intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn KHTN (Phân môn Hóa học) lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn KHTN (Phân môn Hóa học) lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn KHTN (Phân môn Hóa học) lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công

  1. Trường THCS Thành Công Năm học: 2023 - 2024 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌI - KHTN8 Mạch kiến thức: HÓA HỌC - HS ôn tập kiến thức theo các chủ đề trong SGK, hoàn thành các bài tập trong SBT. I. LÍ THUYẾT - Cách tính khối lượng mol.Các công thức tính số mol và chuyển đổi giữa các đại lượng: Thể tích khí (điều kiện chuẩn), khối lượng chất, thể tích dung dịch. - Công thức tính tỉ khối khí. - Các công thức tính C%, CM. - Độ tan trong nước của một chất tại nhiệt độ xác định. Công thức tính độ tan. - Nội dung định luật bảo toàn khối lượng và bài tập áp dụng. - Các bước tính theo PTHH. II. BÀI TẬP THAM KHẢO 1.Trắc nghiệm khách quan Câu 1. Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các phân tử như thế nào? A. Không thay đổi. B. Thay đổi. C. Có thể thay đổi hoặc không. D. Đáp án khác. Câu 2. Khẳng định đúng là Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm phải chứa cùng A. một chất. B. số nguyên tử mỗi nguyên tố. C. một nguyên tố. D. số phân tử của mỗi chất. Câu 3. Dùng nước ở các vùng núi đá vôi thường có hiện tượng: Khi đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có hòa tan muối calcium hydrogencarbonate. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra calcium carbonate (là chất kết tủa trắng), khí carbon dioxide và nước. Dấu hiệu có phản ứng hóa học là A. cónước tạo thành. B. có chất kết tủa trắng, khí và nước. C. có muối hòa tan. D. Do đun sôi nước Câu 4. Trong phản ứng: Magnesium + sulfuric acid→ magnesium sulfate + khí hydrogen. Magnesium sulfate là A. chất phản ứng. B. sản phẩm. C. chất xúc tác. D. chất môi trường. Câu 5. Thể tích mol chất khí khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì như thế nào? A. Khác nhau. B. Bằng nhau. C. Thay đổi tuần hoàn. D. Chưa xác định được. Câu 6. Để xác định khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa A. khối lượng mol của khí B (MB) và khối lượng mol của khí A (MA). B. khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB). C. khối lượng gam của khí A (mA) và khối lượng gam của khí B (mB). D. khối lượng gam của khí B (mB) và khối lượng gam của khí A (mA). Câu 7. Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì? A. Chất tan. B. Dung môi. C. Chất bão hòa. D. Chất chưa bão hòa. o Câu 8. Ở 25 C và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích A. 33,6 (lit). B. 36 (lit). C. 3,718536 (lit). D. 37,185 (lit). Câu 9. Ở điều kiện chuẩn, hỗn hợp gồm 1 mol khí oxygen với 4 mol khí nitrogencó thể tích A. 12395 (lit). B. 112 (lit). C. 123950 (ml). D. 12,395(lit).
  2. Câu 10. Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là A. muối NaCl. B. nước. C. muối NaCl và nước. D.nước muối. Câu 11. Hòa tan 20 g đường vào 80 g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch nước đường là A. 20 (%). B. 10 (%). C. 5 (%). D. 25(%). Câu 12.Trong 200 ml dung dịch có hòa tan 8,5 gam sodium nitrate (NaNO3). Nồng độ mol của dung dịch là A. 0,2M. B. 0,3M. C. 0,4M. D. 0,5M. Câu 13. Cho 26 gam kim loại zinc phản ứng vừa đủ với dung dịch sulfuric acid loãng, sau phản ứng thu được 0,8 gam khí hydrogen và dung dịch có chứa 64,4 g muối zinc sulfate. Khối lượng sulfuric acid cần dùng là A. 49 (g). B. 35 (g). C. 39,2 (g). D. 37 (g). Câu 14. Than cháy tạo ra khí carbon dioxide (CO2) theo phương trình chữ: Carbon + Oxygen → Carbon dioxide Khối lượng carbon đã cháy là 4,5kg và khối lượng oxygen phản ứng là 12kg. Khối lượng khí carbon dioxide tạo ra là? A. 16,2 kg. B. 16.3 kg. C. 16,4 kg. D. 16,5 kg. Câu 15. Cho phương trình hóa học: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2. Để thu được 7,437 lít khí H2 ở điều kiện chuẩn cần số mol Al phản ứng là A. 0,3 mol. B. 0,1 mol. C. 0,2 mol. D. 0,5 mol. Câu 16. Để điều chế được 12,8 gam copper (Cu) theo phương trình:H2 + CuO → H2O + Cu cần dùng bao lít khí H2 ở điều kiện chuẩn? A. 5,6 lít. B. 7,437 lít. C. 4,958 lít. D. 24,79 lít. 2. Tự luận: Bài tập 1. Điền vào ô trống số liệu cho phù hợp. Chất Khối lượng mol phân tử (g/mol) Khối lượng (g) Số mol (mol) Urea 3 0,05 Nước 18 27 Sắt 56 0,2 Bài tập 2.Nung 50g calci cacbonat CaCO3 ở nhiệt độ cao thu được calci oxide CaO và khí carbondioxide CO2 a. Lập PTHH . b. Tính khối lượng CaO thu được. Bài tập3.Thả 2,4gammagnesium (Mg) vào dung dịch có 0,2 mol hydrochloric acidloãng (HCl) thì thu được 9,5gammagnesium chloride (MgCl2) và m gam khí hydrogen. a.Viết PTHH xảy ra. b. Tính khối lượng HCl tham gia phản ứng?c. Tính m? Bài tập4.Cho x gam copper (II) oxide CuO tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịchhydrochloric acid HCl 7,3% thì thu được dung dịch copper (II) chloride CuCl2 và nước. a/ Viết PTHH. b/ Tính khối lượng và số mol hydrochloric acid HCl tham gia phản ứng. c/ Tính khối lượng copper chloride CuCl2 tạo thành. Bài tập 5. Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxygen. a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính hiệu suất của phản ứng. Cho biết nguyên tử khối 1 số nguyên tố sau: Ca: 40 , Al:27, Na: 23 , C:12, K: 39 , H: 1, O:16 , Fe: 56 , Cu: 64 , Zn: 65, Mg: 24 , Cl:35,5
  3. Mạch kiến thức: VẬT LÍ - HS ôn tập kiến thức theo các chủ đề trong SGK, hoàn thành các bài tập trong SBT. I. LÍ THUYẾT Câu 1: Hãy viết công thức tính áp suất trên một bề mặt? Giải thích ý nghĩa của từng đại lượng trong công thức? Câu 2: Nêu cách làm tăng giảm hoặc giảm áp suất trên một bề mặt. Lấy ứng dụng thực tế? Câu 3: Áp suất trên một bề mặt tác dụng vào vật theo phương nào? Câu 4: Nêu đặc điểm của áp suất chất lỏng? Câu 5: Hãy tìm ví dụ trong đời sống minh họa áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng? Câu 6: Tại sao có áp suất khí quyển? Nêu đặc điểm của áp suất suất khí quyển? Hãy tìm 3 ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển? Câu 7: Nêu một số ảnh hưởng và ứng dụng của áp suất khí quyển? Câu 8: Phát biểu định luật đẩy Asimet. Viết hệ thức của định luật và giải thích các đại lượng trong hệ thức.. Câu 9: Nêu điều kiện vật nổi, vật chìm? Câu 10: Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào yếu tố nào? Mô men lực là gì? II. BÀI TẬP THAM KHẢO Câu 1: Muốn tăng áp suất thì A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực. C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực. Câu 2: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào A. phương của lực. B. chiều của lực. C. điểm đặt của lực. D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép. Câu 3: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất? A. p = F/S B. p = F.S C. p = P/S D. p = d.V Câu 4: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc: A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên. Câu 5: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy,thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì A. Việc hút mạnh đã làm bẹp hộp. B. Áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. C. Áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp. D. Khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi. Câu 6: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng? A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép. C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu. D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau Câu 7: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?
  4. A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài. B. Con người có thể hít không khí vào phổi. C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn. D. Vật rơi từ trên cao xuống. Câu 8: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng? A. Càng tăng B. Càng giảm C. Không thay đổi D. Có thể vừa tăng, vừa giảm Câu 9:Bốn bình A, B, C, D cùng đựng nước (H.8.1) a) Áp suất của nước lên đáy bình nào là lớn nhất ? A. Bình A B. Bình B C. Bình C D. Bình D b) Áp suất của nước lên đáy bình nào là nhỏ nhất ? A. Bình A B. Bình B C. Bình C D. Bình D Câu 10:Hãy so sánh áp suất tại 5 điểm A, B, C, D, E trong một bình đựng chất lỏng vẽ ở hình vẽ dưới đây. Câu 11:Hãy so sánh áp suất tại các điểm M, N và Q, trong bình chứa chất lỏng vẽ ở hình vẽ dưới đây. A.
  5. D. trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 15:Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm, có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất? Câu 16:Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/. Bỏ qua lực đẩy Ac-si-mét của không khí. Thể tích của vật nặng là: A. 480 B. 360 C. 120 D. 20 Câu 17:Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước? Câu 18:Một xe contener có trọng lượng 26000N. Tính áp suất của xe lên mặt đường, biết diện tích tiếp xúc với mặt đất là 130 Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 45kg có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là 300. Câu 19: Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ? A. Làm quay vật B. Làm vật đứng yên C. Không tác dụng lên vật D. Vật tịnh tiến Câu 20:Tác dụng làm quay càng lớn khi nào? A. Giá của lực càng xa, moment lực càng lớn B. Giá của lực càng gần, moment lực càng lớn C. Giá của lực càng xa, moment lực càng bé D. Giá của lực càng gần, moment lực càng bé. Mạch kiến thức: SINH HỌC - HS ôn tập kiến thức theo các chủ đề trong SGK, hoàn thành các bài tập trong SBT. I. LÍ THUYẾT - Các hệ cơ quan sinh dưỡng trong cơ thể: Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá. - Các bệnh có liên quan đến các cơ quan sinh dưỡng. - Các biện pháp phòng bệnh và rèn luyện sức khoẻ. II. BÀI TẬP THAM KHẢO 1.TNKQ Câu 1. Cơ quan nào không thuộc đường dẫn khí? A. Phế quản. B. khí quản. C. Mũi. D. Mao mạch. Câu 2. Khi được tiêm phòng vacxin thủy đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào? A. Miễn dịch tự nhiên. B. Miễn dịch nhân tạo. C. Miễn dịch tập nhiễm. D. Miễn dịch bẩm sinh. Câu 3. Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày là? A. Ăn quá nhiều nên dạ dày phải tiết nhiều axít để tiêu hóa. B. Dịch dạ dày tăng tiết quá nhiều dẫn đến mất cân bằng hệ dịch, phá hủy niêm mạc dạ dày. C. Virus xâm nhập phá hủy tế bào niêm mạc dạ dày. D. Niêm mạc dạ dày của những người bị loét dạ dày bẩm sinh mỏng hơn người bình thường nên dễ bị loét. Câu 4: Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp? A. Thanh quản B. Thực quản C. Khí quản D. Phế quản Câu 5: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ? A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi
  6. C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônicD. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ Câu 6: Trao đổi khí ở phổi là quá trình A. Trao đổi khí ở phổi là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu. B. Trao đổi CO2 từ máu vào không khí ở phế nang. C. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào không khí ở phế nang và của CO2 từ không khí ở phế nang vào máu. D. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang. Câu 7: Loại mạch nào có lòng trong hẹp nhất ? A. Động mạch chủ. B. Tĩnh mạch. C. Mao mạch. D. Động mạch phổi. Câu 8. Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu ôxi? A. Mao mạch phổi.B. Động mạch phổi. C. Tĩnh mạch chủ. D. Động mạch chủ. Câu 9. Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch? A. Bệnh á sừng. B. Bệnh viêm mũi dị ứng. C. Bệnh nước ăn chân. D. Bệnh thấp khớp. Câu 10. Tuyến nào sau đây không phải tuyến tiêu hóa? A. Tuyến tụy. B. Tuyến tiết niệu. C. Tuyến mật. D. Tuyến nước bọt. 2. TỰ LUẬN Câu 1: Tại sao tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể nguy hiểm đến tính mạng? Ta phải làm gì khi bị tiêu chảy? Câu 2: Ở một người có 15 cử động hô hấp trong 1 phút. Hỏi trong 1 giờ người đó có bao nhiêu lần hít vào và bao nhiêu lần thở ra? Câu 3: Máu gồm những thành phần nào? Vai trò của hồng cầu đối với cơ thể? Câu 4: Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan nào? Trong số các cơ quan đó, cơ quan nào là quan trọng nhất? Vì sao?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2