intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế thừa và phát huy chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” ở chiến dịch Điện Biên Phủ vào xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong bối cảnh hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kế thừa và phát huy chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” ở chiến dịch Điện Biên Phủ vào xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong bối cảnh hiện nay" thông qua phương pháp lịch sử và phương pháp logic tác giả mong muốn khắc họa lại bức tranh Việt Nam tại chiến trường Điện Biên Phủ đồng thời kế thừa, xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ nhằm đảm bảo nền quốc phòng, an ninh vững mạnh và phát triển bền vững của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế thừa và phát huy chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” ở chiến dịch Điện Biên Phủ vào xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong bối cảnh hiện nay

  1. KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CHIẾN THUẬT QUÂN SỰ “VÂY, LẤN, TẤN, TRIỆT, DIỆT” Ở CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀO XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, HIỆN ĐẠI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY CN. Nguyễn Thị Thu Phương Học viên cao học Ngành Lịch sử Việt Nam, Viện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một Email: 228229013007@student.tdmu.edu.vn Tóm tắt: Chiến dịch Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong chiến dịch này có nhiều chiến thuật đã được sử dụng nhưng chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” là một chiến thuật sáng tạo. Kế thừa và phát huy chiến thuật quân sự này vào xây dựng quân đội là cần thiết trong bối cảnh các thế lực tìm mọi cách chống phá cách mạng do đó lực lượng quân đội cần phải xây dựng chính quy, tinh nhuệ. Thông qua phương pháp lịch sử và phương pháp logic tác giả mong muốn khắc họa lại bức tranh Việt Nam tại chiến trường Điện Biên Phủ đồng thời kế thừa, xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ nhằm đảm bảo nền quốc phòng, an ninh vững mạnh và phát triển bền vững của đất nước. Từ khóa: nghệ thuật quân sự, “vây, lấn, tấn, triệt, diệt”, xây dựng, quân đội, hiện nay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Điện Biên Phủ là một chiến dịch quan trọng trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân đội Việt Nam đã thực hiện chiến thuật “vây, lấn, tấn, triệt, diệt”. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử, chứng minh khả năng chiến đấu cao của quân đội Việt Nam, góp phần làm thay đổi cục chiến của bộ đội ta trên chiến trường tiến tới buộc Pháp phải kí Hiệp định Geneva công nhận độc lập, chủ quyền và thống nhất lãnh thổ1. Chiến thuật “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” là chiến thuật quân sự độc đáo, kiệt tác của sức mạnh dân tộc Việt Nam, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược và thể hiện đức tính cần cù, sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây cũng là chiến thuật mà quân ta đã áp dụng vào thực tế chiến đấu, bằng cách vây hãm các đơn vị quân sự đã làm cho lực lượng Pháp bị cô lập và không thể nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tiếp theo đó tiến hành các cuộc tấn công mạnh mẽ vào các đơn vị Pháp để làm suy yếu, lung lay tinh thần chiến đấu của địch và cuối cùng tấn công tập trung tiêu diệt. 1 Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 sự kiện mang giá trị và tầm vóc quốc tế, nguồn: https://vuthu.thaibinh.gov.vn/tin-tuc/chinh-tri/chien-thang-dien-bien-phu-1954-su-kien-mang-gia-tri-va-tam- v.html. 219
  2. Ngày nay, việc kế thừa và phát huy chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” vào xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là rất cần thiết trong bối cảnh tình hình Việt Nam, khu vực và thế giới có nhiều thay đổi. Trước những yêu cầu đó, đòi hỏi lực lượng quân đội phải có tư tưởng chính trị rõ ràng, khả năng chiến đấu cao, kỹ năng thích ứng với môi trường mới nhằm tổ chức, điều động, ứng phó với mọi tình huống trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Tầm quan trọng của chiến thuật “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 2.1.1. Khái niệm về chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam “vây lấn là hình thức chiến thuật tiến công địch trong công sự lâu bền bằng cách bao vây, tiêu hao, phá hoại và lấn chiếm từng bước làm cho địch suy yếu dần, tiến đến tiêu diệt”2. Vây là một trong những chiến thuật chiến đấu hiệu quả nhất. Đội quân sẽ cố gắng bao vây kẻ thù khiến chúng không thể rút lui. Thay vì tấn công trực diện kẻ thù, họ tập trung tấn công ở hai bên sườn, tấn công từ nhiều hướng và tấn công ở những nơi có hàng phòng thủ yếu nhất3. Lấn thường ám chỉ việc tăng cường sức mạnh quân sự bằng cách mở rộng lãnh thổ, chiếm đóng vị trí chiến lược hoặc mở rộng trận địa chính trị và quân sự ở các khu vực khác. Tấn là chiến thuật quân sự được thực hiện bằng cách tấn công mục tiêu quân sự của đối phương, đẩy lùi địch và giành ưu thế trong chiến tranh. Tấn công (trong quân sự) là hoạt động triển khai lực lượng chiến đấu chiếm lấy trận địa đối phương, dùng mọi vũ khí và phương tiện sẵn có của lực lượng vũ trang tiêu diệt quân đối phương, bao gồm giết binh lính họ và phá hủy các cơ sở công sự. Triệt là chiến thuật quân sự nhấn mạnh vào việc tiêu diệt hoặc triệt đường tiếp tế của đối phương, dẫn đến sự suy yếu đến mức không còn khả năng tiếp tục cuộc chiến. Chiến lược này thường tập trung vào các trận đánh quyết liệt, tiêu diệt mục tiêu quan trọng của đối phương. Diệt là chiến thuật quân sự tập trung vào việc tiêu diệt lực lượng đối phương bằng cách tiến hành những cuộc đụng độ liên tục, làm suy yếu và giảm thiểu khả năng chiến đấu của đối phương. Chiến lược này có thể kéo dài thời gian hơn và đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự chịu đựng lớn từ các bên. 2 Bộ Quốc phòng (2004), Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.1165. 3 Lê Ngọc (2022), 10 chiến thuật làm thay đổi bộ mặt chiến tranh, nguồn: https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/10- chien-thuat-lam-thay-doi-bo-mat-chien-tranh. 220
  3. 2.1.2. Hoàn cảnh ra đời chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” Một trong những yếu tố làm nên thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ là sự sáng tạo về chiến thuật tiến công tiêu diệt địch. Chiến thuật “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” là cách đánh hết sức độc đáo của quân đội ta trong chiến dịch này. Trước âm mưu và hành động của địch, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ với ý chí “quyết chiến, quyết thắng”. Năm 1953, Điện Biên Phủ được Pháp lựa chọn trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Để đập tan một cứ điểm được coi là “pháo đài bất khả chiến bại”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tư tưởng chỉ đạo “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” đã được bộ đội ta triển khai bắt đầu bằng cách đào các giao thông hào. Trong chiến thuật quân sự này bộ đội ta đã biến chiến hào từ từ chỗ phương tiện phòng hộ thành vũ khí tiến công. Chiến hào cứ dài dần theo bước tiến quân. Bộ đội đánh tới đâu, chiến hào theo tới đó. Hệ thống chiến hào dày đặc cũng góp phần giúp quân ta thực hiện chiến thuật “vây, lấn, tấn, triệt, diệt”. Chiến hào là một trong những nhân tố quan trọng trong chiến dịch này. Một thế trận được tạo nên từ sức người và dụng cụ lao động thô sơ là: cuốc và xẻng. Ngay từ đợt tiến công thứ nhất (từ 13/3/1954 đến 17/3/1954), thì chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” đã xuất hiện nhưng chưa thấy được nhiệm vụ của chiến thuật. Mặc dù vậy, bộ đội ta đã tiêu diệt các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, ta đã đào các công sự và hình thành những chiến hào tiến lên phía trước, đến tận hàng rào dây thép gai các cứ điểm của địch. Trong đợt tiến công thứ 2 (từ 13/3/1954 đến 17/3/1954), ta đồng loạt tiến công các cao điểm phía Đông phân khu Trung tâm. Trong số những trận đánh đó, trận đánh ở các cứ điểm 106, 105 và 206 thể hiện sự sáng tạo về cách đánh, tạo nên sức mạnh áp đảo để đánh thắng quân địch. Chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” là vây chặt, lấn sâu, tiến công không ngừng, phá hủy công sự địch, triệt viện binh và tiếp tế, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm và cụm cứ điểm trên chiến trường Điện Biên Phủ”. Với cách đánh “đánh chắc, tiến chắc”, xây dựng trận địa chiến hào từ xa tiến vào gần, ta thực hiện “vây lấn” tập đoàn cứ điểm địch từ ngoài vào trong, lần lượt tiêu diệt từng cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Với hệ thống hàng rào sát các căn cứ của Pháp, quân đội ta đã thu được nhiều chiến phẩm do máy bay Pháp thả xuống tiếp tế cho lực lượng đồn trú trong các cứ điểm. Quân ta đã thực hiện từng bước “vây, lấn” áp sát căn cứ địch. Thông qua cách đánh này quân đội đã phát huy lợi thế của trận địa tiến công, tổ chức hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng với quy mô lớn, tiến hành “trói địch lại”, 221
  4. đánh “bóc vỏ”. Hạn chế được những thế mạnh của quân Pháp là pháo binh, máy bay và chiến hào, đồng thời khoét sâu vào những mặt yếu cơ bản của chúng là ý chí và tiếp tế bảo đảm vật chất, vốn là nhược điểm cốt tử của quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ4. 2.1.3. Tầm quan trọng của chiến thuật “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói: “Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, mối quan hệ giữa chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và phương pháp chiến thuật hết sức rõ rệt. Có chiến lược đúng mới có thể có nghệ thuật chiến dịch và phương pháp chiến thuật đúng. Nhưng chỉ có chiến lược đúng cũng chưa đủ, phải có nghệ thuật chiến dịch đúng và phương pháp chiến thuật đúng mới bảo đảm giành được thắng lợi trong chiến tranh’’5. Chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” giúp cho quân đội ta giảm thương vong, bảo toàn lực lượng, gây cho quân Pháp rất nhiều khó khăn khi ta “lấn, tấn” vào căn cứ và dễ dàng tiêu diệt địch. Đây là chiến thuật có vai trò quan trọng trong suốt chiến dịch bởi lối đánh, cách đánh sáng tạo và sau này được quân đội ta phát huy ở thời bình. 2.2. Kế thừa và phát huy chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại hiện nay 2.2.1. Khái quát tình hình xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong bối cảnh hiện nay Hiện nay, việc xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ là một trong những ưu tiên hàng đầu của nước ta để đảm bảo an ninh quốc gia trong bối cảnh biến động phức tạp của thế giới hiện nay. Tại Hội nghị lần thứ 8, nhiệm kỳ 2020 – 2025, quân ủy Trung ương đã nêu ra một số vấn đề về xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Thứ nhất, quân đội giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Quân đội luôn giữ vững vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” và khu vực phòng thủ vững chắc; kết hợp giữa quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm. Thứ hai, điều chỉnh tổ chức lực lượng theo hướng tinh, gọn, mạnh. Quân đội được tổ chức theo hướng tinh, gọn, mạnh, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng mới đến năm 2030 xây dựng quân đội cách mạng, 4 Nguyễn Thị Hồng Miên (2021), “Chiến thuật sáng tạo của quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”, nguồn: http://cdspdienbien.edu.vn/. 5 Võ Nguyên Giáp (2004), Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 222
  5. chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, rèn luyện kỉ luật, phát triển kỹ thuật, công nghệ, hợp tác quốc tế và thích ứng với mọi tình huống để từng bước đối phó với những khó khăn, thách thức của tình hình trong nước, khu vực, thế giới. Thứ ba, xây dựng Đảng bộ quân đội trong sạch, vững mạnh. Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Đó vừa là nguyên tắc cao nhất, vừa là yêu cầu, giải pháp cơ bản đảm bảo cho Quân đội ta không ngừng lớn mạnh, trở thành công cụ bạo lực tin cậy và sắc bén của Đảng và Nhân dân, luôn đủ sức hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Như vậy, để nâng cao sức mạnh của quân đội chính quy, tinh nhuệ và sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức, tình huống bảo vệ an ninh quốc gia cần phải được thực hiện một cách toàn diện và nhất quán. 2.2.2. Kế thừa và phát huy chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” vào xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ trong bối cảnh hiện nay Trước những vấn đề đặt ra, chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được kế thừa và phát huy vào xây dựng quân đội chính quy tinh nhuệ hiện nay như sau: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng: quan điểm, chủ trương về xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đã được Đảng ta đưa ra từ sớm, phát triển, hoàn thiện và tiếp tục được phát huy cho tới ngày nay. Thực hiện tốt tư tưởng “lấy dân làm gốc”: biết dựa vào dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhân dân; phát huy thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, không ngừng xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng lớn mạnh, đặc biệt là bộ đội chủ lực để sẵn sàng thực hiện tốt nhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, những trận quyết chiến; không ngừng chăm lo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giai cấp công – nông làm nền tảng, tích cực đấu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tổ chức sự hợp tác giữa các lực lượng: Phát huy đoàn kết trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tạo nên những nguồn lực để đánh thắng thực dân Pháp. Vì vậy, ngày nay quân đội chính quy cũng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa quân với dân, các lực lượng quân đội và các cơ quan, đơn vị liên quan. Việc phối hợp tác chiến chính xác và hiệu quả các đơn vị trong thời bình sẽ tăng khả năng đánh bại và loại bỏ kẻ địch trước các âm mưu chống phá, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chống phá nhà nước của các thế lực thù địch. Quân đội chủ động, kịp thời nắm bắt thời cơ, đề ra chiến lược nhạy bén nhằm tập trung sức mạnh cao độ cả nước để giành thắng lợi quyết định. “Xây dựng tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đều hướng đến mục tiêu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội. Những 223
  6. bài học – kinh nghiệm ấy vẫn vẹn nguyên giá trị, tiếp tục được Đảng, Nhà nước ta chắt lọc, vận dụng sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”6. Quân đội cũng tham gia, phối hợp với các lực lượng bên ngoài trong các vấn đề như biên giới, hải đảo, giải giáp vũ khí, xung đột sắc tộc, lực lượng gìn giữ hòa bình thế giới như: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), Đối thoại Shangri-La,… cử các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc7. Áp dụng nguyên tắc vây: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nguyên tắc vây đóng vai trò quan trọng trong việc cô lập và đánh tan lực lượng địch. Ngày nay trong xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, quân đội ta có thể áp dụng nguyên tắc vây thông qua việc quan sát, phân tích địch, khai thác điểm yếu của địch và tạo ra các vùng an ninh để cô lập và quản lý lực lượng đối địch. Đất nước ngày càng phát triển nhưng sự chống phá của các thế lực thù địch là rất lớn. Một số tổ chức trong nước hay nước ngoài lợi dụng sự thiếu hiểu biết, đánh vào đòn tâm lí “biếng làm thích có tiền” để gây ra sự bạo loạn lật đổ chính quyền cách mạng lập nên chính quyền mới, đảng phái. Sử dụng chiến thuật lấn và tấn: Chiến thuật này đã được sử dụng thành công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ để tấn công và xâm nhập vào lực lượng địch. Trong quân đội chính quy hiện nay, việc sử dụng chiến thuật lấn và tấn có thể được áp dụng thông qua việc đánh đối trọng điểm, xâm nhập vào vùng kiểm soát của địch và tiến hành các cuộc tấn công nhanh chóng và kịp thời. Sử dụng các công nghệ hiện đại: So với thời kỳ Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện nay quân đội có thể tận dụng các công nghệ hiện đại như hệ thống truyền thông, thiết bị điện tử, điều khiển từ xa. Công nghệ giúp nâng cao khả năng giám sát, tác chiến và xác định mục tiêu địch, tăng tính chính xác và hiệu quả. Trong việc áp dụng nguyên tắc vây, quân đội có thể sử dụng hệ thống giám sát gián điệp và thiết bị quân sự không người lái để theo dõi và xác định vị trí của địch. Điều này cung cấp thông tin chính xác và nhanh chóng cho quân đội chính quy, giúp tạo ra vùng an ninh chắc chắn và cô lập địch. Đào tạo và phát triển nhân lực chuyên nghiệp: Việc xây dựng quân đội chính quy hiện nay đòi hỏi sự chuyên môn cao và đào tạo chất lượng cho nhân lực quân đội. Việt Nam có thể tận dụng kinh nghiệm từ Chiến dịch Điện Biên Phủ để nâng cao quy trình đào tạo, xây dựng chương trình học tập chuyên sâu về chiến thuật quân sự và sử dụng các phương pháp đào tạo tiên tiến như trận đánh mô phỏng để rèn luyện kỹ năng tối ưu hóa. 6 Trần Tiến Hoạt (2020), Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 – Sự kiện mang giá trị và tầm vóc thời đại, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/chien-thang-dien-bien-phu-1954-su- kien-mang-gia-tri-va-tam-voc-thoi-dai-554132.html. 7 Hoàng Xuân Chiến (2023), Quân đội tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, nguồn: http://tapchiqptd.vn/vi/chuyen-luan-chi-dao/quan-doi-tich-cuc- chu-dong-hoi-nhap-quoc-te-va-doi-ngoai-quoc-phong-trong-tinh-hinh-moi/21052.html. 224
  7. Đối phó với chiến tranh không đối địch: Trái với kiểu chiến tranh truyền thống, hiện nay chúng ta đang đối mặt với những thách thức bất định và cận kề. Sử dụng chiến thuật “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” để xây dựng và phát triển quân đội chính quy tinh nhuệ giúp tăng cường khả năng đối phó với chiến tranh không đối địch, trong đó, mục tiêu và tình hình tác chiến thay đổi nhanh chóng. Quân đội chính quy tinh nhuệ cần phải sẵn sàng thích nghi và đối phó với tất cả các hình thức tấn công, từ tấn công thông qua mạng, khủng bố, cho đến xâm lược trên biển, trong khoảng không vũ trụ. Nâng cao năng lực quân sự: Đầu tiên, cần tăng cường năng lực quân sự tổng thể, gồm cả quân đội và quân, binh chủng, để đảm bảo sự hiệu quả trong việc triển khai chiến thuật “vây, lấn, tấn, triệt, diệt”. Điều này bao gồm đầu tư vào công nghệ, đào tạo và phát triển nhân lực, cải thiện hạ tầng quốc phòng và nâng cao khả năng tác chiến. Tạo ra chiến lược linh hoạt: Chiến lược này cần được thiết kế để thích ứng với những biến đổi trong môi trường hiện tại và tương lai. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt trong kế hoạch, triển khai nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng lực lượng quân đội phù hợp với thực tiễn đất nước. Như vậy, việc kế thừa và phát huy chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” từ Chiến dịch Điện Biên Phủ vào xây dựng quân đội chính quy ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi sự hiện đại hóa, sáng tạo và tôn trọng nguyên tắc quốc tế. Tận dụng công nghệ hiện đại, đào tạo chuyên nghiệp và sử dụng thông tin tình báo thông minh sẽ giúp tăng khả năng tác chiến và đảm bảo an ninh quốc gia. Việc xây dựng quân đội chính quy hiện nay cũng đòi hỏi kỹ năng hiện đại, sự chuyên môn cao và sự sáng tạo trong lĩnh vực quân sự để đáp ứng các thách thức và mục tiêu định ra. Kế thừa và phát huy chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” trong bối cảnh hiện nay thì một số yêu cầu được đặt ra: Thứ nhất, kế thừa và phát huy chiến thuật này vào xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ hiện nay đòi hỏi chúng ta phải thích ứng với bối cảnh và thách thức mới. Trong xu thế hợp tác, mở rộng các mối quan hệ trong khu vực và thế giới ngày càng phức tạp, biến đổi, chúng ta cần phải áp dụng các nguyên tắc, phương pháp cả truyền thống và hiện đại. Chiến thắng tại chiến trường Điện Biên Phủ đã thể hiện một tầm nhìn sáng suốt và quan trọng trong việc đổi mới chiến thuật. Do đó, cần nắm bắt các xu hướng quân sự, kỹ thuật mới và áp dụng chúng một cách linh hoạt, hiệu quả. Thứ hai, kế thừa và phát huy chiến thuật quân sự này đòi hỏi chúng ta phải đặt sự phát triển bền vững và con người lên hàng đầu. Trong quá trình xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, chúng ta phải tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Đồng thời quan tâm và chăm sóc đối với đời sống con người, đảm bảo người dân sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển và đảm bảo an ninh. Thứ ba, việc học hỏi kinh nghiệm thông qua các bài học quân sự, chiến thuật quân sự từ quá khứ là rất quan trọng. Từ những bài học về quân sự, quân đội ta cần sáng 225
  8. tạo ra phương pháp mới, cập nhật công nghệ quốc phòng và nâng cao năng lực quân đội. Tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, truyền thông và hợp tác quốc tế chúng ta có thể nắm bắt thông tin, đánh giá và đối phó với các mối đe dọa an ninh một cách hiệu quả nhất. Thứ tư, kế thừa và phát huy chiến thuật “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” nghĩa là chúng ta phải duy trì tinh thần đoàn kết và sự đồng lòng của toàn dân. Điện Biên Phủ là một bài học về sự đoàn kết với Nhân dân, là nhân tố quyết định của chiến thuật. Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chắc trong sự đoàn kết toàn dân, xây dựng nền quốc phòng toàn quốc và tạo điều kiện cho mội người tham gia vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ năm, đào tạo và nâng cao năng lực quân sự: Học tập và chuyển giao kinh nghiệm, chiến lược từ Chiến dịch Điện Biên Phủ, đặc biệt là nghệ thuật “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” đã được đẩy mạnh trong việc đào tạo và nâng cao năng lực chiến đấu cho lực lượng quân đội hiện nay, đặc biệt là trong việc chuẩn bị các phương án tác chiến và phòng thủ đất nước. Tập trung vào việc đào tạo và giáo dục về nghệ thuật quân sự cho cán bộ, chỉ huy và lính. Liên kết chặt chẽ lí thuyết và thực tế trong quá trình đào tạo và thực hiện nhiệm vụ. Sử dụng chiến thuật cũng như tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong sử dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo. Đánh giá, cải tiến liên tục để phát huy tối ưu nghệ thuật trên trong xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ hiện nay. Thứ sáu, tổ chức và hợp tác quân sự: Xây dựng hệ thống tổ chức quân sự hiệu quả, đảm bảo sự liên kết, kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị và lực lượng quân đội. Tăng cường nghiên cứu và phát triển các chiến thuật quân sự trong bối cảnh hiện nay. Quan trọng hơn cả là sự gia tăng khả năng phối hợp, chiến đấu chung giữa các đơn vị, các quân, binh chủng, tăng cường hợp tác quốc tế để đối phó với các thách thức an ninh quốc phòng – an ninh và chủ quyền quốc gia, dân tộc. 3. KẾT LUẬN Chiến thuật quân sự “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” sử dụng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã chứng tỏ tầm quan trọng của việc áp dụng chiến thuật, chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thể hiện sự chủ động, linh hoạt của quân đội ta trong việc tổ chức, triển khai, thực hiện các hoạt động quân sự, chính trị để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo an ninh quốc gia. Trên cơ sở áp dụng chiến thuật “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến ngày nay khi áp dụng vào thực tiễn xây dựng quân đội thì chiến thuật đó vẫn tạo ra những đóng góp quan trọng. Qua việc áp dụng chiến thuật này, chúng ta tăng cường sự đoàn kết trong quân dân, sự kiên nhẫn, quyết tâm và sức mạnh của quốc gia để đối phó với các thách thức quốc phòng, an ninh và bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự phát triển vững chắc lãnh thổ nước ta. 226
  9. Kế thừa và phát huy chiến thuật “vây, lấn, tấn, triệt, diệt” ở Chiến dịch Điện Biên Phủ vào xây dựng và phát triển quân đội chính quy, tinh nhuệ trong bối cảnh hiện nay vẫn còn nguyên giá trị. Quân đội chính quy, tinh nhuệ hiện nay đòi hỏi sự chuyên nghiệp, khả năng thích ứng và đổi mới liên tục để đương đầu với các thách thức an ninh và chiến tranh hiện đại Tuy nhiên, điều quan trọng là áp dụng chiến thuật này phải đúng cách và phù hợp với tình hình thực tiễn. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2004), Điện Biên Phủ đỉnh cao nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. [2] Hoàng Xuân Chiến (2023), Quân đội tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, http://tapchiqptd.vn/vi/chuyen-luan-chi-dao/quan-doi-tich-cuc-chu-dong-hoi-nhap-quoc-te-va- doi-ngoai-quoc-phong-trong-tinh-hinh-moi/21052.html. [3] Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 sự kiện mang giá trị và tầm vóc thời đại, nguồn: https://vuthu.thaibinh.gov.vn/tin-tuc/chinh-tri/chien-thang-dien-bien-phu-1954-su-kien-mang- gia-tri-va-tam-v.html. [4] Phạm Gia Đức (chủ biên) (2004), Điện Biên Phủ mốc vàng thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. [5] Võ Nguyên Giáp (2004), Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Trần Tiến Hoạt (2020), Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 – Sự kiện mang giá trị và tầm vóc thời đại, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, nguồn: https://dangcongsan.vn/tu- tuong-van-hoa/chien-thang-dien-bien-phu-1954-su-kien-mang-gia-tri-va-tam-voc-thoi-dai- 554132.html. [7] Phan Ngọc Liên tuyển chọn (2004), Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ toàn thư, Nxb. Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. [8] Nguyễn Thị Hồng Miên (2021), “Chiến thuật sáng tạo của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”, nguồn: http://cdspdienbien.edu.vn. [9] Hải Yến (2022), Chiến hào - bàn đạp tiến công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nguồn: https://vtv.vn/chinh-tri/chien-hao-ban-dap-tien-cong-trong-chien-dich-dien-bien-phu- 20220507183115089.htm. 227
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1