intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà của toàn thế giới và là xu hướng tất yếu. Vấn đề đặt ra là, học ngành nào để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong bối cảnh hiện nay. Bài viết "Hướng nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số" đề cập đến công tác hướng nghiệp cho học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số

  1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Lê Bá Lộc HƯỚNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Lê Bá Lộc(*) Tóm tắt: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà của toàn thế giới và là xu hướng tất yếu. Vấn đề đặt ra là, học ngành nào để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong bối cảnh hiện nay. Chuyển đổi số mang đến những thách thức trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và giáo dục nghề nghiệp. Có nhiều ngành nghề cũ không còn thay vào đó là ngành mới ra đời, định hướng nghề nghiệp cũng cần thay đổi. Chúng ta cần nhìn nhận xu hướng này ở mặt tích cực để khai thác và có bước đi nhanh hơn, bắt kịp với thế giới. Bài viết đề cập đến công tác hướng nghiệp cho học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số. Từ khóa: Hướng nghiệp, chuyển đổi số. CAREER GUIDANCE IN THE CONTEXT OF DIGITAL TRANSFORMATION Abstract: Career orientation for students in the context of digital transformation is not just a concern of Vietnam but of the entire world. It is also an inevitable trend. It is important to choose a major that meets the requirements of the labor market in the current context. Digital transformation poses challenges to the training of human resources and vocational education. Many old professions are replaced by new ones, leading to changes in career orientation. It is important to positively look at this trend to exploit it and increase its development in order to catch up with the world. The article discusses career guidance for students in the context of digital transformation. Keywords: Career guidance, digital transformation. (*) ThS., Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 304
  2. LÊ BÁ LỘC I. MỞ ĐẦU Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là hành động cụ thể, quyết tâm, giúp chúng ta tiếp cận xu hướng chuyển đổi số. Nhiều cơ hội lớn được hình thành và tác động bởi chuyển đổi số; trong đó có việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS). Trong quá trình chuyển đổi số sẽ có sự thay đổi lớn trong công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đổi mới về phương pháp dạy học và giáo dục hướng nghiệp, tiếp cận đổi mới dạy học và giáo dục theo xu hướng chuyển đổi công nghệ số sẽ là một trong những điểm nhấn tác động tích cực tới HS, để các em tự tin hơn khi lựa chọn ngành học, trường học. Ngoài ra, với sự xuất hiện nhiều ngành nghề mới, việc tiếp cận theo xu hướng chuyển đổi số sẽ giúp HS và cha mẹ học sinh (CMHS) nắm bắt, lựa chọn được những ngành nghề có sự ổn định, phù hợp với năng lực và nhu cầu bản thân HS. Quá trình chuyển đổi số làm cho các ngành nghề biến mất trong tương lai, đặc biệt ngành nghề mang tính chất lặp đi lặp lại, ở trình độ kỹ năng thấp. Để có thể làm chủ cuộc cách mạng số, người học phải có tri thức cao, kỹ năng hiện đại, cập nhật, nếu không sẽ bị lạc hậu. Học sinh cần được trang bị kiến thức, kỹ năng mới. Đó cũng là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội với HS trong việc phối hợp để cùng nhau giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng cho HS trong bối cảnh chuyển đổi số (Dự án VVOB Việt Nam, 2013). II. NỘI DUNG 1. KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC TRONG HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Nhà trường đang phải đối mặt với bài toán chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên nên chưa dành toàn thời gian tập trung vào bài toán hướng nghiệp dành cho học sinh. Nhận thức và tư duy của các nhà trường về chuyển đổi số còn có nhiều hạn chế. Nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về việc chuyển đổi số trong nhà trường còn có phần bất cập. Nguyên nhân là một số giáo viên, cán bộ quản lý đã lớn tuổi nên có nhiều hạn chế về tiếp cận công nghệ thông tin. Một số giáo viên còn có sự thận trọng trong việc đổi mới. Có sự nhầm lẫn, cho rằng ứng dụng công nghệ thông tin là chuyển đổi số. Còn thiếu sự hướng dẫn và chiến lược chuyển đổi số, chưa nắm được quy trình, mô hình, cách thức chuyển đổi số. Một bộ phận giáo viên còn hạn chế về kiến thức tin học phổ thông, kỹ năng sử dụng các phần mềm; tâm lý ngại đổi mới. Cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị (như máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ Internet… còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ, nhiều nhà trường chưa thể đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số. Cơ sở dữ liệu của các 305
  3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM nhà trường trong toàn tỉnh còn được quản lý manh mún trên nhiều phần mềm, hệ thống khác nhau. Tài chính là một trong những khó khăn lớn đối với các nhà trường công lập trong vấn đề cân nhắc và lựa chọn các phần mềm ứng dụng hiệu quả. Chưa có sự kiểm soát sát sao và toàn diện về học liệu số. Hiện đang xảy ra rất nhiều tình trạng về học liệu số tràn lan, thiếu tính xác thực và không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như nội dung. Thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số cần hành lang pháp lý chung phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin (Dân số Việt Nam, 2023). Học sinh chưa có định hướng rõ ràng về ngành học và nghề nghiệp, vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm hiểu bản thân và định hướng ngành học lẫn nghề nghiệp trong tương lai. Lựa chọn dựa vào cảm tính, bạn bè hoặc gợi ý từ gia đình mà không dựa trên năng lực, mong muốn thật sự của các em. Lựa chọn sai dẫn đến mất thời gian, kinh phí học tập cũng như công sức của thầy cô, hoặc các em chán nản, có thể dẫn đến việc bỏ học. Nhiều cha mẹ học sinh vẫn chưa nắm những được mục tiêu cốt lõi, thay đổi của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lúng túng trong việc tư vấn và định hướng cho các em do không có kinh nghiệm, gợi ý, thay mặt học sinh lựa chọn dựa theo ý kiến chủ quan hoặc theo tình hình xã hội. Xã hội chưa dự đoán và phân khúc được thực trạng lao động trên từng vùng miền, nên chưa có kế hoạch đầu tư, đào tạo hoặc thu hút nguồn nhân lực. Có trường hợp quá thừa hoặc quá thiếu lao động tại một số ngành nghề. Điều đó ảnh hưởng đến nền kinh tế và nguồn lực lao động khi tháp dân số Việt Nam hiện đang trong tình trạng ngày càng già hoá. 2. MỤC TIÊU ĐẶT RA Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 phải tiến đến Giáo dục 4.0 gắn liền với Cách mạng công nghiệp 4.0 (Industry 4.0), theo đó nội dung và chủ đề các môn học được xây dựng trên nền tảng Giáo dục 4.0 sẽ tạo ra thế hệ công dân số 4.0; có như vậy việc định hướng nghề nghiệp cho HS gắn với Industry 4.0; nguồn nhân lực số luôn đáp ứng nhu cầu xã hội trong thế kỷ 21; là nguồn nhân lực chủ lực, đủ năng lực tham gia xây dựng đô thị thông minh, cụ thể là làm việc trong chính quyền số, xã hội số và kinh tế số; họ chính là đội ngũ làm giàu đất nước và phát triển bền vững; chính họ có thể giải quyết những thách thức của toàn cầu như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, dịch bệnh. 306
  4. LÊ BÁ LỘC 3. CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, giáo dục của Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung của thế giới và phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi số nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn,… đã và đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số nói chung. Việc chuyển đổi từ phương thức giáo dục truyền thống sang giáo dục số ngày càng trở nên bức thiết. Bên cạnh đó, thị trường lao động truyền thống cũng đang có chuyển dịch mạnh mẽ; thị trường lao động số hóa đang hình thành với nhiều ngành nghề áp dụng công nghệ cao trong quản lý, tự động hóa, điều khiển mô phỏng; thực hành, hoạt động sản xuất kinh doanh trên nền tảng công nghệ cao,… đòi hỏi người lao động phải có kiến thức, kỹ năng mới để đáp ứng vị trí công việc. Cần chú ý nhiều hơn đến công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp, giúp HS hiểu đúng và có sự lựa chọn phù hợp với khả năng của ban thân và đáp ứng được sự đa dạng ngành nghề của thị trường lao động. Công nghệ số sẽ giúp chúng ta làm tốt hơn, giải quyết tốt hơn vấn đề này. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đưa ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư vào kinh tế địa phương, kinh tế vùng, phát triển các lĩnh vực. Lĩnh vực nào cũng có thể ứng dụng chuyển đổi số. Từ phía xã hội, nhận thức của CMHS, HS cho đến nhà trường phải đầu tư thỏa đáng cho tương lai của HS, lựa chọn ngành nghề phù hợp để lĩnh vực mình đóng góp không bị lạc hậu trong tương lai. Chọn nghề với sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều công việc sẽ có nguy cơ mất đi, trong khi lại xuất hiện những công việc mới thế giới chưa từng có là băn khoăn của rất nhiều HS và CMHS. Nhu cầu xã hội hay còn gọi là thị trường lao động, là yếu tố luôn biến đổi không ngừng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn nghề nghiệp. Trong một giai đoạn nhất định, sẽ có một số ngành cần nhiều nguồn năng lực, nhưng sau một vài năm, khi nguồn cung nhân lực quá lớn, sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa và tăng nguy cơ thất nghiệp. Xu thế của một số ngành liên quan đến thương mại điện tử, kinh doanh kỹ thuật số, sáng tạo nội dung trên nền tảng số... sẽ là lựa chọn hợp lý trong bối cảnh chuyển đổi số, càng ngày nhiều ngành nghề có xu hướng cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, các ngành khoa học cơ bản, đặc biệt là khoa học kỹ thuật sẽ luôn luôn chiếm vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Sự bất ổn về kinh tế - xã hội, đòi hỏi cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, thay đổi cơ cấu sản xuất, phân công lao động... Các ngành khoa học cơ bản sẽ tạo ra nền tảng cho sự phát triển của đất nước. 307
  5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Trong sự thay đổi của khoa học công nghệ, việc tư vấn trực tiếp cho HS có thể theo phương pháp truyền thống hay tư vấn trực tuyến cho HS theo công nghệ mới hoặc mở các nhóm tư vấn cho HS để các em có thể lựa chọn nghề nghiệp đúng với bản thân mình. Các em HS thường lựa chọn các nghề phù hợp với năng lực và sở thích của mình, vì vậy cần tư vấn cho HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp năng lực của bản thân, phù hợp với sự phát triển của xã hội trong bối cảnh mới. 4. YÊU CẦU MỚI TRONG HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa về lao động tạo sự đa dạng, mở ra nhiều cơ hội cho HS lựa chọn con đường phát triển nghề nghiệp. Nhu cầu học tập, làm việc ở nước ngoài của các em cũng ngày càng lớn. Điều này đặt ra vấn đề mới với công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông. Yêu cầu mới trong công tác hướng nghiệp khi nhu cầu học sinh du học tăng, nhà trường và gia đình cần hiểu xu thế phát triển của các ngành học ở nước ngoài, uy tín của cơ sở đào tạo, năng lực, tính cách học sinh, nhu cầu thị trường lao động... Tuy nhiên, hiện các trường chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời ở các khía cạnh: Giáo dục hướng nghiệp, trải nghiệm nghề nghiệp và tư vấn hướng nghiệp. Công tác tư vấn hướng nghiệp còn xa rời thực tiễn, chưa dự báo được xu hướng nghề nghiệp tương lai, năng lực chung cần thiết để thành công ở các vị trí công việc, con đường nghề nghiệp giúp cá nhân phát triển bản thân đi đến thành công. Cơ sở giáo dục cũng thiếu thông tin và tài nguyên về xu hướng thị trường lao động, cơ hội học tập, bản chất chương trình đào tạo và uy tín của cơ sở đào tạo nước ngoài; những khó khăn rào cản về văn hóa, lối sống. Vì vậy, về cơ bản các trường chỉ chuẩn bị cho người học những thứ mang tính thủ tục để có thể tìm học bổng du học, như: Điểm GPA, điểm ngoại ngữ, bài luận, hồ sơ tài chính, thành tích hoạt động xã hội/ nghiên cứu khoa học, chuẩn bị để học sinh thi các kỳ thi chuẩn hóa, ví dụ như SAT... Các trung tâm tư vấn du học hiện cũng chỉ làm được việc là chuẩn bị cho người học đáp ứng tiêu chí để sang học, chưa làm được công tác định hướng nghề nghiệp. Công tác hướng nghiệp, trong đó có tư vấn du học cần được nhà trường coi là nhiệm vụ trọng tâm và triển khai ngay từ các lớp đầu cấp. Nhà trường cần thành lập Ban Hợp tác quốc tế. Mời trường đại học nước ngoài tại Việt Nam, trường đại học ở nước ngoài tư vấn cho HS trực tiếp hoặc trực tuyến; hợp tác với trường đại học nước ngoài tại Việt Nam để HS trực tiếp đến trải nghiệm, tìm hiểu thông tin... Tuy nhiên, khó khăn là bởi đội ngũ làm công tác hướng nghiệp, tư vấn đều kiêm nhiệm; khó hiểu hết về chất lượng các trường đại học ở nước ngoài để hỗ trợ, tư vấn chính xác cho HS. Nhu cầu du học của HS ngày càng gia tăng, đặt ra vấn đề mới với công tác hướng nghiệp trong nhà trường. Theo đó, công tác này cần được thực hiện sớm và mở rộng phạm vi tìm hiểu ngành nghề, không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Tư vấn mùa thi ở trường trung học phổ thông nên được thực hiện sớm hơn và chia đợt từ mức độ tổng 308
  6. LÊ BÁ LỘC quát đến chuyên sâu. Ví dụ, kết thúc lớp 10 nên bắt đầu có hoạt động định hướng đại học để HS nào có nguyện vọng du học nước ngoài học tiếng Anh (IELTS, SAT, TOEIC...) và chuẩn bị hồ sơ; Đồng thời, có thời gian phấn đấu để đạt được nguyện vọng. Nhu cầu hướng nghiệp nói chung, tư vấn du học nói riêng của HS ngày càng lớn đặt ra yêu cầu lãnh đạo nhà trường có cái nhìn toàn diện, thông suốt và coi đây như hoạt động quan trọng, là kết quả đầu ra của mỗi nhà trường. Giáo viên phụ trách/chuyên trách công tác này cần kiến thức chuyên môn về hướng nghiệp; có công cụ giúp HS hiểu bản thân, công việc trong hiện tại, tương lai; am hiểu học sinh, từ đó giúp các em thiết lập lộ trình học tập phù hợp; có trải nghiệm đa dạng. Trong đó, việc giúp học sinh hiểu, tự tạo năng lực hướng nghiệp cho bản thân là cách làm bền vững nhất. Tư vấn về việc học tập ở nước ngoài sẽ hiệu quả nếu tư vấn viên có trải nghiệm thực tiễn. Giáo viên cũng có thể tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn về nội dung này; hoặc tham gia mạng lưới tư vấn viên hướng nghiệp để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Nhu cầu của HS là đa dạng, vì thế giáo viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin để hỗ trợ HS tốt nhất. Khắc phục hạn chế về đội ngũ giáo viên tư vấn hướng nghiệp và kinh phí, nhà trường có thể thiết lập mạng lưới cựu HS để tạo nguồn nhân lực hướng nghiệp gần gũi, hiệu quả. Tất nhiên, việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình. Nhà trường cần cải thiện các nguồn tài nguyên hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp; tăng cường mối quan hệ với các trường quốc tế để tìm hiểu về chương trình, cơ sở đào tạo có uy tín; tăng cường hợp tác với chuyên gia tư vấn hướng nghiệp có uy tín để tổ chức hội thảo cung cấp thông tin cập nhật, đào tạo giáo viên và tư vấn cá nhân hóa. Nhà trường cũng có thể phát triển các tài liệu hướng dẫn để khuyến khích HS tự nghiên cứu, tìm hiểu về chương trình đào tạo, trường đại học, nguồn học bổng có sẵn, tham vấn các diễn đàn, cộng đồng sinh viên của trường mình mong muốn tới học… Từ đó, các em thiết lập mục tiêu, kế hoạch, có động lực để hiện thực hóa ước mơ. Hướng nghiệp cũng phải quan tâm đến việc thích ứng về ngôn ngữ, văn hóa, năng lực thích nghi của học sinh với môi trường mới. Bên cạnh đó, chi phí tài chính, chính sách học bổng phải được tìm hiểu kỹ. Những yếu tố này cần được cân nhắc dựa trên bằng chứng định lượng với các số liệu cụ thể, tiến hành bởi chuyên gia am hiểu về hướng nghiệp và có cơ sở dữ liệu về thị trường việc làm trên thế giới để tư vấn. Công tác hướng nghiệp phải được tiến hành từ sớm để hoạch định mục tiêu, tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động, lựa chọn chương trình và cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện của gia đình, năng lực tính cách học sinh (Hiếu Nguyễn, 2023). 5. ĐẨY MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Lồng ghép kỹ năng số, kỹ năng sáng tạo, khởi nghiệp vào chương trình giáo 309
  7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM dục, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm trong thời gian học tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Mỗi HS cần rèn luyện những kỹ năng thiết yếu để đạt được thành công trong học tập và nghề nghiệp, việc làm. Để hướng nghiệp thành công không chỉ dựa trên những kiến thức được giáo dục trong nhà trường, còn đòi hỏi những kỹ năng được rèn luyện trong thực tế trải nghiệm, thái độ nghiêm túc trong việc chọn lối đi của riêng mình và kể cả cách đứng dậy sau thất bại, sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm theo đuổi mục tiêu học tập của mình. Mỗi sơ sở giáo dục phải đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho HS. Việc trang bị kiến thức, kỹ năng số cho HS là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, mỗi cơ sở giáo dục cũng cần chủ động cung cấp các thông tin xu hướng nghề nghiệp, tìm việc làm phù hợp với năng lực, chuyên môn, sở trường, sở thích, sức khỏe của bản thân, giới thiệu việc làm miễn phí phù hợp cho HS, tạo động lực khích lệ người học. Đa dạng các hình thức truyền thông đến mọi đối tượng (HS, CMHS, xã hội) là yêu cầu cấp thiết đặt ra, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay đối với chuyển đổi số của công tác hướng nghiệp. Tăng cường hơn nữa các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, việc làm. Bên cạnh các kênh trực tiếp như hội thảo, hội nghị, diễn đàn, ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh, câu lạc bộ hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở giáo dục có thể tổ chức các hoạt động tư vấn giới thiệu về ngành nghề, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Tổ chức các cuộc thi tư vấn viên giỏi để xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, người làm công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS trong các cơ sở giáo dục. Áp dụng chuyển đổi số trong các hoạt động này là phương án hữu hiệu trong bối cảnh hiện nay và cũng phù hợp với xu thế của thời đại. Trong đó, xây dựng và phát triển các phần mềm ứng dụng đánh giá năng lực bản thân, xác định sở thích, đam mê, mục tiêu nghề nghiệp, từ đó đưa ra các gợi ý thông tin cho việc lựa chọn ngành nghề. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn để tổng hợp, phân tích các thông tin, xu hướng ngành, nghề trong tương lai để hỗ trợ việc hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề (Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác hướng nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp, 2023). 6. CÁC BƯỚC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Việc hướng nghiệp cho HS giúp các em có lộ trình học tập đúng đắn và tự tin vào lựa chọn của mình, cũng như có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường nghề nghiệp. Qua đó, các em sẽ hạn chế được rủi ro làm trái ngành, thất nghiệp khi theo đuổi những ngành 310
  8. LÊ BÁ LỘC không phù hợp. Đồng thời, khi được lựa chọn theo đuổi ngành nghề mà mình yêu thích, các em sẽ chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về lĩnh vực mình quan tâm, hơn là chỉ tập trung học lấy tấm bằng. Khi định hướng nghề nghiệp, học sinh cần xác định được một số yếu tố quan trọng sau: Sở thích, đam mê; Tính cách; Năng lực; Nhu cầu thị trường. Bước 1: Nhà trường, gia đình định hướng để giúp HS hiểu bản thân mình Việc hướng nghiệp cho HS rất quan trọng, vì thế gia đình và nhà trường cần giúp HS hiểu rõ bản thân mình, biết mình đam mê lĩnh vực nào, có năng lực ở nhóm công việc gì, muốn làm nghề gì và trở thành ai trong tương lai. Việc hiểu rõ bản thân giúp các em có động lực vượt qua được các định kiến nghề nghiệp của xã hội, có cơ sở để không phải chọn theo số đông, theo kỳ vọng của mọi người xung quanh bởi không phải khuynh hướng nào cũng phù hợp với từng cá nhân. Việc hiểu rõ chính mình giúp các em có niềm tin vào bản thân, xác định mục tiêu, lộ trình học tập phù hợp. Gia đình và nhà trường không nên ép buộc hay có các lời khuyên mang tính giả định gây hoang mang tâm lý của các em, thay vào đó cần thể hiện rõ vai trò đồng hành, khuyên nhủ, động viên, có thái độ sẵn sàng chia sẻ và giúp các em hiểu ý nghĩa của việc hiểu rõ chính mình. Bước 2: Xác định thế mạnh và sở thích của HS Thế mạnh và sở thích là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau khi chọn ngành, chọn nghề. Việc xác định đúng thế mạnh và sở thích này giúp HS chọn được ngành nghề mang lại hứng thú, phát huy được thế mạnh. Theo đó, việc chọn ngành, chọn nghề cần đảm bảo cùng lúc cả hai tiêu chí này. Thế mạnh và sở thích là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau khi chọn ngành, chọn nghề. Thế mạnh của mỗi người có thể được nhìn nhận đúng qua những người xung quanh. Do đó, HS có thể trao đổi lấy ý kiến, đánh giá, nhận xét từ thầy/cô, bạn bè và gia đình xem bản thân có thế mạnh gì. Từ đó, cân nhắc và đưa ra các tổng hợp chung nhất để khai thác triệt để các thế mạnh đó. Bước 3: Xác định điều kiện HS có phù hợp ngành nghề Nói đến sự phù hợp, HS cần xác định nhiều yếu tố liên quan đến ngành, nghề mình dự định lựa chọn như: Điều kiện kinh tế của gia đình của đáp ứng được mức chi phí để theo đuổi ngành, ngoại hình của mình có phù hợp với đặc thù của ngành, chiều cao hoặc sức khỏe của mình có đáp ứng được yêu cầu của ngành,… Điều này rất quan trọng bởi khi đã xác định được thế mạnh, đam mê, nhưng lại không đáp ứng được các yếu tố về sự phù hợp kể trên, HS sẽ phải đối diện với áp lực rất lớn để chạy theo ngành, nghề đó. Bước 4: Tìm hiểu về ngành, nghề HS sẽ chọn Sau khi xác định được các yếu tố liên quan đến bản thân, HS cần tìm hiểu, nghiên cứu về ngành, nghề mình dự định chọn và nhu cầu nhân lực trong tương lai. 311
  9. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Với tốc độ phát triển rất nhanh của xã hội hiện nay, có rất nhiều ngành, nghề có nguy cơ biến mất. Do đó, HS phải xác định được trong những năm tới, ngành nghề mình định chọn có nguy cơ bị bão hòa hay không, thị trường lao động và xu hướng việc làm trong tương lai là tăng hay giảm, tỉ lệ cạnh tranh là cao hay thấp, hoặc mức thu nhập bình quân mà mình có thể nhận được ra sao,… Học sinh nghiên cứu, tìm hiểu về ngành, nghề mình sẽ chọn qua Internet, các diễn đàn, hội nhóm trên các kênh mạng xã hội,… hoặc qua chính những người đi trước như anh chị thân thiết trong gia đình, trong trường học, câu lạc bộ,… Thầy/cô và ba mẹ chính là những nguồn tìm hiểu thông tin đáng tin cậy nhất. Họ sẽ luôn tìm cách để có các thông tin đúng đắn, kịp thời và khách quan nhất đối với HS. Bước 5: Xây dựng hồ sơ học tập nổi bật, đáp ứng yêu cầu của trường ứng tuyển Sau khi đã chọn được ngành, nghề phù hợp, HS cần lên kế hoạch học tập một cách cẩn thận và sát sao để đạt được các kết quả học tập tốt nhất. Học sinh tham gia các cuộc thi về học tập/tài năng, các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa như tình nguyện, trại hè,… Việc này giúp HS xây dựng một hồ sơ học tập nổi bật, đáp ứng yêu cầu đầu vào của trường hoặc của ngành, nghề mình lựa chọn. Bước 6: Tự trải nghiệm liên quan đến ngành nghề HS chọn Việc tự trải nghiệm, cọ xát thực tế, tham gia thực hành các hoạt động liên quan đến ngành nghề giúp HS nhìn nhận được công việc tương lai dưới góc độ thực tiễn hơn. Từ đó, HS sẽ có các hình dung chính xác hơn về công việc. Bên cạnh đó, HS cũng sẽ rút ra được các kinh nghiệm, các đánh giá đúng đắn hơn về sự phù hợp của bản thân với ngành, nghề. Học sinh có thể tham gia các sự kiện Career Days hay chương trình kiến tập/thực tập của các trường Đại học hoặc các doanh nghiệp để có cơ hội gặp gỡ, làm quen với môi trường nghề nghiệp. Đây là những cơ hội để lắng nghe, trao đổi với các chuyên gia, những người đi trước trong cùng lĩnh vực để mở mang tầm nhìn về ngành, nghề mình dự định chọn lựa. Học sinh có thể tham khảo Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp được tổ chức thường niên các Báo, các trường Đại học,... thực hiện. Bước 7: Chuẩn bị sẵn phương án khác Sau khi xác định được các yếu tố kể trên và đã đặt ra được các định hướng tương lai, học sinh cũng cần xác định sẵn sàng phương án khác để dự phòng các bất trắc không mong muốn. Việc này giúp HS cũng như gia đình, nhà trường yên tâm hơn trong quá trình HS học tập đến lúc chinh phục được mục tiêu. Có thể thấy, việc hướng nghiệp cho HS không đơn giản chỉ là chọn ngành, chọn nghề. Việc này cần trải qua nhiều giai đoạn mà ý nghĩa chính của các giai đoạn này là giúp học sinh xác định đúng bản thân và các mong muốn của mình. Từ đó, học sinh sẽ có các phương án chủ động từ khi còn trong quá trình học đến khi đạt được mục tiêu nghề nghiệp. 312
  10. LÊ BÁ LỘC KẾT LUẬN Hướng nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số có những bước chuyển biến, thay đổi và là xu thế tất yếu của giáo dục nước nhà. Tận dụng cơ hội chuyển đổi số trong hướng nghiệp cho học sinh đã và đang tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao trong giáo dục và quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà trên tiến trình chuyển đổi số toàn diện giai đoạn tiếp theo. Chuyển đổi số trong hướng nghiệp cho học sinh không phải là công việc dễ dàng một sớm, một chiều, song với sự nỗ lực, tinh thần cầu thị, quyết tâm của các nhà trường sẽ thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển đổi số trong giáo dục nói chung, trong hướng nghiệp cho học sinh nói riêng tạo sự phát triển bền vững trong ngành giáo dục của nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2022). Thông tư 07/2022/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 08/7/2022 ban hành Quy định công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2018). Quyết định 522/QĐ- TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025. Dự án VVOB Việt Nam. (2013). Tài liệu Quản lý hướng nghiệp ở cấp trung học. Hà Nội: NXB. Đại học Sư phạm, Minh Phong. (2023). Hướng nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số. Nguồn: https://giaoducthudo.giaoducthoidai.vn/huong-nghiep-trong-boi-canh-chuyen- doi-so-55154.html. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác hướng nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp. (2023). Nguồn: https://Chuyendoisodoanhnghiep.Info/Day-Manh-Chuyen-Doi- So-Trong-Cong-Tac-Huong-Nghiep-Trong-Giao-Duc-Nghe-Nghiep. Dân số Việt Nam (2023). Nguồn: https://danso.org/viet-nam/#bieu-do) https://danso .org/viet-nam/#bieu-do. https://ttngoaingutinhoc.hcm.edu.vn/hoi-thao-chuyen-doi-so/chuyen-doi-so-thuc-hien- muc-tieu-huong-nghiep-cho-hoc-sinh-pho-thong 42160/69425. Hiếu Nguyễn. (2023). Yêu cầu mới trong hướng nghiệp với trường phổ thông. https://giaoducthoidai.vn/yeu-cau-moi-trong-huong-nghiep-voi-truong-pho- thong-post659902.html. 313
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2