn Sinh học Trang 19
- Hội thi nghiên cứu khoa học Trường THPT Phan Ngọc Tòng Tuy nhiên, diễn biến của biến đổi khí hậu đã và đang tác động nhanh hơn kịch bản dự báo đến năm 2050. Đẩy nhanh các dự án, điều chỉnh các quy hoạch, xây dựng các mô hình ứng phó là việc cần làm của tỉnh “xứ dừa” này. Theo dự báo, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ ảnh hưởng lớn đến vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó tỉnh Bến Tre với địa thế sát biển, sông rạch chằng chịt, địa hình thấp, Bến Tre sẽ là một trong địa bàn chịu thiệt hại nặng nề nhất. Diễn biến của biến đổi khí hậu đã và đang tác động nhanh hơn kịch bản dự báo đến năm 2050, bởi ngay trong mùa khô năm 2013 , ranh mặn 4/00 đã xâm nhập khoảng 50km trên sông Hàm Luông; 45km trên sông Cửa Đại và 52km trên sông Cổ Chiên; độ mặn 1/00 đã xâm nhập gần như toàn tỉnh, song song với tình hình xâm nhập mặn thì tình trạng xói lở đất biển cũng diễn ra nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới 63.000 hộ dân với 259.000 nhân khẩu thiếu nước ngọt sinh hoạt, hàng trăm diện tích lúa bị mất trắng, năng suất rau màu, cây trái, thủy sản giảm. III.GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH Thực tế cho thấy, diễn biến của hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu diễn ra quá nhanh hơn rất nhiều so với dự báo, điều đó đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp ứng phó kịp thời với vấn đề này. Xã hội nên làm gì, mỗi cá nhân chúng ta nên làm gì để góp phần bảo vệ sự tồn tại của trái đất chúng ta. Sau đây, chúng em xin điểm lại 1 số chương trình của các tổ chức quốc tế ứng phó với hiệu ứng nhà kính. Quan trọng hơn, nhóm chúng em xin đề ra 1 số giải pháp để ứng phó với hiệu ứng nhà kính. 1. Sự quan tâm của các tổ chức quốc gia đối với hiệu ứng nhà kính Tại Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường họp tại Rio de Janeiro, Braxin 1992, các quốc gia trên thế giới đã thông qua Công ước khung về biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc. Hội nghị đã đưa ra mục tiêu: “Ốn định các khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu”. Hội nghị Thượng đỉnh tại Braxin( 1992) Hội nghị Thượng đỉnh tại New York ( 2014) Nghị định thư Kyoto, tại Nhật Bản một nghị định liên quan đến Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005. Từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 nước kí kết tham gia chương trình này. Việt Nam đã phê chuẩn nghị định thư vào 25/9/2002. Đề tài môn Sinh học Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học
10 p | 1311 | 89
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 4 – TS. Nguyễn Thị Mai Anh
37 p | 107 | 24
-
Bài giảng Thống kê cho khoa học xã hội - Bài 1: Tổng quan về thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội
32 p | 272 | 22
-
Trình bày kết quả nghiên cứu khoa học
24 p | 130 | 19
-
Bài giảng Hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học
16 p | 171 | 13
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Minh Thư
38 p | 89 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " ẢNH HƯỞNG CỦA α - NAPTHTYL AXETIC AXIT (α-NAA) ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea L.) TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ "
8 p | 122 | 12
-
Hội thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật - Môn Sinh học: Hiệu quả kinh tế từ việc tái sử dụng thùng xốp trồng nha đam Mỹ
29 p | 75 | 10
-
Hệ thống câu hỏi ôn tập, đề tài tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên môn Triết học Mác - Lênin
6 p | 165 | 8
-
Bài giảng Thống kê cho khoa học xã hội: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai
32 p | 109 | 7
-
Đề thi hết môn học kỳ I năm học 2019-2020 môn Các phương pháp nghiên cứu khoa học (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
1 p | 64 | 6
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Thực hành máy tính
22 p | 20 | 6
-
Đề thi hết môn học kỳ I năm học 2014-2015 môn Các phương pháp nghiên cứu khoa học - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
1 p | 53 | 5
-
Hội thi nghiên cứu khoa học - Dự án Sinh học trên máy tính: Trang tra cứu thông tin cảnh báo cây xanh công cộng
26 p | 32 | 4
-
Đề thi hết môn học kỳ I năm học 2017-2018 môn Các phương pháp nghiên cứu khoa học (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
1 p | 60 | 4
-
Đề thi hết môn học kỳ II năm học 2017-2018 môn Các phương pháp nghiên cứu khoa học (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
1 p | 49 | 4
-
Đề thi hết môn học kỳ II năm học 2018-2019 môn Các phương pháp nghiên cứu khoa học (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
1 p | 48 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn