intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại khoai: Phần 2

Chia sẻ: ViHana2711 ViHana2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

78
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1 của tài liệu Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại khoai, phần 2 tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai môn, khoai sọ, quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai môn, khoai sọ, kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai từ, khoai mỡ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại khoai: Phần 2

  1. Chưcmg 5: tkuật ttồnẹ và chăm sóc khoai môtiỊ khoai sọ 1. Đặc điểm sinh học và tác dụng của cây khoai môn, khoai sọ Khoai môn Khoai sọ Nhóm khoai sọ [Colocasia antiquorum] và nhóm khoai môn (Cocasia esculenta] có phần gốc phình thành củ lớn sần sùi hình trứng, có thể đẻ nhánh cấp 1-2-3 thành nhiều củ con sít nhau. Lá hình khiên, dài tới 20 - 50cm, gốc hình tim, cuống lá mập, bẹ ôm thân, mọc đứng, dài tới 1 - 2cm. Mo có màu vàng nhạt, ống thuôn, màu lục nhạt, ngắn, liền, phiến hình mũi mác hẹp có mũi dài. Trục hoa ngắn hơn mo, có 4 phần, phần hoa cái dưới cùng, tiếp đến một phần không sinh sản, trên nữa là phần hoa đực dài gấp đôi phần hoa cái, cuối cùng là phần không sinh sản, nhọn mũi. Hoa không có bao hoa, hoa đực có 100
  2. nhị tụ nhiều cạnh, hoa cái có bầu 1 ô, vòi rất ngắn. Quả mọng, hạt có nội nhũ. Củ cái khoai sọ nhỏ nhưng nhiều củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột. Khoai sọ thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt. Khoai sọ chủ yếu được trông ở vùng đồng bằng và trung du. Khoai môn thường cho củ cái to từ 1,5 đến trên 2kg, ít củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột. Khoai môn dùng ăn tươi, chế biến thực phẩm, đặc biệt có thể xuất khẩu củ tươi và dùng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp rất có giá trị như khoai chiên, bột dinh dưỡng trẻ em,... ở miền Bắc, khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trông ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ sượng và ngứa. Thành phần hoá học Trong lOOg củ khoai môn, khoai sọ tươi có chửa: Nước 60g; protid l,8g; lipid 0,lg; glucid 26,5g; cellulose l,2g; tro l,4g và 64mg calcium; 75mg phosphor; l,5mg sắt; 0,02mg caroten; 0,06mg vitamin B l; 0,03mg vitamin B2; 0,lmg vitamin PP; 4mg vitamin c. Trong lOOg củ khoai sọ khô có 15g nước; 3,lg protid; 2,2g lipid; 73g glucid; 3,lg cellulose; 3,6g chất khoáng toàn phần. Tác dụng Ngoài giá trị thực phẩm khoai môn, khoai sọ còn có tác dụng chữa bệnh. Ăn loại củ này có thể chữa 101
  3. được hư lao yếu sức. Ta thường luộc để ăn chống đói, nấu canh với rau rút, cua đồng hoặc nấu với cá quả, cá diếc. Dùng ngoài chữa phong ngứa, mụn mủ. Lá sắc uống dùng chữa phụ nữ có mang tâm phiền mê man, thai động không yên. Liều dùng 20 - 30g, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài giã lá tươi đắp chữa rắn cắn, ong đốt hay mụn nhọt. Đơn thuốc: - Chữa trên mình nổi phong ngứa; Nấu củ khoai sọ lấy nước tắm rửa. - Chữa trẻ em đầu bị mò, lở chảy mủ nước, dùng củ khoai sọ to giã nhỏ đắp vào. 2. Nên trồng những giống khoai môn, khoai sọ nào? 2.1. Các giống khoai sọ Có 2 loại: Giống dọc trắng và giống dọc tía. Giống dọc trắng có chiều cao cây, trọng lượng củ trung bình trên khóm và năng suất củ cao hơn. 2.2. Các giống khoai môn - Trong nghiên cứu tuyển chọn giống môn sáp đã đưa ra 3 giống môn sáp cho năng suất cao, chất lượng khá, sạch bệnh là: SDK 350/10345 năng suất 20,06 tấn/ha, SDK 10368 năng suất 19,82 tấn/ha, Phước sọ Nghệ An năng suất 19,08 tấn/ ha, cao hơn đối chứng tìr 28,79 - 35,45%. 102
  4. Bảng đặc điểm nông sinh học quan trọng của 3 giống môn sáp T h ờ i g ia n T ỷ lệ C h ấ t lư ợ n g N ăng s in h T ê n g iố n g suất n h iễ m b ệ n h ă n lu ộ c trư ở n g ( t ấ n /h a ) n ấ m rễ ( % ] ( đ iể m 1 - 9 ) (th á n g ) S D K 3 5 0 /1 0 3 4 5 2 0 ,0 6 0 ,17 8 -1 0 6 ,4 SD K 10 3 6 8 19 ,8 2 0 ,15 8 -10 6,1 P h ư ớ c Sọ - 1 9 ,0 8 0 ,2 9 8 -10 6, 0 Nghệ A n Ba giống môn sáp trên đều có ưu điểm là năng suất củ cao và ổn định, chịu được bệnh nấm rễ khá và chất lượng củ ăn luộc ngon. - Giống khoai Sáp MDH.Ol Nguồn gốc: Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ. Giống khoai sáp MDH.Ol là dòng vô tính được chọn lọc từ quần thể mẫu giống địa phương Phước Sọ - Nghệ An (dòng 95 - 03] trong tập đoàn 80 giống khoai sáp (khoai mùng] thu thập từ năm 1993 - 1995 của Trung tâm Tài nguyên Thực vật, được Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ khảo nghiệm, sản xuất thử tại Phú Yên và Gia Lai. 103
  5. Giống khoai sáp MDH.l đã được Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 608/QĐ-TT-CLT ngày 14/12/2010. Đặc điểm chính: Thời gian sinh trưởng 9 - 9,5 tháng. Chiều cao cây 80 - 85cm. Dạng củ con hình trứng dài, củ cái hình trứng, kích thước củ cái nhỏ. số củ con trên khóm là 8,6; tỉ lệ củ thương phẩm cao (71 - 80%]. Năng suất 24,03tấn/ha tại Phú Yên và 27,88 tấn/ha tại Gia Lai, cao hơn giống đối chửng từ 37,7 - 42,9%. Tỉ lệ chất khô 33,32%, màu thịt trắng, chất lượng ăn luộc bở, thơm, ngon và không ngứa. Khá sạch bệnh, chịu được bệnh mốc sương, không bị bệnh thối củ, thối rễ. 3. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai môn khoai sọ 3.1. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai môn, khoai sọ * Giống - Có 2 phương pháp nhân giống: Phương pháp 1: Phá tính ngủ nghỉ của đỉnh củ bằng cách cắt bỏ mầm ngọn, như vậy sẽ làm kích thích các lá mầm bên phát triển sớm. Trong thực tế người ta thường cắt củ cái thành những mảnh củ theo chiều ngang củ hoặc cắt các mảnh nhỏ kích thước 2 X 2 X 2cm khi đã có 104
  6. mầm bên, đem ủ hoặc giâm chúng riêng rẽ khi lên cây chồi, ra rễ thì đem trồng. Phương pháp 2: Nhân giống là nhân dòng, giống từ mô phân sinh. Phương pháp này thường được sử dụng để phục tráng và làm sạch bệnh của các dòng, giống bị thoái hoá hoặc bị nhiễm bệnh. - Vật liệu trồng: Để trồng khoai môn, khoai sọ có thể sử dụng các dạng vật liệu trồng là: Củ cái bé hoặc các mảnh củ được cắt ra từ củ cái. Củ con hoặc mảnh cắt từ những củ con to. Mặt củ 1 - 2cm kèm đoạn dọc khoảng 10 - 20cm. Trong 3 loại vật liệu kể trên, trồng bằng đầu mặt củ được coi là tốt nhất. - Tiêu chuẩn giống tốt: Vật liệu trồng được coi là giống tổt nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn sau: Củ giống tốt là những củ con cấp 1 có khối lượng củ 20 - 30g, không thối hoặc khô ở đít. Lớp vỏ ngoài còn nhiều lông. Đoạn cắt tổt là những đầu mặt củ có đường kính khoảng 2 - 3cm kèm theo dọc dài khoảng 15 - 20cm. Mảnh củ giống tốt khi mảnh củ có mầm to bằng hạt đậu đen kèm theo vài sợi rễ ngắn khoảng 0,5 - Icm. 105
  7. * Tròng và chăm sóc - Thời vụ trồng Do cây khoai môn, khoai sọ dài ngày, chịu bóng râm, chịu hạn khá và chủ yếu trồng trong vườn vì vậy thời vụ trồng cho cây khoai môn, khoai sọ không nghiêm ngặt như các cây trông khác, có thể trồng được quanh năm trừ những tháng quá rét. Tuy nhiên, để thu củ và dọc lá có năng suất cao, phải căn cứ vào điều kiện khí hậu của vùng trồng và thời gian sinh trưởng của giống. + Thời vụ trồng cho các vùng canh tác sử dụng nước trời ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc là vào đầu mùa mưa, khoảng đầu tháng 3 - 4, thu hoạch tháng 10 -1 1 . + Vùng Đồng bằng sông Hồng, có thể trồng được quanh năm nhưng tốt nhất từ tháng 2 - 3, thu hoạch sau trồng 10 tháng. + Vùng cao nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long trồng tháng 5 - 6 thu hoạch sau trồng 8 tháng. - Chuẩn bị đất: Tuỳ thuộc kiểu trồng trọt trên ruộng cạn hay ruộng ngập nước để làm đất cho phù hợp. Cây khoai môn, khoai sọ có bộ rễ ăn nông nên yêu cầu đất phải tơi xốp, nhiều mùn, làm đất phải cày, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, ruộng nước phải làm đất nhuyễn. Trồng khoai trên ruộng cạn lên luống rộng Im, cao 20 - 30cm, rãnh luống 30cm. 106
  8. - Phân bón: Khoai môn, khoai sọ cần bón nhiều phân hữu cơ và phân đạm. Trồng khoai trên đất ngập nước yêu cầu phân bón cao hơn trồng trên cạn. Thiếu kali làm giảm nhanh hàm lượng nước trong lá và rễ, làm cho mép lá vàng, rễ chết. Thiếu phốt pho cuống sẽ mềm, cây phát triển kém và củ dễ thối khi bảo quản. Thiếu đạm lá không bóng, màu không tươi, sinh trưởng và phát triển của cây kém, ảnh hưởng đến năng suất. Bón phân hợp lý cho khoai tuỳ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng, phát triển của từng loại giống, tính chất đất đai, điều kiện khí hậu của từng mùa vụ và đặc điểm của từng loại phân bón. Đất xấu, giống ngắn ngày thâm canh cần tăng lượng phân bón. Đất sét, đất chua lượng kali cần giảm bớt. Tuỳ điều kiện cụ thể có thế bón 10 - 15 tấn phân chuồng mục và 80 - lOOkg N + 60 - 80kg P2O5 + 80 - 100 kg K2O cho Iha. Các loại phân bón cho khoai môn, khoai sọ thường có gốc sunphat tốt hơn. Sử dụng NPK tổng hợp với tỉ lệ 13 -13 - 21 để bón cho khoai sẽ cho năng suất cao. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân tập trung vào hốc trồng. Bón thúc lần 1: 15 - 20 ngày sau khi trồng: lOkg NPK [20 - 20 - 15] 5kg KCl -HlOkg DAP. Bón đều cách gốc 15 - 20cm, vun nhẹ và kết hợp lấp phân. Lần 2: 45 - 50 ngày sau khi trồng: lOkg NPK [20-20-15] + 5kg KCl + lOkg DAP. Lần 3: 75 - 80 ngày sau khi trồng: 20kg NPK + 5kg KCL. 107
  9. Phun phân bón lá: Để giúp rễ phát triển tốt, cho củ to, nặng có thể phun Bloom( 10 - 60 -10 ) hoặc Hydrophos ở giai đoạn củ phát triển, định kỳ 10 - 15 ngày/lần, từ 2 - 3 lần/vụ. - Kỹ thuật trồng + ươm giống: Chọn củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng 20 - 30g, không thối hoặc khô ở đít, lớp vỏ ngoài có nhiều lông. Ngâm củ giống trong lu có nước ngập xâm xấp, có xử lí thuốc trừ nấm Rovral trong vòng 12 giờ, sau đó rửa cho sạch, trải củ giống có lót bao bố nơi mát tránh bị mưa rồi trùm bao lên củ giống thời gian từ 1 - 3 ngày. Liếp ươm có đổ tro trấu, rải củ đều trên mặt liếp, sau đó phủ lớp tro trấu lên mặt có tủ 1 lớp rơm mỏng, sau 12 -15 ngày lấy ra trồng, phân loại củ giống theo mầm dài trồng trước và mầm ngắn trồng sau để dễ chăm sóc. + Mật độ trồng: Trước khi trồng cần căn cứ vào chủng loại giống, điều kiện đất đai để lựa chọn mật độ phù hợp. Giống có dạng khóm đứng, đẻ nhánh nhiều thì trồng dày hơn những giống dạng xoè, đẻ nhánh ít, đất tốt trồng thưa hơn đất xấu. Mật độ thường áp dụng là 40.000 - 50.000 cây/ha, khoảng cách hàng 60cm, cách cây 40cm cho khoai sọ. Mật độ 25.000 - 35.000 cây/ha, với khoảng cách hàng 60cm, cách cây 50cm cho khoai môn. 108
  10. + Cách trồng: Trồng các củ con hoặc đầu mặt củ đều phải trồng sâu dưới mặt đất khoảng 5 - 7cm. Trồng nông, củ cái mới sẽ phát triển lên trên bề mặt đất, củ ăn sẽ bị sượng. Đặt củ sao cho mầm chính hướng lên trên. Trồng xong phủ một lớp rơm rạ hay cỏ khô trên mặt luống là rất cần thiết để giữ ẩm cho củ giống mọc mầm nhanh và sau này cho cây sinh trưởng mạnh. + Chăm sóc: Làm cỏ, xới xáo, vun; Trồng khoai trong vườn làm cỏ, xới xáo nhẹ và vun gốc là cần thiết trong vòng 3 - 4 tháng đầu sau trồng. Khi tán lá đã che kín luống thì không cần thiết làm cỏ nữa. Hai tháng cuối, khi cây xuống dọc, nếu có cỏ chỉ nên nhổ bằng tay không nên đào cỏ sâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển củ. ở giai đoạn phình củ, vì củ luôn phát triển hướng lên do đó để củ có chất lượng tốt, không sượng, phải đảm bảo củ luôn được vùi dưới mặt đất. Lúc này cuốc đất xa gốc đắp lên luống, phủ thêm vào gốc là tốt nhất. Tưới nước: Quản lý nước là khâu rất quan trọng trong trồng và thâm canh khoai môn, khoai sọ. Trồng khoai chủ động tưới tiêu thì cần lưu ý: Sau trồng tưới nước giữ ẩm đất để mầm nảy đều, phát triển tốt. Đặc biệt thời kỳ lúc khoai 5 - 6 lá tránh để khô hạn sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Khi thấy đất khô cần tưới rãnh giữ ẩm. 109
  11. + Luân canh, trồng xen Vì là cây trồng trong vườn là chính nên khoai môn, khoai sọ chủ yếu được trồng xen dưới bóng các lọai cây ăn quả như chuối, hông, mận, bưởi, cam,... Tuy nhiên để tránh hiện tượng thối rễ và thối củ do nấm Corticium gây ra, nên trồng khoai này luân canh với các loại cây rau ăn lá hoặc cây rau gia vị hoặc các loại cây họ bầu bí, họ đậu. * Phòng trừ sâu bệnh - Bệnh sư ơ n g mai Triệu chứng ban đầu của bệnh là các vết bệnh trên lá với những đốm nhỏ hình tròn màu tái xanh, sau đó vết bệnh lan rộng theo đường tròn và hình thành vết bệnh điển hình với các vết chết hoại màu nâu và có viền đồng tâm. Khi vết bệnh bị hoại tử hoàn toàn, ở trung tâm vết bệnh thường có màu nâu đậm, đôi khi màu đen, rất giòn và có thể mục nát. vết bệnh có thế phát triển đan xen vào nhau và làm cho toàn bộ lá bị tàn lụi. Tác nhân gây bệnh là nấm thuộc loài Phytophthora Colocasiae Racib, loại nấm sương mai (Phytophthora) họ Pythiaceae, bộ nấm sương mai (Peronospolales) lớp nấm tảo (Phycomycetes]. Phòng trừ với những biện pháp sau: Sử dụng nguồn vật liệu trồng (củ giống, chồi,...] sạch bệnh để trồng. Chọn lọc các giống có khả năng chống chịu bệnh để trồng ở các vùng dịch bệnh thường có tiềm năng bùng phát hoặc thường bị dịch bệnh ở các vụ trước. 110
  12. Bón cân đối phân chuồng và phân bón hoá học kết hợp trồng, đảm bảo mật độ, vun tạo vồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác để tạo cho cây khoẻ mạnh. Phát hiện để loại trừ nguồn bệnh đầu tiên trên đồng ruộng gồm tàn dư cây bệnh còn sót lại từ vụ trước hoặc các cây mới bị nhiễm bệnh. Hiện nay, nhiều giống có tiềm năng năng suất cao phẩm chất tốt nhưng không có khả năng kháng bệnh vẫn được trồng phổ biến ở các vùng, cần chủ động các biện pháp đế phòng trừ bệnh. Khi phát hiện thấy bệnh có xu hướng phát triển có thể phun một số thuốc như Boocđô 1%, Daconil 75WP 0,2%, Rhidomil MZ 0,2%, Benlat-C50WP nồng độ 0,15 - 0,2 hoặc Memody Arobat (20 - 30g/bình 81]. - Bệnh khảm lá Bệnh khảm lá xuất hiện ngay từ khi cây mới mọc và đạt cao điểm vào 80 - 100 ngày sau trồng với mức độ bệnh có thể đạt 10 -1 5 % hoặc cao hơn. Hầu hểt các triệu chứng khảm trên khoai môn khoai sọ đều do virus Dasheenmosaic virus (DMV] gây ra. Virus gây bệnh thuộc nhóm Potyvirus, họ Potyviridae. Phần tử virus có dạng sợi dài, mềm, kích thước 11 X 750mm. Axit nucleic của nhân là ARN. Bệnh xuất hiện trên đồng ruộng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là xuất hiện hiện tượng mất màu hoặc màu vàng hình chân chim xen kẽ 111
  13. với các đám lá có màu xanh trên phiến lá và dọc theo gân lá. Ngoài ra, bệnh còn làm lá bị biến dạng. Hiện tượng khảm lá được biểu hiện dưới một số dạng triệu chửng khác nhau như khảm gân xanh lá vàng, khảm lông chim và biến dạng lá. Các cây bị nhiễm dạng bệnh khảm lá biến dạng thường có các lá cuốn lại hoặc bị biến dạng một phần hoặc biến dạng toàn bộ phiến lá. Lá bị bệnh không những biểu hiện triệu chứng biến dạng mà còn xuất hiện các vết khảm màu xanh đậm lẫn các đám màu vàng hoặc mất màu. Cây bị khảm biến dạng thường rất còi cọc. + Biện pháp phòng trừ: Dùng nguồn vật liệu khoẻ chọn từ các khóm sạch bệnh để trồng. Có thể tạo nguồn vật liệu trồng sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô. Nhổ bỏ các cây bị bệnh trên đồng ruộng. Phun phòng trừ rệp môi giới truyền bệnh để hạn chế sự lây lan trên đồng ruộng bằng một số thuốc như Padan 95 EC(0,81/ha), Polytrin 400 EC (0,71/ha), Supresis 40 EC (1,21/ha]. - Bệnh thối mềm củ Do nấm Pythium Spp. Mầm bệnh tấn công rễ và củ giống làm củ thối mềm và bốc mùi hôi, lá vàng úa, cây héo rồi chết. Phòng bệnh: Luân canh, dùng củ giống lành bệnh. Xử lí củ giống và xử lí đất bằng thuốc trừ nấm như: Derosal, Antracol, Copper B, Daconil,... 112
  14. - Bệnh thối củ Do nấm Sclerothium rolísii. Cây lùn, củ thối, quanh gốc cây và trên củ có nhiều tơ nấm trắng và hạch nấm trắng. Phòng bệnh: Khử đất và tưới thuốc trừ nấm khi bệnh xuất hiện như: Topcin M, Ridomyl, Copper B,... - Bệnh bướu rễ Do tuyến trùng Meloidogyne spp. Rễ và củ nổi bướu, củ bị sần, méo mó, cây lùn, lá vàng như bị thiếu đạm. Phòng trị bệnh: Dùng giống lành bệnh, diệt tuyến trùng trong củ giống bằng cách ngâm trong nước 54^c trong vòng 50 phút, khử đất bằng cách tưới thuốc như: Nemagen, Cycocin, Nokaph,... tưới nước cho thuốc thấm xuống đất. - Sâu xanh Gây hại lá bằng cách ăn thủng lá làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Chủ yếu sử dụng chế phẩm vi sinh như; Delíin, Vi-BT, Biocin,... hoặc Vertimec, Vibamec, Abatin, Atabron,... nên luân phiên để tránh hiện tượng kháng thuốc. - Răy mềm Chích hút dinh dưỡng thân lá và truyền bệnh virus. Chúng gây hại chủ yếu vào cuối vụ, sử dụng thuốc: Admire, Atara, Trebon,... - Nhện đỏ Gây hại chủ yếu vào cuối mùa khô, làm lá héo rủ hoặc chết cây con. Phun thuốc: Comite, Kumulus, Nissorun. 113
  15. - Bệnh cháy lá Do nấm Phytophthora Colocasiae. Chủ yếu gây hại vào mùa mưa, bệnh xuất hiện đầu tiên là các đốm lá tròn 1 - 2cm, sủng nước, màu hơi tím, đốm nâu trên lá, đốm bệnh lớn dần làm cháy cả lá. Phòng bệnh: Vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống kháng hoặc ít nhiễm, tránh các lây lan cơ học. Trị bệnh: Phun định kỳ 7 - 14 ngày/Iần bằng các thuốc gốc đồng hoặc Ridomyl, Manzate, Dithan. 3.2. Giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng khoai môn, khoai sọ ■ Kỹ thuật trồng khoai môn KM-1 Đây là giống khoai môn cao sản (năng suất củ trung bình 50 - 60 tấn/ha, năng suất dọc, lá đạt trên 50 tấn/ha dành làm thức ăn chăn nuôi được các nhà khoa học Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phát hiện, thu thập, chọn tạo và phát triển thành công từ nguồn gen khoai tía riềng thu thập từ Nam Định. Giống KM-1 có thể trồng được cả ở những chân ruộng trũng, lầy thụt hoặc trên những ruộng cạn ở những nơi đủ nước tưới. Củ và dọc lá có hàm lượng đạm cao, đạt trên 8% tổng số chất khô, thành phần chất khô đạt trên dưới 40%, thích hợp dùng làm nguyên liệu cho chế biến hoặc làm thức ăn trực tiếp cho gia súc, gia cầm (chủ yếu lợn và gia cầm). 114
  16. Hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc: - Chọn giống; Chọn những cây khoai tốt, không bị sâu bệnh để làm giống. Gốc hom được cắt từ nách lá (sẹo lá) thử 3 từ trên xuống, cắt bỏ các dọc lá ở phía trên, chỉ để lại phần dọc dài 25 - 30cm. - Thời vụ trồng: Khoai môn là loại cây nhiệt đới nên có thể trông được quanh năm. Tuy nhiên thích hợp và cho năng suất cao nhất ở vụ đông xuân. Với các tỉnh phía Nam nên xuống giống từ tháng 1 0 - 1 2 , thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 năm sau. Với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, khoai môn KM-1 có thể trông quanh năm, nhưng vụ xuân là thích hợp nhất, cho năng suất cao nhất (trồng tháng 2 - 3 , thu hoạch tháng 11 - 12 Dương lịch). - Chọn và làm đất: KM-1 có thể trông được trên nhiều loại đất, từ đất vàn đến đất trũng nhưng cần chủ động nguồn để tưới. Tùy thuộc tình hình đất đai, có 2 cách trồng: Nếu trồng trên đất cạn, cần cày sâu bừa kỹ, làm 'nhỏ đất để trồng như với nhiều loại cây trồng khác, tưới nước đủ ẩm sau khi trồng. Với ruộng ngập nước, cần cày sâu 12 - 15cm, bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng và nhặt sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1 - l,2m, cao 5 - lOcm. Đất lưu bùn cần được đánh luống cao để khoai không bị ngập úng lâu. 115
  17. - Cách trồng: Mỗi luống trồng 2 hàng cách nhau 35 - 45cm, cây cách cây 25 - 30cm (đất tốt trồng thưa hơn, 6 cây/m^; đất xấu trồng dày hơn, 7 cây/ m^]. Khi cây đã bén rễ, tiến hành rút hết nước, chỉ để ruộng đủ ẩm. - Phân bón: Khoai môn KM-1 là giống cây chịu thâm canh nên cần lượng phân bón nhiều, đặc biệt là nên sử dụng nhiều phân chuồng, phân hữu cơ được ủ hoai mục để bón lót trước khi trồng. Trước tình trạng thiếu nguồn phân chuồng như hiện nay thì kinh nghiệm dùng rơm rạ để thay thế của bà con nông dân Nam Định là giải pháp tích cực cần được phổ biến và nhân rộng. Lượng phân bón được tính cho 1 sào Bắc Bộ bao gồm; 500kg phân chuồng hoai mục (hoặc 1 tấn rơm rạ khô, có thể dùng 3kg rơm rạ khô hay 2,5kg trấu thay cho Ikg phân chuồng) + 40kg NPK tổng hợp (5:10:3) + 7kg phân đạm urê + 15 - 20kg vôi bột. Bón lót toàn bộ phân chuồng + 20kg NPK, 2kg urê, trồng xong phủ lên mặt luống 500kg rơm rạ. Bón thúc đợt 1 sau khi trồng 20 - 25 ngày 2,5kg đạm urê. Thúc đợt 2 sau trồng 50 - 60 ngày 2,5kg đạm urê. Thúc đựt 3 sau trồng 100 - 120 ngày 20kg NPK và phủ tiếp lên mặt luống SOOkg rơm rạ. - Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi, phát hiện để có biện pháp phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại như: sâu 116
  18. khoang, nhện đỏ hại chồi non, hại lá; bệnh héo cây do vi khuẩn; bệnh cháy lá do nấm... - Thu hoạch: Có thể tỉa bớt dọc và lá làm thức ăn cho gia súc trong quá trình cây sinh trưởng mạnh. Khi thấy 2/3 lá chuyển vàng và rủ xuống thì tiến hành thu hoạch củ. Giữ khô mặt ruộng trước khi thu hoạch 20 ngày vừa dễ thu hoạch, vừa tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Phân loại củ để có cách sử dụng hợp lý; lấy hom làm giống cho vụ sau. . ■ Kỹ thuật trồng khoai sọ đồi Khoai sọ đồi còn được gọi là khoai sọ núi. Khoai sọ là cây lương thực có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập ổn định và cao hơn so với trông lúa nương. Năng suất bình quân 5 - 6 tấn/ha, nơi đất tốt đạt 12 - 13 tấn/ha. Thường được trồng ở các tỉnh miền núi, có tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn. - Chọn giống: Có 2 loại; Giống dọc trắng và giống dọc tía. Giống dọc trắng có chiều cao cây, trọng lượng củ trung bình trên khóm và năng suất củ cao hơn so với giống dọc tía. Khi trồng nên chọn giống dọc trắng, chọn các củ con trên củ cái khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh, tròn đều, trọng lượng khoảng 50g. Không lấy củ đã mọc mầm dài và các củ cháu để làm giống (củ cháu là củ mọc từ củ con). Trước khi trồng phơi nắng củ giống 2 - 3 ngày để thúc nảy mầm. 117
  19. - Thời vụ trồng: Trồng vào tháng giêng và tháng 2 Âm lịch, tốt nhất là trồng vào thời điểm xung quanh tiết lập xuân để sau khi trồng gặp mưa xuân cây mọc thuận lợi. - Làm đất; Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ. Đào hố có kích thước 20 X 20 X 20cm. Tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai từng nơi, có thể trồng theo khoảng cách, mật độ như sau: Khoảng cách 70 X 80cm, mật độ 20.400 cây/ha; 80 X 80cm, mật độ 15.600 cây/ha; 90 X 90cm, mật độ 12.300 cây/ha. - Bón phân: Bón lót phân hữu cơ 8 - 10 tấn/ha; trung bình khoảng 0,5 - 0,8kg/hốc. Bón thúc phân đạm, lân, kali. Lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ: 4 - 7 tạ phân chuồng; 2 - 3kg urê; 10 - 12kg phân lân nung chảy; 2 - 4kg sunphat kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân, 1/2 đạm và kali trộn đều vào đất trước khi trồng. Phần đạm và kali còn lại có thể bón thúc 1 - 2 lần sau khi trồng 3 - 6 tháng. - Trông Đặt củ giống ở độ sâu 7 - 8cm, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân, phủ kín đất. Sau khi trồng, phủ bằng rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ ẩm cho đất và hạn chế cỏ dại. - Chăm sóc Tưới nước: Khoai sọ đồi ưa ẩm, nhưng úng nước bộ rễ phát triển kém. Saq khi trồng nhiệt độ không 118
  20. khí chưa cao, cây chưa lớn, chỉ giữ cho đất ẩm (độ ẩm đất 65 - 75%) là được. Thời kỳ hình thành củ, cây sinh trưởng và phát triển mạnh, cần nhiều nước. Do đó, phải chú ý tưới nước, tránh để cây gặp hạn trong giai đoạn này. Vun luống (đối với đất bằng phẳng): Sau khi trồng 2 - 3 tháng, cây mọc khoẻ, vun luống cao 15 - 20 cm, rộng 40 - 50cm để rễ bất định mọc nhiều, tăng khả năng chống hạn cho cây, hạn chế mầm ngọn nảy sinh, tạo điều kiện cho cây mẹ phát triển. Đối với đất dốc thì tiến hành vun gốc. Phòng trừ sâu bệnh: Đề phòng một số loại sâu bệnh; Rầy, nhện đỏ, bệnh cháy lá, thối củ. Trong đó bệnh mốc sương thường phát sinh vào thời kỳ nhiệt độ cao và ẩm độ lớn. - Thu hoạch: Khi lá chuyển sang màu vàng và khô dần là lúc củ đã già, hàm lượng tinh bột cao, hương vị củ thơm ngon, có thể thu hoạch củ. Vụ thu hoạch chính vào trung tuần tháng 9. Nếu củ dùng làm giống thì phải để thật già mới thu hoạch. Sau khi thu hoạch, củ không cần rửa và đem để nơi khô ráo và thoáng mát. Lưu ý: Thời gian sinh trưởng của khoai sọ núi tương đối dài (khoảng 8 tháng). Do đó, để nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, nên trồng xen với lạc, đậu tương hoặc một số loại rau ăn lá. 119
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2