intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Iod kali và việc phòng ngừa nhiễm xạ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau thảm họa nổ Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl Ukraina năm 1986, những người có nguy cơ nhiễm chất phóng xạ đều được uống viên iod kali. Vì thế, những ngày qua, sau sự cố Nhà máy điện nguyên tử Fukushima - Nhật Bản, nhiều người dân ở một số nước Đông Nam Á đã đổ xô đi tìm mua viên nén iod kali nhằm phòng ngừa nhiễm phóng xạ. Vậy tác dụng của viên thuốc này như thế nào? Cách dùng nó ra sao để đạt được hiệu quả? Phản ứng hạt nhân và chất phóng xạ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Iod kali và việc phòng ngừa nhiễm xạ

  1. Iod kali và việc phòng ngừa nhiễm xạ Sau thảm họa nổ Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl - Ukraina năm 1986, những người có nguy cơ nhiễm chất phóng xạ đều được uống viên iod kali. Vì thế, những ngày qua, sau sự cố Nhà máy điện nguyên tử Fukushima - Nhật Bản, nhiều người dân ở một số nước Đông Nam Á đã đổ xô đi tìm mua viên nén iod kali nhằm phòng ngừa nhiễm phóng xạ. Vậy tác dụng của viên thuốc này như thế nào? Cách dùng nó ra sao để đạt được hiệu quả? Phản ứng hạt nhân và chất phóng xạ Các chất đều có cấu tạo nguyên tử. Nguyên tử là những phần tử vô cùng nhỏ bé, không thể phân chia ở những phản ứng hóa học thông thường. Chúng có cấu tạo bao gồm một hạt nhân mang điện tích dương, xung quanh có các điện tử quay với những quỹ đạo khác nhau. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện. Tuy nhiên trong các lò phản ứng hạt nhân, khi nguyên tử urani hoặc plutoni hấp thụ một neutron, nó có thể trải qua phản ứng phân hạch hạt nhân để tách thành nhiều hạt nhỏ hơn. Phản ứng phân hạch sản sinh một lượng nhiệt lớn cùng với nhiều neutron mới. Những
  2. neutron mới tiếp tục bắn phá nguyên tử urani hoặc plutoni để tạo nên phản ứng dây chuyền. Năng lượng nhiệt do phản ứng tạo ra khiến nước sôi và bốc hơi được dùng làm quay các turbin và tạo ra điện. Theo thời gian, nhiên liệu hạt nhân biến thành nguyên tố nhẹ hơn và không thể gây nên phản ứng phân hạch. Nếu không được tái chế hoặc làm giàu, chúng sẽ trở thành chất thải hạt nhân. Khi lò phản ứng hạt nhân gặp sự cố, các hệ thống làm lạnh trục trặc, nhiệt độ trong lò sẽ nóng lên quá mức, đặc biệt khi nhiệt độ lên quá cao, vỏ kim loại bọc quanh nhiên liệu uranium của lò phản ứng tan chảy các chất phóng xạ caesium và iodine sẽ theo hơi nước thoát ra ngoài. Tại Chernobyl, mọi vụ nổ đều phơi lõi của lò phản ứng ra không khí và hỏa hoạn kéo dài nhiều ngày đã đẩy chất phóng xạ vào khói bụi bốc lên bầu trời, các chất phóng xạ đã phát tán theo không khí, nguồn nước cũng như động thực vật gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường.
  3. Khi uống, iod kali sẽ đọng lại ở tuyến giáp. Khi iod phóng xạ xâm nhập vào cơ thể sẽ không bị đọng lại và bị đào thải khỏi cơ thể. Ảnh: doctissimo.fr. Cần làm gì để tránh phơi nhiễm phóng xạ? Ngay khi một lò phản ứng hạt nhân gặp sự cố, một lượng lớn phóng xạ có thể thoát ra ngoài. Quá trình phân rã của urani và pluton trong lò phản ứng hạt nhân đã sinh ra nhiều chất đồng vị phóng xạ. Nếu bị thoát ra ngoài các chất phóng xạ sẽ phát tán theo gió bụi, nguồn nước, động thực vật… gây ô nhiễm môi trường. Nếu tiếp tục với cường độ lớn chất phóng xạ, người ta sẽ bị bỏng da, thậm chí có thể tử vong. Nếu tiếp xúc ngoài với các tia gamma, hoặc nuốt phải chúng nếu ăn thực phẩm và nước nhiễm xạ, cơ thể sẽ không cảm nhận được nhưng sẽ gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Thảm họa Chernobyl năm 1986 đã khiến rất nhiều người bị ung thư tuyến giáp. Caesium phóng xạ tích lại trong mô mỏng, không tồn tại được lâu trong cơ thể - phần lớn mất đi trong vòng một năm. Tuy nhiên, nó tồn tại
  4. trong môi trường và có thể tiếp tục là một vấn đề trong nhiều năm. Còn plutonium tích trong xương và gan. Nitrogen phóng xạ phân rã ngay sau khi thoát ra vài giây. Lượng phóng xạ này còn được xuất hiện dưới dạng iod phóng xạ, và sẽ ảnh hưởng đến dân cư xung quanh khu vực bị nhiễm xạ. Loại iod độc hại này có xu hướng đọng lại ở tuyến giáp, do vậy làm tăng nguy cơ xuất hiện hạch tuyến giáp cũng là các tế bào ung thư. Hoặc ung thư tuyến giáp cũng có thể xảy ra do triệu chứng suy chức năng của tuyến. Đối với viên nén iod kali sau khi uống iod sẽ được hấp thu trên tuyến giáp, làm bão hòa khả năng hấp thụ của cơ quan này và ngăn cản iod phóng xạ đọng lại trên tuyến giáp. Theo các tài liệu y học, ngoài việc phòng ngừa ung thư tuyến giáp, viên nén iod kali còn có tác dụng làm giảm nguy cơ nhiễm phóng xạ. Nhân đây cũng xin đề cập đến những trường hợp người bệnh điều trị bằng iod phóng xạ (radioactive iodine treatment). Sau đợt điều trị bạn có thể về nhà được ngay, nhưng không được tiếp xúc lâu dài với người khác trong nhiều ngày, nhất là đối với phụ nữ có thai hoặc trẻ em. Gần như hầu hết hàm lượng iod phóng xạ sẽ ra khỏi cơ thể bạn trong vòng hai ngày sau khi điều trị, chủ
  5. yếu là qua đường tiểu, một lượng nhỏ chất phóng xạ có thể được thải qua nước bọt, mồ hôi, nước mắt, chất tiết âm đạo và phân… Nếu có thể được thì dùng toilet riêng và dội 2 lần sau khi sử dụng, tắm hàng ngày và thường xuyên rửa tay. Uống một lượng nước bình thường, sử dụng dụng cụ ăn uống chỉ dùng một lần (như là ly giấy, chén giấy, muỗng nhựa…) hoặc phải rửa riêng và cất riêng chúng. Ngủ một mình và tránh tiếp xúc thân mật lâu dài. Được phép bắt tay hoặc ôm nhau trong thời gian thật ngắn. Giặt mùng mền, khăn trải giường, khăn tắm và áo quần hằng ngày tại nhà riêng nhưng không cần phải rửa sạch máy giặt một cách đặc biệt sau khi giặt xong để giặt đồ của người khác. Không chuẩn bị bữa ăn cho người khác nếu phải thực hiện lâu với tay trần không mang găng. Nếu đang cho con bú phải ngưng ngay. Phải tránh có thai trong vòng 1 năm sau khi điều trị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2