intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn cách thử nước

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

199
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thử nước khoáng bằng dụng cụ điện phân và bút thử TDS: Trò lừa bịp hay gian lận thương mại? Kết quả mà nhóm người này đưa ra đã gây hoang mang dư luận xung quanh thông tin nước khoáng, nước tinh khiết bị nổi đục, kết tủa, có cặn... Với những thông tin này, cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ vấn đề. Từ phương pháp thử không được công nhận Trong thời gian gần đây, trên nhiều tuyến đường Hà Nội xuất hiện một số tình nguyên viên thử nước và tư vấn miễn phí...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn cách thử nước

  1. Hướng dẫn cách thử nước và Cảnh giác với trò thử nước bằng bút TDS và điện phân Thử nước khoáng bằng dụng cụ điện phân và bút thử TDS: Trò lừa bịp hay gian lận thương mại? Kết quả mà nhóm người này đưa ra đã gây hoang mang dư luận xung quanh thông tin nước khoáng, nước tinh khiết bị nổi đục, kết tủa, có cặn... Với những thông tin này, cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ vấn đề. Từ phương pháp thử không được công nhận Trong thời gian gần đây, trên nhiều tuyến đường Hà Nội xuất hiện một số tình nguyên viên thử nước và tư vấn miễn phí cho các hộ dân và Cty về nguồn nước đang sử dụng.
  2. Với hai dụng cụ trong tay: Bút thử TDS và bộ điện phân, các nhân viên này đã đưa ra kết luận thiếu tính khoa học gây hoang mang cho các hộ dân và đơn vị đang sử dụng nguồn nước trên địa bàn TP. Chị Phạm Thị Thu Hà - tình nguyện viên của Cty cổ phần sản xuất thương mại TQH Thăng Long được cấp giấy uỷ quyền số 01/GUQ đã đến Cty ACE đề nghị được thử nguồn nước mà Cty đang sử dụng và sau khi có thao tác điện phân qua nước khoáng thiên nhiên Lavie, chị Hà kết luận: Nước khoáng thiên nhiên Lavie không đảm bảo chất lượng vì bị kết tủa... Tương tự như vậy, tại dãy C3, khu tập thể Cục Thông tin liên lạc, cũng có một số tình nguyện viên đề nghị sử dụng bộ điện phân thử nguồn nước và đưa ra kết luận nước có dư lượng sắt, mangan cao hơn nhiều lần mức cho phép. Khi các phương tiện thông tin đưa tin nước ở khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính không "sạch", ngay lập tức rất nhiều nhóm người đưa máy, dụng cụ đến các nhà dân ở khu vực này để thử nước và giới thiệu máy nhằm mục đích để bán.
  3. Trước những thông tin gây hoang mang cho người tiêu dùng, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã có ý kiến về việc kiểm tra chất lượng nước của các tình nguyện viên như sau: "Chỉ có các phương pháp thử và kết luận về VSATTP của các phòng xét nghiệm được công nhận hoặc có thẩm quyền do Bộ Y tế chỉ định hay trưng cầu ý kiến mới có giá trị về mặt pháp lý. Các thiết bị xét nghiệm nhanh về an toàn vệ sinh thực phẩm khi lưu hành phải được Bộ Y tế cấp giấy phép. Về tính năng kỹ thuật, tính hợp pháp về nguồn gốc xuất xứ của các dụng cụ, trang thiết bị để thử nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm nước đề nghị cơ quan điều tra, thanh tra có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật". Có phải là cạnh tranh không lành mạnh? Nhiều nguồn thông tin cho rằng: Các tình nguyện viên này thử nước miễn phí, sau đó bán sản phẩm nước khoáng hoặc dụng cụ lọc nước của họ để thay thế nguồn nước không đảm bảo mà khách hàng đang sử dụng...? Đội quản lý thị trường số 14 đã làm việc với đại diện Cty cổ phần sản xuất thương mại TQH Thăng Long. Ông Tống Quang Huy - TGĐ Cty cổ phần sản xuất thương mại TQH Thăng Long - đã thừa nhận:
  4. "Cty có uỷ quyền cho chị Phạm Thị Thu Hà bằng văn bản và cung cấp dụng cụ cho chị Hà. Lý do có việc uỷ quyền là do thấy chị Hà đang mắc bệnh hiểm nghèo muốn làm việc nghĩa. Sau khi làm việc với cơ quan chức năng, Cty và chị Hà nhận thấy việc làm của chị Hà là sai so với quy định của Bộ Y tế. Cty đã thu hồi giấy uỷ quyền cho chị Hà. Đồng thời Cty cũng cam kết sẽ không cử bất cứ nhân viên nào làm các công việc thử nước tương tự". Tuy nhiên, nếu nói rằng Cty cổ phần sản xuất thương mại TQH Thăng Long không chịu trách nhiệm về những hành vi của chị Hà là không đúng, vì đây là đơn vị cung cấp giấy tờ và thiết bị cho chị Hà thực hiện công việc "thử nước miễn phí". Cơ quan kiểm tra cần phải làm rõ động cơ, mục đích của chị Hà khi thực hiện công việc thử nước miễn phí như trên. Ông Nguyễn Văn Khải - GĐ Trung tâm tư vấn đèn tiết kiệm Việt Nam và dung dịch hoạt hoá điện hoá: "Máy thử nước điện phân và bút thử TDS (tổng lượng chất rắn hoà tan) chưa đủ căn cứ để kết luận. Thiết bị thử của chị Hà chưa được kiểm định, tự chị Hà mang tới. Với tư cách là nhà khoa học, tôi khẳng định đây là trò lừa đảo. Nếu như muốn dòng nước chảy khi xét nghiệm có hàm lượng mangan, sắt cao chỉ cần cho một cục sắt,
  5. mangan nhỏ bám vào cục dương của máy điện phân là nguồn nước chảy ra có hàm lượng sắt, mangan cao ngay". Xin hãy cảnh giác với chiêu: thử nước miễn phí làm từ thiện! Báo Lao Động Online số 220 ngày 22/09/2007 có bài viết của tác giả Xuân Long: “Thử nước khoáng bằng dụng cụ điện phân và bút thử TDS: Trò lừa bịp hay gian lận thương mại?” nói về tình trạng trên địa bàn Hà Nội gần đây xuất hiện một nhóm người với "mác" làm công việc từ thiện - thử miễn phí nước khoáng, nước tinh khiết mà các hộ dân, DN đang sử dụng để phát hiện ra các chất độc hại có trong nước. Với hai dụng cụ trong tay: Bút thử TDS và bộ điện phân, các nhân viên này đã đưa ra kết luận thiếu tính khoa học đã gây hoang mang cho các hộ dân và đơn vị đang sử dụng nguồn nước; gây hoang mang dư luận xung quanh thông tin nước khoáng, nước tinh khiết bị nổi đục, kết tủa, có cặn... Tại Cty A, tình nguyện viên đề nghị được thử nguồn nước mà Cty đang sử dụng và sau khi làm thao tác điện phân qua nước khoáng thiên nhiên Lavie, đã kết luận: Nước khoáng thiên nhiên Lavie không đảm bảo chất lượng vì bị kết tủa... Tương tự, tại khu tập thể Cục Thông tin liên lạc, cũng có một số tình nguyện viên đề nghị sử dụng bộ điện phân thử nguồn nước và
  6. đưa ra kết luận nước có dư lượng sắt, mangan cao hơn nhiều lần mức cho phép. Khi nghe thông tin nước ở khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính không "sạch", ngay lập tức rất nhiều nhóm người đưa máy, dụng cụ đến các nhà dân ở khu vực này để thử nước và giới thiệu máy nhằm mục đích để bán. Nhiều nguồn thông tin cho rằng: Các tình nguyện viên này thử nước miễn phí, sau đó bán sản phẩm nước khoáng hoặc dụng cụ lọc nước của họ để thay thế nguồn nước “không đảm bảo” mà khách hàng đang sử dụng...? Theo ông Nguyễn Văn Khải - GĐ Trung tâm Tư vấn Đèn tiết kiệm Việt Nam và Dung dịch Hoạt hoá Điện hoá: "Với tư cách là nhà khoa học, tôi khẳng định đây là trò lừa đảo. Nếu như muốn nước khi xét nghiệm có hàm lượng mangan, sắt cao chỉ cần cho một cục sắt, mangan nhỏ bám vào cực dương của máy điện phân là nguồn nước chảy ra có hàm lượng sắt, mangan cao ngay". (Theo LĐ online) Còn tại TP.HCM, tuy chưa phổ biến tình trạng này, nhưng PVC-Co cũng đã gặp phải trường hợp na ná như vậy. Mẫu nước sau lọc của một gia đình được PVC-Co xét nghiệm cho thấy nước rất tốt đạt tiêu chuẩn sử dụng sinh hoạt và ăn uống. Nhân dịp chủ nhà nghe quảng cáo có đơn vị nọ thử mẫu nước miễn phí nên đem mẫu nước sau xử lý đến thử kiểm tra. Kết quả xét nghiệm miễn phí thật bất ngờ, nhiều chỉ tiêu nước không đạt tiêu chuẩn
  7. sử dụng (không rõ do vô tình hay cố ý), thậm chí còn xuất hiện một số chất “lạ” mà trong nước thô không hề có! Chủ nhà hoài nghi, chịu tốn kém đem mẫu nước đi xét nghiệm lại tại Viện Pasteur cho chắc, kết quả kiểm chứng nước tại Viện được kết luận là tốt giống với kết quả thử mẫu của PVC-Co trước đó. Từ những vụ việc giả danh cán bộ môi trường để bán thuốc chống muỗi, bột xử lý hầm cầu,… với giá cắt cổ đến chiêu thử mẫu nước miễn phí làm từ thiện (?) mà báo chí đã nêu và đã bị các cơ quan chức năng xử lý, PVC-Co xin thông tin đến tất cả Quý Khách hàng biết để cảnh giác cao độ với những trò lừa bịp, với những cách thức kinh doanh không chân chính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1