Bài 1 trang 46 SGK Sinh học 7
Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?
Hướng dẫn giải bài 1 trang 46 SGK Sinh học 7:
– Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).
– Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.
– Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.
Bài 2 trang 46 SGK Sinh học 7
Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chui qua các con đường nào?
Hướng dẫn giải bài 2 trang 46 SGK Sinh học 7:
Sán lá, sán dây xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua con đường tiêu hóa. Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da. Vì vậy, cần phải ăn uống vệ sinh, thức ăn nấu chín (không nên ăn thịt tái, tiết canh), uống nước đun sôi để nguội. Khi tắm rửa, cần chọn nơi nước sạch, tránh gặp phải ấu trùng sán lá máu.
Ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh sán lá gan, sán lá máu ở người cao.
Bài 3 trang 46 SGK Sinh học 7
Nêu đặc điếm chung của ngành Giun dẹp. Tại sao lấy đặc điểm “dẹp” đặt tên cho ngành?
Hướng dẫn giải bài 3 trang 46 SGK Sinh học 7:
Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp là:
– Cơ thể dẹp, có đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.
– Cơ quan tiêu hóa phát triển, ở loài kí sinh có giác bám phát triển, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.
– Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các giai đoạn. Lấy đặc điểm “dẹp” để đặt tên cho ngành vì ngành tập hợp các loài giun có đặc điếm chung là cơ thể dẹp, dễ phân biệt với các ngành giun khác.
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 43 SGK Sinh học 7
>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 49 SGK Sinh học 7