intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kẻ thù của thành công là gì?

Chia sẻ: DO VINH TOAN | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

202
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lo lắng: Nhận diện: Là một trạng thái tinh thần dựa trên sự sợ hãi. Là một dạng sợ hãi kéo dài do thiếu quả quyết gây ra, do đó nó là một trạng thái tinh thần có thể kiểm soát được. Sức mạnh của Lo lắng: Nó hoạt động chậm chạp nhưng bền bỉ. Nó quỷ quyệt và tinh xảo. Từng bước từng bước nó “ẩn mình” cho đến khi làm tê liệt khả năng suy luận của con người Huỷ diệt lòng tự tin và óc sáng kiến....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kẻ thù của thành công là gì?

  1. LO LẮNG Xem hình đầy đủ - Nhận diện Là một trạng thái tinh thần dựa trên sự sợ hãi. Là một dạng sợ hãi kéo dài do thiếu quả quyết gây ra, do đó nó là một trạng thái tinh thần có thể kiểm soát được. Bài viết: Ông già lo lắng - Sức mạnh của Lo lắng • Nó hoạt động chậm chạp nhưng bền bỉ. • Nó quỷ quyệt và tinh xảo. • Từng bước từng bước nó “ẩn mình” cho đến khi làm tê liệt khả năng suy luận của con người • Huỷ diệt lòng tự tin và óc sáng kiến. - Giải pháp loại trừ: • Thuốc giải độc duy nhất cho mầm bệnh này: đó là Thói quen quyết định nhanh và chắc. • Hãy đi đến một quyết định chung là: không điều gì mà cuộc sống dâng tặng lại đáng giá để phải lo lắng. Những người đi đến quyết định nhanh và chắc đều phải biết mình muốn gì, và quyết sẽ đạt được nó. Phá bỏ sự lo lắng
  2. SỢ HÃI Xem hình đầy đủ - Nhận diện: Là thành viên của bộ ba xấu xa: THIẾU QUẢ QUYẾT, NGỜ VỰC và SỢ HÃI. Chúng có quan hệ rất mật thiết với nhau, nơi nào một điều bị phát hiện thì hai điều kia cũng ở gần ngay đấy. Là kẻ thù cực kỳ nguy hiểm của THÀNH CÔNG. SỢ HÃI có sáu bộ mặt cơ bản: 1. Sợ bị nghèo khó 2. Sợ bị chỉ trích 3. Sợ bị sức khoẻ kém, 4. Sợ không được ai yêu thương 5. Sợ tuổi già 6. Nỗi Sợ chết - Sức mạnh của SỢ HÃI: • Làm tê liệt ý chí • Huỷ diệt khả năng tưởng tượng • Làm suy yếu sự nhiệt tình • Cản trở khả năng sáng tạo • Làm cho mục đích không kiên định • Làm cho không tự chủ được • Loại bỏ sức hấp dẫn • Lấy đi tính độc lập • Tiêu huỷ khả năng suy nghĩ chính xác
  3. • Kiềm chế tính bền bỉ • Biến sức mạnh ý chí thành vô dụng • Huỷ diệt tham vọng • Giết chết tình yêu • Tổn hại đến các cảm xúc tốt đẹp • Làm nản lòng tình bạn • Mời đón tai hoạ và thất bại • Làm cho trằn trọc khó ngủ • Làm cho khổ sở và bất hạnh • Tiêu diệt sức khoẻ - Giải pháp loại trừ: Sáu nỗi sợ hãi cơ bản sẽ chuyển hoá thành trạng thái lo lắng, do thiếu quả quyết. • Hãy tự làm mất đi mãi mãi nỗi sợ chết, bằng cách đi đến quyết định chấp nhận cái chết như một biến cố không thể tránh được. • Hãy đánh bại nỗi sợ bị nghèo khó bằng cách đi đến quyết định xoay xở được bất kỳ của cải nào tích luỹ được mà không phải lo lắng. • Hãy đè đầu cưỡi cổ nỗi sợ bị chỉ trích bằng cách đi đén quyết định không lo lắng về những gì người khác nghĩ, làm hoặc nói. • Hãy loại trừ nỗi sợ tuổi già bằng cách đi đến quyết định chấp nhận nó, không phải như sự cản trở, mà là niềm hạnh phúc lớn lao mang theo với nó sự thông thái, tự chủ, và hiểu biết mà tuổi trẻ không có được. • Hãy trang trải hết nỗi sợ bị sức khoẻ kém bằng cách quyết định quên đi các triệu chứng. • Hãy khắc phục nỗi sợ bị mất tình yêu đi đến quyết định nếu cần thì vẫn cứ sống không có tình yêu. TÍNH DỄ BỊ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC
  4. Xem hình đầy đủ Nhận diện: là một dạng trạng thái tinh thần - rất khó nhận diện. Khó chế ngự hơn nhiều so với SỢ HÃI. Nó sẽ tấn công khi bạn không hay biết tí gì về sự hiện diện của nó, ngay cả khi bạn ngủ cũng như khi bạn thức. là kẻ thù rất nguy hiểm của Thành công; là một dạng chất độc, âm thầm huỷ hoại, tiêu diệt Thành công - một cách từ từ. Sức mạnh của Tính dễ bị ảnh hưởng tiêu cực: Nó tạo thành một mảnh đất màu mỡ cho các hạt giống thất bại mọc sum suê. Nó là chất độc gây chết người, mặc dù nó không giết chết nhanh. Nó ẩn nấp sâu hơn và gây tai hoạ lớn hơn bất kỳ nỗi sợ hãi nào trong sáu nỗi SỢ HÃI. Nó thâm nhập vào tâm trí qua lời nói đầy thiện chí của người thân. Có những lúc nó lách ra từ bên trong, qua quan điểm tinh thần của riêng một cá nhân. Ngoài sáu nỗi SỢ HÃI cơ bản ra, con người còn phải chịu đựng một tai hoạ khác nữa. Nó tạo thành một mảnh đất màu mỡ cho các hạt giống thất bại mọc sum suê. Nó tinh vi đến nỗi người ta thường không phát hiện được sự hiện diện của nó. Nó ẩn nấp sâu hơn và gây tai hoạ lớn hơn bất kỳ nối sợ hãi nào trong sáu nỗi sợ hãi cơ bản trên. Đó chính là TÍNH DỄ BỊ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC. Bạn có thể dễ dàng tự bảo vệ mình chống lại kẻ cướp trên đường, vì luật pháp đem lại sự cộng tác hữu hiệu cho lợi ích của bạn, nhưng “tai hoạ cơ bản thứ bảy” này khó chế ngự hơn vì nó tấn công khi bạn không hay biết tí gì về sự hiện diện của nó, khi bạn ngủ cũng như khi bạn thức. Làm thế nào để tự bảo vệ mình khỏi bị các ảnh hưởng tiêu cực? Để bảo vệ mình khỏi bị các ảnh hưởng tiêu cực, cho dù tự bạn tạo ra hoặc là kết quả của các hoạt động của những người tiêu cực quanh bạn, bạn vẫn cần nhận thức rõ là bạn có sức mạnh ý chí, và liên tục mang nó ra sử dụng, cho đến khi nó xây dựng trong tâm trí bạn một bức tường miễn nhiễm ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực. Hãy nhận ra sự thể là, bạn, và mọi con người khác có bản tính lười biếng, thờ ơ, thì dễ bị ảnh hưởng mọi đề nghị phù hợp với các mặt yếu của mình. Hãy nhận thức rõ ràng bạn, do bản tính, dễ bị ảnh hưởng tất cả sáu nỗi sợ hãi cơ bản, và hãy thiết lập các thói quen nhằm vô hiệu hoá nỗi sợ hãi này.
  5. Hãy nhận thức rõ là các ảnh hưỏng tiêu cực thường tiếp tục tác động đến bạn qua trí tuệ tiềm thức, do đó chúng khó bị phát hiện, và bạn hãy giữ cho trí tuệ của bạn khép kín chống lại tất cả những người làm bạn ngã lòng hoặc nản chí bằng bất kỳ cách nào. Hãy dọn dẹp tủ thuốc gia đình, vất hết chai lọ thuốc, và thôi đừng gây ra các cơn cảm lạnh, đau nhức, đau đớn và bệnh tưởng tượng đến với bạn nữa. Hãy thận trọng khi làm bạn với những người có khả năng ảnh hưởng đến bạn, để BẠN CÓ THỂ TỰ SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG THEO Ý MÌNH. Đừng mong đợi các điều phiền muộn vì chúng có khuynh hướng không làm cho thoả ước vọng. Chắc chắn nhược điểm phổ biến nhất của mọi người là thói quen mở rộng tinh thần đón nhận ảnh hưởng tiêu cực của người khác. Nhược điểm này càng gây thiệt hại hơn nữa vì hầu hết con người đều không nhận thức được là họ bị nó làm cho khổ sở, và nhiều người có khi còn thừa nhận nó, trì hoãn hoặc từ chối không sửa sai tai hoạ cho đến khi nó trở thành phần không thể kiểm soát được trong thói quen hằng ngày. Nỗi Sợ chết 23/02/2008 Có sáu nỗi sợ hãi cơ bản, với sự kết hợp nào đó mà mọi người phải chịu đựng lúc này hoặc lúc khác. Người ta hầu như hạnh phúc nếu không phải chịu đựng toàn bộ cả sáu nỗi sợ hãi. Sự phổ biến của các nối sợ, như tai ương cho thế giới, xoay theo vòng tròn. Trong gần sáu năm, khi thời kỳ suy thoái vẫn đang tiếp diễn, chúng ta thì thụp trong chu kỳ Sợ bị nghèo khó. Trong chiến tranh thế giới, chúng ta ở trong chu kỳ Sợ chết. SỢ CHẾT Với một số người, đây là nỗi sợ khốc liệt nhất trong tất cả các nỗi sợ hãi cơ bản. Lý do quá hiển
  6. nhiên. Nỗi đau khủng khiếp của nỗi sợ hãi kết hợp với ý nghĩ về cái chết phần lớn chịu trách nhiệm trực tiếp về sự cuồng tín tôn giáo. Những người gọi là “ngừơi không văn minh” lại ít sợ chết hơn những người văn minh. Trong hàng trăm hàng triệu năm, con người vẫn không ngừng hỏi những câu hỏi chưa có câu trả lời, “từ đâu đến” và “sẽ đi về đâu”. Tôi từ đâu đến và tôi sẽ đi về đầu? Giờ ta hãy chứng kiến nguồn nguyên thuỷ chính của nỗi SỢ CHẾT. Nhà lãnh đạo của một giáo phái nào đó la lên, “Hãy bước vào lều của tôi, ôm lấy đức tin của tôi, chấp nhận giáo điều của tôi, và tôi sẽ cho bạn một vé vào thẳng thiên đàng sau khi chết”. Cũng vị lãnh đạo đó lại gào lên, “Nếu cứ ở ngoài lều, ma quỷ sẽ bắt bạn và thiêu cháy bạn đời đời”. Đời là một thời gian dài. Lửa là vật gây khiếp sợ. Ý tưởng bị trừng phạt vĩnh viễn bằng lửa, không những khiến cho con người sợ chết, mà thường khiến họ mất trí nữa. Nó đánh mất mọi hứng thú và hạnh phúc ở đời. Trong suốt công trình nghiên cứu, tôi xem lại cuốn sách có tựa là “Danh sách các Thần”, trong đó liệt kê 30.000 thần được con người thờ phượng. Bạn hãy suy nghĩ về điều đó. Ba mươi ngàn thần, tượng trưng cho mọi thứ. Điều hơi ngạc nhiên là con người trở nên hoảng sợ khi cận kề cái chết. Trong khi nhà lãnh đạo tôn giáo không thể cung cấp con đường an toàn dẫn đến thiên đàng, cũng không thể làm cho người bất hạnh rơi xuống hoả ngục, khả năng xảy ra trường hợp sau có vẻ khủng khiếp đến nỗi hễ nghĩ tới là đã phát khiếp. Thật ra, chẳng ai biết, và không ai từng biết, thiên đàng hay hoả ngục như thế nào, cũng không ai biết cả hai có thực hay không. Chính việc thiếu kiến thức tích cực này sẽ mở cánh cửa của kẻ bất tài nhưng hay loè bịp để họ bước vào và kiểm soát trí tuệ bằng đủ thứ trò lừa bịp. Giờ thì nỗi sợ chết không phổ biến như trong thời không có các trường cao đẳng và đại học lớn. Các nhà khoa học đã quay ngọn đèn để soi rọi thế giới, và chân lý này sớm giải thoát con người khỏi nỗi sợ chết khủng khiếp. Các thanh niên nam nữ học ở các trường cao đẳng và đại học không dễ gì bị ấn tượng bởi “lửa” và “lưu huỳnh”. Nhờ sự trợ giúp của khoa sinh vật học, thiên văn học, địa chất học, và các môn khoa học khác có liên quan, nỗi sợ hãi của các thời đại đen tối từng kìm kẹp trí tuệ con người và huỷ diệt lý trí đã bị xua tan. Các bệnh viện tâm thần đầy dẫy những con người phát điên vì sợ chết. Nỗi sợ hãi này vô ích. Sự chết sẽ đến, cho dù người ta nghĩ nó là gì đi nữa. Hãy chấp nhận nó như một sự cần thiết, và đừng nghĩ về nó. Nó phải là điều cần thiết, hoặc nó chẳng xảy ra. Có lẽ nó không xấu như nó được tô vẽ. Toàn thể thế giới được tạo dựng chỉ nhờ vào hai điều, năng lượng và vật chất. Trong vật lý học cơ bản chúng ta học là cả vật chất lẫn năng lượng (hai thực thể duy nhất được con người biết đến) đều không thể được tạo ra hoặc bị huỷ diệt. Cả vật chất lẫn năng lượng đều có thể được chuyển hoá, nhưng không bị huỷ diệt. Cuộc sống là năng lượng, nếu nó là bất cứ vật gì. Nếu cả năng lượng lẫn vật chất đều không thể bị huỷ diệt, thì đương nhiên cuộc sống cũng không thể bị huỷ diệt. Cuộc sống, giống như
  7. một hình thức khác của năng lượng, có thể được biến đổi thành nhiều quy trình chuyển hoá hoặc thay đổi khác nhau, nhưng không thể bị huỷ diệt. Chết chỉ là một sự chuyển hoá. Nếu chết không phải là một sự thay đổi, hoặc chuyển hoá, vậy thì không có điều gì xảy ra sau cái chết ngoại trừ một giấc ngủ yên bình, vĩnh hằng; mà giấc ngủ thì không có gì để phải sợ hãi. Do đó, bạn có thể loại bỏ mãi mãi nỗi sợ chết. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA NỖI SỢ CHẾT Các triệu chứng chung bao gồm: Thói quen suy nghĩ về cái chết thay vì tận dụng cuộc sống, mà nói chung là do không có mục đích, hoặc không có nghề nghiệp phù hợp. Nỗi sợ hãi này phổ biến hơn ở những người cao tuổi, nhưng đôi khi những người trẻ lại là nạn nhân của nó. Phương pháp chữa trị hay nhất cho nỗi sợ chết là ham muốn cháy bỏng thành tích, nhờ được ủng hộ bởi sự giúp đỡ hữu hiệu của người khác. Một người bận rộn ít khi nào có thời giờ nghĩ về cái chết. Anh bận rộn ít khi nào có thời giờ nghĩ về cái chết. Anh ta thấy rằng cuộc sống quá ly kỳ nên không thể lo lắng đến cái chết được. Đôi khi nỗ sợ chết kết hợp mật thiết với nỗi sợ bị nghèo khó, ở chỗ cái chết của một người khiến cho người thân lâm vào nghèo khó. Trong các trường hợp khác, nỗi sợ chết là do bệnh tật và là hậu quả của việc phá vỡ sức đề kháng của cơ thể gây ra. Các nguyên nhân phổ biến nhất của nỗi sợ chết là: sức khoẻ kém, nghèo khó, không có nghề nghiệp thích hợp, thất vọng về tình yêu, sự điên rồ, sự cuồng tín tôn giáo. Sợ bị sức khoẻ kém 26/12/2007 Con người sợ bị sức khoẻ kém chủ yếu là do các hình ảnh khủng khiếp được gieo vào tâm trí họ minh hoạ những gì có thể sẽ xảy ra nếu thần chết bất thình lình thăm viếng họ. Một thầy thuốc đáng tin cậy ước tính 75% số người đi khám bệnh bị mắc chứng nghi bệnh. Thuyết phục nhất là nỗi sợ bị bệnh, ngay cả khi không có lý do gì phải sợ. Trí não con người thật quyền lực và mạnh mẽ biết bao. Nó kiến tạo nhưng nó cũng huỷ diệt.
  8. Thời gian dịch “cúm” bùng nổ hồi thế chiến, thị trưởng thành phố New York dùng các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn tổn thất mà dân chúng đang tạo ra cho chính họ qua nỗi sợ bị sức khoẻ kém cố hữu. Ông mời các chủ báo đến và nói, “Thưa quý vị, tôi cảm thấy cần thiết phải yêu cầu quý vị không được cho đăng bất kỳ tiêu đề nào gây hoang mang có liên quan đến dịch “cúm”. Nếu quý vị không cộng tác với tôi, chúng ta sẽ lâm vào tình huống không thể kiểm soát được. Các báo ngưng không cho đăng các câu chuyện về “cúm” và trong vòng một tháng bệnh dịch được kiểm soát thành công. Các thầy thuốc gửi bệnh nhân đến môi trường mới có lợi cho sức khoẻ của họ vì sự thay đổi “thái độ tinh thần” là cần thiết. Hạt giống sợ bị sức khoẻ kém sống trong mọi tinh thần của con người. Lo lắng, sợ hãi, nản lòng, tuyệt vọng trong tình yêu và trong công việc kinh doanh, sẽ khiến cho hạt giống này nảy mầm và mọc lên. Thời kỳ suy thoái thương mại vừa qua đã khiến các thầy thuốc phải chạy đôn, chạy đáo, vì mọi hình thức suy nghĩ tiêu cực đều có thể gây ra tình trạng sức khoẻ kém. Thất vọng trong kinh doanh và trong tình yêu đứng đầu danh sách các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khoẻ kém. Một thanh niên bị thất tình phải đưa vào bệnh viện chữa trị. Trong nhiều tháng anh ta ở trong tình trạng nửa sống nửa chết. Một chuyên gia liệu pháp ám thị được mời đến. Chuyên gia này đã thay đổi y tá, giao anh cho một thiếu nữ trẻ duyên dáng chăm sóc và (theo sự sắp đặt của bác sĩ) thiếu nữ này bắt đầu dành tình cảm cho anh ngay ngày đầu tiên đến nhận việc. Trong vòng ba tuần, bệnh nhân được xuất viện, vẫn còn đau khổ nhưng với một chứng bệnh hoàn toàn khác. Anh ta đang yêu lại. Phương thuốc chữa bệnh ấy là một trò chơi khăm, và bệnh nhân ấy cùng cô y tá kia sau này kết hôn với nhau. Cả hai đều rất khoẻ mạnh. Các triệu chứng của nỗi sợ bị sức khoẻ kém TỰ ÁM THỊ. Có thói quen sử dụng sự tự ám thị một cách tiêu cực bằng cách săm soi tìm cho được bằng chứng của mọi loại bệnh tật. “Có được” bệnh tưởng rồi thì bắt đầu nói về nó y như thật. Có thói quen thử tất cả các “sở thích kỳ cục” và các “thuyết” được người khác đề nghị là có giá trị chữa bệnh. Hay chuyện trò về phẫu thuật, tai nạn và các dạng bệnh tật khác. Hay thử nghiệm chế độ ăn kiêng, thể dục, giảm chế độ ăn mà không có hướng dẫn chuyên môn. Hay thử chữa trị tại nhà, dùng biệt dược và chữa trị theo kiểu “lang băm”. CHỨNG NGHI BỆNH. Có thói quen nói đến bệnh tật, tập trung tâm trí vào bệnh tật và kỳ vọng nó sẽ xuất hiện cho đến khi bị tâm thần. Không thuốc gì có thể chữa được chứng này. Nó do suy nghĩ tiêu cực gây ra nên chẳng có phương cách nào ngoài tư tưởng tích cực là có thể tác động đến việc điều trị. Hầu hết các trường hợp này được gọi là “bệnh tâm thần”. THỂ DỤC. Sợ bị sức khoẻ kém thường gây ra trở ngại cho việc tập thể dục đúng cách và gây ra béo phì, vì nó khiến người ta xa tránh cuộc sống ngoài trời. NHẠY CẢM. Sợ bị sức khoẻ kém phá huỷ sức đề kháng tự nhiên của cơ thể và tạo điều kiện
  9. thuận lợi cho bất kỳ dạng bệnh tật nào xâm nhập và cơ thể. Sức khoẻ kém thường liên quan đến sợ bị nghèo khó, đặc biệt trong trường hợp người mắc chứng nghi bệnh, không ngớt lo lắng về khả năng phải trả tiền bác sĩ, tiền bệnh viện v.v… Loại người ngày tốn nhiều thời gian cho việc chuẩn bị mắc bệnh, nói đến cái chết, để dành tiền mua đất nghĩa trang, và chi phí ma chay… NUÔNG CHIỀU BẢN THÂN. Có thói quen tìm cách để đạt được sự thương cảm, sử dụng bệnh tưởng tượng làm phương cách mồi chài. Có thói quen giả vờ bị bệnh để che giấu tính biếng nhác, hoặc để dùng như một bằng chứng ngoại phạm cho sự thiếu tham vọng. QUÁ ĐỘ. Có thói quen sử dụng rượu và các loại ma tuý để phá tan các cơn đau như chứng nhức đầu, chứng đau dây thần kinh,… thay vì loại bỏ nguyên nhân. Có thói quen đọc sách nói về bệnh và lo lắng về khả năng có thể bị bệnh. Có thói quen xem các quảng cáo nói về biệt dược. Nỗi sợ bị sứ khoẻ kém có thể phát sinh từ cả tính di truyền lẫn thể lý xã hội. Về nguồn gốc, nó liên kết mật thiết với các nguyên nhân sợ tuổi già và sợ chết. Vì nó dẫn con người đến biên giới của các “thế giới khủng khiếp” mà con người không biết đến. Napoleon Hill Những tù nhân của hy vọng 09/10/2007 Chắc chắn một trong những điều buồn nhất trong đời là nghe ai đó nói: “Giá như tôi có thể nói chuyện, chạy, nhảy, hát, múa, suy nghĩ, tập trung, … như anh ấy (hoặc chị ấy)”, rồi tiếng nói ấy dần rơi vào thinh lặng. Thông điệp đó là: “Nếu tôi có được chút khả năng của người khác, thì có điều gì mà tôi không làm được?” Bạn thân mến ạ, câu trả lời là bạn sẽ chẳng làm được gì với khả năng của người khác nếu bạn không vận dụng khả năng vốn có của mình. Bạn đang tự phỉnh phờ mình và như thế là không trung thực. Nếu không thận trọng, bạn sẽ trở thành một trong những Tù nhân của hy vọng mà chúng ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Những tù nhân của hy vọng này là những người hy vọng rằng một ngày nào đó họ sẽ lang thang trên phố, đá trúng một cái hộp hay một
  10. chiếc túi đựng tương lai của họ. Họ hy vọng cơ hội lớn đó sẽ mang lại cho họ danh vọng và của cải ngay tức thì. Bạn cũng có thể thấy họ trên bờ biển, hy vọng con tàu của họ thuận buồm xuôi gió, nhưng trong thâm tâm họ biết họ chưa rời cảng bao giờ. Đúng vậy, họ là tù nhân của hy vọng; và những người luôn mơ tưởng, ao ước khả năng hoặc tài năng của người khác cũng vậy. Chân lý là bạn đã có sẵn khả năng cần thiết để thành công. Chuyện đời năm lần bảy lượt đảm bảo với bạn rằng nếu dùng những gì sẵn có, bạn sẽ có thêm nữa để dùng. Cuộc sống cũng nói cho bạn biết nếu không dùng những gì sẵn có, bạn sẽ mất nó. Sợ bị nghèo khó 28/11/2007 Không nghi ngờ gì, nỗi Sợ bị nghèo khó là nỗi sợ hãi huỷ diệt nhất trong sáu nỗi sợ hãi cơ bản. Nó đứng đầu danh sách vì nó là nỗi sợ khó khắc phục nhất. Con người, với khả năng trực giác vượt trội hơn, có khả năng suy nghĩ và lý luận, không ăn thịt đồng loại, họ thoả mãn hơn khi “ăn nhau” về mặt tài chính. Trong tất cả các thời đại của thế giới mà chúng ta biết, thời đại mà chúng ta đang sống có vẻ như là một thời đại nổi bật vì chứng điên vì tiền của con người. Một người được coi là nhỏ bé hơn hạt bụi trên trái đất, trừ khi anh ta có thể phô trương một tài sản kếch xù tại ngân hàng; nhưng nếu anh ta có tiền - đừng bao giờ bận tâm đến việc anh ta có được tiền bằng cách nào – anh là “vua” hoặc “đại gia”; anh ta đứng trên luật pháp, anh thống lĩnh chính trị, anh thống lĩnh kinh doanh và cả thế giới phải cúi đầu kính trọng khi anh ta đi qua. Không điều gì mang lại cho con người quá nhiều đau khổ và địa vị hèn mọn như nghèo khó! Chỉ những người đã trải qua nghèo khó mới hiểu được đầy đủ ý nghĩa của vấn đề này. Tất nhiên là con người sợ bị nghèo khó. Tuy nhiên, chỉ sự phân tích can đảm mới phơi bày được sự hiện diện của kẻ thù phổ biến này. Và đây là danh sách các triệu chứng mà bạn phải tìm kiếm: Các triệu chứng của nỗi sợ bị nghèo khó
  11. TÍNH THỜ Ơ. Thường được diễn đạt qua sự thiếu tham vọng; muốn chịu đựng nghèo khó; chấp nhận bất kỳ sự bồi thường nào mà cuộc đời có thể dâng tặng mà không phản đối; biếng nhác; không có sáng kiến, thiếu óc tưởng tượng, thiếu lòng nhiệt tình và tính tự chủ. THIẾU QUẢ QUYẾT. Thói quen cho phép người khác làm điều họ suy nghĩ. Dừng lại “ở vị trí người trung lập”. NGỜ VỰC. Thường được diễn đạt qua các chứng cớ ngoại phạm và các lý do bào chữa được tính toán nhằm che đậy, giải thích khác đi, hoặc tạ lỗi về các thất bại của con người, đôi khi được diễn đạt dưới hình thức đố kỵ những người thành công, hoặc phê bình chỉ trích họ. LO LẮNG. Thường được diễn đạt bằng việc chê trách người khác, khuynh hướng tiêu xài vượt quá thu nhập, cẩu thả về diện mạo, cau có và tư lự; rượu chè quá độ, đôi khi còn sử dụng cả ma tuý; trạng thái hốt hoảng, thiếu tự tin, không có ý thức về bản thân và thiếu tự lực. QUÁ THẬN TRỌNG. Thói quen tìm kiếm khía cạnh tiêu cực của mọi hoàn cảnh, suy nghĩ và nói về thất bại có thể xảy ra mặc dù tập trung vào phương tiện thành công. Biết hết các ngả đường dẫn đến tai hoạ, nhưng không bao giờ nghiên cứu các kế hoạch để tránh thất bại. Chờ đợi “thời cơ đến” để bắt đầu đưa ý tưởng và kế hoạch vào hành động, cho đến khi sự chờ đợi trở thành thói quen vĩnh viễn. Cứ mãi nhớ đến người thất bại mà quên khuấy những người thành công, nhìn thấy những lỗ hổng giữa chiếc bánh rán, nhưng lại không nhìn thấy chiếc bánh rán. Tính bi quan yếm thế dẫn đến sự không thấu hiểu, không dám loại bỏ, tự nhiễm độc, thở yếu và tâm tính buồn rầu. TÍNH CHẦN CHỪ. Thói quen hoãn lại đến ngày mai công việc đáng ra phải làm từ năm ngoái. Dùng thời giờ để tạo ra chứng cứ ngoại phạm và lý do bào chữa cho việc không thực hiện công việc. Triệu trứng này có quan hệ mật thiết với tính quá thận trọng, nghi ngờ và lo lắng. Từ chối không lãnh nhận trách nhiệm khi có thể tránh được. Muốn thoả hiệp hơn là đánh một trận sống mái. Thoả hiệp với các khó khăn thay vì khai thác và sử dụng chúng làm bàn đạp tiến lên. Trả giá từng đồng xu với vuộc đời, thay vì đòi hỏi sự thịnh vượng, sự giàu có, sự mãn nguyện và hạnh phúc. Đặt kế hoạch phải làm gì nếu và khi bị thất bại, thay vì qua sông đốt cầu và cắt hết mọi đường thoái lui. Nhu nhược và thường mất hết tự tin, tự chủ, và thiếu minh định mục tiêu, không có sáng kiến, thiếu nhiệt tình, tham vọng, hoang phí và không có khả năng lý luận vững chắc. Mong đợi nghèo khó thay vì đòi hỏi giàu có. Hay đánh bạn với những người chấp nhận nghèo khó thay vì kiếm cách làm bạn với người đòi hỏi và đón nhận giàu có. Nỗi sợ bị nghèo khó đã làm cho hàng triệu người nam và nữ đờ người ra và rơi vào khủng hoảng. Westbrook Pegler đã mô tả tường tận tác động của loại sợ hãi này đến con người trong New York World-Telegram: “Tiền bạc chỉ là vỏ sò hay đồng kim loại tròn hay mảnh giấy, và có các kho tàng của con tim và tâm hồn mà tiền bạc không thể mua được, nhưng đa số con người bị túng quẫn, không thể giữ
  12. được điều này trong tâm trí và duy trì tinh thần. Khi một người thất cơ lỡ vận và đi ăn mày, không thể kiếm được bất kỳ công việc nào, một điều gì đó xảy ra với tinh thần của người đó, có thể được quan sát qua bờ vai gục xuống, cách đội mũ, dáng đi và cái nhìn chằm chằm. Anh ta không thể thoát khỏi cảm giác tự ti giữa những người có việc làm đều đặn, cho dù anh ta biết họ chưa hẳn đã bằng anh xét về tính cách, trí thông minh hoặc khả năng…”. Sợ bị chỉ trích 11/12/2007 Không ai có thể khẳng định rõ rệt là vì sao con người có nỗi sợ hãi này, nhưng có một điều chắc chắn – là con người có nó. Vì sao một người trung bình, kể cả trong thời đại khai sáng này, không dám chối bỏ niềm tin trong các truyền thuyết đã là nền tảng của hầu hết các tôn giáo cách đây vài thập niên? Câu trả lời là “vì sợ bị chỉ trích”. Đã có nhiều người nam cũng như nữ bị thiêu sống vì dám tuyên bố không tin vào ma quỷ. Không có gì lạ khi chúng ta thừa hưởng một ý thức khiến chúng ta sợ bị chỉ trích. Sợ bị chỉ trích tước đoạt của con người óc sáng kiến, hủy diệt khả năng tưởng tượng, hạn chế quyền lợi cá nhân, lấy đi tính tự lực, và gây tổn hại cho con người theo hàng trăm cách khác nhau. Cha mẹ thường gây ra những tổn thương không thể sửa chữa được cho con cái qua hành động chỉ trích chúng. Mẹ của một trong những bạn thân của tôi hồi nhỏ thường trừng phạt bạn tôi bằng roi gần như hàng ngày, luôn kết thúc trận đòn bằng lời khẳng định, “Mày sẽ đi tù trước tuổi hai mươi”. Và bạn tôi đã bị tống vào trại giáo hóa lúc mười bảy tuổi. Mỗi người đều có một kho chỉ trích sẵn sàng tuôn ra biếu không, dù có được yêu cầu hay không. Chỉ trích phải được coi là một tội ác (trên thực tế, nó là tội ác có bản chất tồi tệ nhất), vì bất kì cha mẹ nào cũng tạo ra mặc cảm tự ti trong đầu óc con cái, qua hành động chỉ trích không cần thiết. Những ông chủ hiểu biết về nhân tính, sẽ xây dựng con người thành tốt nhất, không phải bằng chỉ trích mà bằng lời đề nghị xây dựng. Cha mẹ có thể đạt được cùng các kết quả như thế với con cái. Chỉ trích sẽ gieo sợ hãi vào tâm hồn con người, hoặc sự oán giận, mà không xây dựng tình yêu hoặc thiện cảm. Các triệu chứng của nỗi sợ bị chỉ trích BỒN CHỒN, KHÔNG TỰ NHIÊN. Nói chung được biểu lộ qua trạng thái hốt hoảng, bối rối, rụt rè, nhút nhát khi đối thoại và gặp gỡ người lạ, tay chân ngượng nghịu, mắt nhìn lẩn tránh.
  13. THIẾU TỰ TIN. Biểu lộ qua việc không thể kiếm soát được giọng nói, bối rối khi có sự hiện diện của người khác, dáng vẻ khúm núm, kém trí nhớ. TÍNH CÁCH. Không kiên quyết khi quyết định, thiếu sức quyến rũ, và không có khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng. Có thói quen lảng tránh vấn đề thay vì thẳng thắn đối mặt. Đồng ý với người khác mà không xem xét cẩn thận với các ý kiến của họ. MẶC CẢM TỰ TI. Có thói quen biểu lộ sự tự phê duyệt bằng lời nói và hành động như phương tiện che giấu cảm giác tự ti. Thích sử dụng “từ ngữ đao to búa lớn” để gây ấn tượng cho người khác (thường không biết ý nghĩa thực của từ ngữ). Bắt chước người khác trong ăn mặc, lời nói và cách cư xử. Khoe khoang các thành tựu tưởng tượng. Điều này đôi khi làm cho có diện mạo của cảm giác tự tôn. QUÁ ĐỘ. Có thói quen cố gắng “ngang hàng với đại gia”, tiêu pha vượt quá thu nhập. THIẾU SÁNG KIẾN. Thất bại ôm ghì lấy các cơ hội tự tiến bộ, sợ phát biểu ý kiến, thiếu tự tin về các ý tưởng của riêng mình, đưa ra các câu trả lời thoái thác trước yêu cầu của người trên, hành động và nói năng do dự, giả dối trong cả lời nói lẫn hành vi. KHÔNG CÓ THAM VỌNG. Biến nhác, không tự khẳng định mình, chậm quyết định, dễ bị người khác ảnh hưởng, có thói quen chỉ trích sau lưng người khác và xu nịnh họ trước mặt, có thói quen chấp nhận thất bại mà không phản kháng, bỏ cuộc khi bị người khác chống đối, nghi ngờ người khác mà không có lý do, không lịch thiệp trong lời nói và hành động, không muốn chấp nhận trách nhiện về lỗi lầm của mình. Napoleon Hill
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2