intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bắp

Chia sẻ: Lê Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

250
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bắp là loại cây lương thực có tỷ lệ tinh bột, protein và lipid khá cao ở hột. Bắp nếp (Zea mays var. ceratira) được trồng phổ biến ở nước ta với các giống: bắp nếp Nù, bắp nếp Long Khánh, bắp nếp tím Ban Mê Thuột…Ở Vĩnh Long với bắp nếp Nù nổi tiếng được trồng nhiều ở huyện Bình Minh, Vũng Liêm, Trà Ôn,… 1.Yêu cầu điều kiện sinh thái: Bắp là cây ngày ngắn. Bắp cần nhiệt độ ấm áp để phát triển. Bắp là cây tương đối kháng hạn, tùy giai đoạn sinh trưởng mà nhu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn kỹ thuật trồng bắp

  1. Hướng dẫn kỹ thuật trồng bắp Bắp là loại cây lương thực có tỷ lệ tinh bột, protein và lipid khá cao ở hột. Bắp nếp (Zea mays var. ceratira) được trồng phổ biến ở nước ta với các giống: bắp nếp Nù, bắp nếp Long Khánh, bắp nếp tím Ban Mê Thuột…Ở Vĩnh Long với bắp nếp Nù nổi tiếng được trồng nhiều ở huyện Bình Minh, Vũng Liêm, Trà Ôn,… 1.Yêu cầu điều kiện sinh thái: Bắp là cây ngày ngắn. Bắp cần nhiệt độ ấm áp để phát triển. Bắp là cây tương đối kháng hạn, tùy giai đoạn sinh trưởng mà nhu cầu nước của bắp cũng khác nhau. Cây cần nhiều nước nhất ở giai đoạn trổ và tạo hột. Bắp cũng cần ánh sáng nhất là vào giai đoạn trổ cờ đến chín sáp. Thiếu ánh sáng và dư đạm sẽ làm giảm năng suất bắp. Bắp sống được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. pH tốt nhất cho cây phát triển là 5,5-7,0. Ở đất chua (pH
  2. 2.Kỹ thuật canh tác: 2.1.Sửa soạn đất: công tác sửa soạn đất trồng bắp cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau: đất được cày sâu 15-20 cm, lớp đất mặt xốp để cây con dễ phát triển. Làm sạch cỏ và ngăn cỏ dại phát triển. Tiêu diệt được côn trùng phá hại tiềm ẩn trong đất, trứng, ấu trùng và ký chủ của nó. Tạo độ xốp trong đất đủ thoáng để vi sinh vật hoạt động rễ cây dễ hô hấp. Tuy nhi ên, có một số nơi nông dân trồng bắp không cần cày bừa đất. Bắp được trồng sau khi thu hoạch lúa, lúc đất còn ẩm và gieo thành hàng nhằm giảm chi phí canh tác nhưng khó chăm sóc cây nên dễ làm giảm năng suất. 2.2.Chọn giống: Tùy theo mục đích sử dụng. Trồng lấy trái ăn tươi: chọn các giống thuộc nhóm bắp ngọt hoặc nhóm bắp nếp. Bắp Nù địa phương, sinh trưởng 60- 65 ngày, năng suất 2 tấn hột/ha. Bắp nếp lai MX2, MX4 Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam, giống chỉ có 60-65 ngày là thu trái tươi, năng suất cao 11-13 tấn trái tươi/ha. Ngoài ra còn có bắp Nếp Nù siêu dẽo của công ty cổ phần DV Bảo Vệ Thực Vật An Giang cũng đ ược nhiều nông dân chọn để trồng. 2.3.Gieo và xử lý giống: hột giống có độ nẩy mầm cao >90%. Xử lý hột bằng thuốc sát khuẩn Captan, Dithane với nồng độ 2-3%o để diệt và ngừa nấm bệnh. Hột xử lý xong thường được gieo khô. Nhưng thường nông dân ngâm và ủ hột trước khi gieo. Lượng giống: 15-20 kg/ha. Cách gieo: Gieo theo hốc: 2-3 hột/hốc. Chỉ nên để tối đa 2 cây/hốc, nếu số cây /hốc nhiều sẽ cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng làm cây phát triển không đồng đều. Khoảng cách giữa hàng với hàng 60-100 cm và khoảng cách cây với cây trên hàng là 20-40 cm tùy theo đặc tính giống. Mật độ trồng bắp quá thưa, cây phát triển tốt, cho trái to 2 nhưng số hột/m lại ít nên năng suất hột không cao. Trồng quá dầy cây bắp sẽ phun râu trễ hơn bình thường từ 1-5 ngày làm hoa cái dễ bị thiếu phấn, hột bị lép, cây dễ bị đỗ ngã, dễ bị sâu bệnh. 2.4.Bón phân: khuyến cáo về lượng phân cho bắp thay đổi từ 250 kg ure + 400-450kg super Lân + 90-100 kg Kali cho 1 ha tùy vùng đất. Ở đất kém màu mỡ cần bón nhiều phân hơn. Phân chuồng bón từ 5-10 tấn/ha nhất là trên đất sét nặng để cung cấp chất mùn, một phần dinh dưỡng cho đất.
  3. Loại phân Đơn Tổng số Bón lót Bón thúc vị 10 (NSKG) 20 NSKG 30 NSKG Phân chuồng Tấn 5-10 5-10 Super Lân Kg 400-450 400-450 Ure Kg 250 50 100 100 KCl kg 90-100 30 30 30-40 * ngày sau khi gieo (NSKG). Sau khi cây thụ phấn có thể bón nuôi hạt 10 kg Ure + 5 kg Kali 2.5.Chăm sóc: Tỉa dặm: khoảng 4-6 ngày sau khi gieo (cây con được 1 lá) phải dặm lại những nơi cây chết hoặc không mọc. Nhổ bỏ những cây yếu chừa lại đúng số cây/hốc đã định (1- 2cây/hốc). Diệt cỏ: trong 30 ngày đầu cây phát triển chậm và yếu ớt do đó phải chăm sóc kỹ và diệt cỏ dại để cây phát triển tốt. Nên làm cỏ bằng tay kết hợp vun gốc để giảm đổ ngã. Tránh lấy đất ở giữa 2 hàng bắp quá sâu làm ảnh hưởng rễ cây. Tưới tiêu: Bắp cần nhiều nước giai đoạn nẩy mầm và trổ. Thiếu nước làm lá bắp bị cuống lại ở bìa lá, lá héo và có những lằn nhăn song song theo chiều ngang phiến lá.Trong mùa nắng tưới nước 4-7 ngày/lần khi bắp
  4. trổ. Chỉ cần bắp bị úng >24 giờ là năng suất bắp giảm 30-50%. Mùa mưa cần tiêu nước nhanh. Chú ý: những ruộng giàu dinh dưỡng hoặc bón quá nhiều phân đạm giai đoạn cây con, bắp có hiện tượng đẻ nhánh từ thân chính nên loại bỏ những nhánh này. Trồng bắp nếp cần cách ly (về không gian và thời gian) với ruộng bắp ngọt hay bắp vàng để đảm bảo chất lượng. 3.Phòng trừ sâu bệnh: 3.1. Sâu đục thân: Phòng trị: thu hoạch trái xong nên cắt thân sát gốc, dọn sạch ruộng bắp. Nếu trồng bắp trong mùa mưa phải trông sớm đồng loạt. Sau vụ bắp nên luân canh với loại cây không phải là ký chủ của loài sâu này. Để phòng sâu đục thân rải Basudin hay Regent hạt vào loa kèn khi bắp được 7-8 lá và trước khi bắp trổ cờ. Áp dụng thuốc n ước ngay lúc bướm đang đẻ trứng hay sâu tuổi nhỏ đang còn trong nách lá hay trong loa kèn của cây bắp còn non. 3.2. Rầy mềm: Phòng trị: không nên trồng bắp với mật độ dày tạo ẩm độ thích hợp cho rầy phát triển. Nếu mật số rầy ít không nên áp dụng thuốc vì rầy có nhiều thiên địch. Sử dụng các loại thuốc như: Applaud, Admire…3.3. Sâu đục trái: phòng trị bằng cách dùng giống kháng (giống có vỏ trái dày và che phủ cả trái), dùng tay giết chết sâu. Xịt các loại thuốc trừ sâu gốc cúc. Ngoài ra còn có những loại côn trùng sống dưới đất: sâu đất, sùng trắng, sùng bửa củi,…ngừa bằng cách sửa soạn đất kỷ, vệ sinh đồng ruộng và khử đất bằng các loại thuốc hột hay bột. 3. 4. Bệnh đốm lá: phòng trị bằng các loại thuốc sát khuẩn Maneb, Zineb hay Copper – zinc, Appencarb…3.5.Bệnh đốm vằn: bệnh xảy ra khi trời nóng ẩm và nóng (có sương mù), lây lan rất nhanh, gây thiệt hại nặng. Phòng trị bằng Kitazin, Bonanza, Anvil, Rovral phun 3-7 ngày/lần lúc vừa phát hiện bệnh. 3.6. Bệnh rĩ: đốm bệnh làm thành những u nhỏ màu vàng đỏ sau đó có màu nâu sậm như rĩ sét ở phiến lá. Bệnh xuất hiện khi trời nóng ẩm. Phòng trị bằng Zineb, Maneb, Copper.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2