YOMEDIA
ADSENSE
KẾ HOẠCH SỐ 04/KH-UBND
56
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT, ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH-HĐH ĐẤT NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2013-2015” TỈNH THANH HÓA
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KẾ HOẠCH SỐ 04/KH-UBND
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- --------------- Thanh Hóa, ngày 09 tháng 01 năm 2013 Số: 04/KH-UBND KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT, ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH-HĐH ĐẤT NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2013-2015” TỈNH THANH HÓA Thực hiện Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, giai đoạn 2010-2015”. Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án như sau: I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU 1. Mục tiêu Nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng xã hội và đặc biệt là phụ nữ trong việc giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. 2. Yêu cầu - Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai đoạn 2010-2015”; hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN Việt Nam và quán triệt sâu sắc đến tận cán bộ, hội viên phụ nữ các dân tộc trong tỉnh; vận dụng sáng tạo, phù hợp vào tình hình thực tế của các ban, ngành, đoàn thể, địa phương và đảm bảo tiến độ của Đề án. - Đề án gắn liền với các phong trào thi đua yêu nước trong từng giai đoạn và hoạt động của các cấp hội nhằm phát huy vai trò của phụ nữ, quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội, đoàn thể; khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay trong công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam. - Tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể xã hội cùng với Hội phụ nữ cùng cấp xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá hiệu quả của Đề án. - Trên 70% phụ nữ và trên 95% cán bộ lãnh đạo, cán bộ hội phụ nữ, nữ công chức, viên chức, nữ công nhân, nữ thanh niên...được tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI 1. Đối tượng - Báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh; Liên đoàn Lao động tỉnh; đội ngũ quản lý và giáo viên của ngành giáo dục; đội ngũ quản lý, phóng
- viên chuyên viết, truyền thông và đưa tin về đề tài phụ nữ của ngành Thông tin và Truyền thông; cán bộ nghiệp vụ văn hóa, cán bộ nếp sống, văn hóa và gia đình cơ sở của ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch. - Cán bộ, hội viên Hội phụ nữ; phụ nữ và mọi người dân trong cộng đồng. 2. Phạm vi Đề án được triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP 1. Nội dung - Tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ và dân tộc Việt Nam. - Tuyên truyền, định hướng xây dựng tiêu chí người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: Có lòng yêu nước; có sức khỏe; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu; định hướng các giá trị đạo đức, phẩm chất của phụ nữ Việt Nam với sự phát triển xã hội trong thời kỳ mới. 2. Nhiệm vụ - Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức, tiêu chí người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong cộng đồng, trên hệ thống các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng; thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao,du lịch; kết hợp lồng ghép với các hoạt động khác. - Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên trong các tổ chức đoàn thể thực hiện tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam. - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Hội LHPN tỉnh và cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện đề án đến tất cả cán bộ, hội viên phụ nữ các dân tộc trong tỉnh. - Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện đề án hàng năm và theo từng giai đoạn. 3. Giải pháp a) Khảo sát, xây dựng mô hình chỉ đạo điểm Tổ chức khảo sát tại một số địa phương, trường học về nhu cầu tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhằm xác định nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Chọn điểm, chỉ đạo khảo sát, xây dựng mô hình phù hợp với từng vùng miền. Đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai trên diện rộng. b) Xây dựng cơ chế hoạt động, bảo đảm nguồn lực - Các hoạt động của đề án được phân thành 4 tiểu đề án, theo nhóm đối tượng và lĩnh vực hoạt động; được giao cho từng cơ quan, tổ chức chủ trì, có phân công trách nhiệm giữa các cơ quan giao cho từng cơ quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và đánh giá kết quả của Đề án. - Phát huy vai trò của các ban, ngành trong công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án.
- - Sử dụng các hình thức tuyên truyền, phương tiện truyền thông và nguồn lực triển khai Đề án có hiệu quả. - Bảo đảm kinh phí từ ngân sách nhà nước theo nguyên tắc phân cấp ngân sách thực hiện các nội dung hoạt động của Đề án. - Tranh thủ, khuyến khích huy động nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách để triển khai thực hiện Đề án. c) Các giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật tuyên truyền, giáo dục - Xây dựng tài liệu tuyên truyền, giáo dục + Bộ tài liệu tập huấn đào tạo giảng viên, tuyên truyền viên; + Bộ tài liệu truyền thông, các ấn phẩm truyền thông làm cẩm nang truyền thông tại cơ sở: tờ rơi, sổ tay, áp phích, băng, đĩa phù hợp với từng nhóm đối tượng; + Tài liệu truyền thông thí điểm bằng tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số ở một số vùng miền, địa phương. - Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực Tổ chức hội thảo, tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền về phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho: + Đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, Đoàn Thanh niên, Công đoàn cấp tỉnh và địa phương; + Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện Đề án trong trường học; + Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ văn hóa và cán bộ nếp sống, văn hóa và gia đình cơ sở; + Các nhà quản lý, phóng viên báo chí trung ương và địa phương chuyên viết và thực hiện chương trình về mảng đề tài phụ nữ. - Các hình thức tuyên truyền, giáo dục đa dạng, linh hoạt, phù hợp tùy theo tình hình, đặc điểm cụ thể của từng đối tượng, từng địa phương: + Tổ chức truyền thông trực tiếp: mở các chiến dịch truyền thông, các hoạt động truyền thông nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, các ngày truyền thống của ngành, đoàn thể; mở các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong các buổi họp, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt câu lạc bộ; + Tổ chức tuyên truyền, trao đổi, thảo luận trong các hoạt động của các chi hội phụ nữ; tuyên truyền thông qua các phương tiện và hình thức thông tin đại chúng: Báo in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình; mạng lưới truyền thanh cơ sở; mạng internet...; + Tổ chức thi sáng tác, thi viết, thi tìm hiểu; tổ chức triển lãm; sản xuất phim truyền hình, phim tài liệu, video clip ngắn, sáng tác tiểu phẩm, kịch... về tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. IV. NGUỒN KINH PHÍ
- - Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách Nhà nước cấp theo phân cấp hiện hành và huy động các nguồn lực hợp pháp khác. - Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí đối với các nội dung công việc thuộc đề án triển khai tại địa phương. Việc lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện Đề án hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trên cơ sở Đề án đã được phê duyệt. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Xây dựng mô hình điểm - Tổ chức chỉ đạo mô hình điểm ở 5 đơn vị về triển khai Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước giai đoạn 2013-2015”. - Rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh. 2. Thành lập Ban chỉ đạo - Ban chỉ đạo điều hành Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩ y mạnh CNH, HĐH đất nước giai đoạn 2013- 2015” do Hội LHPN tham mưu thành lập gồm có: + Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo + Chủ tịch Hội LHPN - Phó trưởng Ban chỉ đạo + Sở Giáo dục Đào tạo - Thành viên + Sở Thông tin và Truyền thông - Thành viên + Sở Văn hóa TT và du lịch - Thành viên + Liên đoàn Lao động tỉnh - Thành viên + Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Thành viên - Hội LHPN là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án; các cơ quan thành viên triển khai thực hiện các tiểu Đề án theo sự phân công. 3. Phân công trách nhiệm a) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh - Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Đề án: Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức triển khai thực hiện Đề án, thành lập Ban chỉ đạo điều hành; xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo điều hành, tổ chức triển khai, kiểm tra các hoạt động thuộc Đề án. - Chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh xây dựng và thực hiện Tiểu Đề án 1: “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước cho hội viên, phụ nữ, giai đoạn 2013-2015”. Bao gồm các hoạt động: xây dựng, phát hành và in
- ấn tài liệu tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước; xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong các cấp hội; tổ chức tuyên truyền tiêu chí phụ nữ Việt Nam cho cán bộ, hội viên phụ nữ; chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tiểu đề án. - Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức tuyên truyền, giáo dục tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước trong hệ thống trường học, nữ thanh niên, nữ cán bộ, công chức và nữ công nhân lao động. - Tổng hợp kết quả thực hiện Đề án báo cáo Ban chỉ đạo Đề án định kỳ 6 tháng, 1 năm và từng giai đoạn cụ thể. b) Sở Giáo dục và Đào tạo Chủ trì xây dựng Tiểu đề án 2: "Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩ y mạnh CNH, HĐH đất nước trong hệ thống trường học, giai đoạn 2013-2015”, bao gồm các hoạt động: - Phát hành và in ấn tài liệu tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước cho đối tượng học sinh, sinh viên; Tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên; - Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước cho học sinh, sinh viên trong hệ thống trường học; - Chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá Tiểu đề án. - Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả thực hiện tiểu đề án được phân công về cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Đề án. c) Sở Thông tin và Truyền thông Chủ trì xây dựng Tiểu đề án 3: “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩ y mạnh CNH, HĐH đất nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, giai đoạn 2013-2015”. - Đưa tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vào các tác phẩm báo chí, phát thanh, truyền hình; xây dựng kế hoạch chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí thường trú TW và địa phương mở các chuyên trang, chuyên mục, xây dựng các phóng sự, xây dựng phim tài liệu theo nội dung Đề án. - Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai nội dung Đề án. - Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả thực hiện Tiểu đề án được phân công về cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Đề án - Hội LHPN tỉnh. d) Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Chủ trì xây đựng Tiểu đề án 4: “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước thông qua hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2013-2015”. Bao gồm các hoạt động: - Tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ văn hóa và cán bộ nếp sống, văn hóa và gia đình cơ sở; tổ chức huy động các văn nghệ sĩ tham gia sáng tác, biểu diễn, trưng bày nghệ thuật về tiêu chí Phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đưa tiêu chí vào tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa trong phong
- trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tích cực quảng bá giới thiệu hình ảnh phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. - Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai nội dung Đề án. - Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả thực hiện Tiểu đề án được phân công về cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Đề án - Hội LHPN tỉnh. đ) Liên đoàn Lao động tỉnh - Phối hợp với Hội LHPN tỉnh và các cơ quan trong Đề án triển khai có hiệu quả nội dung của đề án theo chức năng và nhiệm vụ của ngành mình theo nội dung Tiểu Đề án 1: tổ chức tuyên truyền, giáo dục tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong hệ thống nữ cán bộ, công chức và nữ công nhân lao động. - Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả thực hiện Tiểu đề án được phân công về cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Đề án. e) Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh - Phối hợp với Hội LHPN tỉnh và các cơ quan trong Đề án triển khai có hiệu quả nội dung của đề án theo chức năng và nhiệm vụ của ngành mình theo nội dung Tiểu Đề án 1: tổ chức tuyên truyền, giáo dục tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong hệ thống trường học, nữ thanh niên. - Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả thực hiện Tiểu đề án được phân công về cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Đề án. g) Sở Tài chính - Bảo đảm ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, ban hành các văn bản hướng dẫn sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án. - Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch hướng dẫn cơ chế sử dụng và quyết toán kinh phí Đề án; phối hợp kiểm tra, giám sát việc sử dụng và quyết toán kinh phí đề án. i) UBND các huyện, thị, thành phố Căn cứ Quyết định số 343/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo và tạo điều kiện để các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp triển khai thực hiện Đề án. g) Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Hội LHPN, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch căn cứ vào nhiệm vụ được phân công phối hợp thực hiện Đề án. 4. Tiến độ thực hiện Đề án: chia 2 giai đoạn như sau: a) Giai đoạn 1: Từ tháng 10/2012 đến hết năm 2013 Năm 2012 tập trung thực hiện một số nội dung sau: - Hội LHPN chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 343/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trình Chủ tịch tỉnh xem xét, phê duyệt.
- - Giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tham mưu, đề xuất thành lập Ban chỉ đạo Đề án trình Chủ tịch tỉnh xem xét, phê duyệt. - Xây dựng dự trù kinh phí trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án. Các ngành thành viên phụ trách các tiểu Đề án xây dựng nội dung hoạt động và kèm theo dự toán kinh phí đề xuất Cơ quan thường trực tổng hợp; Sở Tài chính thẩm định; trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. - Ban hành các văn bản phục vụ việc triển khai thực hiện Đề án và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án. - Tổ chức khảo sát xác định nhu cầu, nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các ngành thành viên. Năm 2013 tập trung một số nội dung sau: - Thành lập Ban chỉ đạo Đề án "Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, giai đoạn 2013-2015”. - Phân công các thành viên chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án. - Tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước cho cán bộ, phóng viên, cộng tác viên và tuyên truyền viên của các cấp, các ngành có liên quan. - Cấp phát, in ấn các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. - Chỉ đạo điểm về tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước tại một số địa phương đại diện các vùng miền. - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trên các phương tiện thông tin đại chúng về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, trong hệ thống trường học, nữ cán bộ, công chức, nữ công nhân lao động và hội viên phụ nữ các dân tộc trong tỉnh. - Tổ chức các hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, hội thi; xây dựng phóng sự, chuyên trang, chuyên mục, các tác phẩm văn học... - Kiểm tra việc triển khai thực hiện nội dung của Đề án. - Sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Đề án. b) Giai đoạn 2: Từ năm 2013 đến hết năm 2015 Tập trung thực hiện một số nội dung sau: - Xây dựng nguồn lực về: nhân lực, kinh phí, tài liệu. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thuộc Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng trên các lĩnh vực và trên địa bàn toàn tỉnh.
- - Tổ chức các hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, hội thi; xây dựng phóng sự, chuyên trang, chuyên mục, các tác phẩm văn học... - Nhân rộng các mô hình hiệu quả của đề án trên địa bàn toàn tỉnh. - Kiểm tra việc triển khai thực hiện nội dung của Đề án. - Tổng kết 3 năm thực hiện Đề án. Để triển khai thực hiện Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước giai đoạn 2010-2015", Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa giao Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nơi nhận: - TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh; - Các sở, ba n, ngành, đoàn thể; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; Vương Văn Việt - Lưu: VT, VXsln. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013 - 2015” (kèm theo kế hoạch số: 04/KH-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2012) STT Nội dung Số Định mức Thành tiền Đơn vị tính lượng TỔNG CỘNG 3 NĂM 6.540.750.000 A. NĂM THỨ NHẤT (năm 2013) 1.906.970.000 1 Tổ chức hội thảo xây dựng kế hoạch thực 18.400.000 hiện Ma két cái 1 500.000 500.000 Nước uống đại biểu người 65 30.000 1.950.000 Bồi dưỡng phục vụ người 2 70.000 140.000 Bồi dưỡng chủ trì tổ chức người 2 200.000 400.000 Văn phòng phẩm, tài liệu hội thảo người 67 30.000 2.010.000 Phí nghiên cứu tài liệu hội thảo cho thành viên người 67 200.000 13.400.000 ban chỉ đạo, Ban
- 2 Tổ chức quán triệt triển khai cấp tỉnh, 19.280.000 huyện, xã: 1 ngày Hội trường ngày 1 2.000.000 2.000.000 Ma két cái 1 500.000 500.000 Bồi dưỡng người triển khai buổi 2 200.000 400.000 Văn phòng phẩm, tài liệu đại biểu người 102 30.000 3.060.000 Hỗ trợ tiền ăn đại biểu người 102 100.000 10.200.000 Nước uống đại biểu người 104 30.000 3.120.000 3 Bồi dưỡng khảo sát thực trạng phẩm chất, 18.540.000 đạo đức của phụ nữ trong tỉnh để xác định nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp Xây dựng phiếu khảo sát chi tiết phiếu 1 500.000 500.000 In mẫu khảo sát phiếu 640 3.000 1.920.000 Phí trả cho người được phỏng vấn phiếu 637 10.000 6.370.000 Bồi dưỡng cán bộ đi khảo sát công 50 150.000 7.500.000 Bồi dưỡng cán bộ tổng hợp phiếu công 15 150.000 2.250.000 4 Tổ chức hội thảo xây dựng nội dung tài liệu 8.780.000 tuyên truyền Ma két cái 1 500.000 500.000 Nước uống đại biểu người 28 30.000 840.000 Bồi dưỡng phục vụ người 2 70.000 140.000 Bồi dưỡng chủ trì tổ chức người 2 200.000 400.000 Văn phòng phẩm, tài liệu hội thảo người 30 30.000 900.000 Phí nghiên cứu tài liệu hội thảo cho thành viên người 30 200.000 6.000.000 ban chỉ đạo, Ban 5 Biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên 78.600.000 truyền, giáo dục Biên soạn tài liệu toàn bộ 5.000.000 5.000.000 In tài liệu bộ 800 17.000 13.600.000 In tờ rơi phiếu 15.000 4.000 60.000.000 6 Tập huấn về kiến thức, kỹ năng trong công 500.850.000 tác tuyên truyền 27 lớp: 2 ngày/ lớp Thuê hội trường ngày 2 2.000.000 4.000.000 Ma két cái 1 350.000 350.000 Giảng viên ngày 2 600.000 1.200.000 Văn phòng phẩm, tài liệu người 100 20.000 2.000.000 Hỗ trợ tiền ăn học viên người 100 50.000 5.000.000
- Hỗ trợ tiền đi lại học viên người 100 50.000 5.000.000 Tiền nước uống người 100 10.000 1.000.000 Cộng 1 lớp 18.550.000 7 Xây dựng phóng sự, phim tư liệu, tiểu 94.500.000 phẩm, kịch ... có liên quan đến đề án Xây dựng phóng sự, phim tư liệu, tiểu phẩm, huyện 27 3.000.000 81.000.000 kịch Ảnh tư liệu huyện 27 500.000 13.500.000 8 Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện 24.000.000 thông tin đại chúng tại 4 xã điểm của 4 huyện Lang Chánh, Thạch Thành, Nông Cống, Sầm Sơn: Về văn hóa, thể thao du lịch, trường học, hội viên phụ nữ Bồi dưỡng viết bài: 300.000đ/bài x 12 bài xã 4 3.600.000 14.400.000 Bồi dưỡng phát thanh viên: 200.000đ/tháng x xã 4 2.400.000 9.600.000 12 tháng 9 Tổ chức truyền thông trực tiếp tại cộng 742.500.000 đồng 27cuộc/ 27 huyện Thuê hội trường ngày 1 3.000.000 3.000.000 Ma két cái 1 500.000 500.000 băng cờ khẩu hiệu cái 20 250.000 5.000.000 Chương trình văn nghệ toàn bộ 1 3.000.000 3.000.000 Bồi dưỡng ban tổ chức người 20 100.000 2.000.000 Hỗ trợ tiền ăn đại biểu Người 200 50.000 10.000.000 Chè nước Người 200 20.000 4.000.000 Cộng 1 cuộc 27.500.000 10 Ra mắt câu lạc bộ (4 huyện chỉ đạo điểm) 15.600.000 Ma két cái 1 300.000 300.000 Hỗ trợ thành viên CLB + đại biểu người 60 50.000 3.000.000 Nước uống người 60 10.000 600.000 Cộng 1 câu lạc bộ 3.900.000 11 Xây dựng tủ sách 28.000.000 Tiền mua tủ cái 8 2.500.000 20.000.000 Tiền mua sách CLB 8 1.000.000 8.000.000 CLB 4 3.600.000 12 Hỗ trợ kinh phí sinh hoạt CLB 12 tháng x 14.400.000 300.000đ/ tháng 13 Tập huấn ban chủ nhiệm CLB tại tỉnh: 2 9.150.000 ngày
- Thuê hội trường ngày 2 1.200.000 2.400.000 Ma két cái 1 350.000 350.000 Giảng viên ngày 2 600.000 1.200.000 Văn phòng phẩm, tài liệu người 20 20.000 400.000 Hỗ trợ tiền ăn học viên người 20 100.000 2.000.000 Hỗ trợ tiền đi lại học viên người 20 100.000 2.000.000 Tiền nước uống người 20 40.000 800.000 CLB 4 6.000.000 14 Hỗ trợ ban chủ nhiệm CLB: 12 tháng x 24.000.000 100.000đ/ tháng/người 15 Họp ban chỉ đạo 3 tháng/1 lần 20.960.000 Bồi dưỡng người chủ trì buổi 1 200.000 200.000 Bồi dưỡng người dự họp người 52 70.000 3.640.000 Tài liệu người 52 10.000 520.000 Nước uống đại biểu người 52 15.000 780.000 Bồi dưỡng phục vụ người 2 50.000 100.000 Cộng 1 lần họp 5.240.000 16 Kinh phí giám sát của ban chỉ đạo tỉnh ở 4 4.000.000 huyện Hỗ trợ đoàn đi kiểm tra gồm xăng xe , CT phí lần 4 1.000.000 4.000.000 tháng 12 1.000.000 17 Văn phòng phẩm, điện thoại, tài liệu ban 12.000.000 chỉ đạo 18 Chi phí quản lý đề án 84.000.000 Cấp tỉnh 15 người x 300.000đ/ tháng tháng 12 4.500.000 54.000.000 Cấp huyện 10 người x 200.000đ/ tháng tháng 12 2.000.000 24.000.000 Cấp xã 5 người x 100.000đ/ tháng tháng 12 500.000 6.000.000 bộ 10.000 17.000 19 Tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, 170.000.000 giáo dục 20 Sơ kết 1 năm thực hiện đề án 19.410.000 Hội trường ngày 1 2.000.000 2.000.000 Ma két cái 1 350.000 350.000 Tài liệu bộ 100 20.000 2.000.000 Bồi dưỡng chủ trì hội nghị người 2 200.000 400.000 Hỗ trợ tiền ăn đại biểu người 100 100.000 10.000.000 Hỗ trợ tiền đi đại biểu người 27 100.000 2.700.000 Ban tổ chức người 2 200.000 400.000 Tiền nước uống người 104 15.000 1.560.000
- B. NĂM THỨ HAI (năm 2014) 2.541.460.000 1 Ra mắt câu lạc bộ (23 huyện) 89.700.000 Ma két cái 1 300.000 300.000 Hỗ trợ thành viên CLB + đại biểu người 60 50.000 3.000.000 Nước uống người 60 10:000 600.000 Cộng 1 câu lạc bộ 3.900.000 2 Xây dựng tủ sách 161.000.000 Tiền mua tủ mỗi câu lạc bộ 2 cái tủ cái 46 2.500.000 115.000.000 Tiền mua sách tủ 46 1.000.000 46.000.000 CLB 27 3.600.000 3 Hỗ trợ kinh phí sinh hoạt CLB 12 tháng x 97.200.000 300.000đ/ tháng 4 Tập huấn ban chủ nhiệm CLB tại tỉnh: 2 33.850.000 ngày Thuê hội trường ngày 2 1.200.000 2.400.000 Ma két cái 1 350.000 350.000 Giảng viên ngày 2 600.000 1.200.000 Văn phòng phẩm, tài liệu người 115 20.000 2.300.000 Hỗ trợ tiền ăn học viên người 115 100.000 11.500.000 Hỗ trợ tiền đi lại học viên người 115 100.000 11.500.000 Tiền nước uống người 115 40.000 4.600.000 CLB 27 6.000.000 5 Hỗ trợ ban chủ nhiệm CLB: 12 tháng x 162.000.000 100.000đ/ tháng/người 6 Họp ban chỉ đạo 3 tháng/1 lần 27.420.000 Bồi dưỡng người chủ trì buổi 1 200.000 200.000 Bồi dưỡng người dự họp người 69 70.000 4.830.000 Tài liệu người 69 10.000 690.000 Nước uống đại biểu người 69 15.000 1.035.000 Bồi dưỡng phục vụ người 2 50.000 100.000 Cộng 1 lần họp 6.855.000 7 Kinh phí giám sát của ban chỉ đạo tỉnh ở 23 23.000.000 huyện Hỗ trợ đoàn đi kiểm tra gồm xăng xe lần 23 1.000.000 23.000.000 tháng 12 1.000.000 8 Văn phòng phẩm, điện thoại, tài liệu ban 12.000.000 chỉ đạo 9 Chi phí quản lý đề án 345.600.000 Cấp tỉnh 15 người x 300.000đ/ tháng tháng 12 4.500.000 54.000.000
- Cấp huyện 54 người x 200.000đ/ tháng tháng 12 10.800.000 129.600.000 Cấp xã 5 người x 100.000đ/ tháng x 12 tháng CLB 27 6.000.000 162.000.000 10 Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện 162.000.000 thông tin đại chúng tại 23 huyện: về văn hóa, thể thao du lịch, trường học, hội viên phụ nữ. Bồi dưỡng viết bài: 300.000đ/bài x 12 bài xã 27 3.600.000 97.200.000 Bồi dưỡng phát thanh viên: 200.000đ/ tháng x xã 27 2.400.000 64.800.000 12 tháng bộ 10.000 17.000 11 Tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, 170.000.000 giáo dục 12 Tổ chức hội thi TTV giỏi về Tuyên truyền, 495.780.000 giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước a Cấp huyện huyện 27 15.000.000 405.000.000 b Cấp tỉnh 90.780.000 Biên soạn đề thi và đáp án bộ 1 1.000.000 1.000.000 Bồi dưỡng ban giám khảo chấm thi người 5 300.000 1.500.000 Bồi dưỡng ban thư ký người 2 200.000 400.000 Bồi dưỡng ban tổ chức, phục vụ 3 ngày người 5 300.000 1.500.000 Hội trường ngày 2 5.000.000 10.000.000 Trang trí in trên vải bạt bóng m2 200 45.000 9.000.000 Băng zôn treo hội trường cái 3 500.000 1.500.000 Băng zôn treo ngoài đường cái 12 350.000 4.200.000 Loa đài, mic, nhạc công, dẫn chương trình toàn bộ 1 5.000.000 5.000.000 Cờ lưu niệm cái 27 100.000 2.700.000 Hỗ trợ tiền ăn cho thí sinh 2 ngày người 27 200.000 5.400.000 Hỗ trợ tiền đi lại cho thí sinh người 27 100.000 2.700.000 Hỗ trợ tiền thuê trang phục cho thí sinh người 27 70.000 1.890.000 Hỗ trợ tiền ngủ cho thí sinh người 27 200.000 5.400.000 Nước uống cho thí sinh, giám khảo, thư ký, ngày 70 60.000 4.200.000 ban tổ chức,... Giải thưởng Giải nhất giải 1 3.000.000 3.000.000 Giải nhì giải 2 2.000.000 4.000.000 Giải ba giải 3 1.500.000 4.500.000 Giải khuyến khích giải 21 1.000.000 21.000.000
- Hoa tươi bó 27 70.000 1.890.000 13 Tổ chức truyền thông trực tiếp tại cộng 742.500.000 đồng 27 cuộc/ 27 huyện Thuê hội trường ngày 1 3.000.000 3.000.000 Ma két cái 1 500.000 500.000 băng cờ khẩu hiệu cái 20 250.000 5.000.000 Chương trình văn nghệ toàn bộ 1 3.000.000 3.000.000 Bồi dưỡng ban tổ chức người 20 100.000 2.000.000 Hỗ trợ tiền ăn đại biểu người 200 50.000 10.000.000 Chè nước người 200 20.000 4.000.000 Cộng 1 cuộc 27.500.000 14 Sơ kết 2 năm thực hiện đề án 19.410.000 Hội trường ngày 1 2.000.000 2.000.000 Ma két cái 1 350.000 350.000 Tài liệu bộ 100 20.000 2.000.000 Bồi dưỡng chủ trì hội nghị người 2 200.000 400.000 Hỗ trợ tiền ăn đại biểu người 100 100.000 10.000.000 Hỗ trợ tiền đi đại biểu người 27 100.000 2.700.000 Ban tổ chức người 2 200.000 400.000 Tiền nước uống người 104 15.000 1.560.000 C. NĂM THỨ BA (năm 2015) 2.092.320.000 CLB 27 3.600.000 1 Hỗ trợ kinh phí sinh hoạt CLB 12 tháng x 97.200.000 300.000đ/ tháng 2 Họp ban chỉ đạo 3 tháng 1 lần 27.420.000 Bồi dưỡng người chủ trì buổi 1 200.000 200.000 Bồi dưỡng người dự họp người 69 70.000 4.830.000 Tài liệu người 69 10.000 690.000 Nước uống đại biểu người 69 15.000 1.035.000 Bồi dưỡng phục vụ người 2 50.000 100.000 Cộng 1 lần họp 6.855.000 CLB 27 6.000.000 3 Hỗ trợ ban chủ nhiệm CLB: 12 tháng x 162.000.000 100.000đ/ tháng/người 4 Tập huấn cho báo cáo viên tại tỉnh 7 lớp: 2 129.850.000 ngày/ lớp Thuê hội trường ngày 2 2.000.000 4.000.000 Ma két cái 1 350.000 350.000
- Giảng viên ngày 2 600.000 1.200.000 Văn phòng phẩm, tài liệu người 100 20.000 2.000.000 Hỗ trợ tiền ăn học viên người 100 50.000 5.000.000 Hỗ trợ tiền đi lại học viên người 100 50.000 5.000.000 Tiền nước uống người 100 10.000 1.000.000 Cộng 1 lớp 18.550.000 5 Kinh phí giám sát của ban chỉ đạo tỉnh ở 27 27.000.000 huyện Hỗ trợ đoàn đi kiểm tra gồm xăng xe , CT phí lần 27 1.000.000 27.000.000 tháng 12 1.000.000 6 Văn phòng phẩm, điện thoại, tài liệu ban 12.000.000 chỉ đạo 7 Chi phí quản lý đề án 345.600.000 Cấp tỉnh 15 người x 300.000đ/ tháng tháng 12 4.500.000 54.000.000 Cấp huyện 54 người x 200.000đ/ tháng tháng 12 10.800.000 129.600.000 Cấp xã 5 người x 100.000đ/ tháng x 12 tháng CLB 27 6.000.000 162.000.000 9 Tổ chức hội thi TTV giỏi về Tuyên truyền, 495.780.000 giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước a Cấp huyện huyện 27 15.000.000 405.000.000 b Cấp tỉnh 90.780.000 Biên soạn đề thi và đáp án bộ 1 1.000.000 1.000.000 Bồi dưỡng ban giám khảo chấm thi người 5 300.000 1.500.000 Bồi dưỡng ban thư ký người 2 200.000 400.000 Bồi dưỡng ban tổ chức, phục vụ 3 ngày người 5 300.000 1.500.000 Hội trường ngày 2 5.000.000 10.000.000 Trang trí in trên vải bạt bóng m2 200 45.000 9.000.000 Băng zôn treo hội trường cái 3 500.000 1.500.000 Băng zôn treo ngoài đường cái 12 350.000 4.200.000 Loa đài, mic, nhạc công, dẫn chương trình toàn bộ 1 5.000.000 5.000.000 Cờ lưu niệm cái 27 100.000 2.700.000 Hỗ trợ tiền ăn cho thí sinh 2 ngày người 27 200.000 5.400.000 Hỗ trợ tiền đi lại cho thí sinh người 27 100.000 2.700.000 Hỗ trợ tiền thuê trang phục cho thí sinh người 27 70.000 1.890.000 Hỗ trợ tiền ngủ cho thí sinh người 27 200.000 5.400.000 Nước uống cho thí sinh, giám khảo, thư ký, ngày 70 60.000 4.200.000 ban tổ chức,...
- Giải thưởng Giải nhất giải 1 3.000.000 3.000.000 Giải nhì giải 2 2.000.000 4.000.000 Giải ba giải 3 1.500.000 4.500.000 Giải khuyến khích giải 21 1.000.000 21.000.000 Hoa tươi bó 27 70.000 1.890.000 9 Tổ chức truyền thông trực tiếp tại cộng 742.500.000 đồng 27 cuộc/ 27 huyện Thuê hội trường ngày 1 3.000.000 3.000.000 Ma két cái 1 500.000 500.000 băng cờ khẩu hiệu cái 20 250.000 5.000.000 Chương trình văn nghệ toàn bộ 1 3.000.000 3.000.000 Bồi dưỡng ban tổ chức người 20 100.000 2.000.000 Hỗ trợ tiền ăn đại biểu người 200 50.000 10.000.000 Chè nước người 200 20.000 4.000.000 Cộng 1 cuộc 27.500.000 10 Hội nghị tổng kết đề án 52.970.000 Hội trường ngày 1 2.000.000 2.000.000 Ma két cái 1 340.000 340.000 Tài liệu bộ 200 20.000 4.000.000 Bồi dưỡng chủ trì hội nghị người 2 200.000 400.000 Hỗ trợ tiền ăn đại biểu người 200 100.000 20.000.000 Hỗ trợ tiền đi đại biểu người 120 100.000 12.000.000 Ban tổ chức người 2 200.000 400.000 Tiền nước uống người 202 15.000 3.030.000 Khen thưởng CLB 27 400.000 10.800.000 Tổng kinh phí đề án trong 3 năm: 1.906.970.000đ + 2.541.460.000đ + 2.092.320.000đ = 6.540.750.000 Số tiền bằng chữ: Sáu tỷ năm trăm bốn mươi triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn./.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn