Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh thực hiện một số bài thực hành trong chương trình sinh học THPT
lượt xem 8
download
Tài liệu là cơ sở lý thuyết, các kĩ năng thực hành cần thiết cho việc giảng dạy các bài thực hành ở chương trình sinh học 10,11, 12 đồng thời phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đáp ứng sự đổi mới của các đề thi hiện tại và trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh thực hiện một số bài thực hành trong chương trình sinh học THPT
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong chương trình sinh học 10,11 và 12 có nhiều bài thực hành hay và bổ ích với học sinh. Tuy nhiên công tác hướng dẫn học sinh thực hiện các bài thực hành ở các nhà trường chưa được chú trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau: thiếu cơ sở vật chất, giáo viên chưa thực sự đầu tư... Trong những năm gần đây, các đề thi học sinh giỏi của tỉnh Vĩnh Phúc thường xuyên cho vào các câu hỏi thực hành nhằm phát huy kĩ năng thực hành thí nghiệm, phát triển toàn diện năng lực của học sinh. Trong khi các tài liệu về thực hành sinh học dành cho cấp THPT chưa có nhiều, mà yêu cầu về thực hiện các bài thực hành là rất cần thiết. Vì những lí do trên tôi đã xây dựng tài liệu về hướng dẫn thực hiện các bài thực hành trong chương trình sinh học 10,11, 12. Tài liệu là cơ sở lý thuyết, các kĩ năng thực hành cần thiết cho việc giảng dạy các bài thực hành ở chương trình sinh học 10,11, 12 đồng thời phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đáp ứng sự đổi mới của các đề thi hiện tại và trong tương lai. 2. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh thực hiện một số bài thực hành trong chương trình sinh học THPT. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Duy Hà. Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn. Số điện thoại: 0976 127 211 E_mail: nguyenduyha.gvsangson@vinhphuc.edu.vn. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Duy Hà. 1
- 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. Dùng giảng dạy cho học sinh lớp 10, 11 cấp THPT. Dùng làm tài liệu dạy ôn thi HSG lớp 10,11,12. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn) tháng 9 năm 2013, trong kì bồi dưỡng HSG lớp 12 năm học 2013 – 2014. Sau khi hoàn thiện sáng kiến năm 2016, tôi dùng làm một chuyên đề dạy học trong kế hoạch dạy chuyên đề cho học sinh lớp 10, kế hoạch dạy bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Cách tiến hành các bài thực hành trong chương trình sinh học cơ bản cấp THPT. Bài 1: Phương pháp nhuộm Gram B1: Cố định tiêu bản bằng ngọn lửa đèn cồn B2: Nhuộm bằng dd tím Violet/1 phút rửa bằng nước B3: Nhuộm bằng dd iot /1 phút – Rửa – Bôi dung môi hữu cơ ( cồn, axit acetic) /1 phút B4: Nhuộm đỏ fucsin/ 60s B5: Lên kính quan sát * Kết quả: Vi khuẩn Gram dương bắt màu tím. Do cấu trúc thành thành tế bào khác nhau nên vi khuẩn G dương không bị dung môi hữu cơ tẩy mất màu tím. Vi khuẩn Gram âm bắt màu hồng/đỏ. Do dung môi hữu cơ tẩy mất màu tím và bắt màu thuốc nhuộm bổ sung đỏ. Bảng phân biệt thành tế bào vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Nội dung Gram dương Gram âm Lớp peptidoglycan Dày Mỏng Axit teicoic Có Không có 2
- Lipopolisacaird Rất ít hoặc không có Hàm lượng cao Hàm lượng lipit và Thấp Cao lipoprotein Lớp phía ngoài Không có Có thành tế bào Mẫn cảm với Rất mẫn cảm Ít mẫn cảm. lizozim Bài 2: Thực hành nhận biết một số thành phần hóa học trong tế bào 1. Nhận biết tinh bột (Viết tắt O = ống nghiệm). Nội dung Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Tiến hành O1: 5ml dd lọc khoai lang Dung dịch hồ tinh bột + HCl O2: 5ml nước hồ tinh bột đun sôi để nguội + NaOH chia Nhỏ dd iot vào O1 và O2 thành 2 O Nhỏ dd Pheling(Cu2+) vào O2 O1: cho dd iot O2: cho dd Pheling Kết quả O1: Màu xanh: Do iot là thuốc O2: cho màu đỏ gạch. Do O2 nhận biết tinh bột tinh bột thủy phân thành gluco: O2: tinh bột bị thủy phân Gluco + NaOH + Cu (OH) thành Gluco nên không bắt RCOONa + Cu2O + H2O màu với iot và bắt màu thuốc thử Pheling 2. Nhận biết lipit Nhỏ vài giọt nước đường và giọt dầu ăn lên 2 chỗ khác nhau của một trang giấy trắng, sau 3 phút Chỗ giọt nước đường không có vết do đường tan trong nước và bay hơi Chỗ giọt dầu ăn để lại vết trắng đục do dầu ăn không tan trong nước, còn nước bay hơi hết Bài 3: Thực hành quan sát tế bào, quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh: 3
- 1. Quan sát tế bào biểu bì lá thài lài tía Dùng kim hoặc dao mỏng tách một lớp tế bào mỏng mặt dưới lá Để úp lên lam kính Nhỏ 1 giọt nước/ đậy la men Quan sát; Quan sát ở vật kính nhỏ(10) sau đó chỉnh quan sát ở vật kính lớn (40) 2. Quan sát và giải thích hiện tượng co và phản co nguyên sinh Làm như quan sát tế bào biểu bì ( nhưng làm trên biểu bì vảy hành) Khi thấy tế bào: Nhỏ 1 giọt KNO3 ở 1 bên kính đặt giấy thấm bên đối diện cho thấm hết nước, một thời gian sau thấy màng sinh chất tách khỏi thành tế bào do nước trong tế bào đi ra. Sau đó nhỏ một vài giọt nước cất ở phía đối diện, dùng giấy thấm thấm hết KNO3 thấy màng sinh chất lại căng ra giáp thành tế bào( do nước đi vào tế bào). 3. Thí nghiệm tính thấm của tế bào sống và tế bào chết Dùng kim tách 10 phôi từ hạt ngô ủ lấy 5 phôi cho đun cách thủy / 5 phút Sau đó mang cả phôi chưa đun và phôi đun nhuộm bằng xanhmetilen/ 2h Rửa sạch và cắt các phôi thành lát mỏng – đặt lên phiến kinh – nhỏ nước đậy lamen – quan sát * Kết quả: Phôi chưa đun không bắt màu xanh do tế bào sống thấm chọn lọc – không thấm xanhmetilen Phôi đun – tế bào chết mất tính thấm chọn lọc nên bắt màu của xanhmetilen 4. Thí nghiệm về sự thẩm thấu của tế bào: Sử dụng hai củ khoai lang cùng kích thước. Củ 1 gọt vỏ, chia 2 phần, khoét như hai cốc A và B. Củ 2 đun sôi 5 phút, gọt vỏ chia 2 phần, dùng 1 phần khoét như cốc C. 4
- Đặt 3 cốc A,B,C trong 3 đĩa petri – dót nước cất vào 3 đĩa petri. Rót dd đường đậm đặc vào cốc B và C, đánh dấu mực nước trong 2 cốc B và C Sau 24 h quan sát. Cốc A không có nước vào trong cốc: Do không có sự chênh lệch nồng độ. Cốc B: Chênh lệch nđ nên nước từ ngoài vào trong cốc, do vậy mực nước trong cốc B lên. Cốc C: Do đun chết tế bào, mất tính thấm, nên nước đường trong cốc ra ngoài tự do nên mực nước giảm. Bài 4: Thí nghiệm về enzim: 1. Thí nghiệm về nhiệt độ và pH đến hoạt tính enzim (Viết tắt: O = ống nghiệm) Nội dung O1 O2 O3 O4 2ml dd tinh 2ml dd tinh bột 2ml dd tinh bột bột 2ml dd tinh bột đặt trong cốc đặt trong cốc Cho 1ml dd Đun cách thủy nước nóng nước đá HCl 5% Thêm 1ml dd Tiến hành Thêm 1ml dd Thêm 1ml dd Thêm 1ml nước bọt pha nước bọt pha nước bọt pha dd nước bọt loãng loãng loãng pha loãng dd iot 3% dd iot 3% dd iot 3% dd iot 3% Màu xanh Kết quả Màu xanh Không màu Màu xanh Giải thích Enzim bị biến Tinh bột bị Enzim bị biến Enzim bị tính bởi nhiệt độ amilase trong tính bởi nhiệt biến tính nên không phân nước bọt phân độ nên không bởi axit nên giải tinh bột, tinh giải hết nên phân giải tinh không phân bột phản ứng với không có phản bột, tinh bột giải tinh 5
- bột, tinh bột ứng với dd iot phản ứng với phản ứng iot cho màu xanh nên không có iot cho màu với iot cho màu xanh màu xanh 2. Thí nghiệm với enzim catalase Lấy 3 lát khoai tây, một lát cho tủ lạnh, một lát để nhiệt độ phòng, một lát đun chín Nhỏ lên mỗi lát khoai một giọt H2O2. * Kết quả: Lát 1 và 3 không có khí bay ra: Do enzim đã biến tính bởi nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp Lát 2 có khí bay ra: Do enzim catalase trong lát khoai tây phân hủy H2O2 thành H2O2 và O2. 3. Thí nghiệm về tính đặc hiệu ( enzim – cơ chất) của enzim (Viết tắt: O = ống nghiệm) Nội dung O1 O2 O3 O4 Cơ chất Tinh bột Tinh bột Sacaro Sacaro Enzim Amilaza Sacaraza Amilaza Sacaraza Thuốc thử Lugol(iot) Lugol(iot) Pheling(Cu2) Pheling(Cu2) Kết quả Không màu Có màu Có màu Không màu Giải thích Enzim phân Enzim không Enzim không Enzim phân giải tinh bột phù hợp cơ phân giải giải cơ chất nên không chất, nên tinh sacaro nên thành chất còn tinh bột bột phản ứng gluco phản khác nên không phản ứng iot ứng thuốc thử phản ứng với thuốc thử cho màu thuốc thử Bài 5: Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN 6
- a. Chuẩn bị * Mẫu vật Dứa tươi (không quá xanh hoặc quá chín): 1 quả. Gan gà tươi hoặc gan lợn : 1 buồng gan gà cho 1 nhóm học sinh. * Dụng cụ và hóa chất Ống nghiệm đường kính 1 1,5 cm,cao 1015 cm, pipet, cốc thủy tinh, máy xay sinh tố hay chày cối sứ hoặc dụng cụ khác để nghiền mẫu vật. dao, thớt, phễu, vải màn hoặc lưới lọc, ống đong, que tre có đường kính 1mm và dài khoảng 15cm. Cồn êtanol 70 90°, nước lọc lạnh hoặc nước cất lạnh, chất tẩy rửa (nước rửa bát chén). c. Tiến hành thí nghiệm Để tiến hành thí nghiệm tách chiết ADN từ các tế bào gan ta cần thực hiện các bước sau : Bước 1 : Nghiền mẫu vật Trước hết, ta loại bỏ lớp màng bao bọc gan rồi thái nhỏ gan cho vào cối nghiền hoặc máy xay sinh tố để tách rời và phá vỡ các tế bào gan. Nếu nghiền gan trong cối xay sinh tố thì khi nghiền cần cho vào cối một lượng nước lạnh gấp đôi lượng gan. Nếu nghiền bằng chày cối thì sau khi nghiền xong đổ thêm một lượng nước gấp đôi lượng gan rồi khuấy đều. Sau đó, lọc dịch nghiền qua giấy lọc hoặc vải màn hay lưới lọc để loại bỏ các phần xơ lấy dịch lỏng. 7
- Bước 2 : Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào. Lấy một lượng dịch lọc cho vào ống nghiệm chiếm khoảng 1/2 thể tích ống nghiệm, rồi cho thêm vào dịch nghiền tế bào một lượng nước rửa chén bát với khối lượng bằng 1/6 khối lượng dịch nghiền tế bào. Sau đó, khuấy nhẹ rồi để yên trong vòng 15 phút trên giá ống nghiệm. Chú ý tránh khuấy mạnh làm xuất hiện bọt. Cho tiếp vào ống nghiệm một lượng nước cốt dứa bằng khoảng 1/6 hỗn hợp dịch nghiền tế bào chứa trong ống nghiệm và khuấy thật nhẹ. Chuẩn bị nước cốt dứa như sau : dứa tươi gọt sạch, thái nhỏ và nghiền nát bằng máy xay sinh tố hoặc bằng chày cối sứ, sau đó lọc lấy nước cốt bằng lưới lọc hoặc giấy lọc và cho vào ống nghiệm sạch. Để ống nghiệm trên giá trong thời gian từ 510 phút. Bước 3: Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn Nghiêng ống nghiệm và rót cồn êtanol 70 90° dọc theo thành ống nghiệm một cách cẩn thận sao cho cồn tạo thành một lớp nổi trên bề mặt hỗn hợp với một lượng bằng lượng dịch nghiền có trong ống nghiệm. Để ống nghiệm trên giá trong khoảng 10 phút và quan sát lớp cồn trong ống nghiệm. Chúng ta có thể thấy các phân tử ADN kết tủa lơ lửng trong lớp cồn dưới dạng các sợi trắng đục. Bước 4 : Tách ADN ra khỏi lớp cồn. Dùng que tre đưa vào trong lớp cồn, khuấy nhẹ cho các phân tử ADN bám vào 8
- que tre rồi vớt ra và quan sát. Do các sợi ADN kết tủa dễ gẫy nên khi vớt ADN ra khỏi ống nghiệm cần phải rất nhẹ nhàng. 4. Thu hoạch Viết tường trình thí nghiệm và trả lời một số câu hỏi sau : Cho nước rửa chén bát vào dịch nghiền tế bào nhằm mục đích gì ? Giải thích. Dùng enzim trong quả dứa trong thí nghiệm này nhằm mục đích gì ? Giải thích. Giải thích 1. Cho nước rửa chén vào dịch nghiền tế bào gan nhằm mục đích: Phá vỡ màng sinh chất của tế bào vì màng có bản chất là lipit. 2. Dùng enzim trong quả dứa nhằm mục đích: trong quả dứa có enzim prôtêaza có khả năng phân hủy prôtêin do đó sẽ giải phóng ADN ra khỏi prôtêin. Bài 6: Thí nghiệm quan sát các kì nguyên phân trên tiêu bản rễ hành 1. Quan sát tiêu bản có sẵn Đưa tiêu bản lên kinh Chỉnh cho ánh sáng tập trung Điều chỉnh cho nhìn thấy tiêu bản Chỉnh cho ảnh nét Tìm trên vi trường các tế bào ứng với các kì nguyên phân – vẽ hình 2. Làm tiêu bản để quan sát Ngâm cho hành ra rễ trước thí nghiệm độ 4 ngày (ngâm củ trong cốc có nước khoảng 4 ngày hoặc trồng hành trong cát ẩm 2–3 ngày là được). Khi có rễ dài khoảng 1cm, dùng dao cạo cắt 1 đoạn 0,2cm (kể từ chóp rễ). Sau khi cắt rễ hành, chỉ cần nhuộm trong orcein 4–5% trong axit acetic 45% 9
- khoảng 10 phút là có thể quan sát. Chú ý: Khi làm tiêu bản cắt phần chóp rễ đi thì rất dễ mất phần đỉnh sinh trưởng, không thể quan sát được các kì phân bào. Làm tiêu bản bằng phương pháp nén và quan sát trên kính hiển vi. Lấy rễ ra đặt lên lam kính, dùng dao lam cắt bỏ chóp rễ, sau đó cắt một lát mỏng phần đỉnh sinh trưởng (phần đỉnh rễ nhuộm màu đậm). Nhỏ thêm một giọt 45% axetic hoặc 1% axêto–carmin. Đậy bằng lamen và đặt lam kính trong một tờ giấy thấm gấp đôi, dùng đầu que diêm hoặc đầu panh gõ nhẹ thẳng góc lên mẫu. Đưa lam kính hơ nhẹ trên ngọn đèn cồn (tránh để qua nóng làm khô mẫu và không khí lọt vào) khoảng 5 – 10 giây. Đặt lam kính trở lại tờ giấy thấm và dùng đầu ngón tay cái ép thẳng góc lên lamen mẫu qua lớp giấy thấm. Chú ý: Phải ép đều và thẳng góc tránh vỡ lamen mà mẫu được trải đều. Đặt lên kính hiển vi, điều chỉnh cho rõ. Quan sát, vẽ hình, phân biệt các pha phân chia, gọi tên các pha đó. (Trong thí nghiệm này, ta có thể tìm thấy hình thái của tế bào phân chia ở các kì phân bào. Nếu là kì giữa thì toàn bộ thể nhiễm sắc tập trung trên mặt phẳng xích đạo; nếu là kì sau thì các nhiễm sắc thể đã phân li và đang tách xa dần mặt phẳng xích đạo để về hai cực mới. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy hai tế bào con mới xuất hiện, kích thước tế bào còn bé so với tế bào mẹ, thể nhiễm sắc đã cụm lại trong nhân ở hai tế bào con. Cũng có thể thấy các tế bào mẹ chưa phân chia to hơn so với các tế bào con mới sinh ra). Đối với các tiêu bản tốt có thể tiến hành chụp ảnh trên kính hiển vi có hệ thống chụp ảnh sau đó cố định tiêu bản. Bài 7: Thực hành lên men etilic và lactic 1. Thực hành lên men rượu: C6 H12 O6 CO2 + C2 H5OH Nội dung Bình 1(O1) Bình 2(O2) Bình 3(O3) Tiến hành 1500 ml dd nước 1500 ml dd nước 1500 ml dd nước đường đường + 20 ml dd bánh đường + 20 ml dd 10
- men bánh men đã làm trước 2 ngày Dd không bị xáo Dd xáo trộn/ mùi rượu Dd xáo trộn mạnh/ Kết quả trộn/ mùi đường nhiều bột khí nổi lên/ mùi rượu mạnh Không có phản ứng Phản ứng xẩy ra do Phản ứng xẩy ra do xẩy ra do không có nấm men phân giải nấm men phân giải Giải thích nấm men đường thành rượu và đường thành rượu và CO2 CO2 2. Thực hành lên men lactic: C6H12 O6 CH3CHOHCOOH + Q Nội dung Làm sữa chua Muối chua rau quả Tiến hành SGK + thực tế SGK + thực tế Sữa từ lỏng thành sệt Rau xanh ngả sang màu vàng, có mùi Vị chua thơm chua. Hiện tượng Có mùi thơm, giàu dinh Để lâu có váng trắng và bị khú dưỡng( aa, vitamin) Cơ sở khoa học của Cơ sở khoa học của phương pháp: phương pháp cho đường vào nước trong quá trình Giải thích Các hiện tượng quan làm, cho một ít nước dưa cũ, tác dụng sát được của muối NaCl. Các hiện tượng quan sát được Tác nhân lên men là nấm Tác nhân là vi khuẩn Lactic Kết luận men rượu Lưu ý: Rượu để lâu bị hóa chua do có nhóm VSV lên men acetic theo phương trình: C2H5OH + O2 CH2COOH + H2O. Nhóm vi khuẩn này là vi khuẩn acetic thuộc chi Acetobacter Trong thực tế khi nấu rượu tại gia đình( nêu các bước làm) tác dụng của các bước: 11
- + Nấu cơm, để nguội, rắc men( trong men có hai nhóm vi sinh vật: nhóm nấm sợi biến đổi tinh bột thành gluco, nhóm nấm men biến đổi gluco thành rượu etylic) + Ủ cơm rượu, tại sao cần ủ thật kín (vì nấm men là nhóm vi sinh vật kị khí không bắt buộc, khi có oxi chúng hô hấp hiếu khí làm giảm nawmg suất rượu, khi không có oxi chúng lên men tạo thành rượu). + Cơ sở của biện pháp chưng cất lấy rượu( nhiệt độ sôi khác nhau). Trong thực tế các kĩ thuật ngâm, làm nước siro hoa quả cũng là ứng dụng của lên men rượu + Tác nhân là nấm men bám trên quả chín, không khí. + Cơ chất cho nấm men là đường trong quả chín. + Phương trình: C6H12O6 CO2 + C2H5OH + Siro hoa quả là loại thức uống bổ do có nhiều vitamin, aa. + Trong quá trình làm siro người ta bổ sung nước siro cũ để cung cấp nấm men ban đầu nhiều hơn, quá trình lên men nhanh hơn do vậy nhanh được ăn. Bài 8: Thực hành quan sát một số vi sinh vật: 1. Nhuộm đơn quan sát nấm men Lấy 1 giọt dd bánh men cho lên lam kính – hong khô trên đèn cồn. Nhỏ 1 giọt dd đỏ Fucsin/ 5phút/ rửa bằng nước cất. Hong khô. Đưa lên kính quan sát từ vật kính 10 sau đó quan sát vật kính 40. 2. Nhuộm đơn quan sát vi sinh vật trong khoang miệng. Làm các bước như quan sát nấm men, nhưng làm trên mẫu vật là chất bám vào răng (lấy ít chất bám răng cho vào ống nghiệm 5ml nước cất, khuấy đều sau đó lấy 1 giọt lên lam kính). Bài 9: Thí nghiệm thoát hơi nước. 12
- Dùng hai miếng giấy lọc tẩm Coban clorua đã sấy khô (xanh da trời) đặt đối xứng qua hai mặt của lá. Dùng kẹp gỗ cặp hai bản kính vào hai miếng giấy, đưa cây ra ngoài ánh sáng so sánh sự đổi màu sáng hồng ở hai tấm giấy lọc trên hai mặt. Bài 10: Thí nghiệm vai trò của phân bón Pha dung dịch NPK có nồng độ 1g/l. Chuẩn bị hai chậu trồng cây, chậu 1 đổ 2l nước cất, chậu 2 đổ 2l dung dịch NPK. Trồng cây vào hai chậu (chú ý số hạt nảy mầm và kích thước các hạt như nhau). Đo chiều cao các cây trong hai chậu ở các thời điểm khác nhau (3 ngày, 5 ngày, 7 ngày) rồi tính giá trị trung bình và so sánh. Chú ý: nếu đơn vị có điều kiện, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng pha sẵn trồng cây thủy canh). Bài 11: Thí nghiệm chiết rút diệp lục và carotenoit Cân 5g lá xanh và 5 g củ nghệ vàng cho vào cối nghiền nhỏ chia hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào bình tam giác + 50ml cồn, phần 2 cho vào bình tam giác + 50 ml nước.( 04 bình = 2 bình đựng lá xanh, 2 bình đựng củ nghệ). So sánh màu sắc ở các bình tương ứng. Kết quả: 02 bình đựng lá xanh: bình cho cồn xanh đậm trong suốt do diệp lục tan trong cồn. Bình cho nước xanh nhạt do diệp lục không tan trong cồn nhưng khi nghiền phá vỡ tế bào diệp lục chảy ra. 02 bình đựng củ nghệ tương tự nhưng màu vàng đậm trong suốt với bình cho cồn và vàng nhạt với bình cho nước. Bài 12: Các thí nghiệm liên quan hô hấp thực vật: Thí nghiệm 1: Chứng minh hô hấp ở hạt sinh ra CO2: 13
- Cho 50g hạt nảy mầm vào lọ thủy tinh, nút chặt, gắn trên nút cao su với ống thủy tinh hình chữ U nối với ống nghiệm có nước vôi. Rót nước từ từ vào bình để khí đẩy ra ống chữ U sang ống nghiệm có nước vôi. Thấy ống nghiệm chứa nước vôi vẩn đục: Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm chứng minh hô hấp sinh ra nhiệt: Cho hạt nảy mầm vào lọ thủy tinh, để cách nhiệt trong hộp xốp cho nhiệt kế vào thấy nhiệt độ tăng lên, chứng tỏ hô hấp sinh ra nhiệt. Thí nghiệm 3: Thí nghiệm chứng minh hô hấp lấy O2: Lấy 100g hạt nảy mầm chia hai phần bằng nhau. Phần 1: đổ nước sôi để giết chết hạt cho vào bình 1. Phần 2: Cho vào bình 2. Đậy kín nắp sau một thời gian Mở nắp hai bình đưa que đang cháy vào 2 bình cùng lúc. Bình 1 diêm cháy bình thường do hạt chết không hô hấp. Bình 2 diêm tắt do hạt sống hô hấp lấy oxi. Bài 13: Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người. a. Chuẩn bị: Huyết áp kế: cơ hoặc tự động. Đồng hồ bấm giây. Nhiệt kế. b. Tiến hành: Cách đếm nhịp tim + Cách 1: Đeo ống nghe tim phổi vào tai và đặt một đầu ống nghe vào phía ngực bên trái và đếm nhịp tim trong 1 phút. + Cách 2 : Đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay. Ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) và đếm số lần mạch đập trong 1 phút. Cách đo huyết áp 14
- Người được đo nằm ở tư thế thoải mái hoặc ngồi và duỗi thẳng cánh tay lên bàn. Kéo tay áo lên gần nách, quấn bao cao su bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay phía trên khuỷu tay (hình 21.1 SGK ). Vặn chặt núm xoay và bơm khí vào bao cao su của huyết áp kế cho đến khi đồng hồ chỉ 160 180 mm Hg thì dừng lại Vặn ngược từ từ để xả hơi, đồng thời nghe tim mạch để nghe thấy tiếng đập đầu tiên, đó là huyết áp tối đa. Tiếp tục nghe cho đến khi không có tiếng đập nữa là huyết áp tối thiểu Cách đo nhiệt độ cơ thể Kẹp nhiệt kế vào nách hoặc ngậm vào miệng 2 phút, lấy ra đọc kết quả c. Thu hoạch: Mỗi học sinh làm một bảng tường trình, theo các nôi dung sau: + Hoàn thành bảng sau: Nhịp tim Huyết áp tối Huyết áp tối Thân (nhịp/phút) đa (mm Hg) thiểu(mm Hg) nhiệt Trước khi chạy nhanh tại chỗ Sau khi chạy nhanh Sau khi chạy nhịp tim nhanh hơn do nhu cầu năng lượng cao nên nhịp tim nhanh để đưa máu đi nuôi cơ thể. Bài 14: Thực hành hướng động. Hướng Cách tiến hành Kết quả Giải thích động TN1: ở chồi của thân sự Một chậu cây đã phân bố auxin không 15
- mọc rễ, thân, lá. Sau một thời đồng đều, mặt dưới Treo ngược chậu gian thân quay nhiều hơn mặt cây để thân cây lên. trên sự tăng trưởng ở quay xuống đất. phía dưới mạnh hơn Hướng đất nên thân cong quay lên. TN2: Ở rễ và chồi ngọn có Cho hạt đậu đã Rễ và thân mọc sự phân bố auxin nảy mầm trong ống dài ra khỏi ống không đồng đều. trụ dài 2 cm. trụ. Sự tăng trưởng không Treo nằm ngang. đều ở mặt trên và mặt Rễ cong xuống dưới. đất, thân quay lên. TN1: Ánh sáng được chiếu Đặt chậu cây đậu Ngọn cây sẽ từ một phía, hàm đã có rễ, thân, lá hướng về chỗ có lượng auxin phân bố vào đáy hộp. ánh sáng. không đều. Auxin phân Hướng bố ít hơn ở phía được sáng Hộp được khoét chiếu sáng, nhiều hơn các lỗ thủng ở các Sau một tuần ở phía đối diện tế vị trí khác nhau. chồi ngọn cây bào tăng trưởng TN2: Đặt chậu cây vươn ra chỗ có nhanh cây mọc công đậu vào sát một ánh sáng. về phía có ánh sáng. nền đen. Hạt đậu nảy Rễ mọc xuyên Rễ cây có tính hướng mầm đặt vào khay qua lỗ thủng cả đất dương luôn quay Hướng nhỏ bằng lưới thép khay quay xuống và hướng nước nước đựng mạt cưa ẩm. xuống. dương luôn tìm về Rễ mọc cong phía có nguồn nước. 16
- Treo khay nghiên về phía mạt cưa 450. ẩm. Đặt cây đậu ở Rễ cây hướng về phía giữa một chiếc hộp Hệ rễ mọc vươn các chất khoáng cần Hướng hóa nhựa trong suốt. về phía có phân thiết cho sự sống của Bón phân ure ở đạm. tế bào đó là hướng hóa một phía thích hợp. dương. Lấy một cây hay Các tua khi tiếp Các tua quấn quanh Hướng một miếng lưới xúc được với các giá thể, cây vươn tiếp xúc đem để gần những cây, lưới sẽ quấn dài ra về phía quấn dây bầu, mướp,... quanh các giá thể của các tua. này. Bài 15: Thực hành nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết ghép. a. Giâm cành Chuẩn bị: Mẫu vật: lá bỏng, lá sắn, dây khoai lang, cây dâu, cây rau ngót Dụng cụ: dao, kéo để cắt cành, chậu/ khay/luống đất ẩm Tiến hành Cắt một lá cây rồi đặt và hơi ấn nhẹ nó xuống đất ẩm. Cắt thân của các cây rau ngót, rau muống, khoai lang, dâu,… thành các đoạn, mỗi đoạn dài 1015 cm, cẩn thận tránh làm hỏng các vị trí mắt trên thân sau đó đem các đoạn này cắm nghiêng trên nền đất ẩm (cắm đầu dưới xuống đất khoảng 2,5 3cm) Kết quả: Quan sát và ghi lại sự xuất hiện các cây mới ở mép các phiến lá (ngày thứ mấy,mép lá thay đổi như thế nào?). 17
- Theo dõi và ghi lại sự nảy chồi của các cây mới từ các đoạn thân vào bảng: Mẫu Số chồi đã nảy Nhận xét sự phát triển của cành chồi giâm Ngày ngày Ngày Ngày ngày Ngày 1 2 3 b. Ghép cành và ghép chồi mắt Chuẩn bị: Mẫu vật: cây đào, xoài non (12 năm tuổi), cam, chanh, bưởi. Dụng cụ: dao, kéo sắc để rạch vỏ cây và cắt thân cây, dây buộc, bao nilon. Tiến hành: + Ghép cành: Dùng dao sắc cắt vát và gọt sạch bề mặt gốc ghép và cành ghép để 2 bề mặt tiếp xúc khít thật sát vào nhau. Bỏ tất cả lá trên cành ghép và khoảng 1/3 số lá trên gốc ghép. Buộc thật chặt cành ghép vào gốc ghép để dòng mạch gỗ dễ dàng đi từ mạch gỗ gốc ghép lên cành ghép + Ghép chồi mắt: Rạch lớp vỏ trên gốc ghép thành hình chữ T dài khoảng 2cm, dùng dao tách lớp vỏ cây theo đường rạch một khoảng đủ để đặt mắt ghép. Chọn một chồi mới nhú trên cành ghép, dùng dao sắc cắt gọn lớp vỏ cùng mắt ghép và một phần gỗ ở chân mắt ghép. 18
- Đặt mắt ghép vào chỗ đã nạy vỏ trên thân gốc ghép sao cho lớp vỏ của mắt ghép và gốc ghép sát nhau ở đầu chữ T. Buộc chồi ghép và gốc ghép áp sát nhau để dòng mạch gỗ ở gốc ghéo đi vào chồi ghép, lưu ý tránh phần mắt ghép. Kết quả: Các vị trí ghép chắc chắn, không quá chặt cũng không lỏng. Chăm sóc gốc ghép như bình thường, chú ý để ở nơi thoáng mát. Chú ý ghi lại kết quả phát triển của cành ghép và mắt ghép. Bài 16: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định: Đặt tiêu bản lên kính hiển vi và nhìn từ ngoài để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng. Quan sát toàn bộ tiêu bản dưới vật kính 10X để sơ bộ xác định vị trí của các tế bào đã nhìn thấy nhiễm sắc thể. Chỉnh vùng tế bào vào giữa trường kính và chuyển sang quan sát dưới vật kính 40X. Đếm số nhiễm sắc thể trong các tế bào, so sánh với bộ nhiễm sắc thể ở người bình thường và rút ra kết luận về dạng đột biến. 19
- Hình ảnh bộ nhiễm sắc thể người trên kính hiển vi Bài 17: Thực hành lai giống: a. Chuẩn bị: Vật liệu và dụng cụ cần thiết Cây cà chua bố mẹ đã có hoa Kẹp, kéo ,kim mũi mác,, đĩa kính đồng hồ, bao cách li, nhãn, bút chì, bút lông, bông ,hộp pêtri Chuẩn bị cây bố mẹ (Chỉ giới thiệu lí thuyết) Chọn giống: chọn các giống cây khác nhau rõ ràng về hình dạng hoặc màu sắc quả để có thể phân biệt dể dàng bằng mắt thường Gieo hạt những cây dùng làm bố trước những cây dùng làm mẹ từ 8 đến 10 ngày Khi cây bố ra hoa thì tỉa bớt số hoa trong chùm và ngắt bỏ những quả non để tập trung lấy phấn được tốt Khi cây mẹ ra được 9 lá thì bấm ngọn và chỉ để 2 cành, mỗi cành lấy 3 chùm hoa, mỗi chùm hoa lấy từ 3 đến 5 quả b. Tiến hành: Bước 1. Khử nhị trên cây mẹ: Chọn những hoa còn là nụ có màu vàng nhạt để khử nhị (hoa chưa tự thụ phấn). Dùng kim mũi mác tách 1 bao phấn ra nếu phấn còn là chất trắng sữa hay màu xanh thì được. Nếu phấn đã là hạt màu trắng thì không được. Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay để giữ lấy nụ hoa. Tay phải cầm kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị một, cần làm nhẹ tay tránh để đầu nhụy và bầu nhụy bị thương tổn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 58 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập gắn với chủ đề thực tiễn trong chương trình toán lớp 10 THPT
73 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 75 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn sử dung phần mềm Zipgrade chấm trắc nghiệm bằng điện thoại smartphone và ứng dụng máy tính cầm tay vào làm nhanh bài tập toán trắc nghiệm thi THPT quốc gia
108 p | 52 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 Trung Học Phổ Thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh
36 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học và làm bài trắc nghiệm phần kỹ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, biểu đồ, bảng số liệu nhằm nâng cao kết quả trong kì thi THPT quốc gia
30 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở
26 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn