Bài 33 trang 123 SGK Hình học 7 tập 1
Vẽ tam giác ABC biết AC=2cm, ∠A = 900,∠C = 600
Hướng dẫn giải bài 33 trang 123 SGK Hình học 7 tập 1:
Cách vẽ:
– Vẽ đoạn AC=2cm,
– Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AC vẽ tia Ax và Cy sao cho góc ∠CAx = 900, ∠ACy = 600
Hai tia cắt nhau ở B. tạo thành tam giác ABC cần vẽ.
Bài 34 trang 123 SGK Hình học 7 tập 1
Trên mỗi hình 98,99 có tam giác nào bằng nhau? Vì sao?
Hướng dẫn giải bài 34:
Xem hình 98
∆ABC và ∆ABD có:
∠CAB = ∠DAB(gt)
AB là cạnh chung.
∠CBA = ∠DBA (gt)
Nên ∆ABC=∆ABD(g.c.g)
Xem hình 99.
Ta có:
∠ABC + ∠ABD =1800 (Hai góc kề bù).
∠ACB + ∠ACE =1800
Mà ∠ABC = ∠ACB(gt)
Nên ∠ABD = ∠ACE
* ∆ABD và ∆ACE có:
∠ABD = ∠ACE (cmt)
BD=EC(gt)
∠ADB = ∠AEC (gt)
Nên ∆ABD=∆ACE(g.c.g)
* ∆ADC và ∆AEB có:
∠ADC = ∠AEB (gt)
∠ACD = ∠ABE (gt)
Ta có: DC = DB + BC
EB = EC + BC
Mà BD = EC (gt)
⇒ DC = EB
Nên ∆ADC=∆AEB(g.c.g)
Bài 35 trang 123 SGK Hình học 7 tập 1
Cho góc xOy khác góc bẹt, Ot là tia phân giác của góc đó. Qua H thuộc tia Ot , kẻ đường vuông góc với Ot, nó cắt Ox và Oy theo thứ tự A và B.
a) Chứng minh rằng OA=OB.
b ) Lấy điểm C thuộc tia Ot, chứng minh rằng CA=CB và
∠OAC = ∠OBC
Hướng dẫn giải bài 35 trang 123 SGK Hình học 7 tập 1:
a) ∆AOH và ∆BOH có:
∠AOH = ∠BOH (gt)
OH là cạnh chung
∠AHO = ∠OHB (=900)
∆AOH =∆BOH( g.c.g)
Vậy OA=OB.
b) ∆AOC và ∆BOC có:
OA = OB(cmt)
∠AOC = ∠BOC(gt)
OC cạnh chung.
Nên ∆AOC= ∆BOC(c.g.c)
Suy ra: CA=CB(cạnh tương ứng)
∠OAC = ∠OAB( góc tương ứng).
Bài 36 trang 123 SGK Hình học 7 tập 1
Trên hình 100 ta có OA=OB, ∠OAC =∠OBD.
Chứng minh rằng AC=BD.
Hướng dẫn giải bài 36 trang 123 SGK Hình học 7 tập 1:
Xét ∆OAC và ∆OBD, có:
∠OAC =∠OBD(gt)
OA=OB(gt)
∠O chung.
Nên ∆OAC=∆OBD(g.c.g)
Suy ra: AC = BD ( hai cạnh tương ứng )
Bài 37 trang 123 SGK Hình học 7 tập 1
Trên mỗi hình 101,102,103 có tam giác nào bằng nhau? Vì sao?
Hướng dẫn giải bài 37 trang 123 SGK Hình học 7 tập 1:
Tính các góc còn lại trên mỗi hình trên ta được:
∠A=600, ∠H = 700, ∠E = 400 ,∠L =700,
∠ RNQ =800, ∠RNP=800
Hình 101: Ta được: ∆ABC = ∆FDE(g. c.g)
Vì
∠B = ∠D = 800 ( gt )
BC=DE
∠C = ∠E = 400
Hình 102: ∆GHI không bằng ∆MKL
vì có GI = ML, ∠G = ∠M nhưng ∠I và ∠L không bằng nhau
Hình 103: ∆NQR= ∆RPN(g.c .g)
Vì ∠RNQ = ∠RNP (=800)
NR là cạnh chung.
∠NRP = ∠RNP (400)
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 24,25,26, 27,28,29, 30,31,32 trang 118, 119,120 SGK Hình học 7 tập 1
>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 38,39,40,41,42 trang 124 SGK Hình học 7 tập 1