A. Soạn bài tập đọc Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
1. Cách đọc
Đọc trôi chảy, lưu loát. Chú ý đọc đúng các phiên âm và tên riêng (A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la).
Diễn cảm thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đâu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-Xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.
Giải thích từ:
Bất bình: bực tức, oán giận, không bằng lòng.
Bình đẳng: nghĩa trong bài là mọi người đều có quyền lợi ngang nhau, đều được đôi xử như nhau, không phân biệt màu da.
2. Gợi ý tìm hiểu bài
Câu 1. Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị bạc đãi làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu nhưng bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng biệt, không được hưởng chút tự do dân chủ nào.
Câu 2. Để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
Câu 3. Cuộc đâu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thẻ' giới ủng hộ vì những ai yêu chuộng hòa bình và công lí đều không thể chấp nhận được một chính sách phân biệt chùng tộc dã man, tàn bạo như chế độ a-pác-thai.
Câu 4. Nen-xơn Man-đê-la sinh năm 1918, bị nhà cầm quyền Nam Phi xử tù chung thân năm 1964 vì đấu tranh chống chế đô a-pác-thai. Óng được trả tự do năm 1994 sau khi chê độ a-pác-thai bị xóa bỏ. Nen-Xơn Man-đê-la được Giải thường Nô-ben về hòa bình năm 1993.
Nội dung: Phản đối chê độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
B. Chính tả Ê-mi-li, con trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5
Bài tập 1: Nhớ viết
Chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con...
Chú ý viết đúng các tên nước ngoài.
Bài tập 2: Tìm những tiếng ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ dưới đây. Nêu về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy
Các tiếng chứa ưa, ưa: lưa thưa, mưa, tưởng, nước, tươi, ngược, giữa.
nhận xét về cách ghi dấu thanh.
Trong tiếng giữa (không có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
Trong các tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái lai của âm chính. Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
Bài tập 3: tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp điền vào ô trống
Cầu được ước thấy: Đạt được đúng như điều mình hằng mong muôn, mơ ước.
- Năm nắng mười mưa: trải qua nhiều khó khăn vất vả
- Nước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn nại nhất định sẽ thành công
Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn vất vả là điều kiện thử thách rèn luyện con người.
C. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 5
Bài tập 1: Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây
- Hữu nghị (tình cảm thân thiện giữa các nước) Chiến hữu (bạn chiến đấu)
- Thán hữu (bạn bè thân thiết)
- Hữu hảo (như hữu nghị)
- Bàng hữu (bạn bè)
- Bạn hữu (bạn bè thân thiết)
- Hữu Ích (có ích)
- Hữu hiệu (có hiệu quả)
- Hữu tình (có sức hấp dẫn, gợi cảm, có tinh cảm) Hữu dụng (dùng được việc)
Bài tập 2: Xếp những từ có tiếng hợp cho thành hai nhóm
a) Hợp có nghĩa là gộp lại thành lớn hơn
b) Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏi... nào đó
- hợp tác, hợp nhất, hợp lực hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp hợp pháp, hợp li, thích hợp
Bài tập 3: Đặt câu
+ Nhóm a:
- Chăm lo vun đáp tình liữu nghị với nhân dân các nước là việc nhân d ta luôn quan tám.
- Là bộ đội, bác ấy râ't yêu mến các chiến hữu của minh.
- Bữa tiệc có đủ mặt họ hàng thăn hữu.
- Tình bàng hữu thật cao quý.
- Là bạn hữu, chúng ta phải giúp đỡ lẳn nhau.
+ Nhóm b:
- Bảo vệ môi trường là một việc làm hữu ích.
- Thuốc này Tất /lữu hiệu.
Phong cảnh núi Ngự sông Hương thật hữu tình.
- Tôi mong mình là người hữu dụng đối với xã hội.
Với những từ ở bài tập 2, học sinh có thể đặt một trong các câu sau:
+ Nhóm a:
- Các nước trong khu vực đều mong muốn hòa bình hợp tác.
- Các tổ chức riêng lẻ ấy giờ đã hợp nhất.
- Phải đồng tâm hợp lực mới dễ thành công.
+ Nhóm b:
Ổng ấy giâi quyết mọi việc đều hợp tình hợp lí.
- Công việc này rất phù hợp với em.
- Suy nghĩ của anh ấy thật hợp thời.
- Các lá phiếu bầu đều phải hợp lệ.
- Mọi việc làm đều phải hợp pháp.
- Khí hậu Đà Lạt thật thích hợp với sức khỏe của tôi.
Bài tập 4
- Bốn biển một nhà: người ờ khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình, thống nhất về một mối.
- Kề vai sát cánh: sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng.
- Chung lưng đấu sức: tương tự kề vai sát cánh.
Đặt câu:
- Nên đùm bọc thương yêu như thể anh em bốn biển một nhà.
- Trong mọi công việc chung, chúng tôi luôn kề vai sát cánh với nhau.
- Trong mọi thử thách khó khăn, họ chung lưng đấu sức sướng khổ cùng
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang tailieu.vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Ê- mi-li, con SGK Tiếng Việt 5
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít SGK Tiếng Việt 5