intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định hướng chuyển đổi số trong mô hình đào tạo chất lượng cao gắn kết với doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô hình đào tạo chất lượng cao trong bối cảnh đang là xu hướng tất yếu nhằm giải quyết những khó khăn về nhân lực, là luồng gió mới thổi vào ngành đào tạo, là động lực thúc đẩy các trường đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định hướng chuyển đổi số trong mô hình đào tạo chất lượng cao gắn kết với doanh nghiệp

  1. International Conference on Smart Schools 2022 ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO GẮN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP DIGITAL TRANSFORMATION ORIENTATION IN A HIGH-QUALITY TRAINING MODEL ASSOCIATED WITH BUSINESSES CN. Mai Nguyễn Hoàng Yến KS. Võ Tấn Kiệt Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. HCM Email: hoangyenpvc@gmail.com Keywords: TÓM TẮT: Fourth industrial Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến những thay đổi sâu revolution, high quality, sắc đối với các lĩnh vực khoa học và công nghệ đến các lĩnh vực đời sống technology, data science, con người, trong đó có chuyển đổi số cho sự phát triển gắn kết doanh nghiệp artificial intelligence… ở mô hình đào tạo chất lượng cao dựa trên nền tảng những công nghệ lõi của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mô hình đào tạo chất lượng cao gắn kết doanh nghiệp bước đầu đã có những bước tiến quan trọng, mở ra nhiều triển vọng phát triển mới trong lĩnh vực công tác đào tạo. Với vai trò và vị thế ngày càng lớn của các quốc gia có năng lực về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng cao. Yếu tố tri thức – thông minh, khả năng đổi mới sáng tạo trở thành nguồn lực và động lực phát triển quan trọng. Bản chất của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sử dụng ứng dụng công nghệ, khoa học dữ liệu và sử dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ sản xuất và cuộc sống con người. Mô hình Nhà trường kết hợp đào tạo Doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cao đang là xu hướng tất yếu nó không những là luồng gió mới thổi vào ngành đào tạo, mà còn là động lực thúc đẩy các trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm mới mình trong giai đoạn hội nhập hiện nay ABSTRACT: The Fourth Industrial Revolution brings profound changes in the fields of science and technology to all areas of people's lives, including digital transformation for the development of business engagement at scale. high- quality training model based on the core technologies of the Fourth Industrial Revolution. The high-quality training model that connects businesses has initially made important strides, opening up many new development prospects in the field of training. With the growing role and position of countries with increasing capacity in science, technology, and innovation. The knowledge-intelligence factor, the ability to innovate, becomes an important resource and driving force for development. The essence of the Fourth Industrial Revolution is the application of technology, data science, and the use of artificial intelligence for production and human life. The model of School combining Enterprise with high human resource training is an inevitable trend, it is not only a new wind blowing into the training industry but also a driving force for schools to train high-quality human resources. renew ourselves in the current integration period. 1. Mở đầu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ra trên toàn thế giới, đã tác động mạnh không những đến toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, các lĩnh vực đời sống và thay đổi thói quen của con người mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và môi trường sản xuất của các Doanh nghiệp (DN). Đặc biệt đào thải nhiều ngành nghề và cũng sinh ra nhiều công việc mới. Các trường Đại học, Cao đẳng đã có những chủ trương, chính sách nhằm tận dụng cơ hội, chủ động và tích cực tham gia cuộc cách mạng này là đào tạo nguồn nhân lực phải đáp ứng nhu cầu về chất lượng để làm việc trong môi trường cạnh tranh và sáng tạo. Chuyển đổi số là một trong những 510
  2. International Conference on Smart Schools 2022 nội dung quan trọng, mang yếu tố then chốt cho các trường, các DN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong nhiều năm qua việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng và kỹ năng đáp ứng nhu cầu công việc. Bên cạnh đó các DN khi tuyển dụng đòi hỏi ứng viên phải có “kinh nghiệm”, nhưng với những sinh viên mới ra trường điều này là không thể, dù Nhà trường tìm nhiều cách đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, thực tập ở xưởng, tăng cường nghiên cứu khoa học qua các phong trào, chủ đề, hội thi nhằm trang bị cho sinh viên nhiều kỹ năng, kinh nghiệm trong ngành nghề. Mặc dù các đơn vị khoa đã có nhiều cố gắng trong giảng dạy nhưng không đo lường, đánh giá được khả năng tiếp cận công việc thực tế và đáp ứng được đòi hỏi của nhà tuyển dụng. Quá trình đào tạo cần có chương trình đào tạo gắn liền với sự phát triển của công nghệ trong quá trình sản xuất và hoạt động khoa học công nghệ trong thực tiễn. Do đó, việc gắn kết Nhà trường và DN trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế trong hoạt động sản xuất. Vai trò của DN trong đào tạo rất quan trọng đối với Nhà trường vì môi trường sản xuất kinh doanh sẽ hỗ trợ cho người học kinh nghiệm làm việc và góp phần điều chỉnh chương trình đào tạo của nhà trường. Mô hình đào tạo chất lượng cao trong bối cảnh (CMCN 4.0) đang là xu hướng tất yếu nhằm giải quyết những khó khăn về nhân lực, là luồng gió mới thổi vào ngành đào tạo, là động lực thúc đẩy các trường đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Cơ hội và thách thức cho các trường, các Doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 CMCN 4.0 – Cuộc cách mạng đột phá chưa từng có trong lịch sử tạo ra những khả năng hoàn toàn mới làm thay đổi hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được đưa vào ứng dụng rộng rãi, tận dụng những điểm tích cực hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc CMCN 4.0 và xác định rõ vấn đề đặt ra là hết sức cần thiết. Theo “Tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho Doanh nghiệp Việt Nam” (2021), chuyển đổi số không những trong DN mà còn trong môi trường đào tạo là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực và tạo ra các giá trị mới… Các hoạt động chuyển đổi số bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quá trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, quy trình báo cáo….tạo thêm giá trị mới. Chuyển đổi số trong tổ chức, DN là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang DN số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)…thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa cơ quan. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian ngắn hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức được nâng cao. Chuyển đổi số là một quá trình lâu dài với tốc độ và quy mô khác nhau ở các quốc gia, ở các lĩnh vực khác nhau. Những bài học thành công và thất bại của chuyển đổi số chỉ ra rằng: cần có tầm nhìn xa và tổng thể, có lộ trình rõ ràng và thực hiện theo từng bước, thậm chí theo từng bước nhỏ. CMCN 4.0 giúp các Doanh nghiệp (DN) có cơ hội mở rộng thị trường phát triển. DN ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm, sẽ có sự thay đổi lớn từ phía cung hàng hóa thông qua việc tiết giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Cùng với đó, chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, các chi phí thương mại được giảm bớt. Từ đó, thị trường của DN sẽ được mở rộng… Những thách thức lớn với các DN Việt Nam đó là sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, sử dụng nhân công chất lượng thấp, trình độ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, chưa tham gia được vào chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu. Trong khi đó, với những đòi hỏi về nền tảng của công nghệ số, kết nối thông minh cùng những thay đổi về mặt công nghệ trong cuộc CMCN 4.0, buộc các DN phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực trong cuộc CMCN 4.0 là hiếu hụt lớn về nguồn nhân lực trong thị trường kỹ thuật số, chưa nhận thức rõ bản chất của CMCN 4.0, không nắm bắt kịp các xu thế công nghệ đến ngành, chưa chủ động để tiếp cận công nghệ, hệ thống hạ tầng, quy trình không sẵn sàng, không xoay chuyển được mô hình tổ chức kinh doanh đáp ứng được xu thế công nghệ. Để tận dụng cơ hội của CMCN 4.0, đòi hỏi các DN phải có những nhận thức đúng vai trò trách nhiệm của mình 511
  3. International Conference on Smart Schools 2022 trong tiến trình đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bắt kịp thời cơ và vận hội CMCN 4.0. 2.2. Vì sao các trường và doanh nghiệp phải chuyển đổi số? Chuyển đổi số được đánh giá là một trong những xu thế mới của thế giới hiện nay. Các trường và DN cần phải chuyển đổi số bởi những lợi ích do chuyển đổi số mang lại như: - Chuyển đổi số giúp kết nối, thu ngắn khoảng cách của các bộ phận trong DN: với DN truyền thống, các phòng ban hoạt động riêng lẻ, xử lý công việc chậm trễ và rắc rối do phải qua nhiều “cửa”, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và tiếp cận khách hàng. Ngược lại, việc ứng dụng chuyển đổi số phá bỏ bức tường ngăn cách giữa các phòng ban nhờ nền tảng kết nối số hóa đa chiều, đa chức năng giữa các bộ phận cải thiện hoạt động, ít bị phụ thuộc vào nguồn nhân lực do hầu hết công việc được tự động hóa. - Thúc đẩy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp: chủ động theo dõi các báo cáo, đánh giá các hoạt động, hiệu suất làm việc của nhân viên. - Tối ưu năng suất làm việc của nhân viên: ứng dụng chuyển đổi số cho phép tối ưu năng suất làm việc của nhân viên giúp tạo ra giá trị cao hơn nữa. - Gia tăng chất lượng sản phẩm: không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hạn chế lỗi nhờ dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại. - Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp: ứng dụng thành công nền tảng số hóa thì việc triển khai và vận hành đạt hiệu quả cao, việc chuyển đổi số còn giúp DN chiếm ưu thế trong việc tạo dựng mối tương tác mật thiết, nhanh chóng với khách hàng, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. 3. Thực trạng chuyển đổi số của các trường và doanh nghiệp ở Việt Nam Hiện nay, việc liên kết giữa cơ sở đào tạo với các tổ chức, doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu để phân chia các nguồn lực chung, làm cho các nguồn lực được sử dụng với hiệu quả cao nhất. Điều này sẽ tác động đến việc bố trí cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên của các trường. Nếu như giảng viên hầu hết ở các trường đại học đang giảng dạy bằng máy chiếu, video, chia sẻ tài liệu trên mạng, thì trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tất cả dữ liệu của người học từ mã số, điểm số, thông tin cá nhân đều được số hóa. Giảng viên thay vì tập trung cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng trên lớp, phải định hướng cho sinh viên biết cách học tập sao cho thích hợp với nhu cầu, khả năng của mình, cách tư duy và xử lý các tình huống trong cuộc sống, qua đó hình thành năng lực tiếp cận và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, giảng viên phải là người hướng dẫn, điều phối, tổ chức hoạt động và đánh giá kết quả học tập, sáng tạo của sinh viên. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động. Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và các quốc gia khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ mô hình DN. Do các yếu tố như thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số… Nhu cầu của Doanh nghiệp là rất lớn: Nguồn lao động có tay nghề luôn là vấn đề quan tâm không chỉ của những Doanh nghiệp mà còn là của toàn xã hội. Khó khăn hiện nay mà nhiều Doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp phải là thiếu lao động có trình độ đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” là điệp khúc quen thuộc đối với các Doanh nghiệp. Nhiều DN trong nước “đỏ mắt” cũng không tìm đủ lao động có trình độ tay nghề cao. Đại đa số các DN cuối cùng phải chấp nhận tuyển lao động chỉ cần có tố chất tốt là được, rồi đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn cụ thể của DN. Điều này làm cho DN mất nhiều chi phí, chi phí về thời gian và chi phí tài chính, bên cạnh đó thì các trường nghề luôn vắng bóng học sinh. Thực trạng tại các trường và trung tâm đào tạo nghề: Tại các trường và trung tâm đào tạo nghề từ trước đến nay, về cơ bản chủ yếu đào tạo “cái mình có” chưa chú trọng đến “cái thị trường cần” nhu cầu đào tạo từng ngành nghề mà DN cần trong hiện tại và tương lai. Điều này tạo ra sức ỳ rất lớn đối với việc đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đào tạo. Đối với sinh viên tốt nghiệp: Đại đa số các sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường kiếm được việc làm rất khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu không phải là thiếu việc làm mà là do thiếu người làm việc. Một nghịch lý là DN tuyển lao động ngày càng khó khăn còn lượng sinh viên tốt nghiệp của các trường bị thất nghiệp ngày càng dày lên. Điều này cho thấy quy trình đào tạo chưa đáp ứng được các yêu cầu của công việc xã hội cần. Trong các trường đào tạo nhất là trường đào tạo dạy nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung ứng 512
  4. International Conference on Smart Schools 2022 nguồn lao động có chất lượng cao cho DN. Với cách thức đào tạo của các trường như hiện nay đã không đáp ứng được vai trò này. 4. Nguyên nhân, giải pháp 4.1. Nguyên nhân Nguyên nhân quá trình chuyển đổi số trong nhà trường và DN còn chậm so với nhu cầu thực tiễn, các chuyên gia cho rằng xuất phát từ các nguyên nhân quan trọng: - Nhận thức về chuyển đổi số chưa đồng đều giữa các bộ phận nghiệp vụ - Thiếu sự mạnh dạn đầu tư từ các nhà quản lý. - Khó khan lớn nhất khi triển khai các công nghệ mới là không gắn kết được lợi ích của chuyển đổi số với mục tiêu. Việc từng phòng ban chấp nhận thay đổi thói quen và hợp tác là quá trình không hề dễ với các nhà quản lý. Chỉ khi đó, quá trình thực hiện chuyển đổi số không rời rạc giữa các bộ phận khác nhau như tình trạng thường thấy hiện nay tại các cơ quan. - Quá trình chuyển đổi số diễn ra khá sớm nhưng tốc độ chậm vì nhiều nhà lãnh đạo quá thận trọng và cân nhắc rủi ro. - Sự đầu tư cho công nghệ thông tin một cách bài bản còn hạn chế. - Nhận thức về chuyển đổi số mới chỉ thiên về công nghệ, nhưng thực tế việc chuyển đổi phải bắt đầu từ mô hình hoạt động và tư duy của các cấp quản lý. Vai trò của công nghệ thông tin chưa đi cùng các nhà quản lý về chiến lược. 4.2. Giải pháp Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những cơ hội và triển vọng, đồng thời đặt ra những thách thức và yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực trong hiện tại và tương lai. Cụ thể, nguồn nhân lực trong Cách mạng công nghiệp 4.0 phải có đầy đủ các yếu tố: Khả năng thích ứng nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới, với năng lực chuyên môn và trình độ nghiệp vụ cao; Có ý chí vượt khó, bền bỉ trong công việc, có đạo đức nghề nghiệp thể hiện qua tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm, tinh thần dân chủ, hợp tác và ý thức vì cộng đồng; có kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thay đổi, thích ứng nhanh, hội nhập cao, có sáng kiến đột phá, sáng tạo trong công việc; Có năng lực thực tế tạo nên kết quả cao và vượt trội trong công việc, có năng lực cạnh tranh. Để quá trình chuyển đổi số thực hiện một cách nhanh, hiệu quả và bền vững cần phải thực hiện các giải pháp: 4.2.1. Đối với nhà trường - Nâng cao nhận thức của lãnh đạo về chuyển đổi số, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030; Chiến lược phát triển tổng thể giáo dục đại học, cao đẳng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035, làm cơ sở cho đổi mới, phát triển toàn diện và bền vững trong dài hạn của hệ thống giáo dục. Lãnh đạo cần nắm rõ về chuyển đổi số…để có những quyết định, quyết sách phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của đơn vị. - Chủ động tìm hiểu, lựa chọn các công nghệ phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình từ đó lựa chọn đối tác cung cấp các giải pháp, các công nghệ để thực hiện số hóa. - Đối với các ngành có ảnh hưởng trực tiếp sự nhận thức về tính cấp thiết của chuyển đổi số là tất yếu. Cần phải có chiến lược hướng đi rất cụ thể. - Chủ động đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị, công nghệ phù hợp với tốc độ phát triển hạ tầng công nghệ, tốc độ phát triển của internet, các ứng dụng của các công nghệ mới do cuộc CMCN 4.0 mang lại. - Cần nguồn nhân lực có hiểu biết sâu về công nghệ thông tin, về chuyển đổi số phục vụ cho quá trình chuyển đổi số. - Xây dựng hạ tầng số, dịch vụ số, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đào tạo kỹ năng số cho người sử dụng, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin. - Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy chuyển đổi số: thu hút các chuyên gia công nghệ thông tin, nhà khoa học, có chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính…, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hạ tầng số. - Phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số: Đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng phục vụ vận hành các hoạt động chuyển đổi số cho cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhiều đơn vị giáo dục đã chủ động tiếp cận với các làn sóng công nghệ giáo dục mới để triển khai đào tạo dựa trên các khóa học đại trà trực tuyến mở (MOOC), đưa AR (Augmented Reality ) và VR (Virtual Reality) vào xây dựng hệ thống học tập, 513
  5. International Conference on Smart Schools 2022 hoặc triển khai các hệ thống học tập số hóa thông minh. - Đẩy mạnh hợp tác giữa các trường và DN để chủ động trong công tác đào tạo, sử dụng lực lượng sinh viên sau khi ra trường. Xây dựng trung tâm công nghệ thông tin trở thành nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đảm bảo nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi số. - Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số thông qua các hội thảo, hội nghị về chuyển đổi số nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, đồng thời hợp tác với các tổ chức nghiên cứu trong nước, ngoài nước để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu thời đại mới. Tại đây, các giảng viên được trình bày những ý kiến, quan điểm của mình; học hỏi được những cách làm hay, mô hình giảng dạy sáng tạo ứng dụng phương pháp mới, công nghệ mới. Đồng thời cũng là dịp để các giảng viên nhìn nhận lại hiệu quả giảng dạy của bản thân so với sự phát triển chung của các cơ sở giáo dục khác trong nước. - Phát triển, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực đổi mới sáng tạo: Phát triển năng lực giảng viên đáp ứng nhu cầu Cách mạng 4.0, theo chuẩn đào tạo giảng viên của một số nước trên thế giới, tiêu biểu của Posdam (Đức) thì mô hình năng lực của giảng viên bao gồm: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực đánh giá và năng lực đổi mới; Người học có thể chủ động nghiên cứu tài liệu cũng như tương tác với giảng viên ở mọi thời điểm bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh. 4.2.2. Gắn kết giữa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý làm cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp: - Nhận thức và quyết tâm của đội ngũ cán bộ quản lý: Trường học là nơi tập hợp đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu, trong khi doanh nghiệp có thế mạnh trong nắm bắt thị trường, đầu tư và triển khai thương mại hóa để chuyển giao công nghệ và các kết quả nghiên cứu. - Đội ngũ cán bộ quản lý phải có nhận thức sâu sắc và vạch ra chiến lược cụ thể để tạo dựng các mối quan hệ lâu dài và là cầu nối đưa doanh nghiệp đến trường cũng như đưa đưa sản phẩm đầu ra của mình tới với doanh nghiệp và là nơi tiếp nhận đơn hàng của đơn vị đào tạo. Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng và hướng mở: - Xây dựng chương trình đào tạo có sự tham gia của doanh nghiệp: thông qua các cuộc hội thảo xây dựng chương trình đào tạo, hội thảo triển khai công nghệ, hay các nghiên cứu dự báo tương lai… từ đó nhà trường có những chương trình đào tạo phù hợp với khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vừa mang tính hiện đại nhưng cũng sự mềm dẻo dễ dàng điều chỉnh theo thực tiễn. - Chương trình đào tạo hiện đại theo hướng ứng dụng là một xu hướng mới, tăng cường thời gian học tập kinh nghiệm và tiếp xúc thực tế. - Chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng cũng cần có tính mở để dễ dàng bổ sung hay loại bỏ những môn học hay module không còn phù hợp thực tiễn sản xuất. - Hiệu chỉnh chương trình đào tạo theo định kỳ và theo những thay đổi trong thực tế: sự lão hoá của chương trình và sự thay đổi công nghệ diễn ra nhanh chóng, nên có sự điều chỉnh kịp thời, nhà trường cần điều chỉnh mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Quá trình này cũng cần sự cung cấp thông tin, góp ý và phản biện từ doanh nghiệp. Đào tạo và đánh giá kỹ năng nghề nghiệp tại doanh nghiệp: Phối hợp cùng doanh nghiệp tổ chức cho sinh viên tham quan, thực tập, tìm hiểu quy trình sản xuất, những công nghệ hiện có nhằm giúp các em định hướng được ngành nghề mình đang học và xác định mục tiêu học tập của các em. 5. Kết luận Xây dựng và phát triển các trường đào tạo nghề thành trung tâm đào tạo nghề đa cấp, đa ngành theo hướng tiên tiến, hiện đại, có vị trí xứng tầm trong ngành giáo dục Đại học khu vực và quốc tế. Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đón Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì không thể thiếu sự góp ý từ phía các nhà DN. Tăng cường đổi mới công tác quản lý của nhà trường trong việc xây dựng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và DN. Cần có chính sách, cơ chế, phối hợp chặt chẽ về nguồn nhân lực giữa nhà trường và DN, và quy trách nhiệm cho DN trong việc cung cấp thông tin về nhu cầu lao động và hỗ trợ trong quá trình đào tạo. Tạo quyền tự chủ cho Nhà trường để Nhà trường được tự chủ và chủ động về quy mô đào tạo, hình thức tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, thu chi nguồn tài chính…Tăng khả năng cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo để tăng động lực phát triển giữa các Nhà trường với nhau về chất lượng sản phẩm đào tạo, uy tín, hình ảnh, thương hiệu của Nhà trường. Nhìn chung, tăng cường đổi mới công tác quản lý của Nhà trường về xây dựng mối gắn kết bền vững giữa Nhà 514
  6. International Conference on Smart Schools 2022 trường và DN chủ yếu phát huy ở 3 mặt: Định hướng, khuyến khích và hỗ trợ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://tuoitre.vn/tại sao chuyển đổi số là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam-20191217114208406.htm. 2. baodautu.vn/chuyển đổi số là gì và cơ hội và lợi ích gì với doanh nghiệp-d100335.html. 3. https://www.Tạp chí cộng sản.vn. 4. Bộ Công Thương (2017), Tài liệu Diễn đàn CMCN 4.0, tổ chức ngày 11/4/2017. 5. Ủy ban khoa học công nghệ môi trường của Quốc hội (2018), tài liệu Diễn đàn Khoa học và công nghệ với DN Việt Nam trong CMCN 4.0, tổ chức ngày 16/5/2018. 6. Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2017. 7. Trang web, http://nhanlucquangnam.org.vn, Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực VN. 515
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2