Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
lượt xem 2
download
Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
- Trường THCS Thành Công Năm học 2023-2024 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 I.Trọng tâm ôn tập - Bài 7, 8, 9, 10 - Hình thức thi: trắc nghiệm 100% (40 câu). - Thời gian làm bài thi là 45 phút II.Bài tập tham khảo Câu 1. Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 2. Nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới vào khoảng thời gian nào? A. Từ năm 1945 đến 1975. B. Từ năm 1950 đến 1980. C. Từ năm 1918 đến 1945. D. Từ năm 1945 đến 1950. Câu 3. Sự kiện nào được coi là “Ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản? A. Cải cách ruộng đất. B. Ban hành hiên pháp 1946. C. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên. D. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Câu 4. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì nổi bật? A. Phát triển chậm chạp B. Phát triển nhanh chóng
- C. Phát triển không ổn định D. Khủng hoảng, suy thoái kéo dài Câu 5. Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu đã làm gì? A. Tiến hành cải cách nền kinh tế. B. Nhận viện trợ từ Mĩ. C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ. D. Trở lại xâm lược thuộc địa. Câu 6. “Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì? A. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”. B. “Kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”. C. “Kế hoạch trợ giúp châu Âu”. D. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”. Câu 7. Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác-san”, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra? A. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập trên thị trường châu Âu. B. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động. C. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. D. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ Câu 8. Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa? A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 9. Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế? A. Yếu tố con người. B. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. C. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. Các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao.
- Câu 10. Nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái từ khi nào? A. Sau năm 1973. B. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX. C. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX. D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 11. Mục đích của việc Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật” là gì? A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế. B. Nhật Bản đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ để giảm chi phí quân sự. C. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật. D. Mĩ giúp Nhật trở thành bá chủ châu Á. Câu 12. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa. D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. Câu 13. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ suy giảm? A. Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành những trung tâm kinh tế cạnh tranh gay gắt với Mĩ. B. Nền kinh tế Mĩ không ổn định, vấp phải suy thoái, khủng hoảng. C. Mĩ chi khoản tiền lớn cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược. D. Ở Mĩ liên tục xảy ra các cuộc nội chiến. Câu 14. Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX? A. Anh B. PhápC. Mĩ.D. Nhật Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai Đảng nào thay nhau lên cầm quyền ở Mĩ? A. Đảng Dân chủ và Đảng Độc lập. B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. C. Đảng Cộng hòa và Đảng Độc lập. D. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa. Câu 16. Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục đích gì?
- A. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị. B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính. C. Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới. D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. Câu 17. Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì? A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. C. Chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam. D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Câu 18. Quốc gia nào được coi như “ngọn cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh? A.Chi-lê B. Ni-ca-ra-goa C. Bô-li-vi-a D. Cu - Ba Câu 19. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX. Câu 20. Sau khi giành được độc lập, Cu-ba tiến hành xây dựng đất nước theo mô hình: A. Chủ nghĩa xã hội B. Tư bản chủ nghĩa. C. Nhà nước cộng hòa. D. Nhà nước liên bang. Câu 21. Quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Cu-ba sau chiến tranh như thế nào? A. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Cu-ba. B. Mĩ không quan hệ ngoại giao với Cu-ba. C. Nhanh chóng bình thường hóa quan hệ. D. Thiết lập quan hệ ngoại giao. Câu 22. Ý nào dưới đây không phải mục đích của “Chiến lược toàn cầu” do Mĩ đề ra?
- A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. B. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. C. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. D. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. Câu 23: Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? A. Bức tường Béc-lin sụp đổ. B. Nước Đức tái thống nhất. C. Hai nước Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau. D. Hai nước Đức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau. Câu 24: Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)? A. Hiệp ước Rôma B. Hiệp ước Maxtrích C. Định ước Henxinki D. Hiệp ước Lisbon Câu 25: Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh? A. Liên minh châu Âu (EU) B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) C. Liên hợp quốc D. Cộng đồng châu Âu (EC) Câu 26: Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa B. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật C. Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ D. Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Câu 27: Tại sao Mĩ và các nước phương Tây lại dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh? A. Để thúc đẩy quá trình hòa bình hoá nước Đức. B. Để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức.
- C. Để biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. D. Để củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực. Câu 28: Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu? A. Cộng đồng thương mại - tài chính châu Âu B. Cộng đồng than, thép châu Âu C. Cộng đồng kinh tế châu Âu D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Tây Âu có đặc điểm gì nổi bật? A. bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề. B. phát triển mạnh mẽ. C. phát triển không ổn định. D. phát triển chậm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng
19 p | 13 | 6
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ
5 p | 12 | 4
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng
14 p | 11 | 4
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
5 p | 12 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
9 p | 12 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường Vinschool, Hà Nội
13 p | 14 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thạch Bàn
10 p | 19 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 - Trường Vinschool, Hà Nội
11 p | 16 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Trần Văn Ơn
5 p | 18 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An, Hà Nội
4 p | 36 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường Vinschool, Hà Nội
12 p | 9 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Du
5 p | 16 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
5 p | 14 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Du
5 p | 9 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn KHTN (Phân môn Hóa học) lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
6 p | 16 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
6 p | 16 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
5 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn