A. Chính tả bài Hũ bạc của người cha
1. Nghe - Viết : HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA (trích)
2. Điền ui hay uôi
- mũi dao, con muỗi - hạt muối, múi bưởi
- núi lửa, nuôi nấng - tuổi trẻ, tủi thân
3. Tìm các từ :
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau :
- Còn lại một chút do quên-» sót
- Món ăn bằng gạo nếp đồ chín -» xôi
- Trái nghĩa với tối -» sáng
b) Chứa tiếng có vần ấc hay ất, có nghĩa như sau :
- Chất lỏng, ngọt màu vàng óng do ong làm ra -> mật ong
- Vị trí trên hết trong xếp hạng —> nhất
- Một loại quả chín, ruột đỏ, dùng thổi xôi -> gấc
B. Soạn bài Hũ bạc của người cha
1. Ông lão muốn con trai mình trở thành người như thế nào?
Trả lời : Ông lão muốn con trai trở thành người siêng năng làm việc, có thể nuôi sống mình, không phải nhờ vào người khác.
2. Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?
Trả lời : Óng lão vứt tiền xuống ao để thăm dò thái độ của con. Nếu những đồng tiền đó không phải do anh ta khó nhọc làm ra thì anh ta chẳng tiếc.
3. Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ?
Trả lời : Lần thứ hai rời nhà ra đi kiếm sống, anh ta đã thực sự lao động vất vả : anh đi xay thóc thuê, được trả công hai bát gạo anh chỉ dám ăn một bát còn dành lại một bát để bán lấy tiền. Sau ba tháng như vậy, khi đã có một ít tiền, anh mới trở về nhà.
4. Khi ông lão vứt tiền vào bếp, người con làm gì ? Vì sao ?
Trả lời : Khi ông lão vứt tiền vào bếp, người con đã không sợ bỏng, cứ thọc tay vào lửa lấy tiền ra. Anh ta làm thế vì những đồng tiền đó đã do anh ta phải cực khổ kiếm ra nên anh ta rất quý chúng, rất tiếc nếu chúng bị lửa hủy hoại.
5. Tìm những câu nói ý nghĩa của truyện này.
Trả lời : Hai câu cuối nói lên ý nghĩa sâu sắc của truyện này :
- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
Nội dung: Bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Một trường tiểu học ở vùng cao SGK Tiếng Việt 3
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Nhà bố ở SGK Tiếng Việt 3