Đàm Khải Hoàn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 261 – 266<br />
<br />
HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TRUYỀN THÔNG CẢI THIỆN HÀNH VI<br />
PHÒNG BỆNH CÚM A (H1N1) CHO NGƯỜI DÂN Ở XÃ HÒA BÌNH<br />
HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Đàm Khải Hoàn1, Phạm Quang Thái2,Vũ Thị Thanh Hoa1 và CS<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên 2 Sở Y tế Tuyên Quang<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các tác giả nghiên cứu huy động cộng đồng truyền thông để cải thiện hành vi phòng chống bệnh<br />
cúm A (H1N1) cho người dân ở xã Hòa Bình: Sau một năm truyền thông có sự thay đổi thực hành<br />
phòng cúm A H1N1 của người dân xã Hòa Bình tăng rõ rệt như: Tỷ lệ người dân tiêm vắc xin<br />
phòng cho gia súc tăng lên được 30%; Tỷ lệ người dân không tiếp xúc, ăn thịt gia súc chết hay bị<br />
bệnh tăng được 22,5%; Tỷ lệ người dân thực hiện triệt để yêu cầu của cán bộ thú y cũng như y tế<br />
về phòng chống bệnh tăng được 20,0%. Sau can thiệp, thay đổi thực hành phòng cúm A H1N1 của<br />
người dân xã Hòa Bình tăng lên rõ rệt so với xã Khe Mo như: Tỷ lệ người dân tiêm vắc xin phòng<br />
cho gia súc ở Hòa Bình tăng lên hơn Khe Mo được 43,5%; Tỷ lệ người dân không tiếp xúc, ăn thịt<br />
gia súc chết hay bị bệnh tăng được 17,0%; Tỷ lệ người dân thực hiện triệt để yêu cầu của cán bộ<br />
thú y cũng như y tế về phòng chống bệnh tăng được 16,5%. Các tác giả khuyến nghị: Nhân rộng<br />
mô hình để phòng chống các bệnh dịch nói chung và phòng chống bệnh cúm A nói riêng cho<br />
người dân ở vùng nông thôn miền núi. Mô hình là một giải pháp cần được lãnh đạo chính quyền,<br />
ngành y tế các cấp nghiên cứu và vận dụng.<br />
Từ khóa:<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Bệnh cúm A (H1N1) đã và đang là một vấn<br />
đề sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê của Bộ<br />
Y tế tính đến ngày 29/9/2009, đã có 8.853<br />
trường hợp dương tính với cúm A H1N1, 15<br />
trường hợp tử vong. Số bệnh nhân đã khỏi ra<br />
viện là 7.188, các trường hợp còn lại được<br />
cách ly, điều trị tại các bệnh viện, cơ sở điều<br />
trị, giám sát cộng đồng trong tình trạng sức<br />
khỏe ổn định Tại Thái Nguyên, tính đến ngày<br />
20.08.2009 đã có 11 bệnh nhân dương tính với<br />
cúm A H1N1. Đồng Hỷ là một huyện phía<br />
bắc tỉnh Thái Nguyên, nơi có nhiều người dân<br />
tộc thiểu số sinh sống với điều kiện kinh tế<br />
khó khăn, chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ, nuôi thả<br />
rông...năm 2008 đã xảy ra dịch cúm A<br />
(H5N1) ở gia cầm. Trong khi đó hành vi<br />
phòng chống bệnh cúm của người dân vẫn<br />
còn chưa tốt. Lý do hàng đầu là khâu truyền<br />
thông dự phòng bệnh còn chưa tốt. Huy động<br />
cộng đồng để truyền thông giáo dục sức khỏe<br />
(TT-GDSK) là một giải pháp hiệu quả. Vậy<br />
giải pháp huy động cộng đồng ở huyện Đồng<br />
Hỷ để TT-GDSK phòng chống bệnh cúm A<br />
*<br />
<br />
liệu có hiệu quả không? Chính vì thế chúng<br />
tôi tiến hành nghiên nhằm các mục tiêu sau:<br />
1. Xây dựng mô hình huy động cộng đồng<br />
truyền thông cải thiện hành vi phòng bệnh<br />
cúm A (H1N1) cho người dân ở xã Hòa Bình<br />
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.<br />
2. Đánh giá hiệu quả của mô hình trong cải<br />
thiện hành vi phòng bệnh cúm A (H1N1) cho<br />
người dân ở xã Hòa Bình sau 1 năm can thiệp.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng: Chủ hộ trong các hộ gia đình;<br />
Lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thể<br />
và cán bộ y tế ở xã, thôn xóm<br />
Địa điểm: Hòa Bình và Khe Mo là 2 xã miền<br />
núi của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.<br />
Thời gian: Từ tháng 12 năm 2009 đến tháng<br />
12 năm 2010.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng 2 phương pháp<br />
đó là mô tả, điều tra cắt ngang kết hợp định<br />
lượng với định tính và phương pháp can thiệp.<br />
Thiết kế nghiên cứu can thiệp là can thiệp<br />
trước sau có đối chứng theo sơ đồ sau:<br />
261<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đàm Khải Hoàn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu. Cỡ mẫu cắt ngang<br />
tính theo công thức 1 tỷ lệ được 400 người,<br />
mỗi xã chọn ngẫu nhiên 200 hộ, mỗi hộ gia<br />
đình chọn 1 người lớn. Cỡ mẫu can thiệp tính<br />
theo công thức can thiệp được 200, chọn đối<br />
chứng cũng 200 người.<br />
Cỡ mẫu định tính: Có 2 cuộc TLN trọng tâm<br />
với đại diện cộng đồng (15 người); với đại<br />
diện người dân (15 người). TLN sẽ được tiến<br />
hành 2 lần 1 trước, 1 sau can thiệp.<br />
Nội dung can thiệp Tiến hành xây dựng mô<br />
hình can thiệp huy động cộng đồng tham gia<br />
TT-GDSK cho người dân phòng chống cúm A.<br />
- Xây dựng Ban chỉ đạo thực hiện mô hình ở<br />
xã Hòa Bình (xã can thiệp).<br />
- Tập huấn cho các thành viên tham gia mô<br />
hình các vấn đề cơ bản về TT-GDSK phòng<br />
cúm và phương pháp hoạt động trong mô<br />
hình (Thời gian tập huấn là 1 tuần). Nội dung<br />
tập huấn đi sâu vào các nội dung sau:<br />
- Vai trò các thành viên trong mô hình:<br />
+ Nhân viên y tế bản, CTV dân số, dinh<br />
dưỡng là người thực hiện chính.<br />
+ Giáo viên, học sinh, thanh niên là các thành<br />
viên tham gia hỗ trợ<br />
+ Các tổ chức chính quyền, ban ngành, đoàn<br />
thể tham gia hỗ trợ<br />
+ Trưởng bản là người tạo điều kiện cho các<br />
thành viên làm việc.<br />
+ Trạm trưởng trạm y tế xã có trách nhiệm<br />
giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các<br />
thành viên.<br />
+ Chủ tịch xã là Trưởng Ban chỉ đạo điều<br />
hành chung.<br />
<br />
89(01/2): 261 – 266<br />
<br />
- Ban chỉ đạo mỗi tháng họp với các thành<br />
viên 1 lần để:<br />
+ Xem xét tiến độ thực hiện mô hình.<br />
+ Bổ sung, cập nhật một số vấn đề về kiến<br />
thức cho các thành viên;<br />
Hoạt động của nhóm nghiên cứu: cứ 2 tháng<br />
tiến hành giám sát 1 lần để xem xét tiến độ<br />
thực hiện và bổ sung những vấn đề chỉ đạo hỗ<br />
trợ thêm.<br />
- Các hoạt động can thiệp diễn ra liên tục<br />
trong 1 năm.<br />
Chỉ số nghiên cứu<br />
- Nhóm các chỉ số kiến thức, thái độ và thực<br />
hành (KAP) về phòng Cúm A<br />
- Nhóm chỉ số về kinh tế văn hoá xã hội của<br />
các hộ gia đình điều tra<br />
- Nhóm chỉ số về tình hình vệ sinh môi<br />
trường của các hộ gia đình<br />
- Nhóm chỉ số đánh giá kết quả hoạt động<br />
truyền thông có sự tham gia của cộng đồng<br />
như: Số buổi truyền thông; Số người tham<br />
dự; Số truyền thông viên được tập huấn; Kết<br />
quả thay đổi KAP của người dân trong phòng<br />
cúm A sau can thiệp. KAP được tính điểm,<br />
sau đó phân mức độ tốt, chưa tốt.<br />
Phương pháp điều tra: Điều tra viên tiến<br />
hành phỏng vấn trực tiếp với đối tượng điều<br />
tra tại các hộ gia đình kết hợp với quan sát.<br />
Ngoài ra còn tiến hành TLN trọng tâm với các<br />
đối tượng liên quan để thu thông tin.<br />
Cán bộ điều tra: Nghiên cứu viên, cán bộ bộ<br />
môn Y học cộng đồng và Sinh viên Trường<br />
Đại học Y Dược Thái Nguyên<br />
<br />
262<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đàm Khải Hoàn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý<br />
theo các thuật toán thống kê trên phần mềm<br />
Stata 10.0.<br />
<br />
89(01/2): 261 – 266<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Chúng tôi đã xây dựng mô hình hoạt động<br />
theo sơ đồ sau:<br />
<br />
Sơ đồ 1. Mô hình truyền thông phòng chống cúm AH1N1tại xã Hoà Bình<br />
Bảng 1. Thay đổi Kiến thức phòng cúm A H1N1 của người dân sau 1 năm can thiệp ở xã Hòa Bình<br />
Thời điểm<br />
Mức độ<br />
<br />
Trước can thiệp<br />
n<br />
%<br />
<br />
Kiến thức chưa tốt<br />
Kiến thức tốt<br />
Tổng<br />
<br />
27<br />
173<br />
200<br />
<br />
13,5<br />
86,5<br />
100<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
n<br />
%<br />
5<br />
195<br />
200<br />
<br />
Chênh<br />
lệch(%)<br />
<br />
2,5<br />
97,5<br />
100<br />
<br />
-11,0<br />
11,0<br />
0<br />
<br />
χ 2, p<br />
χ2=16,4,<br />
p