intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 trang 81 SGK Hóa học 9

Chia sẻ: Chac Van00 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

158
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu gồm 2 phần khái quát lý thuyết về bài clo và hướng dẫn giải cụ thể bài tập trang 81, tài liệu sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc ôn tập lại kiến thức bài học và định hướng phương pháp giải bài tập chuẩn xác nhất. Mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 trang 81 SGK Hóa học 9

Bài 1 trang 81 SGK Hóa học 9

Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học? Hãy giải thích.

Hướng dẫn giải bài 1 trang 81 SGK Hóa học 9:

Dẫn khí clo vào nước, vừa có hiện tượng vật lí, vừa có hiện tượng hóa học, vì:

– Clo hòa tan trong nước là hiện tượng vật lí.

Một phần clo tác dụng với nước tạo thành chất mới HC1, HClO là hiện tượng hóa học.


Bài 2 trang 81 SGK Hóa học 9

Viết phương trình hoá học khi cho clo, lưu huỳnh, oxi phản ứng với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hoá trị của sắt trong những hợp chất tạo thành.

Hướng dẫn giải bài 2 trang 81 SGK Hóa học 9:

a) 2Fe(r) + 3Cl2 —tº→ 2FeCl3 (r)

b) Fe(r) + S (r) —tº→ FeS (r)

c) 3Fe (r) + 2O2 —tº→ Fe3O4(r)

Nhận xét:

– Clo đưa Sắt lên hóa trị cao nhất là III trong hợp chất FeCl3

– Trong hợp chất Fe3O4 sắt thể hiện cả hóa trị II và hóa trị III

– Lưu huỳnh tác dụng với Sắt tạo hợp chất Fes, trong đó Fe có hóa trị II

Như vậy mức độ hoạt động của các phi kim được sắp xếp theo chiều giảm dần như sau: Cl, O, S


Bài 3 trang 81 SGK Hóa học 9

Nêu tính chất hoá học của clo. Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Hướng dẫn giải bài 3 trang 81 SGK Hóa học 9:

Ngoài những tính chất hóa học của một phi kim như tác dụng với hầu hết kim loại tạo thành muối Clorua, tác dụng với Hiđro tạo khí hiđro clorua, clo còn có một số hóa tính sau:

Tác dụng với nước tạo dung dịch nước clo:

Cl2 (k) + H2O (l) ↔ HCl (dd) + HClO (dd)

Dung dịch nước Clo là dung dịch hỗn hợp giữa Cl2, HCl và HClO nên có màu vàng lục, mùi hắc của Clo; dung dịch axit lúc đầu làm giấy quỳ chuyển sang màu đỏ nhưng nhanh chóng bị mất màu ngay sau đó do tác dụng oxi hóa mạnh của Axit Hipoclorơ HClO.

Tác dụng với dung dịch Natri Hiđroxit NaOH tạo dung dịch nước Giaven:

Cl2 (k) + 2NaOH (dd) → NaCl (dd) + NaClO (dd) + H2O (l)

Dung dịch nước Javen là hỗn hợp hai muối Natri Clorua NaCl và Natri Hipoclorit NaClO, có tính tẩy màu vì tương tự như Axit Hipoclorơ HClO, Natri Hipoclorit NaClO là chất oxi hóa manh.

Ngoài ra, Cl2 còn có thể tác dụng với kiềm dạng rắn ở nhiệt độ cao:

3Cl2 (k) + 6KOH (r) −(t°)-> 5KCl (dd) + KClO3 (dd) + 3H2O (l)


Bài 4 trang 81 SGK Hóa học 9

Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:

a) Dung dịch HCl; b) Dung dịch NaOH ;

c) Dung dịch NaCl; d) Nước.

Trường hợp nào đúng ? Hãy giải thích.

Hướng dẫn giải bài 4 trang 81 SGK Hóa học 9:

Khí clo dư được loại bỏ bằng cách dẫn vào dung dịch NaOH, vì clo phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH:

Cl2 + 2NaOH -> NaCl + NaClO + H20.


Bài 5 trang 81 SGK Hóa học 9

Dẫn khí clo vào dung dịch KOH, tạo thành dung dịch hai muối.

Hãy viết các phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải bài 5 trang 81 SGK Hóa học 9:

Phương trình hoá học:

Cl2 + 2KOH -> KCl + KClO + H2O


Bài 6 trang 81 SGK Hóa học 9

Có 3 khí được đựng riêng biệt từng 3 lọ là : clo, hiđro clorua, oxi. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ.

Hướng dẫn giải bài 6 trang 81 SGK Hóa học 9:

Cho giấy quỳ tím ẩm vào ba lọ khí trên:

Khí nào trong lọ làm đổi màu quỳ tím thành đỏ là khí HCl.

Khí nào trong lọ tẩy trắng giấy quỳ là khí Cl2.

Khí nào trong lo không làm đổi màu quỳ tím là khí oxi (dùng que đóm còn than hồng để thử lại).


Bài 7 trang 81 SGK Hóa học 9

Nêu phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hoá học minh hoạ.

Hướng dẫn giải bài 7 trang 81 SGK Hóa học 9:

– Nguyên liệu: MnO2, H2SO4 đặc, dung dịch HCl đặc

– Cách điều chế xem SGK/79

Phương trình:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O


Bài 8 trang 81 SGK Hóa học 9

Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp nào ? Viết phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải bài 8 trang 81 SGK Hóa học 9:

Trong công nghiệp clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp.

2NaCl + H2O -đp→ 2naOH + Cl2 + H2


Bài 9 trang 81 SGK Hóa học 9

a) Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước được không ? Hãy giải thích.

b) Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí được không ? Hãy giải thích và mô tả bằng hình vẽ.

Cho biết vai trò của H2SO4 đặc.

Hướng dẫn giải bài 9 trang 81 SGK Hóa học 9:

a) Không thể thu khí bằng cách đẩy nước, vì clo tan trong nước.

Khí clo không tác dụng với oxi nên được thu bằng cách đẩy không khí: Dẫn khí clo vào đáy bình thu đặt đứng, clo nặng hơn không khí sẽ chiếm dần từ phía dưới và đẩy không khí ra ngoài.

b) Vai trò của H2S04 đặc là hút nước có lẫn trong khí clo, làm khô khí clo.


Bài 10 trang 81 SGK Hóa học 9

Tính thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí clo (đktc). Nồng độ mol của các chất sau phản ứng là bao nhiêu ? Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể

Hướng dẫn giải bài 10 trang 81 SGK Hóa học 9:

Số mol Cl2 = 1,12 : 22,4 = 0,05 mol

Phương trình hóa học:

Cl2 + 2NaOH -> NaCl + NaClO + H2O.

Phản ứng: 0,05 0,1 0,05 0,05

Dung dịch sau phản ứng có 2 chất tan là NaCl và NaClO đều có 0,05 mol; Vdd = 0,1 lít.

CM(NaCl) = CM(NaClO) = = 0,5 M


Bài 11 trang 81 SGK Hóa học 9

Cho 10,8 gam kim loại M hoá trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng.

Hướng dẫn giải bài 11 trang 81 SGK Hóa học 9:

Gọi M là kí hiệu hoá học của kim loại M.

Khối lượng clo phản ứng = mmuối – mkim loại = 53,4 – 10,8 = 42,6 gam hay 41,6 : 71 = 0,6 mol.

Phương trình hoá học: 2M + 3Cl2 → MCl3

Phản ứng: 0,4 0,6 0,4 (mol)

Ta có: 0,4 x M = 10,8 => M = 27. Vậy kim loại M là Al.

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 76 SGK Hóa học 9

 >> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 84 SGK Hóa học 9"

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2