intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau sắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau sắng" được thực hiện nhằm giúp bạn đọc nắm được phương pháp, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau sắng. Thông qua tài liệu này, các bạn sẽ biết cách trồng cây rau sắng tại nhà một cách đơn giản và an toàn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau sắng

  1. Hướng dẫn Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau sắng Cây rau sắng: Tên khoa học : Melientha suavis Pierre; Họ thực vật : Họ rau sắng (Opiliaceae). Tên khác: Ruột gà, cây mì chính, rau ngót rừng, lai cam, tắc sắng, pắc van. 1. Đặc điểm hình thái và phân bố Cây rau sắng là một dạng cây thân gỗ, mọc tự nhiên trên núi, chủ yếu trên những vách đá của núi đá vôi có độ cao khoảng 100 - 200 m trở lên so với mặt nước biển ở miền Bắc Việt Nam gồm các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, thậm chí vẫn thường gặp tại các khu rừng già Trường Sơn, vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ. Loại cây này phù hợp trồng ở các vùng đệm, ven rừng. Thân cây rau sắng to, cao, có khi lên tới hàng chục mét chiều cao và đường kính thân tới 20 - 30 cm. 2. Điều kiện gây trồng Cây rau sắng ưa đất ẩm, sống bằng mùn đất do lá cây mục nát tạo ra, thường mọc dưới tán lá của những loại cây khác, không ưa các loại phân bón hóa học. Dù khó trồng do kén đất và nhạy cảm với những phương tiện chăm sóc cơ học, cây vẫn có thể được nhân giống bằng hạt, hom, rễ; trồng phân tán, trồng xen với cây ăn quả. 3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Thời vụ trồng: Tốt nhất là vào vụ xuân tháng 2 - 4, vụ thu tháng 7 - 8 cũng có thể trồng được. Phương thức trồng: Trồng dưới tán rừng: Trồng thuần loài, trồng dưới tán rừng hoặc trong vườn hộ. Làm đất; + Xử lý thực bì: Trồng dưới tán rừng làm theo băng rộng 2m. Trồng xen trong vườn hộ hoặc vườn rừng làm băng rộng 1,2 m. Ngoài ra có thể làm cục bộ xung quanh hố trồng.
  2. + Chuẩn bị hiện trường: Chọn đất tốt có nhiều mùn ẩm, thoát nước tốt, pH từ 6 - 7. Đất trồng tốt nhất là rừng thứ sinh, đất nương rẫy cũ để cây trồng che bóng 2 - 3 năm; nếu không thì phải trồng xen với cây họ đậu như cốt khí. + Dưới tán rừng trồng theo hàng kích thước 1,5 x 2 m. + Trồng xen trong vườn hộ hay vườn rừng: trồng theo hàng, kích thước 0,5 x 1,2 m. + Cuốc hố kích thước 40 x 40 x 40 cm. Cuốc hố 15 - 20 ngày trước khi trồng. Bón phân: Phân chuồng hoại 1 - 1,5 kg + 0,2 kg vôi bột + 0,1 kg phân NPK và trộn đều với đất mặt trước khi lấp hố. + Lấp hố : Trộn phân với đất tầng mặt. Mật độ trồng: +Dưới tán rừng trồng 3.300 cây/ha (1 x 1m). +Trồng xen trong vườn hộ, vườn rừng 16.600 cây/ha (0,3 x 0,2 m). Tiêu chuẩn cây con đem trồng: + Cây con 6 - 9 tháng tuổi. + Cao 30 - 40 cm. + Đường kính thân ít nhất 1,5 cm.
  3. + Có ít nhất 3 - 4 lá. + Rễ thứ cấp phát triển là có thể trồng. + Cây trồng không sâu bệnh, không vỡ bầu. Kỹ thuật trồng: + Thích hợp nhất là trồng vào ngày râm mát, có mưa nhẹ hoặc sau khi mưa. + Đào một lỗ giữa hố trồng, sâu 15 cm. + Xé vỏ bầu ni lông trước khi trồng. + Trồng cây thẳng đứng vào trong giữa hố, tránh làm vỡ bầu. + Nén chặt đất quanh gốc cây để rễ tiếp xúc với đất. + Lấp đất vun gốc cao hơn mặt hố 4 - 5 cm để tránh úng nước cho cây. Chăm sóc cây: + Tưới nước giữ ẩm trong 3 tuần đầu. + 1 - 2 tháng sau khi trồng thì tiến hành trồng dặm. + Làm cỏ vun xới đất mỗi tháng một lần. + Bón phân NPK 0,1kg/ cây cách gốc 0,7m, bón 2 lần/năm. + Nếu đất quá khô thì tưới thêm nước và bón thêm phân. + Từ năm thứ hai: Bón phân NPK 0,1kg/ cây trong đường kính 0,7 - 1 m xung quanh gốc trồng, 2
  4. lần/năm. + Phủ mùn xung quanh gốc cây để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại mọc. + Khi cây cao 80 cm trở lên thì bấm ngọn để tạo tán. + Cần tỉa cây nhỏ vào cuối mùa sinh trưởng để kích thích tán phát triển và có khoảng trống cho lá mọc. + Sau 3 - 4 năm cây có thể thu hoạch lá. Phòng trừ sâu bệnh: + Cây thường bị sâu ăn lá, dùng Padan 95 SP để xử lý. + Dùng Ridomid để xử lý đốm lá và nấm rễ. + Phun 15 ngày một lần (theo chỉ dẫn trên nhãn lọ). 4. Thu hoạch Thường cây sắng có độ tuổi từ 3 - 4 tuổi trở lên sẽ bắt đầu được thu hái, nhưng phải vài năm sau cây mới đạt năng suất cao nhất. Khi bị cắt tỉa những đọt ngọn, cây sẽ nhanh chóng mọc ra những chồi non, nhưng cũng không nên khai thác quá mạnh vì cây sẽ còi cọc, thời gian thu hoạch giữa hai lần thường khoảng một tháng. Đến khoảng tháng 6 trên những cây sắng cái có những quả chín vàng thành chùm, tròn dài và to như quả nhót, hái quả đem gieo ươm, đây cũng là thời điểm đánh dấu mốc hết mùa rau sắng. 5. Công dụng Cây rau sắng là loại rau nấu canh ăn rất ngọt, rất bổ cho phụ nữ mới sinh, người mới ốm dạy, còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh đường ruột rất tốt. Lá, chồi non cây rau sắng trông xanh thẫm, có hàm lượng protit và acid amin cao hơn nhiều loại rau khác. Trong 100 g rau sắng có khoảng 6,5 - 8,2g protit, 0,23 g lysin, 0,19 g methionin, 0,08 g tryptophan, 0,25 g phenylanalin, 0,45 g treonin, 0,22 g valin, 0,26 g leucin và 0,23 g isoleucin, 11,5 mg vitamin C và 0,6 mg caroten… gấp nhiều lần rau ngót, đậu ván.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1