intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả bước đầu nghiên cứu cơ sở khoa học bón phân cho rừng trồng Keo lai ở Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Keo lai (Acacia hybrids) là một trong những loài cây trồng rừng chủ lực ở nước ta trong những năm gần đây và hiện nay. Bài viết tập trung trình bày kết quả bước đầu nghiên cứu cơ sở khoa học bón phân cho rừng trồng Keo lai ở Quảng Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả bước đầu nghiên cứu cơ sở khoa học bón phân cho rừng trồng Keo lai ở Quảng Ninh

  1. Tạp chí KHLN số 4/2018 (107 - 115) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC BÓN PHÂN CHO RỪNG TRỒNG KEO LAI Ở QUẢNG NINH Nguyễn Huy Sơn, Phạm Đình Sâm, Vũ Tiến Lâm, Hồ Trung Lương Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Keo lai (Acacia hybrids) là cây trồng lâm nghiệp chủ lực ở nước ta hiện nay, để nâng cao năng suất gỗ rừng trồng, một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng là bón phân cho rừng trồng. Đất ở khu vực thí nghiệm rất chua (pHKCl ≈ 3,57 - 3,73), hàm lượng mùn ở mức nghèo đến trung bình (1,06 - 2,53%), hàm lượng N tổng số ở mức nghèo đến trung bình (0,063 - 0,155%); hàm lượng P2O5 dễ tiêu ở mức rất nghèo (≤ 3 mg/100 g đất), hàm lượng K2O dễ tiêu ở mức nghèo đến trung bình (6,6 - 17,4 mg/100 g đất). Thí nghiệm được trồng trên loại đất này gồm hỗn hợp 2 dòng vô tính keo lai là BV16 và BV32, sau 1 năm, tỷ lệ sống trung bình đạt 96,81%, đường kính gốc (Doo) trung bình đạt 3,39 cm, chiều cao trung bình (Hvn) đạt 2,47 m, đường kính tán trung bình (Dt) Từ khóa: Bón phân, đạt 1,68 m. Kết quả phân tích N, P, K trong lá keo lai sau 1 năm trồng cho thấy keo lai, rừng trồng, hàm lượng N và P2O5 tổng số trong lá keo lai cao hơn nhiều so với ở trong đất sinh trưởng, Quảng với các trị số tương ứng là 1,080 - 2,531%N và 2,15 - 6,27 mg P2O5/100 g lá, Ninh chứng tỏ nhu cầu N và P2O5 của keo lai rất lớn, nhưng keo lai có khả năng tự tổng hợp N sinh học từ không khí. Ngược lại, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất mặc dù ở mức nghèo, nhưng trong lá (0,072 - 0,277 mg/100 g lá) còn thấp hơn nhiều so với ở trong đất, chứng tỏ nhu cầu K2O không lớn. Vì vậy, khi trồng rừng keo lai ở đây cần phải bổ sung P2O5. Sau 2 năm trồng, tức là sau 1 năm bón thúc với 9 công thức phân bón khác nhau, tỷ lệ sống trung bình đạt 87,12%, các công thức bón thúc P2O5 và K2O cho khả năng sinh trưởng tốt hơn hẳn so với các công thức chỉ bón 200 g NPK (16:16:8). Đặc biệt, tốt nhất ở công thức bón 400 g P2O5 kết hợp 100 g K2O, đường kính ngang ngực trung bình đạt 8,31 cm, chiều cao trung bình đạt 8,44 m, đường kính tán trung bình đạt 3,83 m. Chứng tỏ bón thúc P2O5 hoàn toàn phù hợp với nhận định về nhu cầu dinh dưỡng của cây keo lai cũng như khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất. Primary results of research on scientific basics to apply fertiliser for acacia hybrid plantations in Quang Ninh province acacia hybrid is a mainly planted species in Vietnnam; in order to increase the timber productivity of plantation, application of fertiliser is one of the most Keywords: Fertiliser important technical measures of intensive afforestation. The soils were highly application acacia acidic at location (pHKCl ≈ 3.57 - 3.73); humus content was poor to medium (1.10 hybrid, plantation, - 2.53%), total nitrogen content (Nts) was poor to medium (0.063 - 0.15%), P2O5 growth, Quang Ninh province content was very poor (≤ 3 mg 100 g - 1 soil) and K2O content was poor to medium (6.6 - 17.4 mg 100 g - 1 soil). A mixture of two clones BV16 and BV32 were planted at the experimental site; after one year of planting, the average survival rate was 96,81%, the average growth of root diameter (Doo), height (Hvn) and canopy diameter (Dt) were 3,39 cm, 2,47 m and 1,68 m, respectively. The total N and P2O5 contents (1.08 - 2.531% N and 2.15 - 6.27 mg P2O5 100 g - 1, respectively), after one year of planting, were significantly higher in leaves 107
  2. Tạp chí KHLN 2018 Nguyễn Huy Sơn et al., 2018(4) compared with soil, indicating that Acacia hybrid has a high demand for N and P2O; however, Acacia hybrid has the ability to fix atmospheric nitrogen. In contrast, despite poor K2O content in the soil, K2O content (0.072 - 0.227 mg 100 g - 1 leaf) was much lower in the leaves than in the soil, suggesting that the demand for K2O are not much high. Thus, additional application of P2O5 are neccessary when planting Acacia hybrid. After two years of planting that is after one year of additional application of fertiliser with nine different treatments, the average survival rate was 87,12%; tree growth was significant higher in treatments with additional application of P2O5 and K2O fertiliser compared with treatments only applied 200 g NPK (16:16:8). Particularly, the 400 g P2O5 associated with 100 g K2O fertiliser treatment had amongst the highest diameter at breast height (8,31 cm), height (8,44 m) and canopy diameter (3,83 m). The results indicated that additional application of P2O5 was totally consistent with the previous studies about the nutrient requirements of Acacia hybrid and the ability to supply nutrient in the soil as well. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sơn et al., 2006). Tuy nhiên, loại phân và liều Keo lai (Acacia hybrids) là một trong những lượng phân bón như thế nào là phù hợp để vừa loài cây trồng rừng chủ lực ở nước ta trong tránh lãng phí vừa đạt hiệu quả cao cần phải những năm gần đây và hiện nay. Là loài cây căn cứ vào đặc điểm của từng loại đất và nhu có khả năng sinh trưởng nhanh cho năng suất cầu của từng loài cây. Vì vậy, việc nghiên cứu gỗ cao, gỗ có đặc điểm phù hợp để gia công cơ sở khoa học bón phân cho rừng trồng keo chế biến các sản phẩm tiêu dùng trong nước và lai là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực xuất khẩu. Diện tích rừng trồng sản xuất ở tiễn. Đây là một trong những nội dung cơ bản nước ta hiện nay có gần 2,9 triệu ha (Bộ của đề tài khoa học công nghệ giai đoạn 2015 - NN&PTNT, 2018), ít nhất có khoảng 50% 2019: "Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ diện tích là rừng trồng các loài keo, trong đó thuật trồng rừng thâm canh keo lai, Keo tai keo lai là chủ yếu. Theo kết quả điều tra của tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất Nguyễn Xuân Quát và đồng tác giả (2015) trồng mới". Mặc dù mô hình trồng keo lai riêng ở Quảng Ninh thì trong 147.229 ha rừng được 2 năm (6/2016 - 6/2018), nhưng kết quả trồng sản xuất đã có tới 102.901 ha rừng trồng bước đầu đã cho thấy việc bón phân cho rừng các loài keo, chủ yếu cũng là keo lai, chiếm trồng keo lai ở Quảng Ninh là có cơ sở khoa gần 70% diện tích rừng trồng sản xuất. Các học và rất có triển vọng. tỉnh vùng Bắc Trung bộ từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, diện tích rừng trồng keo lai cũng II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU chiếm khoảng 70% diện tích rừng trồng sản 2.1. Vật liệu nghiên cứu xuất (www.nhandan.com.vn, 2018). Tuy Giống keo lai gồm 2 dòng vô tính BV16, nhiên, phần lớn diện tích rừng trồng keo lai là BV32; trồng hỗn hợp theo tỷ lệ 1:1. Cây con keo cung cấp gỗ nhỏ phục vụ nhu cầu chế biến lai có bầu được nhân giống bằng phương pháp dăm và bột giấy, chu kỳ từ 5 - 7 năm. Để nâng nuôi cấy mô, chiều cao xuất vườn khi trồng từ cao năng suất gỗ rừng trồng, đặc biệt là rừng 25 - 30 cm; mật độ trồng ban đầu là 1.100 cây/ha trồng kinh doanh gỗ lớn, cần thiết phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, trong (3 m × 3 m). Phân bón gồm: NPK (16:16:8); đó biện pháp kỹ thuật thâm canh mang tính đột phân hữu cơ vi sinh (VS); chế phẩm vi sinh phá là bón phân cho rừng trồng (Nguyễn Huy (MF1); P2O5 (P ≈ 16,5%); K2O (K ≈ 60%). 108
  3. Nguyễn Huy Sơn et al., 2018(4) Tạp chí KHLN 2018 2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể g NPK/gốc (bón thúc như trong sản xuất), phần còn lại bón thúc P2O5 và K2O với các liều 2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu đất lượng khác nhau theo 9 công thức sau đây: Loại đất và đá mẹ xác định theo phương pháp CT1.1. Bón thúc 100 g K2O + 200 g P2O5; chuyên gia, điều tra đất theo phương pháp CT1.2. Bón thúc 200 g NPK (ĐC - 1); phẫu diện. Các chỉ tiêu lý hóa tính đất phân tích theo các tiêu chuẩn quốc gia tại Viện CT2.1. Bón thúc 100 g K2O + 200 g P2O5; nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng CT2.2. Bón thúc 200 g NPK; (ĐC - 2) (Viện KHLN Việt Nam), gồm: Dung trọng CT3.1. Bón thúc 100 g K2O + 600 g P2O5; theo Tiêu chuẩn TCVN 6860: 2001; pHKCl CT3.2. Bón thúc 200 g NPK (ĐC - 3); theo TCVN 5979: 2007; Hữu cơ tổng số CT4.1. Bón thúc 100 g K2O + 800 g P2O5; TCVN 4050 - 85; Đạm tổng số (Nts) theo CT4.2. Bón thúc 200 g NPK (ĐC - 4); TCVN 6498: 1999; P2O5 dễ tiêu theo TCVN CT5. Không bón (đối chứng chung - ĐC); 5256: 2009; K2O dễ tiêu theo TCVN 8662: 2011; CEC theo TCVN 6646: 2000; Thành 2.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu phần cơ giới theo TCVN 5257: 1990. - Thu thập số liệu theo phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn định vị, diện tích 400 m2 (20 m × 2.2.2. Phương pháp thu thập và phân tích 20 m), dung lượng mẫu ≥ 32, đo đếm toàn bộ mẫu lá số cây trong ô tiêu chuẩn. Chỉ tiêu đo đếm Sau 1 năm trồng, thu thập mẫu lá của 32 cây ở gồm: tỷ lệ sống theo phương pháp thống kê; tâm ô, mỗi cây 2 lá bánh tẻ ở giữa tán để phân đường kính ngang ngực (D1,3) đo bằng thước tích. Chỉ tiêu phân tích gồm: N, P, K. Đạm palme có độ chính xác tới 0,1 mm; chiều cao tổng số (Nts) phân tích theo tiêu chuẩn 10 TCN vút ngọn (Hvn) đo bằng thước đo cao có độ 451:2001; lân tổng số (Pts) theo tiêu chuẩn 10 chính xác tới cm; đường kính tán (Dt) do TCN 453:2001; kali tổng số (Kts) theo tiêu bằng thước dây theo hình chiếu tán trên mặt chuẩn 10 TCN 454:2001. đất cải bằng. 2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học ứng dụng các phần mền chuyên dụng - Bón lót: Thí nghiệm bón lót gồm 5 công thức trên máy tính như: Excel, SPSS (Nguyễn Hải sau đây: Tuất et al., 1996 và 2005). CT1. Bón thúc 1000 g VS Sông gianh/hố; CT2. Bón lót 500 g NPK/hố; III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN CT3. Bón lót 1000 g VS Sông gianh + 500 g NPK/hố; 3.1. Đặc điểm đất nơi thí nghiệm CT4. Bón lót 50 g chế phẩm vi sinh MF1/hố; Địa điểm bố trí thí nghiệm tại Trường Cao CT5. Không bón (đối chứng). đẳng Nông Lâm Đông Bắc, thuộc địa bàn - Bón thúc: Sau khi phân tích hàm lượng N, P, phường Bắc Sơn và Vàng Danh của thành K trong lá keo lai 1 năm tuổi, xác định trong phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Khu vực bố đất thiếu lân so với nhu cầu của cây; từ các ô trí các thí nghiệm chủ yếu là đất feralit phát tiêu chuẩn ở các công thức bón lót nói trên, triển trên đá put đinh, thuộc nhóm đá biến mỗi ô được chia làm 2 phần (riêng công thức chất. Thực bì chủ yếu là cây bụi thảm tươi tự đối chứng không chia và không bón thúc để nhiên, cao trung bình dưới 7 m, độ che phủ từ làm đối chứng chung), một phần bón thúc 200 60 - 70%. 109
  4. Tạp chí KHLN 2018 Nguyễn Huy Sơn et al., 2018(4) Bảng 1. Một số đặc điểm vật lý của đất nơi thí nghiệm Độ sâu D.trọng < 0,002 0,02 - 2,0 Kí hiệu PD 3 0,002 - 0,02 (mm) (cm) (g/cm ) (mm) (mm) 0 - 20 0,987 30,96 24,77 44,27 M20 30 - 50 1,124 39,30 22,75 37,95 80 - 100 1,485 37,08 24,72 38,21 0 - 20 1,007 31,46 25,20 44,34 M21 30 - 50 1,125 37,10 25,79 38,91 80 - 100 1,489 36,05 24,74 39,21 0 - 20 1,066 26,89 24,82 48,29 M22 30 - 50 1,275 30,96 22,70 46,34 80 - 100 1,195 48,07 16,72 35,21 Kết quả phân tích một số tính chất vật lý đất chiều sâu ở các tầng bên dưới. Cụ thể, hàm được tổng hợp ở bảng 1 cho thấy dung trọng lượng mùn ở tầng 0 - 20 cm ở mức trung bình đất ở mức trung bình, có xu hướng tăng dần từ (2,37 - 2,53%), tầng 30 - 50 cm ở mức nghèo tầng mặt xuống các tầng dưới, tầng 0 - 20 cm (1,29 - 1,31%) và tầng 90 - 100 cm ở cận dưới dao động từ 0,987 - 1,006 g/cm3, tầng 30 - 50 cm của mức nghèo (1,06 - 1,15%). Tương tự như dao động từ 1,124 - 1,275 g/cm3, tầng 80 - 100 cm vậy, hàm lượng Ni tơ tổng số (Nts) phần lớn ở từ 1,195 - 1,489 g/cm3. Đặc điểm này có mức trung bình và cũng giảm dần từ trên xuống liên quan đến hàm lượng sét và sét vật lý (cấp dưới (0,155 - 0,063%), chỉ có 2 tầng dưới của hạt < 0,02 mm), ở tầng mặt có tỷ lệ khá cao, phẫu diện M22 ở mức nghèo (0,063 - 0,068%). Riêng hàm lượng P2O5 dễ tiêu ở mức rất đất thuộc loại đất thịt trung bình, khả năng nghèo, hầu hết mẫu đất của các phẫu diện đều giữ nước khá tốt, phù hợp để trồng rừng một có hàm lượng P2O5 dễ tiêu < 3 mg/100 g đất, số loài keo nói chung và keo lai nói riêng. thậm chí ở tầng dưới của các phẫu diện chỉ còn Số liệu phân tích một số tính chất hóa học của từ 0,545 - 0,637 mg/100 g đất. Hàm lượng đất được tổng hợp ở bảng 02 cho thấy đất có K2O dễ tiêu dao động từ 6,6 - 17,4 mg/100 g phản ứng rất chua với độ pHKCl ≈ 3,57 - 3,73. đất và giảm dần từ tầng mặt xuống tầng dưới, Hầu hết ở các phẫu diện, tầng mặt đều có hàm nhìn chung đất có hàm lượng K2O ở mức từ lượng mùn ở mức trung bình và giảm dần theo nghèo đến trung bình. Bảng 2. Một số đặc điểm hóa học đất nơi thí nghiệm Độ sâu Mùn Nts P2O5 K2O CEC Kí hiệu PD pHKCl (cm) (%) (%) (mg/100 g) (mg/100 g) (Lđl/100) 0 - 20 3,57 2,53 0,155 1,696 17,441 15,89 M20 30 - 50 3,70 1,31 0,123 1,526 15,165 12,31 80 - 100 3,73 1,15 0,100 0,570 9,574 24,46 0 - 20 3,61 2,50 0,152 1,690 10,439 15,59 M21 30 - 50 3,71 1,29 0,117 1,527 13,261 12,97 80 - 100 3,72 1,10 0,105 0,545 7,534 23,26 0 - 20 3,65 2,37 0,127 3,085 9,477 18,87 M22 20 - 50 3,70 1,31 0,068 1,614 8,518 14,09 80 - 100 3,72 1,06 0,063 0,637 6,611 22,87 110
  5. Nguyễn Huy Sơn et al., 2018(4) Tạp chí KHLN 2018 Từ kết quả phân tích các mẫu đất ở trên có thể 3.2. Kết quả bón lót phân cho rừng trồng thấy đất ở đây khá chua, hàm lượng mùn và keo lai 1 năm tuổi đạm ở mức trung bình, kali ở mức nghèo đến Thí nghiệm bón lót phân cho keo lai gồm 5 trung bình, nhưng lân ở mức rất nghèo. Đây là công thức, sau 12 tháng trồng, tỷ lệ sống của cơ sở khoa học rất quan trọng, khi trồng rừng toàn thí nghiệm khá cao, trung bình đạt trên loại đất này cần phải chú ý tăng cường 96,81%, dao động từ 93,33 - 99,07%, cao nhất loại phân có hàm lượng lân (P) cao. ở CT3 và CT5, thấp nhất ở CT2 cũng đạt 93,33% (bảng 3). Bảng 3. Sinh trưởng của keo lai 12 tháng tuổi (6/2016 - 6/2017) Công thức thí nghiệm TLS Đường kính Chiều cao Đường kính tán (CTTN) (%) Doo (cm) Sd (%) Hvn (m) Sh (%) Dt (cm) Sdt (%) CT1: 1.000 g VS 95,37 3,38 20,18 2,50 20,52 1,69 18,90 CT2: 500 g NPK (16:16:8) 93,33 3,32 31,26 2,50 20,28 1,73 21,80 CT3: 1.000 g VS + 500 g NPK 99,07 4,03 17,82 2,69 12,27 1,87 16,84 CT4: 50 g MF1 97,22 3,10 26,68 2,31 16,52 1,54 22,20 CT5: Không bón (ĐC) 99,07 3,14 22,31 2,34 20,99 1,59 17,93 Trung bình 96,81 3,39 23,65 2,47 18,12 1,68 19,53 Sig.F (0,05) 0,00 0,00 0,00 Sau 1 năm trồng, khả năng sinh trưởng của động từ 2,31 - 2,69 m, sinh trưởng tốt nhất keo lai khá nhanh, kể cả công thức không có cũng là ở công thức CT3 và kém nhất vẫn là phân bón lót làm đối chứng (CT5) cũng tương các công thức CT4 và CT5; hệ số biến động đương so với công thức bón chế phẩm vi sinh của chiều cao trung bình toàn thí nghiệm (Hvn) MF1 (CT4). Kết quả phân tích phương sai cho là 18,12%, dao động từ 12,27 - 20,99%, hệ số thấy khả năng sinh trưởng cả đường kính gốc biến động thấp nhất vẫn ở công thức sinh (Doo), chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính trưởng tốt nhất (CT3), hệ số biến động lớn tán (Dt) của các công thức đã khác nhau khá rõ chứng tỏ chiều cao của các cá thể ở các công rệt (Sig.F < 0,05). Đường kính gốc trung bình thức thí nghiệm cũng bị phân hóa khá mạnh. toàn thí nghiệm (Doo) đạt 3,39 cm, giữa các công Đường kính tán trung bình toàn thí nghiệm thức thí nghiệm dao động từ 3,10 - 4,03 cm, (Dt) cũng đạt 1,68 m, dao động từ 1,54 - 1,73 m, sinh trưởng tốt nhất ở công thức CT3 (1.000 g với đường kính tán như vậy cho thấy rừng ở VS + 500 g NPK), sinh trưởng kém nhất ở các giai đoạn này chưa khép tán, nhưng đường công thức CT4 (50 g MF1) và CT5 (ĐC); hệ kính tán lớn nhất vẫn ở công thức có khả số biến động của đường kính gốc (Sd) trung năng sinh trưởng cả đường kính và chiều cao bình toàn thí nghiệm là 23,65%, dao động từ tốt nhất (CT3). Điều này cũng rất phù hợp 17,82 - 31,26%, trong đó công thức sinh với quy luật tự nhiên, các cá thể trong rừng trưởng tốt nhất lại có hệ số biến động nhỏ trồng phát triển khá cân đối, sinh trưởng tốt nhất (Sd ≈ 17,82%), hệ số biến động lớn nhất ở công thức CT3, tức là bón lót 1.000 g chứng tỏ đường kính gốc đã có sự phân hóa phân hữu cơ vi sinh kết với 500 g NPK khá mạnh. Tương tự như vậy, chiều cao trung (16:16:8) là tốt nhất trong phạm vi nghiên bình toàn thí nghiệm (Hvn) đạt 2,47 m, dao cứu này. 111
  6. Tạp chí KHLN 2018 Nguyễn Huy Sơn et al., 2018(4) 3.3. Kết quả phân tích N, P, K tổng số trong nhất kết hợp với số liệu phân tích đất để làm lá keo lai 1 năm tuổi cơ sở xác định nhu cầu phân bón thúc cho keo Phân tích hàm lượng một số nguyên tố đa lai năm thứ hai. lượng (N, P, K) trong lá keo lai sau năm thứ Bảng 4. Kết quả phân tích N, P, K trong mẫu lá keo lai 1 năm tuổi Tổng số (%) Số TT Ký hiệu mẫu lá N P2O5 K2O 1 T2 1,080 0,494 0,133 2 T2 2,162 0,491 0,072 3 T2 1,934 0,413 0,169 4 R2P3T2 2,268 0,400 0,181 5 R3P5T5 1,591 0,627 0,181 6 R2P1T3 1,706 0,467 0,193 7 R3P4T3 1,851 0,303 0,145 8 R1P1T2 1,842 0,375 0,253 9 R2P2T4 2,531 0,354 0,181 10 R2P5T5 1,653 0,296 0,157 11 R2P4T1 2,458 0,348 0,181 12 R3P1T2 1,696 0,316 0,193 13 R1P2T3 1,174 0,215 0,193 14 R3P3T1 2,202 0,405 0,277 15 R3P3T4 2,070 0,283 0,205 16 R1P3T5 2,003 0,279 0,193 17 R1P4T4 2,117 0,335 0,205 18 R1P5T2 1,992 0,320 0,217 Kết quả phân tích 18 mẫu lá keo lai sau 1 năm ở trong đất, chứng tỏ nhu cầu sử dụng N của tuổi ở các công thức bón lót phân khác nhau keo lai khá lớn. (bảng 4) so sánh với kết quả phân tích thành Đáng chú ý hơn là hàm lượng P2O5 tổng số phần hóa học đất (bảng 2) cho thấy hàm trong lá cây cũng lớn hơn nhiều so với ở trong lượng Ni tơ tổng số (Nts) trong lá cao hơn đất, tuy hàm lượng P2O5 ở lớp đất mặt cao nhất nhiều so với hàm lượng Nts trong đất, ở lớp cũng chỉ dao động từ 1,690 - 3,085 mg/100 g đất mặt (0 - 20 cm) hàm lượng Nts cao nhất đất, nhưng trong lá keo lai cao hơn khoảng 2 lần cũng chỉ có từ 0,127 - 0,155%, nhưng trong lá so với ở trong đất, dao động từ 0,215 - 0,627%, có từ 1,080 - 2,531%; điều đó chứng tỏ nhu tương đương từ 2,15 - 6,27 mg/100 g lá, điều cầu sử dụng N rất lớn, phần lớn N tích lũy này có thể thấy nhu cầu về P2O5 của Keo lai rất trong lá là do cây có khả năng cố định đạm lớn mà trong đất lại rất nghèo. Ngược lại, hàm sinh học thông qua hệ thống nốt sần của các vi lượng K2O trong lá rất thấp, còn thấp hơn ở khuẩn cộng sinh cung cấp bổ sung nên hàm trong đất, mặc dù hàm lượng K2O của đất ở lượng N trong lá rất cao, cao hơn nhiều so với mức nghèo đến trung bình, cao nhất ở lớp đất 112
  7. Nguyễn Huy Sơn et al., 2018(4) Tạp chí KHLN 2018 mặt dao động từ 9,477 - 17,441 g/100 g đất, 87,12%, dao động giữa các công thức từ 85,56 - trong khi đó hàm lượng K2 O trong lá chỉ 91,11%, mặc dù năm thứ hai tỷ lệ sống giảm so dao động từ 0,072 - 0,277%, tương đương từ với năm thứ nhất trung bình khoảng gần 10%, 0,72 - 2,77 mg/100 g lá, điều này cho thấy nhưng vẫn đạt tỷ lệ sống cao. nhu cầu về kali của keo lai không lớn. Vì vậy, khi trồng keo lai trên loại đất này cần phải Đường kính ngang ngực trung bình toàn thí bón loại phân có hàm lượng lân (P) cao. nghiệm (D1,3) đạt 7,97 cm/2 năm, tăng trưởng bình quân (∆d) đạt gần 4,0 cm/năm. Kết quả 3.4. Kết quả bón thúc P2O5 cho rừng trồng phân tích phương sai cho thấy đường kính Keo lai sau 2 năm tuổi trung bình giữa các công thức thí nghiệm khác nhau khá rõ rệt (Sig F.< 0,05), khả năng sinh Từ kết quả phân tích đất trước khi trồng (bảng trưởng đường kính ở tất cả các công thức bón 2) cho thấy đất trồng thí nghiệm có hàm lượng thúc P2O5 + K2O/gốc đều sinh trưởng tốt hơn lân ở mức rất nghèo. Hơn nữa, kết quả phân các công thức chỉ bón thúc 200 g NPK/gốc. tích mẫu lá sau 1 năm tuổi cũng cho thấy nhu Đặc biệt, tốt nhất ở công thức bón thúc 400 g cầu về lân (P) cao hơn là đạm (N) và kali (K). P2O5 + 100 g K2O/gốc (CT2.1) đạt 8,31 cm/2 Vì vậy, năm thứ hai đã điều chỉnh phân bón năm. Hệ số biến động của đường kính (Sd) thúc tăng hàm lượng P2O5 ở một số công thức giảm nhiều so với sau năm thứ nhất, trung thí nghiệm (bảng 5). Kết quả tổng hợp ở bảng bình toàn thí nghiệm là 12,49%, dao động giữa 5 cho thấy sau 2 năm trồng, tức là sau 1 năm các công thức từ 10,45 - 15,12%, chứng tỏ khả bón thúc với các công thức phân đã điều chỉnh, năng sinh trưởng của các cá thể trong quần thể tỷ lệ sống trung bình toàn khảo nghiệm vẫn đạt đồng đều hơn so với năm thứ nhất. Bảng 5. Ảnh hưởng của bón thúc P2O5 đến sinh trưởng của keo lai 2 năm tuổi Đường kính Chiều cao Đ.kính tán Ký hiệu Nội dung CTTN TLS (%) D1,3 Sd (%) Hvn (m) Sh (%) Dt (cm) Sdt (%) CTTN bón thúc phân (cm) CT1.1 200 g P2O5 + 100 g K2O 85,56 8,11 10,45 8,17 13,04 3,57 23,51 CT1.2 200 g NPK 91,11 7,89 13,80 8,13 15,12 3,52 16,68 CT2.1 400 g P2O5 + 100 g K2O 86,00 8,31 14,21 8,44 13,77 3,83 20,16 CT2.2 200 g NPK 87,78 7,81 15,12 7,67 13,83 3,77 25,20 CT3.1 600 g P2O5 + 100 g K2O 86,67 8,23 11,91 8,34 15,61 3,68 21,48 CT3.2 200 g NPK 88,98 8,03 11,38 8,05 16,54 3,53 21,65 CT4.1 800 g P2O5 + 100 g K2O 85,56 7,91 12,74 8,24 16,56 3,66 14,85 CT4.2 200 g NPK 86,56 7,81 11,55 7,93 15,46 3,67 16,19 CT5 Không bón (ĐC) 86,00 7,60 11,27 7,53 9,83 3,65 19,95 Trung bình 87,12 7,97 12,49 8,06 14,42 3,65 19,96 Sig.F 0,000 0,013 0,637 Tương tự như sinh trưởng đường kính, khả Kết quả phân tích phương sai cho thấy sinh năng sinh trưởng chiều cao vút ngọn trung trưởng chiều cao giữa các công thức thí bình toàn thí nghiệm (Hvn) đạt 8,06 m/2 năm, nghiệm cũng khác nhau khá rõ rệt (Sig.F < tăng trưởng bình quân (∆h) đạt 4,03 m/năm. 0,05), chiều cao trung bình ở các công thức thí 113
  8. Tạp chí KHLN 2018 Nguyễn Huy Sơn et al., 2018(4) nghiệm dao động từ 7,53 - 8,44 m/2 năm, khả này, khả năng sinh trưởng tốt nhất cả đường kính năng sinh trưởng cao nhất vẫn ở công thức bón và chiều cao là công thức bón 400 g P2O5 + 100 thúc 400 g P2O5 + 100 g K2O (CT2.1) và thấp g K2O/1 gốc (CT2.1). nhất vẫn ở công thức đối chứng (CT5). Điều đáng chú ý là ở tất cả các công thức bón thúc IV. KẾT LUẬN P2O5 + K2O/gốc đều có chiều cao lớn hơn so Từ những kết quả thu được trong phạm vi thí với các công thức chỉ bón thúc 200 g nghiệm ở khu vực Uông Bí - Quảng Ninh đã NPK/gốc. Hệ số biến động của chiều cao (Sh) phân tích ở trên có thể rút ra một số kết luận cũng giảm mạnh so với năm thứ nhất, trung như sau: bình là 14,42%, dao động từ 9,83 - 16,54% (bảng 5). - Đất ở khu vực thí nghiệm rất chua (pHKCl ≈ 3,57 - 3,73), hàm lượng mùn từ Sau 2 năm tuổi, đường kính tán đã tăng lên nghèo đến trung bình (từ 1,06 - 2,53%), hàm khá nhanh, trung bình toàn thí nghiệm đạt 3,65 lượng ni tơ tổng số (Nts) từ nghèo đến trung bình m, dao động từ 3,52 - 3,83 m. So sánh với mật (0,063 - 0,155%); hàm lượng P2O5 dễ tiêu rất độ trồng ban đầu là 1.100 cây/ha (cự ly trồng nghèo (≤ 3 mg/100 g đất), hàm lượng K2O dễ tiêu là 3 m × 3 m) thì rừng đã giao tán nhau tương từ nghèo đến trung bình (6,6 - 17,4 mg/100 g đối mạnh. Do keo lai có khả năng tỉa cành tự đất); đất thuộc loại thịt trung bình, phù hợp để nhiên khá tốt, mặc dù đã giao tán mạnh nhưng trồng rừng Keo lai. kết quả phân tích phương sai giữa các công thức thí nghiệm cho thấy đường kính tán chưa - Sau 1 năm trồng với 5 công thức bón lót khác khác nhau rõ rệt (Sig.F > 0,05). Mặc dù khác nhau, tỷ lệ sống trung bình đạt 96,81%, nhau chưa có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng đường kính gốc trung bình (Doo) đạt 3,39 cm, khả năng sinh trưởng đường kính tán cao nhất chiều cao trung bình (Hvn) đạt 2,47 m, đường vẫn ở công thức bón 400 g P2O5 + 100 g kính tán trung bình (Dt) đạt 1,68 m. Sinh K2O/gốc, đạt 3,83 m. Hơn nữa, đường kính tán trưởng tốt nhất ở công thức bón 1.000 g VS ở các công thức bón thúc P2O5 + K2O vẫn lớn kết hợp 500 g NPK, các chỉ tiêu sinh trưởng: hơn so với các công thức chỉ bón 200 g NPK. Doo ≈ 4,03 cm, Hvn ≈ 2,69 m, Dt ≈ 1,87 m; kém Hệ số biến động của đường kính tán trung bình nhất ở các công thức đối chứng và chỉ bón toàn thí nghiệm là 19,96%, dao động từ 50 g MF1 với các chỉ tiêu sinh trưởng tương 14,85 - 25,20%. ứng: Doo ≈ 3,10 - 3,14 cm; Hvn ≈ 2,31 - 2,34 m và Dt ≈ 1,54 - 1,59 m. Kết quả sinh trưởng sau 1 năm bón thúc bổ sung lân (tức là 2 năm tuổi) hoàn toàn phù hợp - Sau 1 năm trồng, hàm lượng Nts trong lá keo với kết quả phân tích các mẫu đất và lá như đã lai cao hơn nhiều so với ở trong đất, dao động được phân tích và thảo luận ở các phần trên, từ 1,080 - 2,531%; hàm lượng P2O5 tổng số tức là đất rất nghèo lân và nhu cầu lân thể trong lá cao hơn nhiều so với ở trong đất, dao hiện trong lá lại khá cao. Đặc biệt, ở các công động từ 2,15 - 6,27 mg/100 g lá, chứng tỏ nhu thức bón từ 400 - 600 g P2O5 kết hợp với 100 cầu Nts và P2O5 của keo lai rất lớn; hàm lượng g K2O/1 gốc thì khả năng sinh trưởng cao hơn K2O trong đất ở mức nghèo, nhưng trong lá so với các công thức chỉ bón thúc 200 g NPK còn thấp hơn nhiều và dao động từ 0,072 - như sản xuất vẫn áp dụng. Kết quả này hoàn 0,277 mg/100 g lá, chứng tỏ nhu cầu K2O toàn phù hợp với nhận định của Simpson, J.A. không lớn. Vì vậy, khi trồng rừng Keo lai ở (2000) khi nghiên cứu về đặc điểm đất và nhu đây cần phải bổ sung P là rất cần thiết. cầu phân bón trong quản lý rừng trồng Keo tai - Sau 2 năm trồng, tức là sau 1 năm bón thúc tượng ở Australia. Trong phạm vi nghiên cứu 114
  9. Nguyễn Huy Sơn et al., 2018(4) Tạp chí KHLN 2018 với 9 công thức khác nhau, tỷ lệ sống trung tốt nhất ở công thức bón thúc 400 g P2O5 và bình đạt 87,12%, đường kính ngang ngực 100 g K2O, đường kính ngang ngực đạt 8,31 cm, (D1,3) trung bình toàn thí nghiệm đạt 7,97 cm, chiều cao đạt 8,44 m, đường kính tán đạt 3,83 m. chiều cao trung bình (Hvn) đạt 8,06 m, đường Chứng tỏ bón thúc P2O5 hoàn toàn phù hợp với kính tán trung bình (Dt) đạt 3,65 m. Các công nhận định về nhu cầu dinh dưỡng của cây keo thức bón thúc P2O5 và K2O tốt hơn hẳn so với lai cũng như khả năng cung cấp dinh dưỡng công thức chỉ bón thúc 200 g NPK (16:16:8); của đất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008. Quyết định Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, ngày 03/4/2018. 2. Nguyễn Xuân Quát, Phạm Đình Sâm, Cao Văn Lạng, 2015. Đánh giá điều kiện lập địa của các mô hình trồng keo có triển vọng làm gỗ lớn ở vùng Đông Bắc bộ (Quảng Ninh và Bắc Giang). Báo cáo chuyên đề. Thuộc đề tài "Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới". 27 trang. 3. Simpson, J.A., 2000. Effect of site management in A. mangium plantation on the coastal lowlands of subtropical Queensland, Austrailia. In: Site management and producstivity in tropical plantation forests. (Eds: E.K.S. Nambiar, C. Cossalter, A. Tiarks and J. Ranger: workshop proceeding, 7 - 11 December 1999, Kerala, India, p 61 - 71. Centre for International Forest Research, Bogo, Indonesia, p. 73 - 82. 4. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát, Đoàn Hoài Nam, 2006. Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu. NXB Thống kê, Hà Nội, 128 trang. 5. www.nhandan.com.vn, 2018. Trồng rừng thâm canh cây keo lai theo hướng bền vững. Báo Nhân dân điện tử ngày 24/7/2018. 6. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Email tác giả chính: sonnguyenhuy@gmail.com Ngày nhận bài: 08/10/2018 Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/11/2018 Ngày duyệt đăng: 20/11/2018 115
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2