YOMEDIA
ADSENSE
Kế hoạch số 93/KH-UBND 2013
89
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Kế hoạch số 93/KH-UBND thực hiện đề án “tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, công ước của liên hiệp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân” năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế hoạch số 93/KH-UBND 2013
- Kế hoạch số 93/KH-UBND 2013
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT TỈNH TIỀN GIANG NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 93/KH-UBND Tiền Giang, ngày 11 tháng 6 năm 2013 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN” NĂM 2013 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG Thực hiện Công văn số 2303/BTP-PBGDPL ngày 25/3/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2013; Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 18/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016” trên
- địa bàn tỉnh Tiền Giang; để công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục và đạt kết quả cao, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện trong năm 2013 với những nội dung cụ thể sau: I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Mục đích: - Nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh có hiệu quả. - Phát huy tinh thần dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong việc phát hiện và tố cáo phòng, chống tham nhũng. - Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân những quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 2. Yêu cầu: - Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng.
- - Chủ động trong công tác chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tham nhũng trong cơ quan, đơn vị. - Gắn việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng với việc cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh. - Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng. II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng Tập trung biên soạn dưới dạng tờ rơi, tài liệu hỏi đáp những vấn đề cơ bản của pháp luật về phòng, chống tham nhũng như: Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành, Công ước Liên hiệp quốc về phòng, chống tham nhũng… phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền. Giải pháp thực hiện: - Thanh tra tỉnh chủ trì biên soạn tài liệu:
- + Tài liệu giới thiệu Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng; + Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên một số lĩnh vực thiết thực cho cán bộ, công chức và nhân dân. - Sở Tư pháp chủ trì biên soạn tài liệu: + Hỏi đáp về Luật Phòng, chống tham nhũng dành cho cán bộ, công chức, viên chức; + Tờ gấp tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng phát cho nhân dân tại một số địa bàn chỉ đạo điểm; 2. Xây dựng mô hình điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Xây dựng mô hình điểm ở cấp tỉnh: chọn Sở Tư pháp và xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo làm mô hình điểm; ở cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện chọn 01 phòng hoặc ban và 01 đơn vị cấp xã làm mô hình điểm (chọn phòng, ban trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và địa bàn dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực). Giải pháp thực hiện: a) Đối với mô hình điểm ở cấp tỉnh và cấp huyện:
- - Sở Tư pháp phối hợp với Thanh tra tỉnh và các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng và thực hiện mô hình điểm tại cơ quan làm điểm. + Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp Sở Tư pháp tổ chức nói chuyện chuyên đề về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị thí điểm và tổ chức ký cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Thời gian thực hiện: trong quý 3/2013. - Sở Tư pháp hỗ trợ tài liệu pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị thí điểm. Thời gian thực hiện: trong quý 3/2013. - Đơn vị thí điểm thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí tại trụ sở làm việc; tổ chức đường dây nóng (bằng điện thoại và email), bố trí cán bộ thường trực để tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của người dân. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp theo dõi và kiểm tra đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ này. Thời gian thực hiện: từ tháng 6/2013
- - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ việc xây dựng panô, áp phích, tranh ảnh cổ động, phát tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến giải quyết công việc tại trụ sở của đơn vị thí điểm. b) Đối với mô hình điểm tại cấp xã - Sở Tư pháp phối hợp với Thanh tra tỉnh và các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng và thực hiện mô hình điểm. Khảo sát nhận thức về tham nhũng và nhu cầu tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Thời gian thực hiện: tháng 6/2013. - Sau khi khảo sát, tổng hợp nhu cầu tìm hiểu pháp luật, tiến hành thực hiện các nhiệm vụ sau: + Thanh tra tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức nói chuyện chuyên đề hoặc đối thoại với người dân về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trực tiếp tại địa bàn dân cư. Thời gian thực hiện: quý 3/2013. + Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến pháp luật về phòng, chống tham
- nhũng cho “nhóm nòng cốt” tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành pháp luật ở khu dân cư tại địa bàn xã. Thời gian thực hiện: quý 4/2013. + Sở Tư pháp phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ xây dựng panô, áp phích, tranh ảnh cổ động, phát tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn xã; tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở tại địa bàn. Thời gian thực hiện: lồng ghép với các buổi nói chuyện chuyên đề hoặc đối thoại trực tiếp; các buổi tập huấn kiến thức pháp luật. 3. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức. - Sở Tư pháp phối hợp với Thanh tra tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, cán bộ pháp chế sở, ngành để đội ngũ này thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến tại cơ quan, đơn vị mình: đảm bảo 100% báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và cán bộ pháp chế sở, ngành; 80% báo cáo viên pháp luật cấp huyện được tập huấn.
- Thời gian thực hiện: quý 4/2013 - Sở Nội vụ chủ trì phối hợp Thanh tra tỉnh tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh. Đồng thời lồng ghép việc bồi dưỡng pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. - Thời gian thực hiện: quý 4/2013 - Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương và lồng ghép việc bồi dưỡng pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức của địa phương. 4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” tại địa phương. - Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị chỉ đạo, tổ chức triển khai lồng ghép những quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng vào “Ngày pháp luật” ở cơ quan, đơn vị. - Sở Tư pháp biên soạn tài liệu về phòng, chống tham nhũng qua quyển “Tài liệu sinh hoạt ngày pháp luật” để các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện trong “Ngày pháp luật”.
- Thời gian thực hiện: từ tháng 6/2012. - Lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 09/11/2013). 5. Tổ chức cuộc thi “Tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng” Sở Tư pháp phối hợp với Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Thanh tra tỉnh xây dựng từ 01 đến 03 tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng” (dưới dạng video clip) để dự thi ở cấp Trung ương. Thời gian thực hiện: tháng 6/2013, gửi về Bộ Tư pháp tháng 7/2013 6. Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng - Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, báo Ấp Bắc, Website tỉnh, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ của ngành mình chủ động phối hợp tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng bằng các hình thức như: tuyên truyền thông qua báo in, báo điện tử, mở chuyên trang, chuyên mục trên Website tỉnh, đưa tin sự kiện, tổ chức tọa đàm; xây dựng tiểu phẩm phát thanh, truyền hình; xây dựng clip ngắn, phim tư liệu, phóng sự truyền hình để phổ biến quy định pháp luật và phản ánh tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; biểu dương những việc làm tích cực, nhân tố mới trong
- công tác phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh đối với những người có hành vi tham nhũng. Thời gian thực hiện: thường xuyên. 7. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong học sinh, sinh viên: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì việc đưa nội dung pháp luật về phòng chống tham nhũng vào nội dung chương trình giảng dạy của nhà trường theo Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Sở Tư pháp là cơ quan chủ trì Đề án có trách nhiệm: chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện nội dung của kế hoạch; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, đồng thời đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án. Đồng thời tổng hợp kết quả triển khai thực hiện báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. - Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh căn cứ vào nội dung của kế hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện.
- - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị căn cứ vào nội dung kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương mà xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2013, trong đó chọn đơn vị xây dựng điểm; đồng thời gửi kế hoạch gửi về Sở Tư pháp tổng hợp. - Kinh phí thực hiện: + Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp khác (nếu có). + Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Kim Mai
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn