Kết quả bước đầu mô hình bảo tồn cây thuốc mú từn tại xã Mường Nọc, huyện Quế Phong
lượt xem 1
download
Việc bảo tồn nguyên vị (in situ conservation) không thực hiện được vì sức ép khai thác cây thuốc mú từn tại các xã là tận diệt khiến cho công tác bảo vệ loài này dưới những tán rừng thứ sinh là hết sức khó khăn. Bài viết trình bày kết quả mô hình bảo tồn cây thuốc mú từn tại xã Mường Nọc, huyện Quế Phong. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả bước đầu mô hình bảo tồn cây thuốc mú từn tại xã Mường Nọc, huyện Quế Phong
- HOẠT ĐỘNG KH-CN Trong các quần xã rừng chứa đựng trữ lượng lớn cây thuốc, nhiều cây có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Phần lớn số loài được ghi nhận từ kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc ở khắp địa phương để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Hiện nay, nguồn cây thuốc trong thiên nhiên đang bị giảm sút, một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng do tình trạng đốt nương làm rẫy, khai thác ồ ạt, không chú ý đến bảo vệ, tái sinh tự nhiên. Do đó, việc xây dựng mô hình bảo vệ, khai thác và phát triển cây thuốc là điều hết sức cần thiết. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU MÔ HÌNH BẢO TỒN CÂY THUỐC MÚ TỪN TẠI XÃ MƯỜNG NỌC, HUYỆN QUẾ PHONG n PGS.TS. Phạm Hồng Ban - Trường ĐH Vinh TS. Đỗ Ngọc Đài - Trường ĐH Kinh tế Nghệ An I. ĐẶT VẤN ĐỀ tức là chuyển các cá thể cây thuốc mú từn Mú từn (Rourea oligophlebia Merr.) là loài cận đặc sang vị trí khác nhưng phù hợp với điều kiện hữu ở Việt Nam, phân bố chủ yếu dưới tán rừng ở các sinh thái tự nhiên mà loài này đang sinh xã như: Châu Kim, Mường Nọc, Hạnh Dịch, Châu trưởng và phát triển. Việc bảo tồn nguyên vị Thôn, Tri Lễ, Nậm Giải, Nậm Nhóng, Cắm Muộn và (in situ conservation) không thực hiện được Thông Thụ (Quế Phong); Quang Phong (Quỳ Châu). vì sức ép khai thác cây thuốc mú từn tại các Từ lâu, mú từn được người dân địa phương sử dụng xã là tận diệt khiến cho công tác bảo vệ loài làm thuốc như chữa đau lưng, chấn thương, cầm máu, này dưới những tán rừng thứ sinh là hết sức thuốc kích thích và tráng dương... Hiện mú từn đang bị khó khăn. khai thác nhiều nên cần có chính sách hợp lý để bảo II. PHƯƠNG PHÁP, ĐỊA ĐIỂM XÂY tồn và phát triển bền vững. Trước thực tế đó, mô hình DỰNG MÔ HÌNH bảo tồn cây thuốc mú từn tại xã Mường Nọc, huyện 1. Phương pháp xây dựng mô hình Quế Phong đã được triển khai thực hiện. Ở đây, chúng Phát quang tất cả các cây bụi dưới tán các tôi tiến hành bảo tồn chuyển vị (ex situ conservation), cây gỗ, tiến hành làm hàng rào bảo vệ xung quanh vườn không cho trâu, bò và người qua lại. Tiến hành ủ phân 200kg phân chuồng + 15kg phân P2O5 + 10kg phân K2O + 15kg vôi bột trộn đều, vun đống trét bùn xung quanh [1][4]. Thời gian để cho phân phân hủy từ 10/12/2014 đến 15/4/2015 (4 tháng). Ngày 16/4/2015, bắt đầu đào hố (rộng 0,5m, sâu 0,40m) để trồng cây. Mỗi hố bỏ 3kg phân hoai và lấp đất dày 20cm [2]. Chuyển 40 cá thể cây con cao từ 0,3-0,4m từ Dốc Chuối (xã Châu Kim) về, trồng với khoảng cách 5x5m, làm bu bảo vệ cây và tưới nước bằng roa. Các lô thí nghiệm được bố trí như sau: 5 cây không che ánh sáng, 5 cây che ánh sáng Mú từn a. Cành mang hoa; b-c: quả ngọn 25%, 10 cây che ánh sáng ngọn 50%, SỐ 9/2015 Tạp chí [4] KH-CN Nghệ An
- HOẠT ĐỘNG KH-CN Vườn đồi, nơi có độ cao 161m, N. 19036’35”, E. Xây dựng mô hình bảo tồn cây mú từn dưới tán 104055’66” với diện tích 1.500m2, độ dốc 150 (H.1) cây che bóng, tại Mường Nọc, Quế Phong 20 cây che ánh sáng ngọn 100% (theo phương pháp thuôn (Litsea elongata (Wall. ex Nees) của Nguyễn Hữu Thước, 1962). Các lô thí nghiệm Hook.f), bời lời tán (Litsea umbellata ( Lour.) được đánh số cho cây. Merr.), bùm bụp trắng (Mallotus apelta (Lour.) Sử dụng máy đo cường độ ánh sáng cầm tay Muell.Arg), bùm bụp râu (Mallotus barbatus KYORITSU 5201 (Japan), máy đo nhiệt độ, độ Muell.Arg), sòi (Sapium sebiferum (L.) Roxb), ẩm RHT20 (Extech - USA), máy Luster Leaf ba chạc (Euodia lepta (Spreng.) Merr.)... 1845 đo pH (Luster Leaf - USA), máy GPS đo III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN tọa độ của Đức. 1. Xây dựng mô hình 2. Địa điểm xây dựng mô hình 1.1. Tỉ lệ sống của cây Mô hình được xây dựng tại vườn đồi hộ ông Lô Kết quả xây dựng mô hình thu được như Văn Hòa, xã Mường Nọc, huyện Quế Phong, cách sau: chợ thị trấn Kim Sơn 1,2km. Đồi có rất nhiều cây Sau 1 tháng trồng (tháng 5/2015), tất cả các gỗ cao, tạo bóng râm, rất thuận lợi cho cây thuốc mú cây không che bóng và che bóng trên ngọn từn phát triển như: quế (Cinnamomum cassia Presl), 25%, 50% đến 100% đều rụng lá (đây là đặc màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers.), bời lời lá điểm của cây thân gỗ). Bảng 1. Che ánh sáng trên ngọn cây mú từn trong mô hình Độ che trên ngọn cây Độ che ánh sáng Không che Che 25% Che 50% Che 100% Mú từn Chết Rụng lá hoàn toàn sống 5 cây sống 100% Khả năng sống Chết Chết ½ cây nẩy chồi Ra lá non nhiều Khi nhiệt độ ngoài trời (tháng 6/2015) lên 410C 100% cây sống và ra lá non. Chứng tỏ mú cộng với gió Lào thổi mạnh tại vườn, cây mú từn từn là cây chịu bóng, thích nghi với ánh sáng trong điều kiện không che ánh sáng và che 25% ánh tán xạ. sáng (H.1, H.2) đều không có cây nào sống sót; khi Sau 5 tháng trồng, kết quả thu được về tỉ che ánh sáng 50% (H.3) thì ½ số cây nảy chồi và ra lệ cây sống và sinh trưởng của cây mú từn lá, ½ bị chết; khi che ánh sáng ngọn 100% (H.4) thì được trình bày ở bảng 2. SỐ 9/2015 Tạp chí [5] KH-CN Nghệ An
- HOẠT ĐỘNG KH-CN Bảng 2. Tỉ lệ sống của cây mú từn ở mô hình Che ánh sáng Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Không che Rụng lá Chết Chết Chết Chết 25% Rụng lá Chết Chết Chết Chết 50% Rụng lá Nhú mầm Nhiều mầm Ra 1 lá kép Ra 2 lá kép 100% Rụng lá Nhú mầm Ra 1 lá kép Ra 3 lá kép 5-6 -8 lá kép Kết quả thu được cho thấy khả năng sống của cây 1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố cường mú từn rất cao nếu như được che ánh sáng ngọn 100% độ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đến khả và tưới nước thường xuyên ngày 2 lần (sáng sớm và năng sống của loài mú từn chiều tối), bón phân lót và làm cỏ theo đợt 2, cứ 2 * Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tháng/lần bón. Hiệu quả tỉ lệ che bóng trên ngọn cây Tiến hành đo cường độ ánh sáng 50% thì 50% cây sống, nếu che bóng trên ngọn 100% bằng máy đo cường độ ánh sáng cầm tay thì 100% cây sống. Điều đó khẳng định rằng muốn bảo KYORITSU 5201 (Japan), nhóm nghiên tồn và phát triển cây thuốc mú từn thì yêu cầu bắt buộc cứu đề tài đã thu được kết quả trình bày là phải che bóng cho cây. ở bảng 3. Bảng 3. Cường độ ánh sáng thích hợp cho loài cây mú từn sống Dưới ngưỡng Khoảng thích hợp Trong ngưỡng Quá ngưỡng Tên cây và chết phát triển cho phép sống và chết Mú từn 0-0,15 klux 0,2-0,5 klux 5-10 klux 11-15 klux Khi cường độ ánh sáng cao 11-15 klux sẽ phá hủy hàm lượng clorophin tổng số mà còn thuận bộ máy quang hợp của cây, mất hoạt tính của hệ lợi cho khả năng tiếp nhận ánh sáng khuyết thống enzim do sự dư thừa ánh sáng dẫn đến tác hại tán (tán xạ) giàu tia sáng sóng ngắn, nên của quá trình quang ôxy hóa, tạo nên thừa phân tử chứa nhiều clorophin b. Ánh sáng sóng clorophin bị kích thích và không dùng hết năng lượng ngắn (xanh tím) có khả năng giúp cho việc vào quá trình đồng hóa CO2. Năng lượng thừa được hình thành các axit amin, protein trong quá dùng vào phản ứng quang ôxy hóa và các phản ứng trình quang hợp còn ánh sáng sóng dài (đỏ) không đặc trưng khác. Trong trường hợp này, enzim đẩy mạnh sự hình thành gluxit. cacboxilaza bị quang ôxy hóa làm cho quang hợp của * Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm cây giảm, dẫn đến ngừng hẳn và cây chết. Còn cường Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong độ ánh sáng thấp dưới ngưỡng 0-0,15 klux không đủ sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiệt độ cho quá trình quang hợp tạo hợp chất hữu cơ cũng chính là yếu tố tạo nên các vùng khí hậu dẫn đến cây chết. khác nhau trên trái đất và từ đó hình thành Khoảng cường độ ánh sáng thích hợp tốt nhất cho các đặc điểm thích nghi riêng cho thực vật cây mú từn sống và phát triển là 0,2-0,5 klux và trong trong từng vùng. ngưỡng cho phép là 5-10 klux. Bởi vì mú từn là cây Tiến hành đo nhiệt độ và độ ẩm bằng ưa bóng, lá bóng và mỏng hơn, lỗ khí lớn hơn và chứa máy đo nhiệt độ, độ ẩm RHT20 (Extech - nhiều clorophin. Sự thích nghi chiếu sáng trong USA), đơn vị đo 0C, 0F, kết quả được trình khoảng thích hợp trên thể hiện không ngừng tăng thêm bày ở bảng 4. SỐ 9/2015 Tạp chí [6] KH-CN Nghệ An
- HOẠT ĐỘNG KH-CN Bảng 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sống của cây mú từn Tên cây Ngừng quang hợp Quang hợp và hô hấp tốt nhất Ngừng quang hợp Mú từn 00C 20-300C > 400C Cây mú từn thích hợp cho sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 20-300C, còn ở nhiệt độ 00C và lớn hơn 400C thì cây chết. Điều đó giải thích tại sao vào tháng 6/2015, nhiệt độ trên mặt đất đo được là 410C thì những cây mú từn không được che bóng và che 25% đều chết cả. 2. Đề xuất các giải pháp bảo tồn - Bảo tồn khoanh nuôi cây mú từn dưới tán cây rừng thứ sinh là lý tưởng nhất. Bởi vì cây mú từn thích độ ẩm từ 60% trở lên và là loài ưa bóng. Tuy nhiên, do tình hình khai thác tận gốc, thân và rễ cũng như công tác bảo vệ rất khó khăn nên các cá thể mú từn tại các xã huyện Mô hình bảo tồn cây thuốc mú từn Quế Phong đang có xu thế bị tuyệt chủng. - Bảo tồn loài cây thuốc mú từn tại các vườn đồi của các hộ gia đình, giao cho các hộ chăm sóc và bảo quản cũng như tiêu thụ nhằm tăng thu nhập, nhất là các hộ nghèo. IV. KẾT LUẬN Cây mú từn sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện sau: Khoảng ánh sáng 0,2- 0,5 klux và trong ngưỡng cho phép là 5-10 klux; Nhiệt độ 20-300C; Được che bóng trên ngọn 100%. Khi xây dựng mô hình, trong điều kiện chăm sóc tốt nhất, tốc độ ra lá non của cây từ 4-8 lá kép sau 5 tháng trồng và chăm sóc. Không che bóng, che bóng trên ngọn 25%, cây bị chết; che bóng trên ngọn 50% thì tỉ lệ sống Cây con tái sinh chỉ đạt 50%, tốc độ ra lá non chậm; che bóng trên ngọn 100% thì 100% cây sống là non phát triển nhiều./. Tài liệu tham khảo 1. Trần Kông Tấu, Tài nguyên đất Việt Nam, Hội nghị khoa học Trường Đại học Khoa học tự nhiên,1998. 2. Lê Lương Tề, Trồng trọt, Nxb Giáo dục,1998. 3. Nguyễn Hữu Thước, Ánh sáng và cây rừng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1965. 4. FAO, Kỹ thuật giống cây trồng, Nxb Nông nghiệp, 1991. SỐ 9/2015 Tạp chí [7] KH-CN Nghệ An
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kết quả bước đầu nghiên cứu xây dựng mô hình chưng cất tinh dầu cam, bưởi phục vụ xử lý rác thải xốp
5 p | 156 | 16
-
Khảo sát và đề xuất các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính
8 p | 142 | 13
-
Ứng dụng mô hình ba chiều xây dựng bản đồ ô nhiễm không khí chịu ảnh hưởng các phương tiện giao thông
13 p | 89 | 12
-
Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá tài nguyên nước khu vực thượng nguồn đầm Thị Nại phục vụ phát triển bền vững tỉnh Bình Định
10 p | 89 | 9
-
Một số kết quả bước đầu nghiên cứu vai trò của rừng ngập mặn đến việc giảm sóng vào công trình trên mô hình vật lý - Lê Văn Thịnh
4 p | 105 | 7
-
Ứng dụng mô hình đất ngập nước nhân tạo trồng cỏ vetiver và cỏ sậy để xử lý nước rỉ rác
7 p | 69 | 7
-
Nghiên cứu đánh giá tác động của sử dụng đất đến ngập lụt hạ lưu sông Lam bằng mô hình MIKE SHE
9 p | 92 | 5
-
Nghiên cứu lan truyền bệnh thủy sản trong hệ thống nuôi có kênh cấp nước và kênh thoát nước kết hợp – đề xuất một số mô hình thích ứng
7 p | 88 | 4
-
Ứng dụng mô hình MIKE11 đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Truồi Thừa Thiên - Huế
13 p | 53 | 4
-
Mô hình tính toán ngập lụt và một số kết quả bước đầu tại vùng ven biển Hải Phòng theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
18 p | 67 | 4
-
Dự báo mưa trên lưu vực hồ Dầu Tiếng từ tài liệu dự báo thời tiết toàn cầu phục vụ dự báo dòng chảy lũ đến và điều tiết hồ trong mùa lũ
9 p | 58 | 3
-
Đánh giá độ chính xác mô hình số độ cao toàn cầu SRTM trên lãnh thổ Việt Nam
4 p | 20 | 3
-
Bước đầu đánh giá ảnh hưởng dòng chảy do mưa đến chất lượng nước sông Sài Gòn sử dụng bộ mô hình Mike
6 p | 59 | 2
-
Kết quả bước đầu dự báo tổ hợp sóng biển tại Việt Nam
10 p | 26 | 2
-
Nghiên cứu ứng dụng mô hình toàn cầu trong dự báo khí hậu hạn mùa cho Việt Nam
12 p | 52 | 1
-
Bước đầu nghiên cứu dòng hải lưu tây bắc Thái Bình Dương bằng mô hình số
11 p | 48 | 1
-
Một số kết quả bước đầu ứng dụng mô hình phú dưỡng mô phỏng kịch bản kỹ thuật ở hồ Cự Chính - Hà Nội
3 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn