Hướng dẫn xử lý sự cố thiết bị trạm BTS 3012
lượt xem 255
download
Các cách xác dịnh lỗi. Nhận duợc lỗi từ các cảnh báo (Alarm).bao gồm: Cảnh báo từ hệ thống diều khiển (Alarm console) Cảnh báo từ hộp cảnh báo (Alarm box) Cảnh báo từ trung tâm vận hành (OMC). o Nhận duợc lỗi từ việc thống kê phân tích luu luợng o Nhận duợc lỗi từ Driving test o Nhận duợc lỗi từ việ c kiểm tra dịnh kỳ o Nhận duợc lỗi từ các phàn nàn của khách hàng....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn xử lý sự cố thiết bị trạm BTS 3012
- Tæng C«ng ty ViÔn th«ng Qu©n ®éi Phßng kü thuËt --------------------- H−íng DÉn xö lý sù cè thiÕt bÞ tr¹m BTS 3012 Phiªn b¶n 1 2008 Đào Đại Nghĩa - Phòng Kỹ thuật TCT – Đà Nẵng 05/2008 1
- Tæng C«ng ty ViÔn th«ng Qu©n ®éi Phßng kü thuËt --------------------- H−íng DÉn xö lý sù cè thiÕt bÞ tr¹m BTS 3012 NGƯỜI LẬP NGƯỜI PHÊ DUYỆT Đào Đại Nghĩa - Phòng Kỹ thuật TCT – Đà Nẵng 05/2008 2
- Phần E: Hướng dẫn xử lý sự cố I. Giới thiệu chung.................................................................................... 4 1. Cách xác định lỗi.................................................................................. 4 2. Phương pháp xử lý lỗi........................................................................... 4 II. Các lỗi thường gặp................................................................................ 5 1. Lỗi trên hệ thống anten – feeder............................................................. 5 2. Lỗi truyền dẫn...................................................................................... 8 3. Lỗi kết nối phần cứng.......................................................................... 10 4. Lỗi phần cứng..................................................................................... 11 III. Các biện pháp phòng ngừa lỗi.............................................................. 11 Đào Đại Nghĩa - Phòng Kỹ thuật TCT – Đà Nẵng 05/2008 3
- I. Giới thiệu chung 1. Các cách xác định lỗi o Nhận được lỗi từ các cảnh báo (Alarm) bao gồm: Cảnh báo từ hệ thống điều khiển (Alarm console) Cảnh báo từ hộp cảnh báo (Alarm box) Cảnh báo từ trung tâm vận hành (OMC) o Nhận được lỗi từ việc thống kê phân tích lưu lượng o Nhận được lỗi từ Driving test o Nhận được lỗi từ việc kiểm tra định kỳ o Nhận được lỗi từ các phàn nàn của khách hàng. a. Xác định thiết bị lỗi o Nếu BSC có lỗi thì thường là nó sẽ ảnh hưởng đến một số trạm hoặc nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các trạm BTS o Nếu BTS có lỗi thì nó sẽ chỉ ảnh hưởng đến chính nó và tỷ lệ chuyển vùng thành công (handover success rate) của các cell lân cận o Trong khi mở rộng phát triển mạng, chúng ta có thể tráo đổi các BTS và vì thể gây ra lỗi cho BSC hoặc BTS o Lỗi gây ra bởi quá trình bảo dưỡng sai. b. Các loại lỗi trong BTS o Lỗi Antenna & Feeder o Lỗi truyền dẫn o Lỗi kết nối phần cứng o Lỗi phần cứng 2. Phương pháp xử lý lỗi a. Phân tích thông tin cảnh báo Thông tin cảnh báo từ hệ thống cảnh báo BSS thường chỉ thị thông qua âm thanh, ánh sáng, đèn LED và các biểu tượng đưa ra trên màn hình… Nó bao gồm các mô tả chi tiết về trạng thái không bình thường, các nguyên nhân có thể, các gợi ý khắc phục, bao gồm phần cứng, kết nối (link), trung kế và tỷ lệ tải CPU vv... Chúng là các điểm mấu chốt để phân tích và xác định lỗi. b. Phân tích các trạng thái chỉ báo o Các chỉ báo có thể chỉ ra các trạng thái làm việc của mạch, của link, đường truyền quang, node và của chế độ active/standby c. Kết quả phân tích thống kê lưu lượng o Đây là phương pháp chủ yếu để xác định lỗi của phần mềm RNO. d. Phân tích kết quả đo kiểm bằng công cụ, máy đo o Nó phản ánh lỗi một cách tự nhiên qua các dữ liệu đã được lượng tử hóa và có thể nhận ra được Đào Đại Nghĩa - Phòng Kỹ thuật TCT – Đà Nẵng 05/2008 4
- o Một số loại công cụ, máy đo Máy phân tích báo hiệu (Signaling Analyzer), điện thoại test (Test phone) như máy TERM, máy Bird (Site Analyzer) vv… e. Dò theo các giao diện (Tracing the Interface) o Nó được sử dụng để xác định nguyên nhân gây lỗi kết nối cuộc gọi của thuê bao và tương tác báo hiệu nội đài vv... o Kết quả dò có thể dùng để tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây lỗi cuộc gọi và xác định vị được vấn đề hoặc thu được dấu hiệu cho các phân tích tiếp theo. f. Gọi kiểm tra (Calling Test) o Đây là cách đơn giản nhất và nhanh nhất để đưa ra phán đoán về chức năng xử lý cuộc gọi và các module liên quan của BSS bình thường hay không. g. So sánh và tráo đổi o So sánh: So sánh các thành phần lỗi hoặc các hiện tượng lỗi với những cái bình thường để tìm ra sự khác biệt qua đó tìm ra vấn đề. Phương pháp này thường được dùng với các vấn đề đơn giản. o Tráo đổi: Nếu lỗi không thể xác định nguyên nhân ngay cả khi các phần tử dự phòng đã được thay, bạn có thể tráo đổi các phần tử bình thường (như bo mạch, sợi quang vv…) với các phần tử có khả năng bị lỗi và so sánh trạng thái hoạt động để phân biệt ra phần bị lỗi. Phương pháp này thường được dùng với các vấn đề lỗi phức tạp h. Tắt bật /khởi động lại (Switching/Resetting) o Cách này không xác định được nguyên nhân lỗi một cách chính xác, do được chạy lại phần mềm, lỗi có thể sẽ không xẩy ra nữa, vì thế khó có thể biết được nguyên nhân lỗi thực sự và khắc phục vấn đề. o Đây là phương pháp khẩn cấp và chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp II. Các lỗi thường gặp 1. Lỗi trên hệ thống anten – feeder a. BTS feeder system structure Đào Đại Nghĩa - Phòng Kỹ thuật TCT – Đà Nẵng 05/2008 5
- Phân loại lỗi: Phân loại Lỗi Hiện tượng Không có tín Trên tín hiệu MS lỗi truy nhập vào mạng, các cuộc gọi không thiết lập hiệu đường đường xuống được, cuộc gọi bị rớt, TRX rỗi (idle) trong thời gian dài xuống (downlink Tín hiệu đường signal) Chất lượng chuyển đổi kém, vùng phủ của BTS bị co hẹp xuống yếu Không có tín Trên tín hiệu Các cuộc gọi không thể thiết lập hiệu đường lên đường lên Độ nhậy thu của (uplink signal) Chất lượng chuyển đổi kém, vùng phủ của BTS bị co hẹp BTS yếu Có cảnh báo sóng Cảnh báo VSWR tại DDPU Lỗi hệ thống đứng VSWR Feeder-Anten Cảnh báo bộ KĐ Có bộ khuyếch đại tạp âm thấp LNA tại DDPU tạp âm thấp LNA b. Các lỗi hay gặp trên đường xuống o Mô tả Không có tín hiệu đường xuống Tín hiệu đường xuống yếu o Phân tích Không có tín hiệu đường xuống B1: Xem lại các cảnh báo cũ và các cảnh báo thời giam thực ở OMC hoặc ở trạm bằng phần mềm “local maintenance console” B2: Nếu có cảnh báo sóng đứng nghiêm trọng ở DDPU thì phần lớn khả năng là do khối DTMU đã tắt bộ khuyếch đại công suất làm cho không có tín hiệu đầu ra. Cách xử lý: – Kiểm tra VSWR của tuyến antena-feeder bắt đầu từ điểm jumper đấu vào DDPU. – Nếu VSWR vẫn nằm trong giới hạn cho phép thì tiếp tục xác định lỗi bằng phương pháp khoanh vùng như sau: B3: Vì hiện tượng là không có tín hiệu đường xuống, vì vậy điểm lỗi phải nằm trong đường tín hiệu RF. Nếu điểm lỗi được xác định nằm trong phần từ cổng ra của DDPU tới antenna trên đỉnh cột, thì DDPU sẽ phát hiện được và đưa ra cảnh báo VSWR. Nếu không đúng thì có thể kết luận là điểm lỗi nằm giữa đầu ra của TRX tới đầu ra của DDPU. Cách xử lý: – Kiểm tra cáp kết nối giữa các cổng DTRU TX1, TX2 với DDPU TXA, TXB hoặc DTRU TCOM với DDPU TXA, TXB là đúng. Đào Đại Nghĩa - Phòng Kỹ thuật TCT – Đà Nẵng 05/2008 6
- B4: Nếu các cách làm trên vẫn không tìm được lỗi thì thay DDPU. B5: Nếu các cách làm trên vẫn không tìm được lỗi thì thay DTRU. Tín hiệu đường xuống yếu: Triệu chứng của lỗi này là vùng phủ của BTS hoặc của các sóng mang bị thu hẹp. Cách xử lý như sau: B1: Kiểm tra công suất đầu ra của TRX là bình thường. B2: Kiểm tra chỉ số VSWR đo được tại DDPU là bình thường. B3: Kiểm tra suy hao xen của đường truyền qua DDPU. B4: Kiểm tra các đầu nối liên quan đến đường tín hiệu RF đã được bắt chặt. c. Các lỗi thường gặp trên đường lên o Mô tả Không có tín hiệu đường lên Độ nhậy thu của BTS yếu o Phân tích Không có tín hiệu đường lên B1: Thử thay thế đường feeder-antenna khác cho cái không có tín hiệu đường lên – Nếu tín hiệu đường lên được khôi phục ở đường feeder mới thì chắc chắn đường feeder nguyên gốc là có vấn đề. – Nếu hiện tượng vẫn lặp lại thì DDPU có vấn đề. Kiểm tra lại các cáp nối giữa RXA1-4 và RXB1-4 với các đường RXM1, RXD1, RXM2, RXD2 là đúng (theo cấu hình). B2: Nếu lỗi vẫn chưa được khắc phục thì thay DDPU, và lập bản ghi liên quan đến tình trạng lỗi và đính kèm DDPU bị lỗi; – Chú ý: Khôi phục lại kết nối antenna feeder về trạng thái ban đầu của nó. Khi thay đổi antenna feeder đảm bảo rằng: – Hai antenna - feeders tương ứng sẽ trong cùng cell/sector – Kết nối antenna lên được khôi phục về trạng thái ban đầu sau khi xác định được lỗi. Nếu không vùng phủ của cell có thể sẽ bị ảnh hưởng. Đây là các nguyên tắc cơ bản phải tuân thủ, khi sử dụng phương pháp này để giải quyết vấn đề. Độ nhậy thu của BTS yếu Kiểm tra VSWR của antenna feeder – Nếu nó quá lớn thì chứng tỏ kết nối của một phần tử nào đó trong tuyến antenna feeder RF là kém chất lượng. – Nếu VSWR là bình thường thì các chỉ số năng lực kênh thu của DDPU như độ lợi (gain), hệ số tạp nhiễu (noise factor). Đào Đại Nghĩa - Phòng Kỹ thuật TCT – Đà Nẵng 05/2008 7
- Độ nhậy thu của BTS yếu Các lỗii thông thường sẽ có thể được xác định bằng cách phát triển các phương pháp ở trên. Nhưng sẽ không thể tránh được một số lỗi không thể xác định được theo các phương pháp này, vì nó không phải là cách kiểm tra toàn diện. Ví dụ: Độ lợi giảm và hệ số tạp nhiễu tăng trong trường hợp của bộ khuyếch đại sẽ không được phản ánh trong trạng thái hoạt động và lỗi sẽ không thể xác định được. Việc tạo các bản ghi rõ ràng về trạng thái lỗi sẽ rất hữu ích cho các phân tích sâu hơn sau đó. d. Các lỗi thông thường trên hệ thống feeder o Mô tả Cảnh báo VSWR trên DDPU o Phân tích Cảnh báo sóng đứng – Kiểm tra VSWR của hệ thống antenna - feeder. Nếu nó thấp hơn 1.5, mà cảnh báo DDPU VSWR vẫn được tạo ra thì cảnh báo này sẽ được xem như là một cảnh báo lỗi và cần phải thay DDPU. – Nếu VSWR là cao hơn 1.5, thì cần điều chỉnh các kết nối antenna feeder cho đến khi VSWR thấp hơn 1.5 – Tiêu chuẩn lắp đặt yêu cầu VSWR thấp hơn 1.3 2. Lỗi truyền dẫn a. Mô tả o Bảng điều khiển cảnh báo (Alarm console) “Bo BIE (BTS Interface Unit) mất đồng bộ PCM”, “có cảnh báo LAPD_OML” o Chương trình điều khiển thống kê lưu lượng Tỷ lệ chuyển giao thành công, tỷ lệ rớt cuộc gọi của cell là bất thường. o Phàn nàn của khách hàng Không thể gọi, chất lượng tồi, rớt cuộc gọi b. Các nguyên nhân o Thiết bị truyền dẫn, bo mạch hoặc luồng E1 bị lỗi Nhiều loại thiết bị truyền dẫn thì sẽ có nhiều lỗi o Mã đường dây, mã phát hiện, sửa lỗi dùng khác loại nhau (HDB3, CRC4) o Chất lượng kết nối luồng E1 tồi Nó sẽ gây ra chất lượng kém hoặc luồng truyền dẫn bị chập chờn o Tỷ lệ lỗi bit cao High BER (bit error rate) Truyền dẫn Vi ba và HDSL đặc biệt là khi trời mưa o Lỗi hệ thống tiếp đất Đào Đại Nghĩa - Phòng Kỹ thuật TCT – Đà Nẵng 05/2008 8
- c. Lỗi truyền dẫn loại 1: E1 chập chờn o Tiến trình xử lý o Các nguyên nhân có thể là thiết bị truyền dẫn, bo mạch hoặc luồng lỗi B1: Thực hiện kiểm tra self-loop test phía BTS và kiểm tra đèn chỉ thị LIU của card TMU là tắt. Nếu đèn LIU không tắt thì vấn đề nằm trong card TMU thay card TMU. B2: Thực hiện kiểm tra self-loop test về phía BSC và kiểm tra chỉ thị E1 của bo BIE của BSC là OFF. Nếu BIE không OFF, thì vấn đề nằm ở thiết bị truyền dẫn. B3: Kiểm tra phần mềm quản lý truyền dẫn NM và kiểm tra các cảnh báo liên quan. Dựa trên các cảnh báo (nếu có) này bạn có thể xác định vấn đề nằm ở thiết bị truyền dẫn. B4: Nếu không có cái nào lỗi thì vấn đề nằm ở khả năng tương tác giữa thiết bị truyền dẫn và BSC (hoặc BTS) d. Lỗi truyền dẫn loại 2: Cảnh báo OML thường xuyên o Tiến trình xử lý Lý do có thể là luồng E1 được đấu tiếp đất công tác không tốt hoặc thiết bị truyền dẫn lỗi. Kiểm tra card TMU trong BTS để kiểm tra thiết lập tiếp đất cho luồng E1. Kiểm tra điện trở của đầu nối E1 và rack máy để đo tình trạng cách ly. Kiểm tra đầu nối E1 trong DDF (khi lắp đặt) đã được đấu đất Kiểm tra vỏ của thiết bị truyền dẫn E1 đã được đấu đất Kiểm tra toàn bộ hệ thống sử dụng cùng một hệ thống nối đất. Nếu không sửa đổi lại cho đúng, rồi kiểm tra xem vấn đề đã được khắc phục chưa. Nếu vấn đề không được khắc phục sau các bước đo kiểm tra ở trên thì vấn đề nằm ở thiết bị truyền dẫn, luồng truyền dẫn E1 hoặc card giao diện E1. Kiểm tra kết nối và thực hiện kiểm tra loop test khoanh vùng để xác định lỗi. Kiểm tra phần mềm NM và kiểm tra các cảnh báo liên quan. Và xử lý nó theo các hướng dẫn của thiết bị truyền dẫn. e. Trường hợp lỗi điển hình: OML chập chờn do E1 tiếp đất sai. o Mô tả OML của trạm thường xuyên bị gián đoạn và chỉ thị tương ứng của E1 ở đầu BSC nháy liên tục. Phòng máy đặt trên đỉnh đồi cao 300m. Phòng đặt thiết bị truyền dẫn cách xa 20m. Tại trạm, kỹ sư O&M tìm thấy các vấn đề sau: – Luồng E1 đã được đấu đất và đã được kiểm tra đúng DIP switch – Đầu nối E1 đã được bảo vệ cách li với vỏ tủ máy. Cáp tiếp đất công tác đã được đấu nối với hệ thống đất của phòng máy. Đào Đại Nghĩa - Phòng Kỹ thuật TCT – Đà Nẵng 05/2008 9
- – DDF và tất cả các khung kim loại đã được nối tới cáp tiếp đất của phòng máy. Đầu nối E1 tiếp xúc với khung kim loại của DDF – Không có chống sét cho luồng E1 được sử dụng – Đèn chỉ thị của luồng E1 nháy nhanh o Tiến trình xử lý B1: self-loop luồng E1 tại đỉnh tủ BTS nhận được đèn chỉ thị cáp luồng E1 là OFF BTS là OK. B2: self-loop luồng E1 trên DDF và nhận đèn chỉ thị cáp luồng E1 là OFF luồng E1 từ BTS đến DDF là OK B3: self-loop về BSC trên DDF và thấy trạng thái E1 là OFF E1 từ BSC đến DDF là OK B4: Tắt nguồn của TMU rồi bật lại, vẫn lỗi B5: Tháo luồng E1 ra khỏi DDF, vẫn lỗi B6: Ngắt kết nối E1 ở đỉnh tủ BTS, tắt nguồn và tháo TMU. Kiểm tra điện trở giữa vỏ đầu nối E1 đỉnh tủ và cáp tiếp đất của tủ máy thì thấy chúng đã cách ly với nhau ( bình thường) B7: Thay đổi TMU DIP switch sang vị trí tương ứng để tiếp đất của cáp luồng E1 thành OFF (không nối đất), vẫn lỗi B8: Tháo đầu kết nối E1 ra khỏi DDF thay đổi TMU DIP switch sang vị trí tương ứng để tiếp đất của cáp luồng E1 thành OFF (không nối đất). Hết lỗi B9: Để xác nhận lỗi, thay TMU (với cáp E1 không được nối đất). Để vỏ đầu nối E1 tiếp xúc với DDF thì thấy đèn chỉ thị E1 trên TMU nháy nhanh Lỗi Khôi phục lại TMU ban đầu và tháo đầu nối E1 ra khỏi DDF, lỗi biến mất. 3. Lỗi kết nối phần cứng Trường hợp lỗi điển hình: cảnh báo VSWR do cáp đứt o Mô tả: Trên phần mềm O&M trạm BTS, có một TRX trong một sector có đèn cảnh báo đỏ, alarm console chỉ ra cảnh báo TRX VSWR. Trạm vừa được lắp mới. Tại trạm kỹ sư O&M tìm thấy các vấn đề sau: – Cáp RF giữa TRX với DDPU đã được kết nối tốt – Dây nhẩy RF tới DDPU cũng đã được kết nối đúng – Cáp RF (dây nhẩy) giữa DDPU và thiết bị chống sét đã được kết nối. o Tiến trình xử lý: B1: Kiểm tra tất cả các kết nối từ TRX đến đường feeder chính và chống sét để vặn chặt lại tất cả các chỗ nối, nếu vấn đề vẫn còn thì nó không nằm ở kết nối. B2: Nối DDPU của sector bị lỗi đến feeder-antenna của một sector tốt khác, đèn cảnh báo TRX vẫn đỏ, tức là hệ thống antenna và feeder không có lỗi, phục hồi lại các kết nối. Đào Đại Nghĩa - Phòng Kỹ thuật TCT – Đà Nẵng 05/2008 10
- B3: Thay TRX lỗi bằng một cái mới, cảnh báo TRX vẫn đỏ, tức là TRX không có vấn đề, khôi phục lại như cũ. B4: Thay cáp giữa TRX và DDPU, vấn đề biến mất Vấn đề là cáp bị đứt trong khi vận chuyển. 4. Lỗi phần cứng Trường hợp lỗi điển hình: Trạm bị lỗi do TRX lỗi o Mô tả Trạm không có lưu lượng và khách hàng phàn nàn rằng họ không thể gọi điện. Nó là một trạm omni-directional và chỉ có một TRX Tại trạm, kỹ sư O&M tìm thấy các vấn đề sau: – Tất cả các card đều đúng vị trí và tất cả các đèn chỉ thị đều không có cảnh báo – Hệ thống Antenna và feeder tốt – Hệ thống tiếp đất tốt – Hệ thống nguồn tốt o Tiến trình xử lý B1: Kiểm tra trên hệ thống điều khiển OMC, tìm thấy cảch báo link radio trong trạm. B2: Kiểm tra trên hệ thống điều khiển O&M OMC BTS không có card nào đỏ. B3: Kiểm tra phần mềm của các card, tất cả đều đúng B4: Thay card TMU bằng một cái mới, vẫn lỗi, phục hồi lại như cũ. B5: Reset lại TRX và thay tất cả các kết nối đến TRX bằng cái mới, vẫn lỗi, phục hồi lại như cũ. B6: Thay đổi TRX bằng một cái mới, vấn đề biến mất lỗi nằm ở TRX III. Các biện pháp phòng ngừa lỗi Các biện pháp phòng ngừa lỗi cho BTS 1. Phần cứng: Tiêu chuẩn lắp đặt là quan trọng nhất o Cần chú ý hơn cho đầu nối E1 o Cần chú ý hơn cho đầu nối feeder o Cần chú ý hơn để chống thấm nước cho hệ thống antenna và feeder o Kiểm tra xác nhận hệ thống chống sét và tiếp đất đã được bảo vệ 2. Kiểm tra trạng thái làm việc o Hệ thống điều khiển O&M BTS Đầu tiên thực hiện lấy cảnh báo của tất cả các trạm “multi-site fault query”, rồi thử loại bỏ các lỗi theo các mô tả cảnh báo và các gợi ý khắc phục. Nếu bạn không thể khắc phục lỗi ngay thì cũng phải xác định được nguyên nhân lỗi. 3. Thực hiện gọi thử calling test cho tất cả các khe thời gian. Đào Đại Nghĩa - Phòng Kỹ thuật TCT – Đà Nẵng 05/2008 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình vi xử lý - Giao tiếp với các thiết bị dơn giản
18 p | 395 | 167
-
huong dan su dung LCD 1602a - vuson.tk
8 p | 423 | 122
-
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MÔ PHỎNG VI XỬ LÝ DÙNG EMU 8086
12 p | 508 | 113
-
Chuyên đề Mạng truyền dẫn quang (TS. Võ Viết Minh Nhật) - Bài 10 Kỹ thuật xử lý tranh chấp trên mạng OBS
33 p | 264 | 89
-
Tài liệu thực hành Kỹ thuật số - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
127 p | 220 | 69
-
Hướng dẫn thiết kế số sử dụng ngôn ngữ Verilog-HDL trên FPGA: Bài 5
17 p | 374 | 60
-
Hướng dẫn sử dụng KIT 8051
110 p | 259 | 55
-
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH TDC MCR
70 p | 186 | 43
-
Hướng dẫn sử dụng nhanh HG 1500
25 p | 340 | 31
-
Hướng dẫn conver dữ liệu tứ các mảnh đất nhỏ dạng microstation sang mảnh lớn dạng shapefile
9 p | 167 | 29
-
QUY TRÌNH THU THẬP PHÂN TÍCH SỰ CỐ TRÊN HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
15 p | 198 | 22
-
hướng dẫn cấu hình MPLS lab 1.0 - 5
11 p | 101 | 19
-
Hướng dẫn phân tích nguyên lý chung của hệ thống báo giờ tự động thông qua tần số xung clock part 2
10 p | 81 | 7
-
Quá trình hình thành giáo trình hướng dẫn cắt thép luyện kim trong công nghệ chế tạo hợp kim p4
10 p | 68 | 6
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích nguyên lý chung của hệ thống báo giờ tự động thông qua tần số xung clock p1
9 p | 84 | 6
-
Auto Technology - Kĩ Thuật Điều Khiển Số Phần 10
7 p | 72 | 5
-
Hướng dẫn sử dụng máy may AS1430S
20 p | 89 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn