Kế hoạch giảng dạy ôn thi vào lớp 10 chuyên Sinh - Trường THCS Ngô Văn Sở
lượt xem 5
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, nâng cao khả năng ghi nhớ và chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT sắp tới được tốt hơn. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Kế hoạch giảng dạy ôn thi vào lớp 10 chuyên Sinh - Trường THCS Ngô Văn Sở dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế hoạch giảng dạy ôn thi vào lớp 10 chuyên Sinh - Trường THCS Ngô Văn Sở
- Trường THCS Ngô Văn Sở KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY ÔN THI VÀO LỚP 10 THPT MÔN SINH HỌC (LỚP CHUYÊN SINH) Ngày Nội dung Ghi chú dạy 13/10 Phần I:Các thí nghiệm của Menđen 1.Giới thiệu các khái niệm cơ bản. 2.Lai một cặp tính trạng. - Định luật phân li. - Trội không hoàn toàn . - Phép lai phân tích. 3. Các câu hỏi lí thuyết và bài tập - Chữa một số câu hỏi có tính chất suy luận về phần định luật phân li. - Giáo viên chữa các bài tập nâng cao về định luật phân li với các bài toán thuận và bài toán nghịch. 20/10 Phép lai hai cặp tính trạng: - Nhấn mạnh ý nghĩa của định luật phân li và nội dung của định luật. - Câu hỏi và một số bài tập về phép lai hai cặp tính trạng với các tỉ lệ cơ bản(9 : 3: 3:1) và tỉ lệ ( 3:3:1:1 ; 1:1:1:1; 3:1) 27/10 Phép lai hai cặp tính trạng(Tiếp ) - Định luật cơ bản là di truyền liên kết(Học sinh cũng nắm được nội dung của định luật và ý nghĩa của nó) - Bài tập về phần di truyền liên kết : Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền liên kết và cách giải bài tập. Học sinh ứng dụng để giải các bài tập qua nhận dạng các tỉ lệ 3:1 và 1:2:1. 3/11 Phần II: Cơ sở vật chật và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử (AND) 1. Qua lí thuyết về AND giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng các công thức về phần AND. 2. Các công thức về ARN. 3. Các công thức về prôtêin 4. ứng dụng giải các bài tập về phần AND,ARN , Prôtêin. 10/11 Luyện các bài tập và chữa một số bài trong đề thi HSG các năm trước. 17/11 Lí thuyết về NST và các phương pháp giải bài tập phần NST.Một số bài tập về phần NST( Nguyên phân , giảm phân ,thụ tinh) 24/11 Giới thiệu khái quát chương trình biến dị và một số bài tập về phần biến dị. 1/12 Khái quát toàn bộ chương trình sinh học 8. 8/12 Luyện một số câu hỏi và các câu hỏi trong bộ đề thi HSG 8. 15/12 Khái quát toàn bộ chương trình sinh học 7. 22/12 Luyện một số câu hỏi và các câu hỏi trong bộ đề thi HSG 7. 29/12 Khái quát toàn bộ chương trình sinh học 6. 1
- Trường THCS Ngô Văn Sở 05/01/08 Luyện một số câu hỏi và các câu hỏi trong bộ đề thi HSG 6. 12/01 Luyện các bài tập về phần di truyền, AND , ARN ,Prôtêin, NST. Ngày soạn: Ngày giảng: PHẦN I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CHƯƠNG I: DI TRUYỀN a. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN I.MỤC TIÊU - Học sinh sẽ tìm hiểu các khái niệm trong di truyền học. - Nội dung của định luật phân li. - Ý nghĩa của định luật và các ứng dụng trong phép lai phân tích. - Hiện tượng trội không hoàn toàn. II. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Chủ yếu giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh: Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ , tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. Cả hai hiện tượng trên đều thông qua sinh sản. I. Một số khái niệm và kí hiệu: 1.Tính trạng a. Khái niệm : Là những đặc điểm về hình thái , cấu trúc ,chức năng sinh lí của cơ thể để phân biệt cơ thể này với cơ thể khác b. Ví dụ - Cây đậu thân cao , hạt vàng >< cây thân thấp ,hạt xanh là những tính trạng thường. - Một người đàn ông tóc quăn ,mắt đen >< một người đàn bà tóc thẳng ,mắt nâu là tính trạng giới tính. c. Người ta sử dụng các chữ cái để kí hiệu cho gen : Thông thường mỗi loại tính trạng được quy định bằng một loại chữ cáI trong đó tính trạng trội quy định chữ cáI in hoa , tính trạng lặn quy định chữ cáI in thường. VD: Tính trạng chiều cao cây cao là trội, thấp là lặn. Quy định: A cao ( Gen A quy định tính trạng thân cao ) a. thấp ( gen a quy định tính trạng thân thấp) 2. Tính trạng tương phản a. Định nghĩa Tính trạng tương phản là hai trạng tháI tráI ngược nhau của cùng một loại tính trạng. b.Ví dụ: cây thân cao >< cây thân thấp Menđen đã phát hiện ra quy luật nhờ tính trạng tương phản. 3. Cặp gen tương ứng 2
- Trường THCS Ngô Văn Sở * Định nghĩa : Gồm hai alen có vị trí xác định , tương ứng trên một cặp NST tương đồng. Có hai loại gen alen và gen không alen - Gen alen : Các alen chiếm cùng lôcus ( vị trí trên một cặp NST) - Gen không alen: Các gen có vị trí khác nhau ở các cặp NST khác nhau hoặc trên một cặp NST nhưng ở vị trí khác nhau. 4. Khái niệm alen - Alen là các trạng thái khác nhau của cùng một gen . - Nguồn gốc của alen do đột biến .Thông thường cứ mỗi lần đột biến tạo ra alen mới.Một gen bình thường có thể có 2 alen. - Một gen có K alen trên NST thường tạo ra (K+1)K/2 kiểu gen trong loài. 5. Thể đồng hợp(Thuần chủng , dòng thuần) - Là cặp gen tương ứng có 2 alen giống nhau gọi là thể đồng hợp về cặp gen đó. Đồng hợp trội : AA ;Đồng hợp lặn aa 6.Thể dị hợp (Không thuần chủng) Cặp gen tương ứng gồm hai alen khác nhau gọi là thể dị hợp về cặp gen đó. 7. Kiểu gen - Là tập hợp tất cả các gen có trong mỗi tế bào của cơ thể . - Kiểu gen đồng hợp : Là kiểu gen trong đó mỗi cặp gen đều có alen hoàn toàn giống nhau. - Kiểu gen dị hợp: là kiểu gen trong đó mỗi cặp gen có 2 alen khác nhau. 8. Kiểu hình - Là tập hợp tất cả các tính trạng của cơ thể sinh vật .Trong cơ thể có rất nhiều tính trạng nên khi nói tới kiểu hình của một cơ thể là chỉ muốn nói tới một số tính trạng đang xét. 9.Dòng thuần - Dòng thuần là dòng có kiểu gen đồng nhất và kiểu hình giống nhau ở các con và bố mẹ.Khi nói tới dòng thuần thì trong thực tế chỉ đồng nhất về một vài cặp gen nào đó .Hay đồng nhất về một vài tính trạng 10.Nội dung phương pháp phân tích cơ thể lai. - Pt/c khác nhau về một hay nhiều cặp tính trạng tương phản . - Theo dõi sự di truyền từng cặp tính trạng ở bố mẹ cho con cáI qua các thế hệ . - Sử dụng toán thống kê để tìm ra quy luật di truyền. II. Định luật phân li A. Định luật phân li 1. Thí nghiệm Đối tượng : Cây đậu Hà Lan .Làm thí nghiệm với nhiều loại tính trạng và lặp lại nhiều lần. PPTN: Phân tích thế hệ lai. Kết quả thí nghiệm - ĐKTN của Menđen là cho lai hai cơ thể khác nhau về một cặp tính trạng tươngphản. - Kết quả : Pt/c cao X thấp F1 toàn thân cao F2 : 3cao : 1 thấp 3
- Trường THCS Ngô Văn Sở Nhận xét - F1 đồng tính : Hiện tượng đồng tính là các con trong cùng một thế hệ có KH giống nhau về tính trạng trội còn tính trạng không được biểu hiện là tính trạng lặn. - F2 phân tính: Từ các con trong cùng một thế hệ có Kh khác nhau phân tính theo tỉ lệ : 3:1 - Trong phép lai thuận nghịch thì kết quả hoàn toàn giống nhauthì suy ra vai trò của bố và mẹ là ngang nhau. 2.Giải thích a.Giải thích theo Menđen - Trong tế bào có các NTDT sau này gọi là gen .Mỗi gen quy định một tính trạng . - Ông giả định : NTDT tồn tại thành từng cặp .Dùng chữ cáI in hoa đó là NTDT trội quy định tính trạng trội , chữ cáI in thường là NTDT lặn quy định tính trạng lặn . - Sự phân li độc lập các yếu tố DT là cơ sở để bố mẹ truyền các tính trạng cho thế hệ con. b. Giải thích theo CSTBH. Quy ước : Gen A cao ; a thấp . - Trong TBSD NST tồn tại thành từng cặp nên gen cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng .Do vậy thân cao thuần chủng có kiểu gen là AA.Cây thân thấp thuần chủng có kiểu gen là aa. - Khi giảm phân mỗi bên chỉ cho một loại giao tử . - Khi thụ tinh giao tử ♂,♀ tổ hợp tự do với nhau tạo ra F1 có một loại tổ hợp giao tử A a trong đó gen A lấn át hoàn toàn gen a nên kiểu hình 100% thân cao. - Khi F1 giảm phân NST PLĐL tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1:1 - Khi thụ tinh có sự tổ hợp tự do của các loại giao tử ♂,♀ở F1tạo ra F2 có 4 tổ hợp giao tử .Trong đó 3 tổ hợp giao tử là 1AA,2Aa quy định thân cao và tổ hợp giao tử aa thân thấp. F2 có tỉ lệ KH khác nhau nên gọi là phân tính với tỉ lệ 3cao: 1thấp . KL: Sự PLĐL của các cặp NST tương đồng trong giảm phân dẫn tới sự PLĐL của các alen trong cặp gen tương ứng và sự tổ hợp tự do của các loại giao tử đực và cái gọilà CSTBH của định luật phân li. 3.Điều kiện nghiệm đúng - Pt/c khác nhau một cặp tính trạng tương phản. - Một gen quy định một tính trạng trội hoàn toàn. - Số lượng cá thể thu được phảI đủ lớn. 4.Ý nghĩa a.Ý nghĩa - Tập chung tính trạng trội có lợi ở bố mẹ cho con cái. - Không dùng con lai F1 làm giống vì F1 có KG không đồng nhất dẫn tới thế hệ sau phân tính. - ƯD ĐLPL trong phép lai phân tích đển xác định KG của cơ thể mang KH trội là đồng hợp hay dị hợp. 4
- Trường THCS Ngô Văn Sở - ý nghĩa trong công tác chọn giống. b. Khái niệm lai phân tích * Định nghĩa : Lai phân tích là phép lai cho cơ thể mang Kh trội lai với cơ thể mang KH lặn để xác định kiểu gen của cơ thể mang Kh trội là đồng hợp hay dị hợp. - Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cơ thể mang KH trội có KG đồng tính. - Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cơ thể mang KH trội có KG phân tính. Nhận xét có đặc điểm: - Một bên mang KH trội lai với Kh lặn. - Một bên luôn luôn có KG đồng hợp lặn. - Theo Menđen lai phân tích về một cặp gen có tỉ lệ phân tính 1:1 B.Trội không hoàn toàn. 1.Thí nghiệm Pt/c : Hoa đỏ X hoa trắng F1 hoa hồng ; F1XF1 F2 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng. 2.Giải thích a. SĐL b. Giải thích - F1 có KGDH nhưng do gen trội A không lấn át hoàn toàn a nên F1 có KH trung gian giữa bố và mẹ. - Tính trạng gen trội không hoàn toàn át gen lặn cùng cặp thì tính trạng đó là trội không hoàn toàn.Do vậy trong có thể dị hợp mang Kh trung gian giữa bố và mẹ nên gọi là di truyền trung gian. - Trong tỉ lệ phân tính 1:2:1 thì 1/4KHlặn : 2/4 Kh trung gian:1/4 Kh trội. - Số loại và tỉ lệ KH bằng số loại và tỉ lệ KG. * Lưu ý : Trong trường hợp trội không hoàn toàn và trội hoàn toàn nếu bố mẹ ở 2 trường hợp đó có Kh giống nhau nhưng số loại và tỉ lệ KG ở đời con trong 2 trường hợp đó cũng giống nhau. át chế gen .Khi trong kiểu gen có gen át chế thì gen quy định tính trạng kia không được biểu hiện. Câu hỏi về nhà: CH1: Thế nào là hiện tượng đồng tính , phân tính? Cho ví dụ? GiảI thích vì sao F1 đồng tính ,F2 phân tính trong định luật phân li CH2: Ở đậu Hà Lan tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh .Cho 2 cây thuần chủng một cây hạt vàng X hạt xanh .Tìm kiểu gen F1,F2,F3 trong 2 trường hợp sau: TH1: Xảy ra quá trình giao phấn TH2 : Chỉ xảy ra quá trình tự thụ phấn. CH3: ở đậu Hà Lan tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh. 1.Hãy xác định kết quả trong các phép lai sau: a.Cho đậu hạt vàng X đậu hạt xanh b. Cho hạt vàng Xhạt vàng 2. Tìm kiểu gen của P trong các phép lai sau: 5
- Trường THCS Ngô Văn Sở a. Vàng X xanh F1: 903 vàng b. Vàng X vàng F1 : 1200 vàng c. Vàng X vàng F1 : 1608 vàng : 530 xanh d. Vàng X vàng F1 : có cây hạt vàng. e. Vàng X xanh F1: Có cây hạt xanh Giải câu hỏi 2:Qui ước : A hạt vàng , a: hạt xanh 1. Xác định kết quả trong phép lai: a. Đậu hạt vàng lai với đậu hạt xanh. - Kiểu hình hạt vàng có kiểu gen là : AA và Aa. Kiểu hình hạt xanh có KG là aa. - Ta có 2 sơ đồ lai: AA x aa và Aa x aa. b. Kiểu hình hạt vàng có kiểu gen là AA và Aa Có sơ đồ lai là 3 . 2. Tìm KG của P: a.P khác nhau một cặp tính trạng tương phản ,F1 đồng tính -> P thuần chủng . KGP: Aaxaa b.P khác nhau một cặp tính trạng tương ứng ,F1 đồng tính -> P chưa chắc đã thuần chủng. KGP : AA x AA và AA x Aa c. F 1 phân tính : vàng : xanh = 3:1 tỉ lệ này nghiệm đúng với định luật phân li. -> KG của P là : Aa x Aa. d. Do bố mẹ và con đều mang tính trạng trội ,chưa biết bên nào dị hợp nên KG của P là : AA x AA ; AA x Aa ; Aa x Aa e. F1 có cây hạt xanh -> kiểu gen aa -> bố và mẹ có a. Để bố hạt vàng và mẹ xanh thì KG của P là : Aa x aa. III.Định luật phân li độc lâp 1.Thí nghiệm của Menđen(Học sinh nhắc lại thí nghiệm của Menđen) 2. Giải thích - Qui ước : A : Hạt vàng; a: Hạt xanh; B quả trơn , b quả nhăn - P thuần chủng: KGP : Vàng trơn : AABB; Xanh nhăn: aabb. - Trong quá trình giảm phân sự phân li độc lập tổ hợp tự do của các cặp NST kéo theo sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng nêu mỗi bên chỉ cho một loại giao tử : Vàng trơn: AB và xanh nhăn :ab - Khi thụ tinh có sự tổ hợp tự do của các loại giao tử đực và cáI tạo ra F1 có 1 tổ hợp giao tử AaBb.Do A át a , B át b nên kiểu hình F1 là vàng trơn. - Khi F1 giảm phân các alen và cặp gen tương ứng PLĐL- THTD: A tổ hợp tự do với B tạo giao tử AB.a tổ hợp tự do với b tạo ra giao tử ab; a tổ hợp tự do với B tạo ra giao tử aB; A tổ hợp tự do với b tạo giao tử Ab. - Khi thụ tinh có tự THTD của các loại giao tử đực và cáI F1 tạo ra F2 có 16 tổ hợp . - Kết luận : Sự PLĐL và THTD của các cặp NST dẫn tới sự PLĐL THTD của các cặp gen tương ứng trong giảm phân và sự THTD của các loại giao tử trong thụ tinh là CSTBH của ĐL PLĐL. - Viết sơ đồ lai:Học sinh tự viết sơ đồ lai. 6
- Trường THCS Ngô Văn Sở 3. Điều kiện nghiệm đúng - Pt/c khác nhau các cặp tính trạng tương phản. - Một gen quy định một tính trạng trội hoàn toàn. - Các gen nằm trên các cặp NST khác nhau. - Các cặp gen PLĐL nhưng tác động riêng rẽ. - Số lượng cá thể thu được phảI đủ lớn. - Phải có sự kết hợp tự do , ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái. - Tất cả các tổ hợp giao tử phảI sống sót. 4.Ý nghĩa - Tập chung các tính trạng trội của bố mẹ cho con. - Nếu các cặp gen PLĐL THTD ta có thể dự đoán được tỉ lệ phân tính ở con. - Trong quần thể người số lượng vô cùng lớn do vậy qua thụ tinh tạo ra vô số KG do đó giảI thích được vì sao trong thực tế ít gặp hai người có KG hoàn toàn giống nhau ( trừ trường hợp đồng sinh cùng trứng) - PLĐL là cơ chế xuất hiện BDTH .mà BDTH là nguyên nhân tạo ra sự đa dạng của loài sinh vật. - Nhờ có PLĐL THTD mà ở thế hệ con xuất hiện cả KH có lợi và cả KH có hại qua đó con người loại bỏ tính trạng xấu . Bài 4 : Ở loài khi lai 2 cây có dạng quả bầu dục với nhau được F1 có tỉ lệ 1 quả tròn: 2 quả bầu dục : 1 quả dài. a. BL và viết sơ đồ lai từ P F1 . b. Cho các cây F1 tự thụ phấn thì KQ về KG và Kh ở F2 sẽ như thế nào ? Biết rằng quả dài cho gen lặn quy định Bài giải : F1 phân tính theo tỉ lệ 1 :2 : 1 -> Tuân theo quy luật trội không hoàn toàn. Qui ước : cây có dạng quả bầu dục có KGlà Aa ; cây có dạng quả tròn có KG là AA và cây có dạng quả dài aa.Pt/c : AA x aa -> F1 quả bầu dục( A : F1XF1 thu được F2 có tỉ lệ như bài ra. Bài 5: ở ruồi giấm gen A quy định cánh dài , gen a quy định cánh cụt .Cho ruồi cánh dài và cánh cụt giao phối với nhau được F1 có tỉ lệ 50% ruồi cánh dài : 50% ruồi cánh cụt. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 thống kê kết quả ở cả quần thể có tỉ lệ 9 ruồi cánh cụt : 7 ruồi cánh dài. 1. BL và viết sơ đồ lai từ P F2. 2. Muốn xác định được KG của bất kì cá thể ruồi cánh dài nào ở F2 phảI thực hiện phép lai nào? Bài giải: Qui ước : V cánh dài ,v cánh cụt. Cho cánh dài X cánh cụt thì F1 có tỉ lệ 50 cánh dài và 50 canh cụt F1 phân tính theo tỉ lệ 1:1 -> KG của P : Vv x vv Sơ đồ lai :HS tự viết sơ đồ lai. F1 x F1 KG F2 KHF2 7
- Trường THCS Ngô Văn Sở VV Vv vv Dài Ngắn 1. Vv x vv 2/4 2/4 2 2 2.Vv x vv 2/4 2/4 2 2 3. Vv x Vv ẳ 2/4 1/4 3 1 4. vv x vv 4/4 0 4 Tổng hợp 1 6 9 7 9 Bài 6: Ở thỏ gen quy định tính trạng màu sắc lông có 4 alen liên kết trên NST thường :Alen D quy định lông đen ;Lh quy định lông Hymalaya;d lông trắng ; La lông ánh kim. D trội hoàn toàn ; Lh trội hoàn toàn La. 1. Tính trạng màu sắc lông chi phối tối đa bao nhiêu gen , Kh trong quần thể thỏ. 2. Thỏ đen X thỏ Hymalaya được F1 .Thỏ lông trắng .Nếu tiếp tục sinh con thì có được thỏ con lông ánh kim không? Bài giải:) 1.Số loại kiểu gen và kiểu hình qui định tính trạng màu sắc lông ở quần thể thỏ là : DD; DLH ; DLA ; Dd )-> Lông đen ; ( LHLH; LHLA; LHLd) -> Lông Hymalaya;( LALA; LAd) -> Lông ánh kim ; dd-> Lông trắng. 2.F1 có thỏ lông trắng -> KG là dd -> Bố và mẹ đều có d. Bố mẹ khác nhau : Bố lông đen D -> KG của bố là Dd Mẹ Hymalaya LH nên mẹ có KG là LHd KG của P là D x LHd Muốn F1 có lông ánh kim KGlà ;( LALA; LAd) .Nhưng không bên nào là LA -> không có thỏ con lông ánh kim. Bài 7 : Ở đậu Hà Lan thân cao trội hoàn toàn sơ với thân thấp . a. Khi cho đậu Hà Lan thân cao giao phấn với nhau, F1 thu được đồng loạt có thân cao. Biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ và lập sơ đồ lai. b. Nếu cho các cây thân F1 nói trên lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào? Bài giải:Qui ước : A thân cao ; a thân thấp . a.Cây P thân cao A- .Do F1 xuất hiện đồng loạt thân cao (A- ), chứng tỏ ít nhất phảI có một cây P luôn luôn chỉ tao ra một loại giao tử A tức có KGlà AA. Cây thân cao còn lại mang kiểu gen AA hoặc Aa Có hai phép lai sau có thể xảy ra: AA x AA hoặc AA x Aa. Sơ đồ lai : Học sinh tự viết. b. Cho F1 lai phân tích. Bài 8: Ở bí tính trạng quả ngọt trội hoàn toàn so với tính trạng quả chua. a. Giao phấn giữa hai cây P đều có quả ngọt thu được các cây F1 , trong số đó có cây có quả ngọt và có cây có quả chua. b. Tiếp tục cho các cây F1 thu được trong phép lai trên tự thụ phấn. Hãy lập các sơ đồ tự thụ phấn có thể xảy ra. Bài tập lai hai cặp tính trạng. 8
- Trường THCS Ngô Văn Sở Bài 1:Ở một loài sinh vật người ta xét hai gen không alen .Mỗi gen đều có 2 alen khác nhau và phân li độc lập trên NST thường.Trong một phép lai người ta thu được F1 có 2 trường hợp: a. Trường hợp 1: F1 có 8 tổ hợp giao tử. b. Trường hợp 2 : F1 có 4 tổ hợp giao tử. Hãy biện luận và tìm kiểu gen P trong phép lai đó. Bài giải: Một gen có 2 alen khác nhau: A,a Một gen có 2 alen khác nhau : B,b a. F1 có 8 tổ hợp giao tử = 4giao tử X 2 giao tử Mỗi bên 4 giao tử thì cơ thể F1chứa 2 cặp gen dị hợp( A Bb) và bên 2 giao tử thì cơ thể chỉ chứa một cặp gen dị hợp và 1 cặp gen đồng hợp.( AABb; AaBB;aaBb;Aabb) b. F1 có 4 tổ hợp = 2 giao tử X 2 giao tử hoặc 4 giao tử X 1 giao tử. TH1: F1 có 4 tổ hợp = 2 giao tử X 2 giao tử Một bên cho 2 loại giao tử :Dị hợp một cặp gen : AaBB; Aabb; AABb; aaBb Một bên cho 2 loại giao tử : AaBB; Aabb; AABb; aaBb Tổng số sơ đồ lai là 10. TH2: F1 có 4 tổ hợp = 4 giao tử X 1 giao tử Một bên cho 4 loại giao tử : =>P dị hợp 2 cặp gen. Một bên cho 1 loại giao tử: => P đồng hợp trội và đồng hợp lặn về hai cặp gen: AABB; aabb; AAbb; aaBB. Bài 2: Người ta cho 2 thứ thực vật thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản được F1 toàn hoa tím, cánh dài. Cho F1 giao phấn với cây hoa tím ,cánh ngắn được FX có 8000 cây với 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình hoa trắng ,cánh ngắn là 1000 cây.Một gen quy định một tính trạng. 1. Biện luận tìm kiểu gen của P và viết sơ đồ lai từ P ->FX. 2. Tìm kiểu gen của P sao cho F1 phân tính a. theo tỉ lệ : 1:1:1:1 ; b. 3:3:1:1 c. 3:1 Bài giải: 1.Theo bài ra : Pt/c khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản,một gen quy định một tính trạng ;F1 đồng tính hoa tím ,cánh dài.--> Hoa tím cánh dài trội hoàn toàn so với hoa trắng ,cánh ngắn Qui ước: A hoa tím ; a hoa trắng : B cánh dài ; b cánh ngắn - Theo bài ra Fx có hoa trắng Kiểu gen của hoa trắng là : aabb .Vậy mỗi bên bố và mẹ đều có gen a,b . + Để F1 tím dài thì có mặt của gen A và B F1 dị hợp hai cặp gen.(AaBb). + Cây hoa tím phải có mặt gen A ,cánh ngắn phải có b.--> Cây tím ngắn có KG là Aabb. - Giả sử hai cặp gen phân li độc lập thì kiểu hình hoa trắng ,cánh ngắn = 1/8 (1) - Theo bài ra kiểu hình hoa tím ,cánh ngắn 1000/8000= 1/8 (2) - Từ (1) và (2) suy ra : Hai cặp gen phân li độc lập Kiểu gen của cây F1 lai với cây khác là : AaBb X Aabb. Kiểu gen của P là : AABB X aabb hoặc Aabb X aaBB 9
- Trường THCS Ngô Văn Sở Sơ đồ lai : Học sinh tự viết. 2.a. Tỉ lệ bài ra 1:1:1:1= (1:1)(1:1) - Tỉ lệ 1:1 là tính trạng màu sắc hoa : KG của P là : Aa X aa - Tỉ lệ 1:1 là kích thước cánh hoa : KG của P là : Bb X bb KG là AaBb X aabb hoặc Aabb X aaBb b.Tỉ lệ bài ra : 3:3:1:1 = (3:1)(1:1) Tỉ lệ 3:1 là tính trạng màu sắc hoa còn tỉ lệ 1:1 là tính trạng kích thước cánh và ngược lại. HS tự viết các trường hợp của kiểu gen có thể xảy ra. c.Tỉ lệ 3:1 = (3:1)(Đồng tính ) .Cũng có 2 trường hợp xảy ra : Tỉ lệ 3:1 là tính trạng kích thước cánh còn tỉ lệ 1:0 là tính trạng màu sắc hoa và ngược lại. - HS tự viết các trường hợp xảy ra. Bài 3 : Người ta cho hai thứ thực vật thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được F1 toàn thân cao hoa đỏ .F1 cho giao phấn với cơ thể chưa biết kiểu gen thu được FX : 301 thân cao , hoa đỏ: 300 thân cao , hoa vàng:101 thân thấp , hoa đỏ: 99 thân thấp ,hoa vàng. 1. Hãy biện luận tìm kiểu gen của P.Viết sơ đồ lai từ P->FX .Biết rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định. 2. Hãy xác định kết quả khi cho cây thân cao hoa đỏ lai với cây thân thấp hoa đỏ. 3. Nếu cho cây thân cao hoa đỏ lai với cây thân cao hoa đỏ thu được F1 có cây thân thấp hoa đỏ. Hãy xác định kiểu gen của P. Bài giải: Theo bài ra P thuần chủng khác nhau các cặp tính trạng tương phản . F1 đồng tính thân cao ,hoa đỏ . Mỗi gen quy định một tính trạng. Tính trạng thân cao hoa đỏ là tính trạng trội. Qui ước : A thân cao ; a thân thấp ; B hoa đỏ ;b hoa trắng. F1 dị hợp hai cặp gen: AaBb - Xét tính trạng chiều cao cây: Fx phân tính theo tỉ lệ Cao /thấp = 3/1 Nghiệm đúng với định luật phân li : KG F1 lai với cơ thể khác là : Aa X Aa KG của P làAA X aa - Xét tính trạng màu sắc hoa : Fx phân tính theo tỉ lệ Đỏ/ vàng = 1/1 Nghiệm đúng với phép lai phân tích KG của F1 lai với cơ thể khác là Bb X bb Pt/c có KG là BB X bb. - Biện luận : Tỉ lệ phân tính chung ở Fx là : (3:1)(1:1) = 3:3:1:1 . - Theo bài ra có tỉ lệ ~ 302:300:101:99=> Các cặp gen phân li độc lập. - KG F1 lai với cơ thể khác là AaBb X Aabb. - KG của P là : AABB X aabb hoặc AAbb X aaBB Sơ đồ lai : HS tự viết 2.Kiểu hình thân cao hoa đỏ có KG là : AABB; AABb; AaBB; AaBb 10
- Trường THCS Ngô Văn Sở Kiểu hình thân thấp hoa đỏ có KG là : aaBB; aaBb Số sơ đồ lai là: 4 X 2 = 8. 3.Xét tính trạng chiều cao cây : F1 có cây thấp KG là aa Bố và mẹ đều có gen a.Để bố và mẹ cao thì có gen A .--> KG của P là : Aa X Aa Xét tính trạng màu sắc hoa : Bố ,mẹ ,con đều trội .chưa biết bên nào dị hợp KG của P là : BB X BB hoặc BB X Bb hoặc Bb X Bb. Vậy KG của P là : AaBB X A BB hoặc AaBb X AaBB hoặc AaBb X AaBb. Ngày soạn : 25/10 Ngày giảng : 27/10 LÝ THUYẾT VỀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT I.Thí nghiệm của Moocgan 1.Đối tượng : Ruồi giấm 2.Phương pháp thí nghiệm : Sử dụng phép lai phân tích. 3. Kết quả thí nghiệm.(HS nhắc lại) 4.Giải thích - Pt/c khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản . - F1 đồng tính xám dài . Tính trạng xám dài là trội. F1 dị hợp 2 cặp gen.(1) (Nếu 1 gen qui định một tính trạng trong phép lai phân tính thì ta có số loại KH .TL KH ,loại KH ở thế hệ con phụ thuộc vào số loại giao tử , tỉ lệ giao tử ,loại giao tử của cơ thể mang Kh trội) - Ruồi cái đen ngắn chỉ cho một loại giao tử lặn. - Fb có 2 loại Kh với tỉ lệ bằng nhau : ở F1 xám dài cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau(2). - Từ (1) và(2)suy ra 2 cặp gen dị hợp nằm trên một cặp NST . - Từ KQ thí nghiệm cho thấy : + Tính trạng thân xám luôn đI với tính trạng cánh dài (Hiện tượng liên kết ) Gen A luôn đI với gen B Liên kết gen. + Tính trạng thân đen luôn đi với tính trạng cánh ngắn Gen a luôn đi với gen b liên kết gen. Pt/c : Sơ đồ lai: HS tự viết. 4. Nội dung định luật(SGK) II.Bài tập về liên kết gen Bài 1: Ơ ruồi giấm tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với thân đen,cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn.Biết 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng liên kết hoàn toàn và nằm trên 1 NST. 1,Người ta có 2 phép lai sau: a: Pt/c : Xám dài X đen ngắn 11
- Trường THCS Ngô Văn Sở b. Pt/c : Xám ngắn X đen dài Hãy xác định KQ ở F1,F2 .Cho biết KQ 2 phép lai trên giống nhau hay khác nhau?Vì sao? 2. Cho ruồi giấm Xám dài X đen dài .hãy xác định kết quả. Bài giải: Qui ước :A xám ; a thân đen : B: dài ,b ngắn a. Kiểu gen của các cơ thể thuần chủng - Xám dài : AB / AB ; Xám ngắn : Ab/Ab ; Đen dài : aB /aB ; đen ngắn ab/ab Pt/c Xám dài X Đen ngắn Pt/c Xám ngắn X Đen dài AB/AB ab/ab Ab/Ab aB/aB GP: AB/ ab/ GP: Ab/ aB/ F1 AB/ab(xám dài ) F1 Ab/aB(xám dài ) F1X F1 AB/ab X AB/ab F1X F1 Ab/aB X Ab/aB GF1: AB/; ab/ AB/; ab/ GF1: Ab/; aB/ Ab/; aB/ F2 1AB/AB: 2 AB/ab: 1ab/ab F2 1Ab/Ab: 2 Ab/aB: 1aB/aB TLKG: 1:2:1 TLKG: 1:2:1 TLKH : 3:1 - TLKH :1: 2:1 F1 có KG dị đều . F1 có KG dị chéo F2 có 2 loại Kh với TL là 3:1 F2 có 3 loại Kh với TL là 1:2:! - Giống nhau : F1 đồng tính : F2 phân tính và có 3 loại kiểu gen với TL là :1:2:1 - Pt/c khác nhau các cặp tính trạng tương phản và các gen này đêu fkiên kết hoàn toàn trên một cặp NST . Bài 2: Người ta cho 2 thứ thực vật thuần chủng khác nhau về hai cặpt ính trạng tương phản giao phấn với nhau được F1 toàn thân cao hoa đỏ .F1 X với cây chưa biết KG được Fx : 609 cao đỏ : 199 thấp vàng 1.BL tìm KG của P. Viết SĐL tử P Fx .Biết 1 gen qui định một cặp tính trạng. 2.Nếu cho cao đỏ X thấp đỏ .Hãy xác định kết quả. Bài giải: Theo bài ra Pt/c : F1 đồng tính thân cao hoa đỏ , một gen quy định một tính trạng: A cao ;a thấp ; B đỏ ,b vàng * Xét tính trạng chiều cao cây: Fx phân tính theo tỉ lệ: cao /thấp = 3:1 nghiệm đúng với địnhluật phân li: Aa X Aa Pt/c AA Xaa Xéttính trạng màu sắc : Đỏ /vàng = 3:1 nghiệm đúng với định luật phân li :BbX Bb Pt/c BB X bb F1 có 2 cặp gen dị hợp cây khác cũng có 2 cặp gen dị hợp. Tl phân tính chung Fx là : (3:1)(3:1) = 9: 3:3:1 khác với bài ra.=> Hai cặp gen liên kết trên một cặp NST và liên kết hoàn toàn. KG F1 : Có 2 cách C1 : Cao đỏ : gen A liên kết với gen B, Thấp vàng : gen a liên kết với gen b. 12
- Trường THCS Ngô Văn Sở Chứng tỏ F1 dị hợp đều .AB/ab C2: KH Fx thấp vàng =>KG là ab/ab=> Mỗi bên bố và mẹ đều cho giao tử ab=> KG F1 và cây khác dị đều : KGP: AB/AB X ab/ab.Sơ đồ lai . Bài 3 (bài 4 SGK – 43) Theo bài ra :- Pt/c khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản - F1 đồng tính về hạt trơn , không có tua. -Mỗi gen quy định một tính trạng. --> Hạt trơn ,không có tua là tính trạng trội. Qui ước : A hạt trơn ; a hạt nhăn B: Không có tua ; b có tua Cách 1: Xét sự di truyền từng cặp tính trạng - Cặp tính trạng hình dạng hạt: F1 phân tính theo tỉ lệ: Hạt trơn /hạt nhăn = 3:1 Nghiệm đúng với định luật phân li KG của F1 là Aa X Aa KG của P là : AA X aa - Cặp tính trạng tua cuốn : F1 phân tính theo tỉ lệ: Có tua /Không có tua = 3:1 Nghiệm đúng với định luật phân li KG của F1 là Bb X Bb KG của P là : BB X bb Xét sự di truyền chung của hai cặp tính trạng F2 phân tính theo tỉ lệ: (3:1)(3:1)= 9:3:3:1 ≠ với tỉ lệ bài ra là 1:2:1 Hai cặp gen này nằm trên một cặp NST và liên kết hoàn toàn với nhau. Cách 2 : Cho F1 giao phấn thu được F2 có tỉ lệ 1:2:1 .F2 có 4 tổ hợp = 2 giao tử X 2 giao tử Mỗi bên F1 có chứa 2 cặp gen dị hợp mà chỉ thu được 2 loại giao tử Điều đó chỉ có thể giải thích trong trường hợp là các gen nằm trên 1 cặp NST là trường hợp di truyền liên kết. Sơ đồ lai : Pt/c : Hạt trơn không có tua cuốn X Hạt nhăn có tua cuốn Ab/Ab aB/aB GP Ab/ aB/ F1: Ab/aB F1XF1 Ab/aB X Ab/aB GF1 Ab/; aB/ Ab/aB F2 1Ab/Ab : 2Ab/aB :1 aB/aB 1 Hạt trơn không có tua cuốn : 2 hạt trơn có tua cuốn:1 hạt nhăn có tua cuốn 13
- Trường THCS Ngô Văn Sở CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ VÀ CẤP ĐỘ TẾ BÀO. - Cơ sở vật chất gồm hai cấp độ ( tế bào và phân tử) - Cấp độ phân tử là axitnuclêic( AND và ARN) A. AND I. Cấu trúc của AND 1. Cấu tạo hoá học - Là axit hữu cơ đại phân tử - Là axit hữu cơ đa phân tử : Cấu tạo theo nguyên tắc đơn phân ( Nuclêôtit) ; 1 nu có khối lượng 300đvc , kích thước 3,4Ǻ. - Liên kết hoá trị : Là liên kết giữa phân tử đường của nu này với phân tử H3PO4 của nu bên cạnh .Các nu trên mỗi mạch đơn liên kết với nhau nhờ liên kết hoá trị tạo thành chuỗi pôlinu đó chính là cấu trúc bậc 1 của AND có chiều 5’-3’.Liên kết hoá trị bền vững bảo quản thông tin di truyền . 2. Cấu trúc không gian a.HS nhắc lại cấu trúc không gian của AND. b. Nguyên tắc bổ sung : HS cũng nhắc lại. c. Liên kết hoá trị. Là liên kết giữa bazơ nitơ mạch này với bazơ nitơ mạch kia nhưng A chi liên kết với T và G chỉ liên kết với X. II.Chức năng của gen 1. Khái niệm gen - Gen là một đoạn xoắn kép của phân tử AND mang TTDT để tổng hợp ra sản phẩm nào đó . - Trên phân tử AND có rất nhiều gen bao gồm nhiều loại gen : Gen điều hoà , gen khởi động , gen điều khiển , gen cấu trúc .Mỗi gen thực hiện chức năng khác nhau. 2. Khái niệm thông tin di truyền Là thông tin về cấu trúc một loại prôtêin nào đó ( số lượng , thành phần , trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin đó). 3. Chức năng của gen - Lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền. - Truyền đạt thông tin di truyền . B. ARN I. Cấu trúc 1. Cấu trúc hoá học - Là axit hữu cơ đại phân tử . - Là axit hữu cơ đa phân tử. Đơn phân là Ribônu .Cấu tạo 1 Ribônu gồm 3 thành phần : axit phôtphoric , đường , một trong 4 loại bazơ nitơ : A , U, G, X. 14
- Trường THCS Ngô Văn Sở Có 4 loại ribônu : A, U, G,X. - Liên kết hoá trị 2. Cấu trúc không gian - Đa số các phân tử ARN chỉ có cấu trúc một mạch xoắn đơn . - Một số phân tử ARN cũng có cấu trúc một mạch xoắn đơn nhưng có những đoạn xoắn kép. II. Các loại ARN. Từ một phân tử AND làm khuân mẫu tổng hợp 3 loại ARN. 1. ARN thông tin - Cấu trúc một mạch xoắn đơn . - Truyền thông tin di truyền từ gen trong nhân ra tế bào chất để trực tiếp dịch các bộ ba mã sao thành trình tự các axit amin . 2. ARN vận chuyển . - Thông tin SGK – 53. - Vận chuyển axit amin cho quá trình dịch mã di truyền .Mỗi phân tử ARN chỉ vận chuyển một loại axit amin xác định. 3. ARN ribôxôm. - Có đoạn xoắn đơn nhưng có đoạn xoắn kép . - Cấu tạo nên ribôxôm là nơI xảy ra quá trình dịch mã. C. Quá trình nhân đôI AND 1. Vị trí và thời điểm 2. Quá trình NT1 : Bán bảo lưu NT2: Mạch khuân : Mỗi mạch đơn của mẹ làm khuân mẫu tổng hợp nên một mạch đơn mới. NT3: Nguyên tắc bổ sung. 3. Ý nghĩa D. Quá trình tổng hợp ARN 1. Vị trí và thời điểm 2. Quá trình. - Một loại enzim duỗi xoắn AND .Một loại enzim khác phá huỷ liên kết H ở từng đoạn DN làm cho hai mạch đơn tách nhau ra ở từng đoạn. - Dưới tác dụng của enzim ARN polimeraza thì cứ một Nu của mạch gốc liên kết với một ribônu trong môI trường nội bào theo NTBS nhưng A- U ; G- X. - Sau khi tổng hợp xong phân tử ARN ra khỏi nhân tới tế bào chất còn hai mạch đơn của gen xoắn lại như cũ . - Mỗi phân tử AND có thể làm khuân mẫu tổng hợp nhiều loại ARN và mỗi loại tổng hợp nhiều lần tuỳ thuộc nhu cầu tế bào. 3. Ý nghĩa - Nhờ sao mã mà gen vẫn được bảo tồn trong nhân nhưng TTDT vẫn truyền ra ngoài TBC để trực tiếp dịch mã di truyền. 15
- Trường THCS Ngô Văn Sở - Mỗi phân tử AND có thể làm khuân mẫu tổng hợp nhiều ARN tham gia thực hiện các chức năng khác nhau trong quá trình tổng hợp prôtêin. PRÔTÊIN I.Cấu trúc và chức năng 1.Cấu trúc - Cấu trúc hoá học : + Prôtêin là hợp chất hữu cơ đại phân tử . + Prôtêin là hợp chất hữu cơ đa phân tử: Đơn phân là axitamin gồm 3 thành phần: Nhóm amin , cácbôxyl , gốc H-C.Các axit amin liên kết với nhau nhờ liên kết peptit. - Cấu trúc không gian. Gồm 4 bậc cấu trúc. 2.Chức năng HS tự xem lại thông tin SGK. II.Quá trình tổng hợp prôtêin 1. Sao mã - Nhờ cơ chế sao mã theo NTBS mà TTDT trên gen được truyền chính xác cho phân tử mARN. - Phân tử mARN ra khỏi nhân tới tế bào chất để trực tiếp dịch trình tự bộ ba mã sao thành trình tự axitamin . 2. Giai đoạn dịch mã Gồm hai giai đoạn : a. Giai đoạn hoạt hoá axitamin b. Giai đoạn tổng hợp chuỗi pôlipeptit Mở đầu - R gắn vào phân tử mARN và trượt hết chiều dài phân tử mARN. - Phức hệ aamđ - tARN tiến vào R khớp bổ sung đối mã của nó với bộ ba mã hoá aa mở đầu .Xác định vị trí mở đầu . Kéo dài chuỗi - Phức hệ aa1 – tARN R khớp bổ sung đối mã của nó với bộ ba mã hoá aa1 hình thành liên kết peptit aamđ- aa1. - R dịch chuyển một bộ ba phức hệ aa2-tARN R khớp bổ sung với bộ ba trên phân tử mARN .aa2 hình thành liên kết peptit aa1-aa2. - R dịch chuyển một bộ ba một phức hệ aa khác và tARN R và quá trình lại diễn ra như trên cho tới khi R đến bộ ba kết thúc thì kết thúc kéo dài. Kết thúc chuỗi. -Khi R ở bộ ba kết thúc một loại enzim đặc hiệu tách R khỏi mARN. - Một loại enzim khác tách aamđ ra khỏi chuỗi pôlipeptit hình thành nên phân tử prôtêin thực hiện chức năng sinh học. - Mỗi quan hệ : AND mARN Prôtêin Tính trạng. 16
- Trường THCS Ngô Văn Sở Phương pháp giải bài tập phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử: I. Phương pháp giải bài tập phần AND 1.Dạng 1: Tính số lượng Nu của gen a.Xét trên 1 mạch A1,T1,G1,X1 số lượng Nu từng loại của mạch 1 và tương ứng là số lượng Nu của mạch 2 - N là tổng số Nu của gen - Số Nu trên mỗi mạch là N/2 = A1+T1+G1+ X1= A2+T2+G2+X2 b.Xét trên 2 mạch Số lượng từng loại Nu của gen : A = T = A1+ A2= A1+ T1= A2+ T2= … G = X = G1+ G2 = G1+ X2 = G2 + X1 =… c.Tỉ lệ % từng loại Nu của gen là: A+ G = N/2 %A + %G = 50%N %A = %T = (%A1 + %A2 )/2=… %G = %X = (%G1+ %G2)/2=… 2.Dạng 2 : Tính chiều dài ,số vòng xoắn , a.Tính chiều dài L= N/2 x 3,4(1Ǻ = 10-4 μm; 1Ǻ = 10-7 mm) Số vòng xoắn C = N/20 3.Dạng 3 : Tính sô liên kết hoá trị trong gen và tính số liên kết H trong gen đó - Tổng số liên kết hoá trị trong gen : 2(N-1) - Tổng số liên kết H của gen : H= 2A + 3G 4.Dang 4:Cơ chế nhân đôi của ADN - Số gen con được tạo ra sau k lần nhân đôi là :2K - Tổng số Nu môi trường cung cấp là: Nmt = (2X – 1)N - Số liên kết H hình thành: 2KH và phá huỷ (2K -1)H II.Bài tập về ADN Bài 1: Một gen có 150 vòng xoắn và có 15% Ađênin.Gen tiến hành nhân đôI 3 lần.Xác định: a.Số lượng từng loại Nuclêôtit của gen b. Số gen con được tạo ra qua nhân đôi c. Số lượng từng loại Nu có trong các gen con. Bài 2: Một gen có chiều dài 4080Ǻ và có hiệu số giữa Ađênin và Guanin là 10% tổng số Nuclêôtit. Xác định a.Số vòng xoắn của gen. b.Số lượng và tỉ lệ % từng loại Nuclêôtit của gen. c.Tính số liên kết H và liên kết hoá trị trong phân tử AND. Đáp số : a.120 vòng xoắn b. A = T = 30% ;G= X= 20% c. H = 2A + 3G = 2.720+ 3.480= Số liên kết hoá trị là : 2(N/2 -1) 17
- Trường THCS Ngô Văn Sở Bài 3: Phân tử AND có chiều dài 0,35394μm.Số lượng T = 2X. a. Tính thành phần phần trăm các loại Nuclêôtit trong phân tử AND. b. Tính số liên kết H trong phân tử AND (Đề thi HSG cấp thành phố năm 2006-2007) Bài giải: a.Tổng số các loại Nu L = N/2x3,4 Nu = 2L/3,4 = 2082Nu(0,25đ) Số lượng các loại Nu : Nu = 2A + 2G = 2082 A+ G = 1041 hay T+X= 1041. Theo bài ra T= 2X A= T = 694và G= X = 347Nu Thành phần phần trăm các loại Nu là : A% = T% = 694x100/2082= 33,3% G% = X% = 16,7% b.Số liên kết H trong phân tử là : H = 2A + 3G = 2429 Bài 4: Một đoạn mạch đơn của phân tử AND có trình tự sắp xếp như sau: a- T – G – X- T – A – G – T- X Hãy viết đoạn mạch bổ sung với nó? Phương pháp giải bài tập ARN 1.Dạng 1: Tính số lượng RibôNu của phân tử ARN rN= rA +rU+rG+rX = N/2 rA = Tgốc; rU = Agốc ; rG = Xgốc ; rX= Ggốc Agen = Tgen = rU + rA Ggen = Xgen = rG+ rX 2.Dạng 2 : Tính số lượng RibôNu môI trường cung cấp và tính số lần sao mã của gen rN = k.N/2 II.Bài tập về ARN Bài 1: Một mạch đơn của gen có trình tự như sau: A - T – G – X- T – A – G – T- X a.Hãy xác định trình tự phân bố các đơn phân trong đoạn ARN được tổng hợp từ đoạn gen trên? b. Tính chiều dài của đoạn ARN được tổng hợp. Bài 2: Phân tử mARN có Am = 150 ; Um = 300 ; Gm = 500 ; Xm = 550. a. Xác định số lượng mỗi loại Nuclêôtit của gen tổng hợp nên phân tử mARN nói trên. b. Chiều dài của gen bằng bao nhiêu Ǻ. Bài 3: Một phân tử mARN có số Ribônuclêôtit loại A = 3000 chiếm 20% số Ribônuclêôtit của phân tử . 1. Tính số Nuclêôtit của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN đó. 2. Tính chiều dài của gen đó bằng Micrômét. 3. Tính số Nuclêôtit thuộc mỗi loại có trong gen đó biết các Ribônuclêôtit trong phân tử mARN được phân bố theo tỉ lệ : U = 2A ; G = 3X. ( Đề thi HSG cấp thành phố năm 2006 – 2007) Bài giải: 18
- Trường THCS Ngô Văn Sở * Số lượng của gen: - Số RibôNu trong phân tử mARN : 3000.100/20 = 15.000Nu - Số lượng Nu của gen là : 15.000 x 2 = 30.000Nu * Chiều dài của gen là : 3,4x 15.000 x 10- 4 = 5,1 Micrômet. - Số lượng Nu mỗi loại trong gen là: Theo bài ra ta có A = 3000=> U = 2A = 6000 G + X = 15000 – (A + U ) = 6000 Mà G = 3X do đó X = 6000/4 = 1500 Số lượng Nu mỗi loại theo sơ đồ : A = T = 9000Nu G = X = 6000 Nu Bài 4: Một đoạn mARN có cấu trúc như sau : …. AUU XAX GXX XAA AAG AAX…. a.Viết đoạn gen tổng hợp nên đoạn mARN trên? b. Cấu trúc của tARN tương ứng như thế nào? c. Số Nulêôtit mỗi loại của đoạn gen trên là bao nhiêu? Đề thi HSG cấp Tỉnh năm 2006 -2007 ) Bài giải : a.Cấu trúc đoạn gen: … TAA GTG XGG GTT TTX TTG… ….ATT XAX GXX XAA AAG AAX.. b.Cấu trúc của tARN: …UAA GUG XGG GUU UUX UUG.. c. Số Nu mỗi loại của đoạn gen là : A = T = 10 ; G = X = 8 Bài 5: Một gen có 120 chu kì xoắn .Trên mạch 1 của gen có A= 120 Nuclêôtit và G = 240 Nu. Tên mạch 2 có X và G bằng 720 Nu.Biết mạch 2 của gen là mạch gốc.Gen trên sao mã liên tục 5 lần. 1. Tìm số lượng và tỉ lệ Nu mỗi loại trên mỗi mạch đơn của gen. 2. Tìm số lượng và tỉ lệ Ribônulêôtit mỗi loại trên phân tử mARN. 3. Tìm số lượng RibôNu môi trường cung cấp cho quá trình sao mã. 4. Tìm số lượng RibôNu mỗi loại môi trường cung cấp. 5. Tìm số liên kết Hiđrô hình thành và phá huỷ? Bài giải: 1. Số lượng Nu của gen : 120 x 20 = 2400Nu Agen = Tgen = A1 + T1 = A2 + T2 = … Ggen = Xgen = G1 + X1 = G2 + X2 = … Theo NTBS Mạch 1 Mạch 2 (Mạch gốc ) A1 = T2 = 120 = A T1 = A2 = 360 = U G1 = X2 = 240 = G 19
- Trường THCS Ngô Văn Sở X1 = G2 = 480 = X Số lượng Nu mỗi loại của gen là : G = X = 720Nu A= T = 1200 – 720 = 480 Nu 2. Số lượng và Ri bô Nu mõi loại của mARN theo sơ đồ ở phần 1 3. Số lượng RibôNu môI trường cung cấp: mA = 120 x 5 = 600 RibôNu mG = 240 x 5 = 1200 RibôNu mX = 480 x5 = 2400 RibôNu mU = 360 x5 = 1800 RibôNu III.Phương pháp giải bài tập Prôtêin 1.Dạng 1: Tính số bộ ba mật mã a.Tính số bộ ba mật mã = N /2.3= rN /3 b. Số bộ ba mã hoá aa = N/2.3 – 1 = rN /3 – 1 c. Số phân tử prôtêin được tổng hợp bằng số lượt trượt của ribôxôm nhân cho số phân tử mARN. d. Số aa môi trường cung cấp = (N/2.3 – 1)x = (rN/3 – 1)x x là số phân tử được tổng hợp từ cung một gen. e. Số liên kết peptit được hình thành và số phân tử nước được giảI phóng. Số liên kết peptit = (N/2.3 – 2 )x = (rN/3-2)x f.Số aa và số liên kết peptit trong phân tử prôtêin . - Số aa trong phân tử prôtêin = (N/2.3 – 2 )x = (rN/3-2)x - Số liên kết peptit trong phân tử prôtêin = (N/2.3 – 3 )x = (rN/3-3)x Bài tập: Một gen cấu trúc có 60 chu kì xoắn và có G = 20% nhân đôi liên tiếp 5 đợt .Mỗi gen con phiên mã 3 lần ,mỗi phân tử mARN cho 5 ribôxôm trượt qua để tổng hợp prôtêin. a. Tính số lượng Nu mỗi loại của gen?( 1200Nu) b. Khối lượng phân tử của gen là bao nhiêu?(36.104) c. Tính số lượng Nu mỗi loại môI trường cung cấp cho gen tái bản?A = T = 11160Nu Và G = X = 7440Nu d. Số lượng RibôNu mà môI trường nội bào cung cấp để các gen con tổng hợp mARN là bao nhiêu?( 32 x 3= 96 mARN; Tổng số RibôNu = 600x 96 e. Tính số lượng phân tử prôtêin được tổng hợp ,số lượng aa mà môi trường cung cấp để tổng hợp nên phân tử prôtêin?( 96x5= 480 prôtêin;số aa cần cung cấp : 480x199 ) f. Trong quá trình tổng hợp prôtêin đã giải phóng ra bao nhiêu phân tử nước và hình thành nên bao nhiêu liên kết peptit?198 x 480 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2017-2018 (có đáp án)
30 p | 1249 | 78
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 có đáp án
42 p | 564 | 74
-
Bộ 10 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Tiếng Anh có đáp án
111 p | 463 | 69
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2017-2018 có đáp án
38 p | 413 | 43
-
CHỦ ĐIỂM : THẾ GIỚI THIÊN NHIÊN - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 19 - Thứ 3
12 p | 239 | 25
-
CHỦ ĐIỂM : THẾ GIỚI THIÊN NHIÊN - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 15 - Thứ 6
10 p | 139 | 17
-
Vài mẹo ôn thi cho teen học kém
3 p | 77 | 9
-
Giáo án dạy bồi dưỡng Ngữ văn 11 - GV. Nguyễn Thị Dạ Ngân
213 p | 18 | 7
-
Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023 - Trường THPT chuyên Tiền Giang
6 p | 23 | 4
-
Đề thi học kì 1 môn HĐTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Ch’ơm, Tây Giang
2 p | 9 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang
10 p | 13 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Đức Giang
2 p | 40 | 2
-
Đề thi KSCL tháng 5 môn Toán 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Thị Giang
27 p | 34 | 2
-
Đề thi học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang
4 p | 38 | 2
-
Kế hoạch kiểm tra chung các môn Toán, Tiếng Anh khối 10 học kỳ I năm (2016 2017)
3 p | 70 | 2
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2014 - THPT An Giang - Mã đề 3
6 p | 99 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Việt Yên – Bắc Giang
10 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn