Bài 1 trang 49 SGK Sinh học 7
Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?
Hướng dẫn trả lời bài 1 trang 49 SGK Sinh học 7:
Sán lá gan
|
Giun đũa
|
Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ
|
Cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại(Tiết diện ngang hình tròn)
|
Các giác bám phát triển
|
Có lớp vỏ bọc cuticun bọc ngoài cơ thể
|
Có 2 nhánh ruột vừa tiêu hóa vừa dẫn thức ăn nuôi cơ thể, không có hậu môn.
|
Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn
|
Sinh sản: Lưỡng tính(Có bộ phận sinh dục đực và cái riêng, có tuyến noãn hoàng), đẻ 4000 trứng một ngày.
|
Sinh sản: Phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống. Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200.000 trứng một ngày.
|
Bài 2 trang 49 SGK Sinh học 7
Nêu tác hại của giun đũa với sức khóc con người.
Hướng dẫn trả lời bài 2 trang 49 SGK Sinh học 7:
Chúng lấy chất dinh dưỡng của người, gây tắc ruột, tắc ống mật và tiết độc tố gây hại cho người. Nếu có người mắc bệnh thì có thể coi đó là “ổ truyền bệnh cho cộng đồng”. Vì từ người đó sẽ có rất nhiều trứng giun thải ra ngoài môi trường và có nhiều cơ hội (qua ăn rau sống, không rửa tay trước khi ăn,…) đi vào người khác.
Bài 3 trang 49 SGK Sinh học 7
Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người.
Hướng dẫn trả lời bài 3 trang 49 SGK Sinh học 7:
Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua sát trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sẽ (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hố xí(Nhà vệ sinh) phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (tự hoại hoặc 2 ngăn,..). Phòng chống giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phải quan tâm thực hiện.
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 46 SGK Sinh học 7
>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 52 SGK Sinh học 7