intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn Quản lý văn hóa nhà trường: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

66
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách tập trung vào khái quát các vấn đề lý luận cơ bản của văn hóa nhà trường và quản lý văn hóa nhà trường, trên cơ sở lý thuyết này, nhóm tác giả bước đầu tìm hiểu và đưa ra những đặc trưng cơ bản của văn hóa nhà trường ở Việt Nam nói chung và văn hóa nhà trường đại học nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn Quản lý văn hóa nhà trường: Phần 2

  1. Chương 3 VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ■ ■ 3.1. Môi trường học thuật và văn hóa nhà trường đại học 3.1.1. Môi trường học thuật 3.1.1.1. Khái niệm “học thuật” Khái niệm “học thuật” được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục. Từ “học thuật” (Academic) trong tiếng Anh có các nghĩa như sau: 1) Liên quan đến các trường học, trường cao đẳng, đại học, hoặc kết nối với việc nghiên cứu và suy nghĩ, không có kỹ năng thực hành. 2) Dùng để mô tả một người thông minh và thích nghiên cứu; 3) Dựa trên các ý tưởng hoặc lí thuyết và không liên quan đến hiệu quả thực tiễn trong cuộc sống. 4) Một người đang làm công việc giảng dạy hoặc nghiên cứu ở trường đại học1. Theo cách hiểu thông thường thì học thuật gắn liền với học vấn, với hệ thống tri thức khoa học phong phú trên mọi lĩnh vực của nhân loại được tích lũy và không ngừng mở rộng trong suốt tiến trinh lịch sử. Học thuật cũng bao gồm các hoạt động liên quan đến nghiên cứu, tìm tòi, khám phá tri thức; xác định các quy luật của đối tượng nghiên cứu, hay các kĩ năng biến tri thức, quy luật thành hiện thực. Học thuật còn được hiểu là hệ thống các tri thức về khoa học đam bảo cho nhà trường tồn tại phát triển, tạo ra các sản phẩm đem lại lợi ích cho xã hội. 1 Nguồn: http://dictionary.canibridge.org
  2. Chương 3 .VĂN HỔA NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HOC 101 Theo Donald E. Simanek (1992, 1996)1, các trường đại học và cao đắng được gọi là “tổ chức học thuật”. Có một thời gian ‘học thuật’ có nghĩa là “liên quan đến sự phát triển của tâm trí”, ngày nay nghĩa của “học thuật” mở rộng hơn, chỉ “bất cứ điều gì xảy ra trong một trường đại học”. Giữa hai khái niệm “học thuật” và khái niệm “đại học” có mối liên hệ chặt chẽ. Theo tác giả Giáp Văn Dương, khái niệm “đại học” xuất phát ban đầu tò châu Ảu, với trường đại học chính quy đầu tiên là Đại học Bologna thành lập năm 1088 tại nước Ý. Chữ “đại học” được dịch từ tiếng Anh là “university”, và tiếng Latinh là “univesitas”, với nghĩa nguyên thủy của các từ này “tổng thể”, ngụ ý những điều mà đại học hướng đến là “tri thức tổng thể” hay “chân lý phổ q u á t2. Tác giả chỉ ra rằng, có một sự khác biệt về chất rất lớn giữa giáo dục đại học và giáo dục phổ thông mà nếu hiểu bậc đại học là “bậc giáo dục sau phổ thông, với chương trinh đào tạo thường là bốn năm, hoặc hơn với một số ngành nghề chuyên biệt” thì với cách hiểu đơn giản này, đại học đã bị mang tiếng là trường phổ thông cấp bốn, không có một sự khác biệt nào về chất so với các bậc học trước đó. Chỉ khi nào một cơ sở đào tạo có được tinh thần đại học và có đủ nguồn lực để hiện thực hóa tinh thần đại học thì mới thực sự là một đại học theo đúng nghĩa. Như vậy có thể thấy, tính chất học thuật cũng như môi trường học thuật được xem là đặc trưng nổi bật nhất của giáo dục đại học. Tuy nhiên, khi gắn liền với giáo dục đại học, “học thuật” phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản. Kennedy đề cập đến các nhiệm vụ cụ thể được xem là “nghĩa vụ học thuật” bao gồm '.giang dạy, hướng dẫn sinh viên, phụng sự đại học, nghiên cứu và khám phá, công bố công trình, nói ra sự thật, thoái khỏi tháp ngà đại học và tạo sự thay đổi. Trong đó, giảng dạy đóng vai trò cốt lõi đề tạo ra được sự thích thú từ thế hệ này sang thế hệ sau, 1 Donald E. Simanek. IVhat is the meaning o f ‘academic ’? Some opinions on education. Nguồn: wwwJhup.edu/~dsimanek/acadeimc.htm 2 Giáp Văn Dương. Giá trị cốt lõi của Đại hục. Nguồn: tiasang.com.vn
  3. 102 QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG hay sự truyền đạt tri thức với sự tham gia rộng rãi và sâu sắc của các thế hệ sinh viên1. 3.1.1.2. Khái niệm “môi trường học thuật” Khi gắn với giáo dục đại học, môi trường học thuật được hiểu là: môi trường trong đó diễn ra hoạt động học thuật, bao gồm: các hoạt động nghiên cứu, trao đổi học thuật. Đ ể có được những giá trị này, cơ sở giáo dục đại học phải có quyền tự chủ cao, tự quyết định các hoạt động học thuật2. Theo tài liệu “Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong trường đại học”3 của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, các nội dung cơ bản của môi trường học thuật bao gồm: 1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch và đầu tư thích đáng cho các hoạt động học thuật phù hợp với sứ mạng, nguồn lực và định hướng phát triển của CSGD ĐH; 2. Thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội với hoạt động học thuật; 3. Khuyến khích hoạt động hợp tác, chia sẻ học thuật giữa các thành viên trong và ngoài CSGD ĐH; 4. Thực hiện liên tục bồi dưỡng, phát triển học thuật cho các thành viên của CSGD ĐH; 5. Thực hiện hoạt động truyền bá học thuật theo những quan điểm giáo dục tiên tiến và phù hợp với thời đại một cách chất lượng và hiệu quả cao. Các hoạt động học thuật trong trường đại học có thể kể một cách cụ thể bao gồm hoạt động dạy và học, trao đổi, nghiên cứu. D o đó, khái niệm “môi trường học thuật” cũng có thể được định nghĩa là môi trường trong đó diễn ra các hoạt động học thuật: các hoạt động dạy và học, nghiên cứu, ừao đổi theo những quan điểm và phương pháp giáo dục, nghiên cứu tiên tiến, tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức trong chuyên môrf. 1 Kennedy, Nghĩa vụ học thuật, Hoàng Kháng, Tô Diệu Lan, Cao Lê Thanh Hài dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2012. 2 Lê Đức Ngọc & ctv, “Xây dựng Văn hoá chất lượng tạo nội lực cho cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng". Tạp chí Thông tin Giáo dục, 36/4,4,2008. 3 Nguồn: http://www.vnua.edu.vn/phongban/dbcl/images/TapHuanDN/8-xd-van- hoa-chat-luong-26-6.pdf 4 Lê Văn Hào, “Xây dựng bộ tiêu chí và khung phát triền văn hóa chất lượng inrờng dại học”, TạpchíẲTỉOíĩ họcĐHOGHN: Nghiên cứu Giáo dục. Tập 31, số 2 (2015), tr. 50-58.
  4. Chương 3. VĂN HỔA NHA TRƯỜNG ĐẠI HỌC 103 Với nhiều trường đại học trên thế giới, môi trường học thuật được xem là yếu tố thể hiện chất lượng đào tạo của nhà trường, là điều đầu tiên để thu hút người học đến với nhà trường và cũng là yêu cầu đầu tiên mà người học phải làm quen, thích ứng khi tham gia vào môi trường giáo dục của nhà trường. Có thể thấy rõ điều này qua những mô tả về môi trường học thuật của các trường đại học. Ví dụ về môi trường học thuật của một số trường đại học: • Trường Đại học Gothenburg1 Chúng tôi xây dựng một môi trường học thuật hoàn thiện: Ở Đại học Gothenburg, chúng tôi làm việc với một môi trường học thuật hoàn thiện. Trong môi trường đó, chúng tôi phát triển sự tương tác giữa nghiên cứu, giáo dục và hợp tác, cung cấp một môi trường năng động. Điều này thu hút các nhà nghiên cứu, các giảng viên, các nhà quản lí và sinh viên có chất lượng cao. Sự phát triển hướng tới môi trường học thuật hoàn thiện góp phần vào các nghiên cứu mạnh, giáo dục chất lượng cao và cải thiện lợi ích cho xã hội. Hợp tác ngay từ đầu: Đại học Gothenburg có một truyền thống mạnh mẽ về sự hợp tác giữa nghiên cứu và giáo dục. Văn hóa này, nổi lên từ thời kì Gothenburg University C ollege, và được củng cố khi rất nhiều chương trình chuyên nghiệp được bổ sung vào những năm 1970, ngày nay, tinh thần này rõ rệt hơn bao giờ hết. Kết quả là, nhân viên và sinh viên Đại học Gothenburg thấy một môi trường học thuật hoàn chỉnh, với tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nghiên cứu, giáo dục và hợp tác với phần còn lại của xã hội như là một điều hoàn toàn tự nhiên. 1 Nguồn: http://www.gu.se/
  5. 104 QUẢN LÝ VÃN HÓA NHÀ TRƯỜNG Tương tác tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển: Môi trường học thuật hoàn chỉnh được tạo lập trên cơ sở tương tác giữa nghiên cứu, giáo dục và hợp tác. Điều này ngụ ý rằng, giáo dục - không phân biệt trình độ - đều được liên kết với nghiên cứu, và tất cả nghiên cứu đều được liên kết với giáo dục. Điều đó mang đến cho tất cả sinh viên ở Đại học Gothenburg một liên kết trực tiếp để nghiên cứu. Môi trường có sẽ góp phần tạo ra sự họp tác không biên giới giữa nghiên cứu và giáo dục, và được đặc trưng bởi sự phối hợp giữa cả hai lực lượng công cộng và tư nhân trong xã hội. Lan tỏa những ý tưởng m ới: Môi trường hoàn thiện kích thích sự hợp tác năng động giữa nghiên cứu và giáo dục và với sản xuất, kinh doanh cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Sự tương tác giữa môi trường học thuật với xã hội xung quanh cho phép lan tỏa rộng rãi những ý tưởng mới. N ó tạo điểu kiện cho một dòng chảy của ý tưởng và kiến thức mới, tiếp tục củng cố và bổ sung vào môi trường nhà trường. Hơn nữa đây cũng là cơ hội để phát triển liên tục chất lượng hoạt động của trường đại học. Một cấu trúc hỗ trợ: Môi trường học tập hoàn chỉnh đòi hỏi một cơ sở hạ tầng hoạt động tốt. Thư viện và các nguồn thông tin khác rất quan trọng đối với chất lượng của nghiên cứu, giáo dục và hợp tác. Sự tập trung đầu tư một cách nhất quán cơ sở vật chất của nhà trường sẽ mang đến cho nhà trường những cơ hội phát triển mới. Họp tác rộng là cần thiết: Môi trường học tập mạnh đòi hỏi khả năng cộng tác với các tổ chức giáo dục đại học khác. Cung với Đại học Công nghệ Chalmers, Đại học Gothenburg tiếp tục góp phần phát triền Gothenburg trở thành một thành phố đại học lớn, đồnu thời cũng nồ lực đẻ phát triển sự hợp tác với các tố chức giáo dục đại học khác trong khu vực, quốc gia và quốc tế. Họp tác rộng rãi góp phần làm cho nghiên cứu và giáo dục đạt chât lượng cao hơn
  6. Chương 3. VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG ĐAI HOC 105 Đại học Amsterdam' Các học giả và nhà khoa học cua Đại học Amsterdam là trung tâm tri thưc của cả thành phố Amsterdam và xã hội nói chung, đóng vai trò quyết định trong các tranh luận của cộng đồng. Sáng kiến chung này, trong đó Đại học Amsterdam tham gia, là một nơi mà các nhà khoa học, nhà báo, nhà văn và các nhà lãnh đạo chia sẻ quan điếm; gặp gỡ, thảo luận và tổ chức các bài giảng hay thuyết trình sách. Đại học Amsterdam cũng tổ chức một loạt các bài giảng cho nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, cũng như Ngày Đại học Amsterdam hàng năm cho tất cả cựu sinh viên Đại học Amsterdam và nhân viên. Dưới góc độ sinh viên, môi trường học thuật thề hiện “ý tưởng” về một trong những sự chuẩn bị tốt nhất cho người học về cuộc sống nghề nghiệp tương lai và góp phần vào sự phát triển cá nhân, trí tuệ và khả năng xã hội. Trong môi trường học thuật đó, có một số yếu tố khác nhau ảnh hưởng đáng kể đến cách sinh viên nhận thức và trải nghiệm giáo dục. Đ ó là các yếu tố từ tổ chức lớp học, thời gian giài trí, quy trình đánh giá đến mối quan hệ với đồng nghiệp và giáng viên, môi trường đạo đức và các hoạt động ngoại khóa2. • Trường Đại học Thành phổ Dublin Tài liệu của Trường Đại học Thành phố Dublin3 giúp sinh viên làm quen với môi trường học thuật ở đại học đã chỉ rõ một số khác biệt cơ bản của môi trường học thuật với môi trường học tập ở trường phổ thông. Cụ thể các khác biệt đó là: 1) Tự do cá nhân và trách nhiệm cá nhân nhiều hơrr. Sinh viên đại học có quyền quyết định nhiều hơn trong việc học cái gì và học như thế nào, đồng thời được trông đợi sẽ đọc và làm việc nhiều hơn với phần thời gian độc lập ngoài lớp học. Kiến thức không nằm trong sách giáo khoa như ơ phổ thông mà ở những gợi ý trong bài giảng của giảng viên 1 Nguồn: http://www.uva.nl 2 Divaris K and Et aL The academic environmení: the students’perspective, Eur J Dent Educ. 2008 Feb: 12 Suppl 1:120-30. doi: 10.111 l/j. 1600-0579.2007.00494.X. 3 LEARNING TO LEARN - The academic environment: adjusting to ỉiniversity life. Nguồn: htlp7Avwvv.dcu.ie.
  7. 106 QUẢN LÝ VÀN HÓA N H À TRƯỜNG để sinh viên mở rộng tìm hiểu. Các quy định ở đại học cũng ít hơn hẳn so với phổ thông. 2) Khác biệt về lớp học và mối quan hệ giữa sinh viên với người hướng dẫn. Lớp học đông hơn, phải làm việc nhóm nhiều hơn, người hướng dẫn không thể chỉ dẫn cụ thể cho từng sinh viên mà sinh viên phải chủ động tìm hiểu. 3) Tiếp cận trong học tập: Tập trung vào để hiểu và thực hành như đưa ví dụ, quan điểm cá nhân, tóm tắt, cấu trúc lại, đánh g iá ... sẽ thành công hơn là ghi nhớ. Khi học cần tìm hiểu sâu, có tư duy phê phán và sáng tạo. 4) Những thay đổi ừong quy trình đánh giá và kỳ vọng của giáo viên hướng dẫn: Sinh viên đại học có trách nhiệm theo dõi sự tiến bộ của chính mình. Những thay đổi trên giúp sinh viên không chỉ được tăng lên về kiến thức mà còn tăng thêm hiểu biết, cải thiện khả năng tư duy mạch lạc và tư duy phê phán, phát triển về mặt xã hội và khả năng học tập độc lập. 3.1.2. Văn hóa nhà trường đại học Để xác định những đặc trưng riêng của văn hóa nhà trường ở bậc đại học cần dựa trên chính những quan niệm về giáo dục đại học. Theo Ronald Bamett (1992)1, có 4 khái niệm thông dụng nhất về giáo dục đại học: 1) Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một quá trinh trong đó người học được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao động. Như vậy, giáo dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp. 2) Giáo dục đại học ìà đào tạo đê trờ thành nhà nghiên cứu. Theo cách nhìn này, giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo 1 NAAC and COL. Ọuality assurance in higher education : An introduction. 2007. tr. 5-7.
  8. Chương 3. VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HOC 107 ra những nhà khoa học và nhà nghiên cứu thực thụ, những người sẽ không ngừng tìm những chân trời kiến thức mới. Chất lượng ở đây hướng về việc tạo ra các công bố khoa học và tinh thần làm việc nghiêm nhặt đế thực hiện các nghiên cứu có chất lượng. 3) Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. Rất nhiều người cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ sở giáo dục. D o vậy, các cơ sở giáo dục đại học thường chú trọng quản lý một cách hiệu quả các hoạt động dạy và học bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao tỷ lệ kết thúc khóa học của sinh viên. 4) Giáo dục đại học là mở rộng cơ hội trong cuộc sổng cho người học. Theo cách tiếp cận này, giáo dục đại học được xem như một cơ hội để người học được tham gia vào quá trình phát triển bản thân bằng các thể thức học tập thường xuyên và linh hoạt. Như vậy, trường đại học là một loại hình tổ chức đặc thù, có sứ mạng đặc biệt đối với cộng đồng xã hội. Tùy theo quan niệm về chức năng của đại học mà có thể có những cách định nghĩa về trường đại học khác nhau. Su-Yan Pan’ đã tổng hợp một số quan niệm phổ biến của các học giả trên thế giới về trường đại học: Trường đại học nói chung được hiểu là cộng đồng của những người theo đuổi tri thức, tức giảng viên và sinh viên (Clark, 1994; Hetherington, 1953). Trường đại học được coi là “nơi cung cấp kiến thức”, “ngôi đền của tri thức”, “trung tâm của quyền lực trí tuệ”, “nơi bảo v ệ quyền lực của mọi loại tri thức”, và là một “trung tâm sáng tạo tri thức, xem xét lại mọi tri thức, phổ biến tri thức, chuyển giao và ứng dụng tri thức” (Newman, 1959). Chức năng cơ bản của trường đại học là truyền tải văn hóa, kiến tạo tri thức, và theo đuồi chân lý thông qua việc giảng dạy, học tập 1 Su-Yan Pan, ƯniversityAutonomy, the State and Social Change in China, Hong Kong University Press. 2009.
  9. 108 QUẢN LÝ VĂN HÓA N H ÀTR Ư Ờ N G và nghiên cứu. Đó là tâm điểm của mọi định nghĩa về trường đại học (Clark, 1984). Sứ mạng đặc biệt và cơ bản của trường đại học là theo đuổi chân lý bằng cách hỗ trợ cho việc giảng dạy và nghiên cứu theo nghĩa rộng (Gasset, 1946;W olff, 1992). Trường đại học phải là một tổ chức có tính chất tổng hợp, bao hàm toàn diện và kết hợp việc đưa ra nhiều môn học khác nhau để vừa cung cấp những kiến thức chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu được đào tạo nghề nghiệp của sinh viên, vừa nâng cao tầm hiểu biết của họ về các nền văn minh và về trách nhiệm đối với xã hội (Lobkowicz, 1983; Palous, 1995). Drew Faust, hiệu trưởng thứ 26 của Trường Đại học Harvard đã nói: “Bản chất của một trường đại học là trách nhiệm độc nhất v ô nhị của nó với quá khứ và tương lai, chứ không đơn giản chỉ với hiện tại hay thậm chí chủ yếu với hiện tại. Một trường đại học hoạt động không vì những kết quả của tháng tới hay năm tới, thậm chí cũng không vì việc sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành con người như thế nào. N ó hoạt động vì những kiến thức sẽ định hình cả một đời người, những kiến thức truyền tải di sản của nhiều thiên niên kỷ, những kiến thức quyết định tương lai. Một trường đại học phải vừa nhìn về tương lai phía trước, vừa nhìn lại quá khứ theo những cách đôi khi bắt buộc phải mâu thuẫn với những mối bận tâm hoặc đòi hỏi nhất thời của công chúng. Trường đại học gắn bó với sự vô thời hạn, và sự đầu tư này sẽ tạo ra một mùa bội thu mà chúng ta không thể đoán trước và thông thường không thế đo lường được”1. Để thực hiện được sứ mạng “độc nhất vô nhị” của trường đại học thì việc xây dựng văn hóa tổ chức của nhà trưòng không chỉ là phương tiện mà còn là mục đích của bản thàn trường đại học. Theo tác giả Phạm Thị Ly, nếu như văn hóa tô chức cua các doanh nghiệp được xây dựng nhằm tăng hiệu suất và lợi nhuận đến mức toi đa, thì văn hỏa tỏ chức cua trường đại học được xây dimg nham báo đam cho nhà trường thực hiện sứ mệnh của mình một cách tốt đẹp nhát2. 1 Dan theo Phạm Thị Ly. í a n h ó a tổ c h ứ c c u a n h à tr ư ờ n g . Nguồn: http://cheer.edu.vn/ - Phạm Thị Ly. Tlđd.
  10. Chương 3. VẪN HỐA NHÀ TRƯỜNG ĐAI HOC 109 ơ cấp độ trường đại học, văn hóa có thể được định nghĩa là những giá trị v à niềm tin của những người có liên quan đến nhà trường: các nhà quan lý, giảng viên, sinh viên, thành viên hội đồng trường, nhân viên phục vụ; dựa trên truyền thống và những giao tiếp bằng lời hoặc không lời (Deal and Kennedy, 1982; Bartell, 2003). Giá trị và niềm tin được coi là có ảnh hưởng lớn lao đối với quá trình ra quyết định ở các trướng đại học (Tieraey, 1988; Bartell, 2003) và định hình cách xử sự của các cá nhân cũng như của tổ chức. Cách xử sự dựa trên những giả định ngầm ẩn và niềm tin thì được thể hiện qua những câu chuyện kể, những thứ ngôn ngữ đặc biệt và những chuẩn mực của nhà trường (Bartell, 2003; Bartell, 1984; Cameron & Freeman, 1991; spom , 1996). Trong môi trường giáo dục và học thuật, văn hóa có thể được xem như là những giá trị nhất định mà người lãnh đạo muốn đưa vào tổ chức, đơn vị mình (Fralinger và Olson, 2007). N ó được mô tả như là một bầu không khí được tạo ra bởi những tương tác chuyên môn và xã hội của các cá nhân ở trường đại học đó (Trivellas và Dargenidou, 2009). D ương Phúc Gia1 cho rằng: Trường đại học không chỉ là tồn tại vật chất khách quan mà còn là một dạng tồn tại văn hoá và tinh thần. Tồn tại vật chất của đại học rất đơn giản: thiết bị, dụng cụ, trường sở v.v... Thế nhưng đại học sở dĩ gọi là đại học, mấu chốt là tồn tại văn hoá và tồn tại tinh thần của nó. Văn hóa đại học là văn hoá tìm kiếm chân lý, là văn hoá nghiêm chỉnh coi trọng thực tế, là văn hoá theo đuổi sự tìm kiếm lý tưởng và hoài bão của đời người, là văn hoá tôn thờ tụ do học thuật, văn hoá đề xướng lý luận gắn với thực tế, văn hoá tôn thờ đạo đức, văn hoá bao dung, là dạng văn hoá có tinh thần phê phán quyết liệt. Văn hóa đại học thể hiện một tính chung, cốt lõi và linh hồn của nó thì thể hiện ở tinh thần đại học. Dương Phúc Gia đã đưa ra một số đặc trưng cơ bản trong văn hóa đại học nhu sau: 1 Dương Phúc Gia. Nội dung của văn hóa đại học , Huy Đường lược dịch, Nguồn: http://tiasang.com.Mi
  11. 110 QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỞNG Thứ nhất, văn hóa đại học là văn hoá tìm kiếm chăn lý, nghiêm chỉnh theo đuổi sự thật. Văn hóa đại học là văn hoá theo đuổi chân lý, nghiêm chỉnh tìm kiếm sự thật. Khẩu hiệu truyền thống của Đại học Harvard: Truth. Khẩu hiệu truyền thống của Đại học Yale lầLight and Truth (Ánh sáng và chân lý). Khẩu hiệu truyền thống của Đại học Washington là Qua chân lý giành lấy sức mạnh. Thứ hai, văn hóa đại học là văn hoá tôn thờ tự do học thuật: Khẩu hiệu truyền thống của Học viện Caltech “Chân lý làm con người được tự do” chính là sự thể hiện thứ văn hoá đó. Hiệu trưởng Đại học Yale nói: “Chỉ có tự do khám phá, tự do biểu đạt thì mới có thể thực sự khai thác được tiềm năng của nhân loại”. Thứ ba, văn hóa đại học là văn hoá đề xướng lý luận gắn với thực tế: Học viện Công nghệ Massachusetts tôn thờ phương châm lý luận gắn liền với thực tế. Khẩu hiệu truyền thống của trường này là “Suy nghĩ và bắt tay vào làm” (Mind and Hand). Khẩu hiệu truyền thống của Đại học Nottingham “Đ ô thị xây dựng bằng trí tuệ”, dùng ngôn ngữ hiện đại giải thích là “Trường đại học là động cơ của tăng trưởng kinh tế”. Một đô thị muốn trở thành đại đô thị quốc tế hóa thì phải có hậu thuẫn là trường đại học hàng đầu. Trường đại học đem lại cho đô thị không những sự nhảy vọt về vật chất và kinh tế mà còn đem lại sự nâng cấp về văn minh tinh thần và tu dưỡng văn hoá. Thứ tư, văn hóa đại học là văn hoá tôn thờ đạo đức: Nói tới đạo đức, ngôi trường đại học có ý nghĩa đích thực đầu tiên của nước Mỹ - ĐH Pennsylvania - có câu khẩu hiệu truyền thống nói về đạo đức: “Mọi phép tắc không có đạo đức đều uổng công vô ích”. Khẩu hiệu truyền thống của Đại học Giao thông Thượng Hải cũng thể hiện hàm ý đạo đức hết sức sâu sắc: “Uống nước nhớ nguồn, yêu nước, làm vẻ vang nhà trường”, u ố n g nước nhớ nguồn, nói theo tiếng Anh là Thanksgiving, tức cảm ơn. Thứ năm, văn hóa đại học là văn hoá tôn thờ tinh thần yêu nước: Câu “Yêu nước, làm rạng danh nhà trường” trong khẩu hiệu truyền thống của Đại học Giao thông Thượng Hải thể hiện trình độ cao của
  12. Chương 3. VẨN HỔA NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC 111 đạo đức, thể hiện tinh hoa văn hoá Trung Quốc. Tình cảm dân tộc và tư tưởng yêu nước chất phác chính là động lực làm việc và là động lực tạo ra sự tiến bộ trong công việc. Bản thân trường đại học là một thiết chế văn hóa, thực hiện sứ mệnh riêng - không thể thay thế đối với xã hội, với mỗi quốc gia và với toàn nhân loại. Văn hóa đại học phải được cụ thể hóa vào trong môi trường học thuật và rộng hơn là trong văn hóa nhà trường như là những ngầm định nền tảng, những giá trị cốt lõi, tạo nên tính chất đặc thù của văn hóa nhà trường ở trường đại học. 3.2. Văn hóa nhà trường vó>i việc phát triển giáo dục đại học 3.2.1. Văn hóa nhà trường với nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học 3.2.1.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Vai trò của một cơ sở giáo dục đại học là “truyền tải văn hóa, kiến tạo tri thức, và theo đuổi chân lý thông qua việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu”1. Sứ mạng của đại học gồm ba thành phần như nói ở trên, là đào tạo, nghiên cứu, phục vụ cộng đồng và xã hội. Trong đó, đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai sứ mạng thường được nhắc đến trước tiên. Xã hội hiện đại ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự hình thành, phát triển và chiếm ưu thế của nền kinh tế tri thức, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thay đổi trên đặt ra yêu cầu to lớn đối với các trường đại học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Điều này hơn bao giờ hết được lãnh đạo các trường đại học ý thức rất rõ. Các trường đại học ở Mỹ đã đặt ra mục tiêu thay đổi toàn diện: “Chúng tôi kêu gọi một sự thay đổi tận gốc rễ và toàn diện trong cách thức mà các tổ chức giáo dục đại học của chúng ta thực hiện các sứ 1 Đoàn Văn Dũng, Ouản lí nhà nước về chất lượng giáo dục đại học , Luận án Tiến sĩ Quản lí hành chính công, Học viện Hành chinh Quốc gia, 2015.
  13. 112 QUẢN LÝ VĂN HÓA N H À TRƯỜNG mạng của mình” (Carol Geary Schneider, Chủ tịch Hiệp hội các Trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ). “Thế giới đã và đang thay đổi đầy kịch tính trên rất nhiều phương diện nhưng các trường đại học đã thất bại trong việc theo kịp những thay đổi này. Hầu hết các tổ chức giáo dục được thiết lập để phục vụ những sinh viên ít đa dạng và có đặc quyền nhiều hơn. Ket quả là, chúng ta không giáo dục một cách thành công tất cả các sinh viên tham gia học đại học hiện nay - và những nhà lãnh đạo kinh doanh bất mãn với những cách thức mà các trường đại học đang chuẩn bị cho thế hệ những người lao động mới. Chúng ta cần một nền giáo dục về những giá trị vĩnh hằng, và một nền giáo dục tự do và gắn bó thực tiễn là một dạng mở rộng tự chủ nhất của việc học tập cho thế giới ngày nay” (Andrea Leskes, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kỳ). “Chúng ta mở cửa trường đại học cho nhiều sinh viên hơn, nhưng đã không giải thích cho họ biết giáo dục đại học thực sự là gì, nó sẽ đòi hỏi ở họ những gì, và bằng cách nào họ có thể nhận được nhiều nhất từ đó” Ợudith Ramaley, nguyên Chủ tịch Đại học Vermont)1. Trên phương diện đào tạo, yêu cầu với trường đại học là hình thành cho sinh viên khả năng đương đầu với những đòi hỏi của xã hội tri thức2: Các tiềm năng để học tập, nghiên cứu (academic capacities), các tiềm năng này dựa trên việc đào tạo chuyên môn, nhưng còn bao gồm tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, có năng lực đổi mới tư duy (un-learn) và học lại (re-learn) trong suốt cuộc đời; Các kỹ năng phát triển cá nhân gắn kết với xã hội (tự tin, quyết tâm cao, tôn trọng các giá trị đạo đức, hiểu biết rộng về xã hội và thế giới); Các kỹ năng sáng nghiệp (entrepreneurial skill) bao gồm các tiêm năng đáp ứng cả việc lãnh đạo và làm việc nhóm, làm chu công nghệ thông tin và các công nghệ khác... 1 Tham khao bài viết cua Nguyễn Hĩm Lam. Tldd. 2 Syntheis Report on Trends and Development iỉi Higher lủỉucalion since íhe IVorld Con/erence on Higher Education (1998-2003). UNESCO Paris. 2003.
  14. Chương 3. VẪN HỔA NHÀ TRƯỜNG ĐAI HOC 113 Trong đó, tự học, phê bình, suy luận, sáng kiến là bốn điểm tựa để giúp người sinh viên bắt kịp, và có bắt kịp rồi mới m ong tiến lên phía trước. Li. một trong những hệ thống giáo dục đại học hàng đầu thế giới, giáo duc đại học ở Mỹ hiện nay đang đứng trước những yêu cầu và thách thức to lớn phải thay đổi. Trong nghiên cứu của mình, N guyễn Hữu L im 1 đã khái quát những định hướng cơ bản cho sự thay đổi đó như sau: Vè tầm nhìn hay những mong đợi lớn của các trường đại học: (1) Phối hợp những mong đợi cho việc học tập theo chiều dọc thông qua các năm học và theo chiều ngang giữa các môn học và các trường; (2) Phát triển từng bước các năng lực trí tuệ, kiến thức trong những lĩnh vục cốt yếu, và nghĩa vụ công dân; (3) Phục vụ sự đa dạng của các phong cách học tập, các kinh nghiệrr sống, và các dạng nhập học khác nhau; (4i Đáp ứng sinh viên tại mức độ năng lực của họ và chuyển họ tới những ihành tựu lớn hơn; (5> Truyền đạt rõ ràng các mục tiêu và các thành tựu với cộng đồng; (6i Nhận ra nhu cầu của xã hội đối với người tốt nghiệp có kiến thức vả có kỹ năng cao được chuẩn bị cho công việc, vai trò công dân, và một cuộc sống thành công trong thế kỷ 21. Ví định hướng phát triển của trường đại học: (1 Coi trọng mình như một cộng đồng học tập mà sứ mạng của nó là đê rung cao thành tựu của sinh viên; (2 Đáp ứng mọi sinh viên mà nó phục vụ: sự đa dạng của họ, các dạng mập học khác nhau, sự chuẩn bị và những khát vọn g khác nhau; (3 Phân bổ các nguồn lực để hỗ trợ sự chú ý ngày càng tăng của giáng \iên với việc học tập cua sinh viên; Ngirên Hữu Lam. ỉ e tâm nhìn hay những mong đợi lớn của các trường dại học, ngnồi: http://w\vw. cemd.uch.eđu.vn.
  15. 114 QUẢN LÝ VẰN HÓA NHÀ TRƯỜNG (4) Chấp nhận nghĩa vụ cho việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên; (5) Thúc đẩy và cổ vũ lãnh đạo hợp tác giữa giảng viên, các nhà quản lý, và những nhân vật hữu quan chủ chốt; (6) Cùng với chính phủ và các nhà lãnh đạo kinh doanh để bố trí sắp xếp trường đáp ứng các nhu cầu xã hội; (7) Như là một nhóm, cung cấp các mô hình giáo dục khác nhau, v ề đội ngũ giảng viên: (1) Tự mình đáp ứng các tiêu chuẩn cao của việc giảng dạy; (2) Giữ cho sinh viên đáp ứng các tiêu chuẩn cao của các hoạt động trí tuệ mà chúng đòi hỏi những sự tận tâm cao độ v ề thời gian và sự chú ý; (3) Thiết lập các mục tiêu rõ ràng, và gắn bó chặt chẽ với nhau cho những môn học, các chương trình đào tạo, và việc học tập của sinh viên; (4) Chấp nhận nghĩa vụ với các mục tiêu đó và giảng dạy để đạt tới các mục tiêu đó; (5) Thiết kế một chương trình chặt chẽ và sử dụng những thực tiễn giảng dạy để giúp tất cả các sinh viên đạt tới các mục tiêu; (6) Định kỳ đánh giá bản thân và sự thành công của sinh viên, và sử dụng những kết quả này để hoàn thiện việc học tập của sinh viên; (7) Lãnh trách nhiệm cá nhân và tập thể với toàn bộ chương trình; (8) Học tập suốt đời bằng việc tham gia gắn bó trong phát triển sự nghiệp để hoàn thiện việc giảng dạy. v ề chương trình giảng dạy của nhà trường: (1) Chuẩn bị cho tất cả sinh viên cho những sự nghiệp thành công, những cuộc sống phong phú, thú vị, trở thành công dân tích cực của quốc gia và toàn cầu; (2) Phát triển những người học tự chỉ dẫn, hội nhập, có mục đích - những người được mở rộng tự chủ, có kiến thức, có trách nhiệm, và chiêm nghiệm một cách thấu đáo về giáo dục của họ;
  16. Chương 3. VĂN HỚA NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC 115 (3) Đ ược dựa trên giáo dục tự do thực tế trong đó sinh viên học và áp dụng việc học tập của họ theo những cách thức khác nhau vào những vấn đề phức tạp; (4) Đ ược đặc trưng bởi sự đa dạng và khác biệt của các quan điểm, viễn cảnh; (5) Dựa trên nền tảng công nghệ và phát triển sự thành thạo kỹ năng thông tin; (6) Thiết lập các tiêu chuẩn cao về sự thực hiện, nhưng không bắt buộc theo một đường hướng được tiêu chuẩn hoá. về quá trình dạy học: (1) Trong khi giảng dạy kiến thức, cũng yêu cầu sinh viên áp dụng chúng; (2) Đ òi hỏi mạnh mẽ sự khám phá và sự gắn bó với những vấn đề thách thức và chưa được viết ra, bao gồm cả những vấn đề dựa trên cuộc sống thực; (3) Trong cách thức có chủ đích, sử dụng sự đa dạng của tập thể sinh viên như một công cụ học tập; (4) Phát triển và coi trọng thành tựu hợp tác cũng như thành tựu cá nhân. Những nguyên tắc cho việc tổ chức giáo dục đại học trong tương lai cần được hướng tới của hệ thống giáo dục đại học được thể hiện cụ thể qua bảng tổng hợp dưới đây: Những nguyên tắc tổ chức giáo dục: từ hiện tại tới tưang lai Tru>ớc đây hoặc Hiện nay tới Điều chình hiện nay tương lai N h ậ n ra rằ n g n h ữ n g C h ú tr ọ n g v à o đ iề u đ ư ợ c d ạ y k h ô n g C Ũ N G ch ú trọ n g v à o h ọ c g iả n g d ạ y luôn là những đ iề u tậ p đ ư ợ c học
  17. 116 QUẢN LÝ V Ă N HÓA NHÀ TRƯỜNG Trước đây hoặc Hiện nay tới Điều chỉnh hiện nay tương lai CŨNG c h ú trọ n g v à o tìm k iế m n h ữ n g th ô n g tin c ầ n C h ú tr ọ n g v à o n h ữ n g N h ậ n th á y sự bùng th iế t ở đ â u , b ằ n g c á c h n à o đ iề u mà m ột người nổ c ù a th ô n g tin s ẵ n đ ẻ đ á n h g iá s ự c h ín h x á c được g iá o dục nên có c ủ a c h ú n g , v à n h ữ n g đ iề u b iế t s in h v iê n có th ể là m với k iế n th ứ c c ủ a h ọ N h ìn c h ư ơ n g trìn h đ à o C Ũ N G d iễ n d ịc h g iá o d ụ c tạ o c h ủ y ế u là p h ư ơ n g N h ậ n ra s ự p h ứ c tạ p n h ư là s ự t h ă m d ò , k h á m tiệ n c h u y ể n tả i n h ữ n g đ a d ạ n g c ủ a th ế giớ i p h á có c ơ s ở v ề n h ữ n g ý k iế n th ứ c đã đưực tư ở n g v à c á c g iá trị th iế t lậ p v ữ n g c h ắ c N hận ra rằ n g tiế p CŨNG th e o đuổi những C h ú tr ọ n g v à o h ọ c cận đa ngành đư ợ c liên h ệ tr o n g v à g iữ a c á c t ậ p tr o n g m ộ t n g à n h , đ òi hỏi đ ể h iể u c á c ngành khoa học khác lĩn h v ự c v ấ n đ ề c ù a th ế giớ i nhau th ự c v ớ i n h u c ầ u là m v iệ c CŨNG c o i trọ n g là m v iệ c như là th à n h v iê n C h ú tr ọ n g v à o là m tậ p th ể , đặc b iệ t tro n g của c á c đ ộ i tạ i nơ i v iệ c c á n h â n n h ữ n g n h ó m k h á c b iệ t, đ a là m v iệ c và tro n g dạng cộng đồng V ớ i n h u c ầ u c h o v iệ c CŨNG gắn tư duy phê N h ấ n m ạ n h v à o tư g ắ n b ó th a m g ia d â n phán với c á c vấn đ ề của d u y có p h ê p h á n sự tro n g các quyết cuộc sống th ự c , th ư ờ n g (c ritic a l th in k in g ) đ ịn h c h ín h s á c h chủ bao gồm những g iá trị yếu m â u th u ẫ n v ớ i n h a u N hận ra nhu cầu C Ũ N G p h á t triể n s ự s á n g T h ú c đ ẩ y s ự phân đ ể đ ịn h h ìn h tố c đ ộ tạ o b ằ n g v iệ c c o i tr ọ n g c á c tíc h k h á c h q u a n n h an h chóng của sự kinh n g h iệ m c á n h â n th a y đổi
  18. Chương 3LVĂN HỚA NHÀ TRƯỜNG ĐAI HỌC 117 TriiPỚc đ â y h o ặ c H iệ n n a y t ớ i Đ i ề u c h ỉn h h iệ n n a y t ư ơ n g la i Đ ể đ á p ứng với sự N g h iê n cứ u c h ủ y ế u đ a d ạ n g c ù a th ế giớ i C Ũ N G h ọ c v ề s ự p h ứ c tạ p về văn hoá, các quan h iệ n đ ạ i, n h ữ n g v ấ n c ủ a v ă n h o á , c á c lo ạ i v ă n đ iể m , v à c á c c h ủ đ ề đ ề c ủ a th ế giớ i rộ n g h o á đ a d ạ n g , v à c á c ch ủ c ủ a p thư ơ ng T â y lớ n , v à s ự phụ th u ộ c đ ề to à n c ầ u lẫn n h a u ....... C o i tr ọ n g v iệ c h ọ c tậ p Đ ể th ừ a n h ậ n v a i trò CŨNG tô n v in h các k iến vì m ụ c đ íc h c ủ a v iệ c m ớ i c ủ a g iá o d ụ c đ ạ i th ứ c th ự c tiễ n h ọc tậ p h ọ c tro n g x ã hội G iả đ ịn h rằ n g n h ữ n g V iệ c th a m g ia h ọ c đ ạ i N h ậ n ra s ự đ a d ạ n g c ủ a s in h v iê n là tư ơ n g đối h ọ c tr ở n ê n p h ổ q u á t s in h v iê n đồng nhất Với nhu cầu phát N h ìn v iệ c h ọ c t ậ p đ ạ i h ọ c N h ìn g iá o d ụ c đ ạ i h ọ c triể n m ột hệ th ố n g n h ư m ộ t p h ầ n c ủ a s ự liên tro n g s ự tá c h b iệ t vớ i g ắ n bó với n h au đ ể t ụ c v à p h ụ th u ộ c v à o m ô i g iá o d ụ c p h ổ th ô n g đạt được những trư ờ n g h ọ c t ậ p p h ỗ th ô n g m o n g đ ợ i lớ n h ơ n Nguồn: “Greater Expectation: A New Vision for Learning as Nation Goes to College” - National Panel Report (2002). The American Association of Colleges and Universities, trang 44. www.greaterexpectations.org1 3.2.1.2. Yêu cầu đối với môi trường học thuật và văn hóa nhà trường đại học Đặc trưng của trường đại học là các hoạt động học thuật phục vụ chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các tính chất của môi trường học thuật cũng như yêu cầu của văn hóa nhà trường đại học phải thể hiện đậm nét trong các hoạt động này, từ đó hình thành nên văn hóa khoa học hay văn hóa học thuật. Đây không chỉ là vấn đề được cộng đồng khoa học quan tâm mà còn là một trong những vấn đề được chú ý trong công tác quản lí ở các trường đại học. Văn hóa khoa học được hình ' Dần theo Nguyễn Hữu Lam. Sđd.
  19. 118 QUẢN LÝ VẪN HÓA N H À TRƯỜNG thành qua các hoạt động khoa học của một nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ giảng viên, sinh viên trong nhà trường đó. D o đó, khi các trường đại học hướng đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, hội nhập quốc tế thì vấn đề xây dựng văn hóa khoa học có thể xem là vấn đề cốt yếu. Khái niệm văn hóa khoa học đã được bàn đến khá nhiều theo những cách tiếp cận khác nhau. Tiếp cận theo văn hóa học và văn hóa tổ chức, các tác giả Michael J. Feuer, Lisa Towne và Richard J. Shavelson đưa ra định nghĩa “Văn hóa khoa học là một tập hợp các chuẩn mực và thực tiễn cùng các đặc tính của sự trung thực, cởi mở, phản ánh liên tục, bao gồm cả việc chất lượng nghiên cứu được đánh giá như thế nào”1. Tác giả Nguyễn Yăn Tuấn cũng đưa ra định nghĩa văn hóa khoa học theo hướng tiếp cận này: “Hoạt động khoa học dựa vào một số quy trình, quy ước đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận và lấy làm chuẩn, và do đó hoạt động khoa học tạo nên văn hóa khoa học”2. Các định nghĩa trên đây nhấn mạnh vào các giá trị, chuẩn mực cần được tuân thủ trong hoạt động khoa học. Các giá trị, chuẩn mực ấy được hiện thực hóa trong quá trình nghiên cứu cũng như đánh giá kết quả nghiên cứu. Theo hai tác giả Benoit Godin and Yves Gingras, các nghiên cứu hiện nay khi trả lời câu hỏi “Văn hóa khoa học là gì?” thường trình bày một mô hình đa chiều, tích hợp hai kích thước của văn hóa khoa học: các cá nhân và xã hội. Trên cơ sở mô hình này, hai tác giả Benoit Godin and Yves Gingras đưa ra định nghĩa, “Văn hóa khoa học và công nghệ là sự biếu hiện của tất cả các phương thức mà qua đó các cá nhân và xã hội thích hợp được với khoa học và công nghệ... Như vậy, văn hóa khoa học và công nghệ của một cá nhân hay xã hội thể hiện những phương tiện mà họ dành riêng cho khoa học và công nghệ”3. Cách tiếp cận này 1 Michael J. Feuer/Lisa Towne/Richard J. Shavelson, Scieníi/ìc Culture and Edncationaỉ Research, Zeitschrift íìir Erziehungswissenschaft. 7. Jahrg., Beiheft4/2004, s. XXX. 2 Nguyễn Văn Tuấn, Văn hóa khoa học, 2010. www.chrd.edu.vn 3 Benoit Godin and Yves Gingras. What is scientific and technological culture and how is it measnred? A multidimensional model. Public Ưnderstanding of Science, DOI: 10.1088/0963-6625/9/1/303, 2000.
  20. Chương 3. VẨN HỔA NHÀ TRƯỜNG ĐAI HOC 119 đưa ra khái niệm văn hóa khoa học rộng hơn, bao gốm tất cả các yếu tố liên quan đến khoa học và công nghệ trong đời sống xã hội. Bên cạnh khái niệm “Văn hóa khoa học”, một khái niệm khác cũng thường được nhắc tới là “văn hóa học thuật” . Trong tài liệu hướng dẫn về văn hóa học thuật của Trường Đại học James Madison - Hoa Kì, khái niệm văn hóa học thuật được mô tả qua một loạt các khái niệm liên quan như: “đời sống trí thức”, “trí tuệ sáng tạo”, “hoạt động trí tuệ”, “văn hóa sống động trí tuệ,” và “bầu không khí trí tuệ David D. D ill cho rằng “các tổ chức học thuật cần được xem như là những đơn vị mà bản chất của nó là các giá trị mà nó dựa vào, đó là một nền tảng văn hóa mạnh mẽ có thể được miêu tả như một hệ thống niềm tin và nhận thức luận”2. Theo Raveendranath Ravi Nayak, văn hóa học thuật trong các trường đại học có thể được mô tả là một mô hình giả định cơ bản được chia sẻ bởi các học giả, quản trị viên, sinh viên, giúp họ giải quyết các vấn đề trong việc thích ứng bên ngoài và hội nhập nội bộ trong quá khứ. Khi những giả định, các giá trị và niềm tin này đã vận hành tốt, họ không chỉ duy trì mà còn dạy nó cho các thành viên mới như là cách chính xác để nhận thức, suy nghĩ, và cảm nhận trong việc đối phó với các vấn đề liên quan đến hoạt động trí tuệ của mình như giảng dạy, học tập, đánh giá, nghiên cứu và quản lý3. Như vậy có thể thấy, giữa văn hóa khoa học và văn hóa học thuật có mối liên hệ mật thiết với nhau, trong nhiều trường hợp có thể xem là tương đồng. Theo tác giả Phạm Thị Ly: “Văn hóa học thuật (academic culture) hay văn hóa khoa học (scierìtiỷic cuỉture) có thể được hiểu chung là những luật lệ thành văn hay bất thành văn cho những ứng xử đúng đắn trong hoạt động khoa học bao gồm nghiên cứu, giảng dạy và 1 http://www.jmu.edu/cfi/programs/academicculture/resources/Academic%20 Culture%20A%20Summar>r%20of%20Faculty%20 Voices.pdf. 2 David D. Dill, (1982). The management o f academic culture: Notes on the management o f meaning and social integratĩon. Higher Education Volume 11, Number 3, 303-320, DOI: 10.1007/BF00155621. 3 Raveendranath Ravi Nayak. A Pilot Studv into International Students ’A c a d e m i c Culture: The Context o f Indian Business Students in an Australian University.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1