HƯỚNG ĐẾN SÁCH LƯỢC TOÀN CHÍNH PHỦ VỀ NGƯỜI CAO NIÊN CỦA TIỂU BANG NSW Bản Tóm tắt Hội nghị bàn tròn về Người Cao niên Tháng Mười Hai năm 2011 Vietnamese Phần giới thiệu Chính phủ Tiểu bang NSW cam kết biên soạn Sách lược Toàn Chính phủ về Người Cao niên trễ nhất là ngày 1 tháng Bảy năm 2012. Trong nỗ lực đạt được mục tiêu này, ông Andrew Constance, Bộ trưởng Đặc trách Người Cao niên đã triệu tập Hội nghị bàn tròn về Người Cao niên được tổ chức tại Nhà Quốc hội vào ngày 15 tháng Chín năm 2011, Hội nghị này quy tụ những người lãnh đạo cộng đồng, người bênh vực quyền lợi, các chuyên gia và người hành nghề trong lĩnh vực người cao niên. Mục đích của Hội nghị này là bắt đầu cuộc đàm luận nhằm giúp định hướng sách lược toàn chính phủ và toàn cộng đồng về người cao niên cho tiểu bang NSW. Thủ hiến đã khai mạc Hội nghị bàn tròn về Người Cao niên và phát biểu “Việc biên soạn Sách lược Toàn Chính phủ về Người Cao niên của NSW sẽ tạo cơ hội để thực thi những điểm trong Khuôn khổ Chính sách Xã hội Thông minh hơn, Mạnh hơn, Khỏe hơn, An toàn hơn (Social Policy Framework Smarter, Stronger, Healthier, Safer) của Chính phủ O’Farrell liên quan đến người lớn tuổi trong cộng đồng chúng ta và mở rộng cam kết này thành Sách lược Toàn Chính phủ Toàn diện về Người Cao niên của NSW.” Bộ trưởng Constance trình bày ba chủ đề bao quát làm trọng điểm để thảo luận: ■ Các cộng đồng sinh sống được – bao gồm cả môi trường vật chất, chẳng hạn như thiết kế về phương tiện giao thông và đô thị cũng như những vấn đề như sự bao gồm về mặt xã hội, sức khỏe và an sinh; thiết kế nhà ở, kể cả các nguyên tắc thiết kế phổ thông; nhà ở giá phải chăng; các sinh hoạt liên thế hệ và về già đầy sáng tạo. ■ Sự tham gia – bao gồm công nhân viên trọng tuổi, kể cả điều kiện phù hợp để làm việc; làm tình nguyện; và năng suất. ■ Đối xử phân biệt, an toàn và phẩm cách – thái độ đối với tình trạng về già và người cao niên; lập kế hoạch cho tuổi già, kể cả vấn đề có người thay mặt đưa ra quyết định; vấn đề ngược đãi người cao niên; và vấn đề pháp lý. Bản tóm tắt này trình bày những nhận định tổng quát của Hội nghị bàn tròn về Người Cao niên để làm cơ sở cho tiến trình tham khảo cộng đồng bắt đầu vào tháng Mười Hai năm 2011 và kết thúc vào tháng Hai năm 2012 nhằm mục đích khuyến khích cộng đồng NSW thảo luận nhiều hơn nữa để làm cơ sở biên soạn Sách lược Toàn Chính phủ về Người Cao niên của NSW sẽ được công bố vào ngày 1 tháng Bảy năm 2012. 2 1 Sơ lược Thủ hiến Tiểu bang NSW, Dân biểu Barry O’Farrell và Bộ trưởng Đặc trách Người Cao niên, Dân biểu Andrew Constance, khai mạc Hội nghị bàn tròn bằng cách nêu rõ những công trình ở cấp tiểu bang, toàn quốc và quốc tế làm bối cảnh để biên soạn Sách lược Toàn Chính phủ về Người Cao niên của NSW. ■ Thông minh hơn, Mạnh hơn, Khỏe hơn, An toàn hơn (Smarter, Stronger, Healthier, Safer) của Chính phủ Tiểu bang NSW là khuôn khổ chính sách xã hội nền tảng, dựa vào việc cải thiện tiến trình đưa ra quyết định của chính phủ qua việc gia tăng sự tham gia của cộng đồng; bảo vệ thành phần dân chúng dễ bị thiệt thòi nhất trong cộng đồng chúng ta và phá vỡ vòng lẩn quẩn của sự thiệt thòi; gia tăng mức độ tình nguyện và công nhận người chăm sóc; và tạo thêm cơ hội văn hóa, sáng tạo và giải trí cho tất cả cộng đồng. ■ Báo cáo Áp lực Tài chánh dài hạn do Ngân khố thực hiện của NSW (Treasury Long-Term Fiscal Pressure Report), được công bố trong ngân sách 2011, nêu rõ tình trạng của tiểu bang NSW về phương diện khả năng chi trả kéo dài, thành phần dân số và kinh tế, xu hướng tài chánh và chi tiêu, và các lựa chọn về chính sách để đối phó với những lực ép này. ■ Nước Úc tới 2050: Báo cáo Liên Thế hệ những khó khăn trong tương lai Năm 2010 (Australia to 2050: future challenges Intergenerational Report 2010) của Chính phủ Úc là bản phân tích toàn diện về những khó khăn đi đôi với tình trạng dân số ngày càng có nhiều người lớn tuổi hơn và tầm quan trọng của việc chú trọng đến sự tham gia. ■ Theo Các Nguyên tắc về Người Cao niên của LHQ (United Nations’ Principles for Older Persons), các chính phủ nên kết hợp các nguyên tắc tự lập, tham gia, chăm sóc, tự thực hiện và phẩm cách vào các chính sách và chương trình của chính phủ. ■ Kế hoạch Quốc tế về Hành động đối với Lão hóa Madrid (Madrid International Plan of Action on Ageing) là chương trình công tác toàn cầu nhằm đối phó với các vấn đề người lớn tuổi trong khuôn khổ tiến trình đưa ra chính sách chính mạch. Theo Phiên họp Thế giới thứ Nhì về Lão hóa (Second World Assembly on Ageing), phiên họp đã đúc kết Kế hoạch Hành động, thì các chính phủ có trách nhiệm đạt được những mục tiêu của Kế hoạch Madrid qua sự cộng tác với các tổ chức dân sự, lĩnh vực tư nhân và giới cao niên. ■ Tài liệu Hướng dẫn: Các Thành phố Người Cao niên dễ Sinh sống Toàn cầu (Global Age Friendly Cities: A Guide), do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) biên soạn. Dựa theo chủ trương của WHO về mặt về già năng vận động, mục đích của Tài liệu này là thôi thúc các thành phố trở thành những nơi người cao niên dễ sinh sống hơn với mục đích tận dụng tiềm năng mà giới cao niên có thể cống hiến cho nhân loại. Về mặt thực tế, thành phố mà người cao niên dễ sinh sống sẽ sửa đổi cấu trúc và dịch vụ để người cao niên có nhu cầu và khả năng khác nhau có thể sử dụng và không bị phân biệt. 3 Bộ trưởng Constance nhấn mạnh cam kết biên soạn sách lược Toàn Chính phủ về Người Cao niên của Chính phủ Tiểu bang NSW qua phương thức cùng thiết kế và cùng thực hiện với sự tham gia và chỉ đạo của các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ, cộng đồng, lĩnh vực doanh nghiệp và công ty. Những thành phần cốt yếu này cần phải cộng tác để đối phó hữu hiệu nhất và thành công với những tác động của tình trạng lão hóa. Thủ hiến và Bộ trưởng Constance đặt ra những câu hỏi chính để đàm luận: 1. Làm sao để nắm bắt hữu hiệu các cơ hội của dân số mà người già ngày càng đông hơn? 2. Làm sao để tạo ra các điều kiện thích hợp nhất cho tiến trình về già lạc quan trong suốt cuộc đời? 3. Làm sao để chúng ta bảo đảm các vấn đề về già và giới cao niên được đưa vào tiến trình soạn thảo chính sách ‘chính mạch’? 4. Làm sao để chúng ta bảo đảm giới cao niên tại tiểu bang NSW không chỉ có khả năng đi đầu trong việc cải thiện cuộc sống của họ mà còn tích cực tham gia vào việc cải thiện xã hội nói chung? 4 2 Chương trình về già lạc quan Để lấy làm điểm khởi đầu cho cuộc tham khảo ý kiến, Hội nghị bàn tròn về Người Cao niên đã lập chương trình nghị sự về già lạc quan xoay quanh ba chủ đề bao quát và gối đầu nhau dưới đây. ■ Các cộng đồng dễ sinh sống ■ Sự tham gia; và ■ An toàn, phẩm cách và tôn trọng. 2.1 Các cộng đồng dễ sinh sống Các cộng đồng dễ sinh sống kết hợp sự nối kết với gia đình, bạn bè, thông tin và những dịch vụ; việc đi lại và tự lập; hỗ trợ bởi thiết kết phù hợp với tuổi tác từ lối đi bộ cho tới nhà ở, nơi công cộng tiện dụng; và tiếp cận cộng đồng. Những người tham gia Hội nghị bàn tròn về Người Cao niên đã đưa ra những ý kiến sâu sắc về những mặt chính yếu của đề tài dưới đây. ■ Thiết kế nhà ở giá phải chăng và phù hợp (Gs. Dự khuyết Catherine Bridge và Gs. Peter Phibbs) ■ Sự bao gồm về mặt xã hội (Gs. Michael Fine) ■ Về già đầy sáng tạo, năng vận động, khỏe mạnh, các thái độ tích cực (Margret Meagher) ■ Quảng bá sức khỏe (Gs. Laurie Brown) ■ Người lớn tuổi cư ngụ tại các cộng đồng vùng nông thôn (Ts. Helen Feist) Những bài thuyết trình của hội đồng và cuộc thảo luận bàn tròn đã xác định bảy ưu tiên mà chúng ta cần phải để ý khi lập kế hoạch và tối ưu hóa các cơ hội để tạo lập các cộng đồng dễ sinh sống cho người lớn tuổi kể cả: sự bao gồm về mặt xã hội, lập kế hoạch địa phương, nối kết cộng đồng, nhà ở giá phải chăng, thiết kế binh-đinh, về già đầy sáng tạo và quảng bá xã hội. 2.1.1 Sự bao gồm về mặt xã hội Để các vấn đề về lão hóa và người lớn tuổi có thể được đưa vào tiến trình biên soạn chính sách chính mạch, Sách lược Toàn Chính phủ về Người Cao niên cần phải đặt nghi vấn về những giả định và thái độ thường gặp đối với lão hóa, dẫn tới những cách giải quyết vấn đề có tính cách đối phó thay vì có kế hoạch chủ động nhằm tận dụng và khuyến khích tiềm năng của người lớn tuổi. 5