
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài Ôn tập Chủ đề 4 (Sách Cánh diều)
lượt xem 1
download

Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài Ôn tập Chủ đề 4 (Sách Cánh diều) được xây dựng nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức về dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ; khắc sâu các kiến thức về dòng điện xoay chiều: định nghĩa, cách tạo ra dòng điện xoay chiều, các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài Ôn tập Chủ đề 4 (Sách Cánh diều)
- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4 ĐIỆN TỪ – 1 TIẾT I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Khắc sâu kiến thức về dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ. - Khắc sâu các kiến thức về dòng điện xoay chiều: định nghĩa, cách tạo ra dòng điện xoay chiều, các tác dụng của dòng điện xoay chiều. - Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản. 2. Về năng lực: 2.1.Năng lực chung. - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin qua thí nghiệm, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về cảm ứng điện từ; cách tạo ra dòng điện xoay chiều và tác dụng của dòng điện xoay chiều. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải thích các hiện tượng liên quan đến cảm ứng điện từ và dòng điện xoay chiều. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Năng lực nhận biết KHTN: Nêu được ví dụ để chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng sinh lý. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Biết làm thí nghiệm để tìm hiểu về vật dẫn điện và vật không dẫn điện. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về cảm ứng điện từ và dòng điện xoay chiều để giải thích các vấn đề liên quan đến thực tiễn. 3. Phẩm chất: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ mà GV yêu cầu. - Trung thực, trách nhiệm trong báo cáo kết quả các họat động và kiểm ra đánh giá. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Phiếu học tập, câu hỏi trắc nghiệm, bài tập tự luận 2. Học sinh: - Dụng cụ học tập, học bài cũ + Hệ thống hóa kiến thức của chủ đề bằng sơ đồ tư duy theo nhóm đã chuẩn bị ở nhà trên giấy A0. + Ôn lại kiến thức trong chủ đề 4. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (4 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS b. Nội dung: Các nội dung bài 14, bài 15 d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi trả lời câu hỏi - GV nêu câu hỏi: Dòng điện xoay chiều có gì khác so với dòng điện một chiều? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành câu hỏi dựa trên kiến thức đã học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên 2 HS đứng dậy trả lời câu hỏi. - HS còn lại nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV đánh giá kết quả bài làm của HS và phần nhận xét của HS, cho điểm động viên. 2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức (10 phút) a. Mục tiêu: HS nhắc lại được kiến thức về dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ b. Nội dung: HS vẽ sơ đồ tư duy ra giấy A0 hoặc trên máy (ở nhà) rồi chụp ảnh hoặc gửi file cho GV. Đại diện HS trình bày trước lớp. c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 8 nhóm, hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy ôn tập kiến thức về cảm ứng điện từ, cách tạo ra dòng điện xoay chiều; tác dụng của dòng điện xoay chiều. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy ra PHT của nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện 1 nhóm trình bày về cảm ứng điện từ, cách tạo ra dòng điện xoay chiều. 1 nhóm trình bày về các tác dụng của dòng điện xoay chiều. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV nhận xét, đánh giá. 3. Hoạt động 3. Luyện tập (15 phút) a. Mục tiêu: - HS củng cố kiến thức, vận dụng làm các bài tập trắc nghiệm kiến thức về cảm ứng điện từ, cách tạo ra dòng điện xoay chiều và tác dụng của dòng điện xoay chiều. b. Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi “RUNG CHUÔNG” bằng các trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong PHT số 1 c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập B. Bài tập - GV chia lớp thành 4 đội và giới thiệu HS tham gia trò Phần 1. Trắc nghiệm chơi “Rung chuông vàng”, 1 D - GV gọi 1 HS đọc luật chơi (Nên có nội dụng luật chơi 2 C dể đưa vào ppt) 3 B - Cử đại diện thư kí ghi kết quả trò chơi 4 B Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 5 D - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, tham gia trò chơi dưới 6 B sự hướng dẫn của người quản trò. 7 C Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 8 C - HS trả lời đúng được tham gia trả lời câu hỏi tiếp theo, 9 C HS trả lời sai bị loại khỏi phần chơi. 10 D - Sau mỗi câu hỏi, GV gọi HS giải thích câu trả lời, HS 11 D khác nhận xét, đánh giá 12 D Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV yêu cầu các HS đánh giá chéo và chốt kiến thức. - Thư kí tổng hợp kết quả, báo cáo trước lớp đội có điểm cao nhất. - GV tuyên dương đội thắng cuộc - cho điểm 4. Hoạt động 4. Vận dụng (15 phút) a. Mục tiêu: - HS củng cố kiến thức, vận dụng làm các bài tập tự luận về dòng điện cảm ứng, hiện tượng cảm ứng điện từ; dòng điện xoay chiều, tác dụng của dòng điện xoay chiều. b. Nội dung: nghe GV hướng dẫn, học sinh thảo luận theo nhóm, làm cá nhân, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm Phần 2. Tự luận vụ học tập Câu 1. - Tác dụng nhiệt và tác dụng quang: Khi bật công tắc - GV chia lớp làm 4 nhóm làm câu đèn sáng (tác dụng quang), sờ vào bóng đèn 1, 2, 3 trong PHT - Tác dụng từ: Cho dòng điện xoay chiều đi qua một nam Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ châm điện thì nam châm điện có thể hút được các vật bằng học tập sắt. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, Câu 2. thảo luận ra kết quả - Nếu từ từ bóp méo khung dây thì trong khung dây xuất hiện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt dòng điện cảm ứng vì số ĐST đi qua khung dây giảm. động và thảo luận Câu 3. - GV gọi đại diện 2 nhóm đứng a, Kim điện kế lệch về một bên sau đó trở về vị trí số 0 và ở dậy trả lời, 2 nhóm còn lại nhận vị trí số 0 cho đến khi khóa K mở. Khi khóa mở ra, kim lệch xét và bổ sung kết quả về phía ngược lại rồi trở về vị trí số 0.
- (nếu có) b, Nếu cho lõi sắt vào ruột ống dây thì hiện tượng xảy ra Bước 4: Đánh giá kết quả thực tương tự như câu a nhưng kim lệch nhiều hơn. hiện nhiệm c, Hiện tượng xảy ra tương tự như câu b. - Gv yêu cầu các HS đánh giá chéo và chốt kiến thức. Hướng dẫn tự học ở nhà (1 phút) - Yêu cầu HS về nhà ôn lại các kiến thức, bài tập đã học. - Đọc trước Bài 13 - Chủ đề 5: Năng lượng với cuộc sôngs
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 I. Phần trắc nghiệm 1. Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn; B. Nối hai đầu của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn; C. Đưa một cực của ắc-quy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín; D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín; 2. Trường hợp nào sau đây dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong ống dây dẫn kín? A. Khi có sự chuyển động tương đối giữa ống dây và nam châm. B. Khi ống dây không chuyển động trong từ trường nhưng từ trường xuyên qua ống dây đó là từ trường biến đổi theo thời gian. C. Khi có sự chuyển động đồng thời của ống dây và nam châm nhưng vị trí tương đối của chúng không thay đổi. D. Khi đưa thanh nam châm vào trong lòng ống dây. 3. Thí nghiệm như hình vẽ. Hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm? A. Đứng yên B. Lệch sang trái rồi sang phải (dao động) C. Quay ngược lại ~ D. Dịch sang trái và đứng yên. 4. Có một bóng đèn mắc vào hiệu điện thế 24V không đổi, đèn sáng bình thường. Thay bằng nguồn xoay chiều cũng có hiệu điện thế 24V, độ sáng của đèn sẽ như thế nào? A. Sáng mờ hơn B. Vẫn sáng bình thường C. Sáng mạnh hơn bình thường. D. Không sáng vì đèn này không thể mắc vào nguồn xoay chiều. 5. Dòng điện xoay chiều có thể gây ra các tác dụng nào sau đây? A.Tác dụng nhiệt C. Tác dụng quang B. Tác dụng từ D. Tất cả các tác dụng trên. 6. Tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc vào chiều của dòng điện? A. Nhiệt B. Từ C. Quang D. Sinh lí 7. Đặt một kim nam châm gần một dây dẫn có dòng điện xoay chiều có tần số rất lớn chạy qua, ta thấy kim nam châm vẫn đứng yên là do A. kim nam châm không chịu tác dụng của lực từ. B. kim nam châm chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau là trọng lực và lực từ. C. quán tính, kim nam châm không kịp đổi chiều quay theo sự đổi chiều liên tục của lực từ. D. không có lực từ. 8. Vôn kế xoay chiều dùng để đo A. giá trị lớn nhất của hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều. B. giá trị tức thời của hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều. C. giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
- D. giá trị lớn nhất của cường độ của dòng điện xoay chiều. 9. Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần 1 lá thép . Khi đóng khoá K , lá thép dao động đó là tác dụng A. cơ B. nhiệt C. điện D. từ. 10. Trong thí nghiệm đặt kim nam châm dọc theo trục của nam châm điện, khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì hiện tượng : A. Kim nam châm điện đứng yên B. Kim nam châm quay một góc 900 C. Kim nam châm quay ngược lại. D. Kim nam châm bị đẩy ra 11. Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B . Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều ? A. Tác dụng cơ B. Tác dụng nhiệt C. Tác dụng quang D. Tác dụng từ. 12. Thanh nam châm chuyển động như thế nào thì không tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây? A. Chuyển động từ ngoài vào trong cuộn dây B. Quay quanh trục AB. C. Quay quanh trục CD D. Quay quanh trục PQ II. Phần tự luận Câu 1. Hãy nêu một số ví dụ chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng quang và tác dụng từ. Câu 2. Đặt một khung dây kín hình chữ nhật ABCD trong từ trường đều như hình vẽ. Nếu từ từ bóp méo khung dây thì có xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Vì sao? Câu 3. Hai cuộn dây L1 và L2 được đặt cạnh nhau như hình vẽ, trong cuộn dậy L2 được nối với điện kế chỉ số 0 nằm ở chính giữa mặt số. a, Mô tả hiện tượng xảy ra khi khóa K đóng lại trong vài giây rồi lại được mở ra. Giải thích. b, Hiện tượng gì xảy ra khi cho lõi sắt qua ruột hai cuộn dây? c, Hiện tượng gì xảy ra nếu tăng số vòng của cuộn L2?

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài Ôn tập Chủ đề 5 (Sách Cánh diều)
6 p |
5 |
2
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài Bài tập Chủ đề 5 (Sách Cánh diều)
9 p |
1 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài Mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 (Sách Cánh diều)
11 p |
1 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 14: Năng lượng tái tạo (Sách Cánh diều)
9 p |
2 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 13: Sử dụng năng lượng (Sách Cánh diều)
9 p |
1 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 10: Năng lượng của dòng điện và công suất (Sách Cánh diều)
9 p |
2 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 8 - Bài 11: Oxide (Sách Cánh diều)
14 p |
20 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 8: Đoạn mạch nối tiếp (Sách Cánh diều)
9 p |
2 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở (Sách Cánh diều)
9 p |
4 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 1: Công và công suất (Sách Cánh diều)
13 p |
1 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 2: Cơ năng (Sách Cánh diều)
9 p |
1 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 3: Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần (Sách Cánh diều)
12 p |
4 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 4: Hiện tượng tán sắc ánh sáng. Màu sắc ánh sáng (Sách Cánh diều)
9 p |
2 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 5: Sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính (Sách Cánh diều)
9 p |
3 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp (Sách Cánh diều)
15 p |
3 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 12: Tác dụng của dòng điện xoay chiều (Sách Cánh diều)
15 p |
1 |
0
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều (Sách Cánh diều)
13 p |
3 |
0
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 9: Đoạn mạch song song (Sách Cánh diều)
11 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
