intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

hướng dẫn sử dụng máy phân ly- KYDH204, chương 3

Chia sẻ: Nguyen Van Luong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

203
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trình tự dừng máy phân ly 5.3.1. Đóng (Tắt) bộ hâm dầu, đồng thời vặn các van và để cho dầu bẩn đi qua hệ thống tái tuần hoàn và đi vào két dầu lắng. Cùng lúc đó mở van trên đường ống nước nóng để phun xối tang trống 5.3.2. Đóng cửa vào lại, cho tang trống quay, xoay van điều khiển đến vị trí “1”, giữ ở vị trí này cho đến khi thực hiện việc xả chất lắng đọng. Cần phải lặp lại việc xả chất lắng đọng 3 ~ 4 lần để xả hết tất cả các chất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: hướng dẫn sử dụng máy phân ly- KYDH204, chương 3

  1. Chương 3: Trình tự dừng máy phân ly 5.3.1. Đóng (Tắt) bộ hâm dầu, đồng thời vặn các van và để cho dầu bẩn đi qua hệ thống tái tuần hoàn và đi vào két dầu lắng. Cùng lúc đó mở van trên đường ống nước nóng để phun xối tang trống 5.3.2. Đóng cửa vào lại, cho tang trống quay, xoay van điều khiển đến vị trí “1”, giữ ở vị trí này cho đến khi thực hiện việc xả chất lắng đọng. Cần phải lặp lại việc xả chất lắng đọng 3 ~ 4 lần để xả hết tất cả các chất lắng đọng và vật liệu cần phân ly còn trong tang trống 5.3.3. Đóng cổng vào của chất lỏng làm việc. Xoay van điều khiển đến vị trí “2”, cắt đầu vào của chất lỏng làm việc. 5.3.4. Cắt nguồn động cơ điện, chờ một lúc cho đến khi tốc độ của máy phân ly giảm xuống mức khoảng 1000 vòng/phút (hiện thị tốc độ chỉ 14 vòng/phút). Sử dụng phanh hãm để tốc độ của máy phân ly vượt qua vòng quay nguy hiểm nhanh nhất có thể, tuy nhiên cấm sử dụng phanh hãm khi vòng quay của máy phân ly còn cao. Chú ý: 1. Sau mỗi lần sử dụng, phải làm vệ sinh cho máy phân ly. 2. Không nới lỏng bất cứ vật gì trên máy trước khi máy phân ly dừng hẳn.
  2. 3. Thời gian hiệu dụng của dầu bảo quản máy trước khi xuất xưởn là 1 (một) năm. Người sử dụng phải tiến hành thay dầu bảo quản mới khi hết thời hạn này hoặc máy phân ly để lâu không sử dụng. VI. Các hỏng hóc thông thường và phương pháp khắc phục TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục 1. Rung động vừa phải tại 1. Đây là điều bình vòng quay nguy hiểm trong thường. Máp phân ly quá trình tăng/giảm tốc độ. 2. Ngừng ngay máy và bị rung động 2. Tang trống mất cân bằng xác định nguyên nhân. vì các lý do sau: làm vệ sinh Việc không siết chặt vòng 1 Separator không thật kỹ càng, các chi hãm sẽ gây ra nguy hiểm vibrates tiết không được siết chặt, đã lớn cho máy phân ly. sử dụng các chi tiết của máy 3. Thay vòng đệm chống phân ly khác. rung. 3. Vòng đệm chống rung 4. Thay toàn bộ lò xo. Tốc độ quá 1. Chỉ số động cơ đo vòng tua 1. Kiểm tra động cơ vòng cao bị sai. tua. 2 2. Truyền động kém. 2. Ngừng máy ngay. Too high 3. Tốc độ động cơ điện không Kiểm tra tốc độ, sự speed đúng. truyền tải hoặc hệ pu ly. Tốc độ quá 1. Phanh đang làm việc 3. Nhả phanh. ngay. 1. Ngừng máy thấp 2. Đĩa ma sát bị mòn hoặc 2. Thay mới đĩa ma sát. Thời gian kẹt dầu. 3. Kiểm tra tổng điện áp 3 tăng tốc quá 3. Điện áp bị sụt giảm. 4. Thay vòng bi mới dài 4. Vòng bi bị hỏng.. 5. Ngừng ngay máy. Thử 5.Các hỏng hóc khác. quay bằng tay để thử tang Too low 6. Động cơ điện bị hỏng trống.
  3. Công suất 1. Lỗi chỉ số đồng hồ dòng Xem mục “Tốc độ quá 4 khởi động điện. thấp” thấp 2. Đĩa ma sát bị mài mòn Refer to "Too low speed" Too low hoặc kẹt. Tốc độ khởi 1. Lỗi chỉ số đồng hồ dòng 1. Thay thế hoặc sửa động quá lớn điện. đồng hồ. 5 2. Động cơ điện bị hỏng. 2. Thay mới hoặc sửa Tool high 3. Vòng bi bị hỏng. đ.cơ. TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục Có nước 1. Nước do lắng đọng. 1. Xả hết nước trong hộp trong hộp số 2. Phớt trục không chặt hoặc số. 6 quay không đúng. 2. Thay mới, cho quay Water in 3. Rò rỉ trên trục thắng đứng. đúng. gearbox 1. Bôi trơn kém. Hộp số 3. Thay tra số lượng/chất 1.Kiểm thế gioăng/phớt. 7 có tiếng gõ 2. Hộp số đã hao mòn nhiều. lượng 3. Vòng bi bị mòn hoặc hỏng. 2.Thay mới các bộ phận Gearbox mòn. Khuyến cáo thay Có tiếng gõ 1. Điều này là bìng trong ly hợp 1. Thường xuất hiện khi khởi thường. 8 động hoặc dừng máy do đĩa 2. Hiệu chỉnh. Noise in ma sát bị trượt. 3. Xem phần “Tốc độ quá clutch 2.Chuyển động giữa pu ly thấp” Có coupling đĩaCó mùivà khối đàn hồi ma 1. Điều này là bình mùi khét 1. ma sát khét khi khối bị sát bị trượt khi khởi động thường. 9 hoặc dừng máy. 2. Kiểm tra toàn bộ máy, Smell 2. Vòng bi bị nóng khi làm xác định vị trí. Thay Thời gian việc. phanh đã mòn hoặc có Thay mới hoặc làm vệ Má vòng bị mới. 10 giảm tốc quá dầu. sinh. Không còn 1. Gioăng pít tông trượt bị 1.Thay mới gioăng/phớt 11 tác dụng làm hỏng. hỏng. kín 2. Ty van 228 bị hỏng. 2. Thay mới.
  4. Việc xả chất 1. Gioăng pít tông trượt bị 1. Kiểm tra chất lượng lắng đọng hỏng. phớt pít tông, thay mới không 2. Ty van 228 bị hỏng. gioăng/phớt bị hỏng. 12 trơn tru 3. Sự dịch chuyển của pít 2. Thay mới. tông trượt không mềm dẻo. 3. Kiểm tra mặt phẳng Un-smooth 4.Đường ống nuớc công tác tiếp giáp giữa pít tông và in extracting bị tắc. thân tang trống. sediment 4. Kiểm tra ống và van Chất lượng 1. Đường kính vòng trọng lực 1. Chọ vòng tỷ trọng phân ly kém quá nhỏ. hợp lý. 13 2. Nhiệt độ phân ly không 2. Hiệu chỉnh nhiệt độ. Poor đúng. 3.Giảm lượng dầu cần xử separating 3 . Tốc độ cấp dầu xử lý lớn. lý đưa vào máy. VII. Bôi trơn Bôi trơn là một vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động bình thường của máy phân ly. Phẩm chất dầu bôi trơn kém, quá nhiều hoặc không đủ dầu bôi trơn, chất lượng dầu bôi trơn bị thay đổi v…v…tất cả đều ảng hưởng xấu đến điều kiện bôi trơn, kết quả là gây hậu quả nghiêm trọng đối với thiết bị. Người sử dụng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này 7.1. Sau khi đưa máy phân ly vào làm việc, sau 250 giờ vận hành đầu tiên phải thay dầu bôi trơn mới và sau đó cứ 750 giờ hoạt động lại thay dầu một lần. Người sử dụng cũng có thể tự xác định thời hạn sử dụng dầu nhờn, tuỳ thuộc vào chất lượng và điều kiện sử dụng, nhưng không bao giờ được vượt quá 1.500 giờ. Mỗi lần thay dầu, cần phải làm vệ sinh hộp số một cách kỹ càng và phải bảo đảm rằng không để một mẩu kim loại hoặc vật thể lạ nào còn sót lại
  5. trong hộp số 7.2. Các điểm giữa bệ phanh và nắp đậy cũng như giữa trục phanh và nắp đậy phải được kiểm tra thường xuyên và bôi mỡ sulphit molipden MoS2. 7.3. Các điểm sau đây cũng cần bôi mơ MoS2 sau khi tháo và lắp tang trống: đường ren giữa ê cu hãm nhỏ và nắp tang trống, đường ren giữa vòng hãm và thân tang trống, mặt tiếp giáp giữ vòng đệm và nắp tang, lỗ côn của thân tang trống với phần côn của trục thẳng đứng. VIII. Bảo dưỡng và Sửa chữa Khi sử dụng máy phân ly, người sử dụng phải định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị thao “Sách hướng dẫn sử dụng này” để giảm thiểu các hỏng hóc và bảo đảm sự vận hành tin cậy và hiệu dụng của máy. Các bộ phận then chốt cần chăm sóc và bảo dưỡng. 1. Các bộ phận của tang trống 1.1. Sau một thời gian dài sử dụng máy, đường ren của đai ốc hãm to có thể bị mòn nhiều, làm cho sự cân bằng động bị phá vỡ hoặc ảnh hưởng đến sự an toàn trong vận hành. Đối với tang trống mới, vạch không “O” trên thân trống phải trùng với vạch không “O” trên đai ốc hãm to. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, các vạch đó không còn trùng nhau nữa do đường ren bị hao mòn. Khi sự sai
  6. lệch này lớn hơn 25O, phải ngừng việc sử dụng máy phân ly. Trong thời gian vận hành bình thường, người sử dụng phải kiểm tra đường ren trước mỗi lần lắp ráp, nếu phát hiện có vị trí nào bị vướng mắc, cần phải mài bằng giũa với bột đá có dầu và bôi mỡ lên ren, nhằm tránh bị mài mòn hoặc trầy xước, dẫn đến việc khó tháo tang trống lần sau 1.2. Cụm đĩa phải được nén ép thật chặt hoàn toàn, nếu không nó sẽ phá vỡ sự cân bằng động của các bộ phận tang trống, gây ra sự rung động của máy phân ly. 1.3. Làm vệ sinh tang trống: Việc này được xác định bằng kinh nghiệm, với thời gian bao lâu phải cho ngừng máy, tháo rỡ và làm vệ sinh tang trống. Ngoài ra, còn cần phải xét đến các nhân tố khác, cái chính là phải xác định trên cơ sở dạng chất dư trong chất lỏng xử lý cũng như điều kiện làm việc của bộ lọc thô và bộ lọc. Bộ lọc thô không hiệu quả sẽ để cho các phần tử lớn lọt vào các đĩa, dẫn đến sự tắc nghẽn. Nếu việc này xẩy ra, phải lập tức làm vệ sinh các đĩa ngay và lần lượt từng chiếc một. Khi xác định thời hạn tháo các bộ phận, phải chú ý xét đến xu hướng vòng hãm bị dính chặt vào thân tang trống. Thực tế là rất khó dự báo được, bao lâu thì phải tháo và bôi mỡ cho vòng hãm, vì điều này một mặt phụ thuộc vào việc sử dụng mỡ như thế nào và mặt khác phụ thuộc vào việc bôi mơc có cẩn thận hay không. Ở lần sử dụng đầu tiên, ít nhất là mỗi tháng một lần phải thực hiện việc bôi trơn phần côn của trục tang trống, nhằm tránh cho
  7. thân tang trống khỏi bị dính chặt vào trục. Thời hạn bôi trơn có thể được kéo dài tuỳ theo kinh nghiệm sử dụng máy phân ly. Nếu trong nước làm việc có lẫn chút muối hoặc nếu có chất ăn mòn trong chất lỏng còn dư lại (vì có chứa a xít hoặc muối), lúc đó phải đưa chất lỏng làm sạch vao tang trống, lặp lại việc xả chất lắng sau mỗi lần vận hành máy và làm vệ sinh ít nhất là 24 lần một lần. Điều này thật đặc biệt quan trọng khi thực hiện việc xử lý dầu bôi trơn hoặc dầu nặng HFO. 1.4. Các điểm bị gỉ hoặc bị hỏng nhẹ trên bề mặt làm kín của pít tông do bị các vật rắn xối hoặc gõ vào khi xả chất lắng cũng như do lắp ráp không cẩn thận cần được sử chưa bằng dầu trộn bột đá mịn. Nếu như vệt trầy xước quá xâu, người sử dụng máy phân ly phải gửi chi tiết hỏng về công ty để sửa chữa. 1.5. Cửa xả chất lắng đọng trên thân tang trống có thể bị mài mòn bởi sự va đập của chất rắn hoặc bị gỉ, do vậy cần định kỳ kiểm tra. Nếu thấy bị gỉ hoặc mài mòn nhiều, phải cho máy phân ly ngừng làm việc và liên hệ với Nhà sản xuất. 1.6. Nếu như không sử dụng máy phân ly trong một thời gian dài, cần phải tháo tất cả các chi tiết trong tang trống để làm vệ sinh và bảo quản tại nơi khô ráo và thông gió tốt Tất cả các chi tiết bằng cao su phải tránh bị ẩm ướt, tránh ánh nắng mặt trời và bụi bậm để tránh bị lão hoá. 2. Hệ thống trục thẳng đứng
  8. 2.1. Phần côn lắp ráp giữa trục thẳng đứng và thân tang trống không được phép có bất kỳ một hư hại nào, vì vậy cần chú ý tránh làm hỏng phần này mỗi lần tháo/lắp. Nếu như có vết hỏng nào đó, phải dùng dao nạo để sửa và mài nhẵn bằng dầu trộn đá hoặc giấy nháp bột kim loại hạt mịn, nhưng không bao giờ được dùng biện pháp cơ khí hoặc giấy nháp để sửa chữa lớn, nếu không sẽ làm ảnh hưởng hoặc làm hỏng độ chính xác lắp ráp và kết quả là gây rung động cho máy phân ly 2.2. Định kỳ kiểm tra độ vẫy của phần côn trục thẳng đứng, độ vẫy này không được phép vượt quá 0,02 mm. Nếu vượt quá trị số này, cần tiến hành lắp ráp lại và kiểm tra cẩn thận vòng bi, ổ đỡ vòng bi và vòng đệm. Nếu độ vẫy này vẫn lớn hơn 0,02 mm, cần phải thay mới trục thẳng đứng. 2.3. Trong quá trình hoạt động, trục thẳng đứng luôn quay với tốc độ cao và tuyền tải một năng lượng lớn. Trục này đuợc đỡ trên các bộ nhíp, xếp theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang trên thân tang trống, vì vậy chúng phải được kiểm tra chất lượng một các chặt chẽ. Độ chính xác của các chi tiết này rất cao, người sử dụng không thể tự ý thay đổi chúng bằng các bộ nhíp mới. Tất cả các bộ nhíp này phải được thay thế cùng một lúc bởi toàn bộ các bộ nhíp mới do Nhà chế tạo đã kiểm tra chất lượng, không bao giờ được phép thay thế từng bộ hoặc một vài bộ một, nhằm không để ảnh hưởng tới độ chính xác trong hoạt động của máy phân ly.
  9. 2.4. Tất cả các ổ bi trên trục thẳng đứng đều là các sản phẩm có độ chính xác cao và được nhập khẩu. Trong khi tháo lắp, cần đặc biệt chgú ý bảo vệ các điểm và bề mặt lắp ráp, cũng như phải làm vệ sinh thật cẩn thận. Chỉ được phép dùng tay để đẩy các vòng bi, không được phép dùng búa để gõ, vì như vậy sẽ làm ảnh hưopửng đế độ chính xác của chúng. Sau một thời gian dài sử dụng, các vòng bi có thể bị mài mòn nhiều hoặc bị gỉ, cần phải thay thế bằng các vòng bi mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2