intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn dạy bài thực hành địa lý 9

Chia sẻ: Nguyen Cao Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:39

1.926
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta. - Hiểu được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Kĩ năng Phân tích và so sánh tháp dân số

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn dạy bài thực hành địa lý 9

  1. ĐỊA LÍ 9 Bài 5 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta. - Hiểu được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Kĩ năng Phân tích và so sánh tháp dân số II. CHUẨN BỊ - SGK Địa lí lớp 9 với hình 5.1. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1 : Phân tích và so sánh hai tháp dân số - HS theo các nhóm nhỏ (4 hoặc 6 nhóm) so sánh tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999 (hình 5.1) về các mặt : + Hình dạng của tháp. + Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính. + Tỉ lệ dân số phụ thuộc. - Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày kết quả, bổ sung và chuẩn xác kiến thức. * Hoạt động 2 : Nhận xét và giải thích - HS thảo luận lớp. - GV hướng dẫn HS toàn lớp căn cứ vào tháp dân số và hiểu biết cá nhân để nhận xét và giải thích các xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi, thuận lợi và 92
  2. khó khăn và các biện pháp trong chính sách dân số. B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Phân tích và so sánh hai tháp dân số năm 1989 và năm 1999 Đặc điểm Tháp dân số năm 1989 Tháp dân số năm 1999 Hình dạng - Đáy mở rộng - Chân của đáy tháp thu hẹp - Thân thu hẹp - Thân mở rộng - Đỉnh hẹp và thấp - Đỉnh rộng và cao hơn Cơ cấu dân số - Theo độ tuổi - Nhóm tuổi 0 - 14 có tỉ lệ khá - Nhóm tuổi 0 - 14 có tỉ lệ (%) cao: 39% tương đối thấp: 33,5% - Nhóm tuổi 15 - 59 có tỉ lệ cao - Nhóm tuổi 15 - 59 có tỉ lệ 53,8% cao hơn 58,4% - Nhóm tuổi >60 tương đối - Nhóm tuổi >60 có tỉ lệ cao thấp : 7,2% hơn trước với 8,1% - Tỉ lệ dân số Cao : 46,2/53,8 = 85,8% Tương đối cao : 41,6/58,4 = phụ thuộc (%) 71,2% 2. Nhận xét sự và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi Sau 10 năm, cơ cấu dân số có chuyển biến tích cực - Nhóm tuổi 0 - 14 giảm mạnh từ 39 % xuống 33,5 % (giảm 5,5 %), nhờ những tiến bộ về y tế, vệ sinh ; đặc biệt nhận thức về kế hoạch hóa gia đình của người dân được nâng cao. - Nhóm tuổi 15 - 59 tăng khá nhanh, từ 53,8 % lên 58,4 % (tăng 4,6%), do hậu quả của thời kì bùng nổ dân số trước đó khiến nhóm tuổi lao động hiện nay tăng cao. - Nhóm tuổi >60 tăng chậm từ 7,2% lên 8,1% (tăng 0,9%), nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện. 3. Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội. Biện pháp khắc phục khó khăn a) Thuận lợi Do cơ cấu dân số trẻ nên đất nước có nguồn lao động đựợc bổ sung dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, kích thích nền kinh tế phát triển. b) Khó khăn 93
  3. - Lớp người phụ thuộc chiếm tỉ lệ còn cao (71,2%), đặt ra nhu cầu lớn về giáo dục đào tạo với lớp trẻ và y tế, dinh dưỡng đối với lớp người cao tuổi tăng. - Lớp tuổi lao động ngày càng cao (58,4%), gây áp lực trong vấn đề giải quyết việc làm và nhiều vấn đề xã hội khác. c) Biện pháp - Giáo dục ý thức về kế hoạch hóa gia đình kết hợp với việc áp dụng các biện pháp y tế để giảm nhanh tỉ lệ sinh. - Tập trung đầu tư vào giáo dục - đào tạo đối với lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. 94
  4. Bài 10 VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức Hiểu về cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây và tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm nước ta qua các năm. 2. Kĩ năng Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi. II. CHUẨN BỊ - Compa, thước kẻ, thước đo độ, bút chì, bút màu. - Máy tính bỏ túi (nếu có). - Biểu đồ mẫu của GV vẽ sẵn trên giấy A4. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Bài tập 1 Hoạt động 1. Vẽ biểu đồ tròn a) GV nêu cho HS quy trình vẽ biểu đồ theo các bước : - Từ bảng số liệu đã cho, tính toán và lập bảng số liệu %. Chú ý làm tròn số, sao cho tổng các thành phần phải đúng 100,0%. - Vẽ biểu đồ cơ cấu. Quy tắc vẽ : + Bắt đầu vẽ từ "tia 12 giờ", vẽ thuận chiều kim đồng hồ. + Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ cấu. Ghi trị số phần trăm vào các hình quạt tương ứng. Vẽ đến đâu, tô màu (hoặc kẻ vạch) đến đấy, đồng thời thiết lập bảng chú giải. b) Xử lí số liệu - HS theo nhóm nhỏ (4 hoặc 6 nhóm), từ bảng 10.1 SGK, dùng máy tính bỏ túi 95
  5. tính toán số liệu thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây (%) ; đồng thời tính toán góc ở tâm trên biểu đồ tròn (độ). GV lưu ý HS 0,1% ứng với 3,6 độ (góc ở tâm). Ghi kết quả vào bảng theo mẫu sau : Cơ cấu diện tích Góc ở tâm gieo trồng (%) trên biểu đồ tròn (độ) Loại cây Năm 1990 Năm 2002 Năm 1990 Năm 2002 Tổng số 100,0 100,0 360 360 Cây lương thực Cây công nghiệp Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác c) Vẽ biểu đồ. HS theo nhóm vẽ biểu đồ tròn theo bán kính đã cho. Nếu vì thời gian không thể hoàn thành biểu đồ ở trên lớp, có thể cho HS thực hiện tiếp ở nhà. Hoạt động 2. Nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của cây lương thực và cây công nghiệp - GV treo biểu đồ mẫu đã vẽ sẵn trên bảng đen, hướng dẫn HS toàn lớp quan sát và nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của cây lương thực và cây công nghiệp. - Một số em nhận xét. GV hướng dẫn các em khác bổ sung, chuẩn hóa các nhận xét đúng. Bài tập 2 Hoạt động 1. Vẽ biểu đồ đường a) GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường : - Trục tung (trị số %) có vạch trị số lớn hơn trị số lớn nhất trong chuỗi số liệu (217,2%), có mũi tên theo chiều tăng giá trị, có ghi đơn vị tính (%). Gốc tọa độ thường lấy trị số 0, nhưng cũng có thể lấy một trị số phù hợp ≤ 100. - Trục hoành (năm) cũng có mũi tên theo chiều tăng giá trị, có ghi rõ năm. Gốc tọa độ trùng với năm gốc (1990). Trong biểu đồ, các khoảng cách năm là bằng nhau (5 năm), nhưng GV cũng lưu ý HS là nếu khoảng cách năm không đều, thì khoảng cách các đoạn biểu diễn trên trục hoành cũng có độ dài không đều tương ứng. - Các đồ thị có thể được biểu diễn bằng các màu khác nhau hoặc bằng các đường nét liền, nét đứt khác nhau. 96
  6. - Chú giải thường trình bày riêng thành bảng chú giải, cũng có thể ghi trực tiếp vào cuối các đường biểu diễn. c) HS vẽ biểu đồ : HS theo nhóm vẽ biểu đồ đường theo số liệu đã cho. Nếu vì thời gian không thể hoàn thành biểu đồ ở trên lớp, có thể cho HS thực hiện tiếp ở nhà. Hoạt động 2. Giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh nhất, đàn trâu không tăng - GV tổ chức cho HS thảo luận lớp. Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, HS giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh nhất, đàn trâu không tăng. - Một số em trả lời trước lớp. GV hướng dẫn các em khác bổ sung, chuẩn hóa các nhận xét đúng. B. BÀI LÀM THỰC HÀNH Bài tập 1. Vẽ biểu đồ tròn, nhận xét a) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu Cơ cấu diện tích Góc ở tâm gieo trồng (%) trên biểu đồ tròn (độ) Loại cây Năm 1990 Năm 2002 Năm 1990 Năm 2002 Tổng số 100,0 100,0 360 360 Cây lương thực 71,6 64,9 258 233 Cây công nghiệp 13,3 18,2 48 66 Cây thực phẩm, cây ăn quả, 15,1 16,9 54 61 cây khác - Vẽ biểu đồ: hình tròn, bán kính R(1990) = 2,0 cm, R(2002) = 2,4 cm 97
  7. 16.9% 15.1, % 18.2 % 13.3, % 64.9% 71.6, % 1990 2002 Cây lương thực Cây công nghiệp Cây thực phẩm, rau quả Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây, thời kì 1990 - 2002 b) Nhận xét : Từ 1990 đến 2002, quy mô và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây có thay đổi mạnh. - Về quy mô + Diện tích cây lương thực tăng chậm nhất từ 6474,6  8320,3 nghìn ha, tăng 128 % + Diện tích cây thực phẩm tăng khá từ 1366,1  2173,8 nghìn ha, tăng 159 % + Diện tích cây công nghiệp tăng nhanh nhất từ 1199,3  2337,3 nghìn ha, tăng 195 % - Về tỉ trọng + Năm 1990: Cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất 71,6%, cây thực phẩm chiếm 15,1 %, thấp nhất là cây công nghiệp, chỉ chiếm 13,3 %. + Năm 2002: Cây lương thực tuy vẫn đứng đầu nhưng vị trí đã giảm chỉ còn 64,9%, cây công nghiệp tăng khá nhanh chiếm 18,2%, cây thực phẩm tăng ít nhất chỉ đạt 16,9% Bài tập 2. Vẽ biểu đồ đường a) Vẽ biểu đồ 98
  8. Chỉ số tăng trưởng (%) 217,2 200 189 150 130 100 98,6 50 0 1990 1995 2000 2002 Trâu Bò Lợn Gia cầm Biểu đồ chỉ số tăng trưởng của các đàn gia súc, gia cầm, thời kì 1990 - 2002 b) Giải thích - Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất, do: + Đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu. + Nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh. + Giải quyết tốt vấn đề thức ăn. + Có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng, ngay cả chăn nuôi lợn theo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình. - Đàn trâu không tăng, chủ yếu do nhu cầu về sức kéo của trâu, bò trong nông nghiệp đã giảm xuống (nhờ cơ giới hóa.nông nghiệp). 99
  9. Bài 16 VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở nước ta thời kì 1991 - 2002. 2. Kĩ năng Vẽ biểu đồ miền và nhận xét. II. CHUẨN BỊ - Thước kẻ, bút chì, bút màu. - Máy tính bỏ túi (nếu có). - Biểu đồ mẫu của GV vẽ sẵn trên giấy A4. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1 : Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 – 2002 a) GV hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ miền theo các bước : - Nhận biết trong trường hợp nào thì có thể vẽ biểu đồ cơ cấu bằng biểu đồ miền. + Thường sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm ; trong trường hợp ít năm (2, 3 năm) thì thường dùng biểu đồ hình tròn. + Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm, vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm. - Vẽ biểu đồ miền. Cách vẽ biểu đồ miền hình chữ nhật (khi số liệu cho trước là tỉ lệ phần trăm). + Biểu đồ là hình chữ nhật, trục tung có trị số là 100% (tổng số). + Trục hoành là các năm. Các khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm (năm) dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách năm. + Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu, chứ không phải lần lượt theo năm. + Vẽ đến đâu, tô màu hay kẻ vạch đến đó ; đồng thời thiết lập bảng chú giải 100
  10. (nên vẽ riêng bảng chú giải) b) HS vẽ biểu đồ miền - HS (cá nhân) dựa vào bảng số liệu SGK vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 - 2002. - Nếu vì thời gian không thể hoàn thành biểu đồ ở trên lớp, có thể cho HS thực hiện tiếp ở nhà. Hoạt động 2. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế GDP trong thời kì 1991 - 2002 - GV treo biểu đồ mẫu đã vẽ sẵn trên bảng đen, hướng dẫn HS toàn lớp quan sát và nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế GDP trong thời kì 1991 - 2002. - Để nhận xét phù hợp về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ biểu đồ đã vẽ, GV hướng dẫn HS xem lại phần giải thích biểu đồ hình 6.1 (Bài 6). Đồng thời, GV đặt cho HS toàn lớp các câu hỏi : + Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì ? + Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh ? Thực tế này phản ánh điều gì ? B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 – 2002 100% 35,7 38,5 80 60 23,6 40 38,5 20 40,5 23,0 0 1991 1993 1995 1997 1999 2000 2001 Nông-lâm-ngư Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ Biể đồ cơ cấu GDP của nước ta, thời kì 1991 - 2002 u 2. Nhận xét 101
  11. Từ 1991 đến 2002, cơ cấu GDP nước ta chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực : - Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh từ 40,5 %  23 % (giảm 17,5%); cho thấy vai trò chủ đạo của nông nghiệp trong nền kinh tế đã giảm sút, nhường chỗ cho các ngành kinh tế khác. - Khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng, trong đó tăng nhanh nhất là công nghiệp - xây dựng, đạt đến 38,5 %, sánh ngang với khu vực dịch vụ. - Thực tế này phản ánh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang có bước phát triển mạnh ; nền kinh tế thị trường với sự phát triển mạnh của ngành dịch vụ đang ngày càng mở rộng để hội nhập nhanh vào kinh tế khu vực và thế giới. 102
  12. Bài 19 ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức Phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Kĩ năng - Đọc các bản đồ. - Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than. II. CHUẨN BỊ - Thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì, bút màu. - Bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Atlat Địa lí Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1 : Xác định trên bản đồ vị trí của các mỏ - HS theo nhóm nhỏ (lớp được chia thành 4 hoặc 6 nhóm nhỏ) xác định trên hình 17.1 (Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ) vị trí của các mỏ : than, sắt, mangan, thiếc, bôxit, apatit, đồng, chì, kẽm. - GV gọi một HS khá lên bảng đọc bản đồ, hướng dẫn HS cách đọc bản đồ : đọc phần chú giải tài nguyên khoáng sản, xác định các mỏ khoáng sản chủ yếu, chú ý nêu tên địa phương có khoáng sản, ví dụ : than ở tỉnh Quảng Ninh,... - HS thực hiện yêu cầu của bài thực hành. GV yêu cầu các nhóm ghi tên và địa điểm các mỏ khoáng sản vào bảng theo mẫu sau : MỘT SỐ LOẠI KHOÁNG SẢN CHỦ YẾU Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ Mỏ khoáng sản Vị trí 103
  13. Than Sắt Mangan Thiếc Bôxít Đồng Chì - kẽm Apatít * Hoạt động 2 : Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ - HS theo nhóm nhỏ (lớp được chia thành 4 hoặc 6 nhóm nhỏ) thảo luận theo các câu hỏi/nhiệm vụ sau : + Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh ? Vì sao ? + Chứng minh ngàn công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ. + Trên hình 18.1 (Lược đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ), hãy xác định : • Vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh. • Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. • Cảng xuất khẩu than Cửa Ông. - GV gợi ý cho HS thực hiện các câu hỏi/nhiệm vụ + Đối với câu hỏi thứ nhất : GV cần gợi ý HS nêu một số ngành công nghiệp khai thác than, sắt, apatit, đồng, chì, kẽm. Để trả lời câu hỏi vì sao, GV gợi ý HS suy luận, đó là do các mỏ khoáng sản này có trữ lượng khá, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi, nhưng quan trọng hơn cả là để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hiện nay, nước ta cần khai thác than để làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, cho sản xuất vật liệu xây dựng, chất đốt cho sinh hoạt, cho xuất khẩu. Khai thác apatit để làm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp,... + Về ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên : GV gợi ý HS tìm vị trí các mỏ khoáng sản phân bố rất gần nhau như : mỏ sắt Trại Cau (cách trung tâm khu 104
  14. công nghiệp 7 km), than Khánh Hòa (10 km), mỏ than mỡ Phân Mễ (17 km), mỏ mangan ở Cao Bằng (khoảng 200 km),... + GV yêu cầu HS xác định vị trí vùng mỏ than Quảng Ninh, vị trí các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí ; cảng Cửa Ông chuyên xuất khẩu than. - HS thực hiện bài thực hành theo yêu cầu và hướng dẫn của GV. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. GV hướng dẫn HS toàn lớp trao đổi, bổ sung, chẩun xác các ý kiến đúng. * Hoạt động 3 : Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than - HS theo nhóm nhỏ (lớp được chia thành 4 hoặc 6 nhóm nhỏ) dựa vào hình 18.1 và sự hiểu biết, vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ than. - GV hướng dẫn HS cách vẽ sơ đồ. HS theo nhóm vẽ sơ đồ. - Sau khi vẽ xong, một số nhóm trình bày trước lớp. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan sát, nhận xét, điều chỉnh, hoàn chỉnh sơ đồ theo yêu cầu của bài thực hành. B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Xác định trên hình 17.1 vị trí của các mỏ khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ Mỏ khoáng sản Vị trí Than Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn Sắt Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai Mangan Cao Bằng Thiếc Cao Bằng, Tuyên Quang Bôxít Cao Bằng, Lạng Sơn Đồng Lào Cai, Sơn La Chì - kẽm Tuyên Quang, Bắc Cạn Apatít Lào Cai 2. Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ a) Những ngành công nghiệp khai thác có điều kiện phát triển mạnh : công nghiệp khai thác than, sắt, apatit, đồng, chì, kẽm. Nguyên nhân : 105
  15. - Các mỏ khoáng sản này có trữ lượng khá, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. - Phát triển để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hiện nay, nước ta cần khai thác than để làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, cho sản xuất vật liệu xây dựng, chất đốt cho sinh hoạt, cho xuất khẩu. Khai thác apatit để làm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp,... b) Trung tâm gang thép Thái Nguyên phát triển thuận lợi nhờ gần nguồn nguyên liệu : - Kề mỏ sắt Trại Cau (cách trung tâm khu công nghiệp 7 km) - Kề mỏ than mỡ Phấn Mễ (cách trung tâm khu công nghiệp 17 km) - Gần mỏ mangan Cao Bằng (cách trung tâm khu công nghiệp 200 km). c) Dựa vào hình 18.1, xác định các vị trí : - Vùng than Quảng Ninh : chạy dài theo dải Đông Triều ra tận bờ biển vịnh Bắc Bộ. - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí và Uông Bí mở rộng : nằm dọc trục đường 18, trên đường vận chuyển than. - Cảng xuất khẩu than Cửa Ông : nằm gần các mỏ khai thác, rất dễ vận chuyển. d) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ than đá ở vùng mỏ Quảng Ninh Than Quảng Ninh Nhà máy điện Uông Bí Cảng Cửa Ông Nhà máy điện Phả Lại Nhà Xuất khẩu (Nhật, Nhà máy điện máy xi măng, Tr Quốc, EU) Ninh Bình gốm sứ Sơ đồ mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ than ở vùng mỏ Quảng Ninh 106
  16. Bài 22 VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ  BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở vùng Đồng bằng sông Hồng. - Củng cố hiểu biết về vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng. 2. Kĩ năng - Vẽ biểu đồ đường II. CHUẨN BỊ - Thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì, bút màu. - Biểu đồ đường do GV vẽ mẫu trên giấy khổ A4 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1 : Vẽ biểu đồ đường - HS theo nhóm nhỏ (lớp được chia thành 4 hoặc 6 nhóm nhỏ) dựa vào bảng 22.1, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ gia tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng. - GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ gồm ba đường (trong cùng một hệ trục tọa độ), tương ứng với sự gia tăng dân số, gia tăng sản lượng lương thực và gia tăng bình quân lương thực theo đầu người. - HS tiến hành vẽ biểu đồ theo nhóm nhỏ. Nếu vì thời gian không thể hoàn thành biểu đồ ở trên lớp, có thể cho HS thực hiện tiếp ở nhà. * Hoạt động 2 : Cho biết một số nội dung liên quan đến biểu đồ và kiến thức đã học ở bài 20, 21 - GV treo biểu đồ đã vẽ sẵn lên bảng đen trước lớp để HS quan sát. - HS thảo luận toàn lớp dưới sự hướng dẫn của GV theo các câu hỏi : 107
  17. + Cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng. + Cho biết vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng. + Cho biết ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng. B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người ở Đồng bằng sông Hồng Tốc độ tăng trưởng (%) 150 131,1 128,6 117,7 121,2 113,8 121,8 100 108,2 103,5 105,6 50 0 1995 1998 2000 2002 Dân số BQ Lương thực/ ng Sản lượng lương thực Biể đồ tốc độ tăng dân s ố, sản lượng lương thực, u BQ lương th ực/ người, thời kì 1995 -2002 2. Cho biết một số nội dung liên quan đến biểu đồ và kiến thức đã học ở bài 20, 21 a) Điều kiện sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng - Thuận lợi + Đất phù sa màu mỡ. + Nguồn nước dồi dào do sông Hồng, Thái Bình và các nhánh sông Đuống, sông Luộc cung cấp. + Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có mùa đông lạnh, thích hợp cho cây lương thực vụ đông (ngô đông). 108
  18. + Nguồn lao động đông, có nhiều kinh nghiệm, trình độ thâm canh lúa nước cao. + Cơ sở hạ tầng (thủy lợi, trại giống, giao thông, cơ sở chế biến....) ngày càng hoàn thiện. - Khó khăn + Đất nhiều nơi bị úng chua, bạc màu. + Thiên tai (bão, lũ, hạn, rét), sâu bệnh thất thường + Cơ sở hạ tầng nhiều nơi bị xuống cấp, nông dân thiếu vốn. b) Vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực - Nhờ làm tốt công tác thủy lợi, lai tạo giống, trang bị cơ giới, nên vụ đông đang trở thành vụ chính. - Ngoài lúa, diện tích ngô và khoai tây vụ đông cũng được mở rộng, góp phần nâng cao sản lượng lương thực, giải quyết tình trạng căng thẳng lương thực tại chỗ cho nhân dân. c) Mối quan hệ giữa dân số và sản xuất lương thực Nhờ giảm được tỉ lệ tăng dân số, song song với đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, nên sản lượng lương thực tăng, bình quân lương thực đầu người ngày càng cao, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. 109
  19. Bài 27 KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức Củng cố hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nghề muối và chế biến thủy sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển. 2. Kĩ năng Đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê. II. CHUẨN BỊ - GV : bản đồ treo tường Tự nhiên Việt Nam, hoặc Kinh tế Việt Nam - HS : Átlat Địa lí Việt Nam, thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1 : Xác định trên lược đồ (bản đồ) các cảng biển ; bãi cá, bãi tôm, cơ sở sản xuất muối, bãi biển du lịch,... ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ - HS theo nhóm nhỏ (lớp được chia thành 4 hoặc 6 nhóm nhỏ) dựa vào các hình 24.3 (Lược đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ) và hình 26.1 (Lược đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ), xác định : + Các cảng biển. + Các bãi cá, bãi tôm. + Các cơ sở sản xuất muối. + Những bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. - GV yêu cầu HS tìm các địa danh theo yêu cầu trên ở các lược đồ và Átlat Địa lí Việt Nam. Sau đó, yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng chỉ địa danh trên các bản đồ. - Tiếp tục, GV hướng dẫn HS toàn lớp trao đổi, thảo luận, nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Để nhận xét về tiềm năng kinh tế biển của Duyên hải miền Trung, GV hướng 110
  20. dẫn HS dựa vào các địa danh vừa xác định ở trên, kết hợp ôn lại kiến thức về hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, tuần tự theo các ngành kinh tế biển : kinh tế cảng, đánh bắt hải sản, sản xuất muối, du lịch,.... * Hoạt động 2 : Phân tích số liệu thống kê về tình hình sản xuất thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ - HS theo nhóm nhỏ (lớp được chia thành 4 hoặc 6 nhóm nhỏ) căn cứ vào bảng 27.1 (Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002) : + So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng : Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. + Giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng. - Để thuận tiện cho việc so sánh, GV hướng dẫn HS từ bảng 27.1, tính tỉ trọng (%) về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của từng vùng và toàn vùng Duyên hải miền Trung, lập bảng số liệu theo mẫu bảng gợi ý sau : SẢN LƯỢNG THỦY SẢN Ở BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2002 (%) Toàn vùng Duyên hải Duyên hải miền Trung Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Thủy sản nuôi trồng Thủy sản khai thác - GV hướng dẫn HS sử dụng từ hoặc cụm từ : nhiều/ít, hơn/kém,... để so sánh sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản giữa hai vùng. - Để giải thích sự khác biệt giữa hai vùng, GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức liên quan ở các bài 25, 26, gợi ý cho HS hiểu về tiềm năng kinh tế biển Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ. Bắc Trung Bộ có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, Duyên hải Nam Trung Bộ có truyền thống đánh bắt thủy sản. Duyên hải Nam Trung Bộ nằm kề các bãi cá, bãi tôm lớn : Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đặc biệt, vùng nước trồi trên vùng biển cực Nam Trung Bộ có nguồn hải sản rất phong phú. - Sau khi thực hiện nhiệm vụ xong, đại diện một số nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình. GV hướng dẫn HS toàn lớp trao đổi, bổ sung, chuẩn hóa các kết quả đúng. B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Các cơ sở kinh tế biển của Duyên hải Trung Bộ 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2