Bài tập 1 trang 154 SGK Lịch sử 9
Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969 - 1973).
Hướng dẫn giải bài 1 trang 154 SGK Lịch sử 9
Về điểm giống nhau.
- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.
- Đều bị thất bại.
Khác nhau:
- Về lực lượng tham chiến chính
- Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn.
- Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.
- Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần về nước.
- Về địa bàn diễn ra.
- Chiến tranh đặc biệt: miền Nam.
- Chiến tranh cục bộ: vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
- Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương.
- Về thủ đoạn cơ bản.
- Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.
- Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.
- Việt Nam hóa chiến tranh: Dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
- Về tính chất ác liệt:
- Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.
- Sau chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.
Bài tập 2 trang 154 SGK Lịch sử 9
Đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc.
Hướng dẫn giải bài 2 trang 154 SGK Lịch sử 9
Thủ đoạn rõ nhất của Mĩ nhằm phá vỡ liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương là sử dụng quân đội Sài Gòn như một mũi nhọn xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Cam-pu-chia (1970), sang Lào (1971) nhằm thực hiện âm mưu: dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
Kết quả:
- Cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn sang Cam-pu-chia (từ đầu tháng 4 đến tháng 6-1970) bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia đập tan, loại khỏi vòng chiến đấu 17 000 tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở Đông Bắc Cam-pu-chia với 4,5 triệu dân.
- Ở Việt Nam, trên hai miền nam-bắc, nhân dân Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi.
Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 141 SGK Lịch sử 9
>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1 trang 165 SGK Lịch sử 9