Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br />
<br />
KẾT QUẢ CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH DANH CHẤT ĐỐI KHÁNG CỎ DẠI<br />
N-trans-CINNAMOYLTYRAMINE TỪ GIỐNG LÚA OM 5930<br />
Hồ Lệ Thia*, Chung-Ho Linb, Reid J. Smedac, Nathan D. Leighd,<br />
Wei G. Wycoffd và Felix B. Fritschic<br />
*Email: thihl.clrri@mard.gov.vn; Số điện thoại: 0944.376.329 <br />
a<br />
Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Viện Lúa ĐBSCL, Cần Thơ, Việt Nam.<br />
b<br />
Khoa Khoa học Cây Trồng, Đại học Missouri, Columbia, MO 65.211, Hoa Kỳ<br />
c<br />
Trường Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Missouri, Columbia, MO 65.211, Hoa Kỳ<br />
d<br />
Khoa Hóa Sinh, Đại học Missouri, Columbia, MO 65.211, Hoa Kỳ<br />
TÓM TẮT<br />
Trên cơ sở phát hiện khả năng hạn chế sinh trưởng đối với hai loài cỏ dại gây hại quan trọng<br />
nhất trên ruộng lúa nước ở Việt Nam và châu Á là cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.) và cỏ<br />
đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.) của giống lúa OM5930, nghiên cứu này đã chiết xuất, phân tích<br />
và xác định được chất N-trans-cinnamoyltyramine chứa trong giống lúa OM 5930 bằng kỹ thuật sắc ký<br />
lỏng cao áp (HPLC), sắc ký lỏng khối phổ (LCMS/MS) như là một chất đối kháng cỏ dại. Kết quả đánh<br />
giá sinh học cho thấy N-trans-cinnamoyltyramine có khả năng ức chế sự tăng trưởng của cỏ lồng vực<br />
và cỏ đuôi phụng ở nồng độ 0,24µM. ED50 (Effective dose - nồng độ cần thiết để ức chế 50% quần<br />
thể cỏ dại) của N-trans-cinnamoyltyramine đối với cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng lần lượt là 1,6 và<br />
1,09 µM. Kết quả này cho thấy N-trans-cinnamoyltyramine có thể được sử dụng như một chất hóa<br />
sinh triển vọng để phát triển sản phẩm thuốc trừ cỏ sinh học ứng dụng trong hệ thống canh tác lúa<br />
bền vững.<br />
Từ khóa: Chất đối kháng cỏ dại, N-trans-cinnamoyltyramine, giống lúa OM5930, thuốc trừ cỏ<br />
sinh học, cỏ lồng vực nước, cỏ đuôi phụng.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Allelopathy là một cơ chế đối kháng của<br />
thực vật thông qua việc sản sinh ra chất hóa<br />
sinh được gọi là chất đối kháng (CĐKallelochemicals) để hạn chế sinh trưởng, phát<br />
triển hay tiêu diệt một loài khác sống trong<br />
cùng hệ sinh thái với nó. Lợi dụng cơ chế này,<br />
các nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng đối<br />
kháng của các loài cây trồng đối với cỏ dại<br />
cũng như xác định các CĐK thực vật để phát<br />
triển chế phẩm đối kháng nhằm ứng dụng trong<br />
phòng trừ cỏ dại.<br />
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới<br />
đã công bố có nhiều giống lúa có khả năng<br />
phát triển lấn át cỏ dại bằng cách tiết ra những<br />
CĐK để ức chế sự nảy mầm, sinh trưởng và<br />
phát triển của chúng, giúp cho các biện pháp<br />
khác phát huy tác dụng tốt hơn, giảm sử dụng<br />
thuốc trừ cỏ, góp phần giảm ô nhiễm môi<br />
trường và nguy cơ kháng thuốc của cỏ dại<br />
(Busi và ctv., 2013). Nhiều CĐK cỏ dại khác<br />
nhau từ cây lúa cũng đã được chiết xuất và xác<br />
định công thức hóa học như phenolic acid,<br />
phenylalkanoid acid, fatty acid, diterphenoid,<br />
indoles,<br />
cytokynins,<br />
flavones,<br />
phenol,<br />
<br />
momilactone A, B (Khánh và ctv., 2009 ; Kato<br />
và ctv., 2010). Châu và ctv. (2008) đã tiến hành<br />
một thí nghiệm tại Viện Lúa ĐBSCL để đánh<br />
giá khả năng cạnh tranh thực vật của 19 giống<br />
lúa được trồng phổ biến nhất ở ĐBSCL. Kết<br />
quả đã chỉ ra 8 giống lúa OM 5930, OM 4900,<br />
OM 5900, OM 3536, OM 4498, OM 4059, OM<br />
2395, OM 4887 có triển vọng đối kháng và khả<br />
năng ức chế cao đối với sự phát triển chiều dài<br />
thân và rễ của rau diếp (Lactuca sativa), cải<br />
xoăn (Brassica oleracea) và lúa cỏ (Oryza<br />
sativa). Thi và ctv. (2014) đã xác định được<br />
giống lúa OM 5930 có khả năng ức chế cỏ lồng<br />
vực nước mạnh nhất. Nghiên cứu này nhằm<br />
xác định được CĐK cỏ dại nào chứa trong<br />
giống OM 5930 để tạo lập cơ sở cho việc phát<br />
triển thuốc trừ cỏ sinh học, góp phần giảm sử<br />
dụng thuốc hóa học trong phòng trừ cỏ dại.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
Hạt giống lúa OM 5930 thu được từ Viện<br />
Lúa ĐBSCL và được trồng trong nhà kính tại<br />
Đại học Missouri, Hoa Kỳ. Thân, lá và rễ lúa<br />
được thu hoạch vào 59 ngày sau gieo hạt, sơ<br />
<br />
1151<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM <br />
<br />
chế sạch, cân thành từng gói có trọng lượng<br />
100 g/ gói và trữ trong tủ lạnh sâu âm 80°C.<br />
Hạt cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng được mua từ<br />
Công ty Bamert Seed, Muleshoe, TX 79.347,<br />
Hoa Kỳ và trữ trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4-5 °C.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Phương pháp chiết xuất CĐK từ giống<br />
lúa OM 5930 bằng dung môi MeOH<br />
Mô lúa tươi (100 g) đã được chiết xuất<br />
với dung môi MeOH: H2O (1,5 L, 80:20, v / v).<br />
Phần chiết xuất được thu thập bằng phương<br />
pháp lọc sử dụng phễu Buchner sứ 320 ml<br />
Fisherbrand ™ và giấy lọc Whatman™ (đường<br />
kính 90 mm); sau đó phần dư được chiết xuất<br />
tiếp tục với MeOH (1 L). Cả hai phần dịch<br />
chiết xuất (2,5 L) được hỗn hợp chung và làm<br />
bay hơi dung môi MeOH ở 40°C bằng thiết bị<br />
Buchi (Brinkmann, Cantiague Road, Westbury,<br />
NY 11590, USA) để có được 300 ml dịch chiết<br />
chỉ có nước và CĐK. 30ml dịch chiết này<br />
(tương ứng với 10 g mô lúa tươi) được sử dụng<br />
thử nghiệm khả năng ức chế cỏ lồng vực nước<br />
ở các nồng độ 0,01, 0,03, 0,1, 0,3, 0,5 và 1,0<br />
g/ml (tương đương với trọng lượng tươi của<br />
cây lúa).<br />
2.2.2. Phương pháp tách CĐK ra khỏi dịch<br />
chiết thu được từ phương pháp 2.2.1<br />
Sử dụng phương pháp tách lỏng/lỏng<br />
(Liquid/liquid extraction) để tách các CĐK ra<br />
khỏi 270 ml dịch chiết (tương ứng với 90 g mô<br />
lúa tươi) bên trên với hàm lượng H2O: CHCl3<br />
(nước: chloroform) là 1: 2 cho mỗi lần chiết<br />
với tổng cộng 3 lần chiết giống nhau để tách<br />
thành hai pha chiết là pha chứa chloroform và<br />
pha dịch nước. Tiếp theo, pha chứa chloroform<br />
được dùng để tách các CĐK bằng kỹ thuật<br />
chiết pha rắn (Solid Phase Extraction - SPE)<br />
như sau: Phần chiết chứa chloroform được bốc<br />
hơi đến khô (785 mg), trộn với 5,0 g C18<br />
(Bondesil™ C18; Varian Inc 3100 Hansen<br />
Way Palo Alto, CA94.304, Hoa Kỳ) và hòa tan<br />
trong MeOH (6,0 ml) để đạt được lượng mẫu<br />
đồng nhất trong C18. Sau đó, được đặt trong tủ<br />
hút ở nhiệt độ phòng trong 12h để loại bỏ<br />
MeOH. Lượng mẫu này được đưa vào cột SPE<br />
(dài x rộng = 150 x 28 mm; 40 g C18), rửa với<br />
một gradient dung môi gồm 25%: 75%, 50%:<br />
50%, 75%: 25% và 100%: 0,0% của CH3CN:<br />
H2O (v/v). Hoạt tính ức chế cỏ dại được xác<br />
<br />
1152<br />
<br />
định trong phần chiết với 50%: 50% H2O:<br />
CH3CN (v/v) (186 mg) và được tinh sạch hơn<br />
nữa bằng cột HPLC C18 (150 mm x 4,6 mm,<br />
Kinetex 2.6u C8 100A; Công ty Phenomenex<br />
6390 Joyce Drive, Suite 100, Golden, CO<br />
80.403, Mỹ), trên một hệ thống sắc ký<br />
Shimadzu CBM-20A, kết hợp với bơm<br />
Shimadzu LC-20AT, đầu dò SPD-20AV<br />
UV/VIS, lò cột CTO-20A và LC-20AT. Điều<br />
kiện sắc ký bao gồm: Tốc độ dòng chảy<br />
1.0 ml min-1, khối lượng mẫu tiêm cho mỗi lần<br />
là 10.0 µl, với hỗn hợp gradient của hai giai<br />
đoạn di động H2O: CH3CN là 20: 30: 55: 20<br />
(v/v). Một CĐK được phân lập tại phút 14,3 ở<br />
cả hai bước sóng 220 nm và 254 nm.<br />
2.2.3. Phương pháp thử nghiệm sinh học<br />
Dịch chiết thu được sau mỗi lần chiết<br />
bằng MeOH, phương pháp lỏng/lỏng, phương<br />
pháp chiết pha rắn SPE hay HPLC được thử<br />
nghiệm khả năng đối kháng của các CĐK chứa<br />
trong dịch chiết bằng cách cho dịch chiết vào<br />
đĩa Petri (đường kính 35 mm) có lót giấy lọc,<br />
đặt các đĩa Petri vào trong tủ hút ở nhiệt độ<br />
phòng cho đến khi dung môi trong dịch chiết<br />
được bốc hơi hoàn toàn (khoảng 1 giờ 30<br />
phút). Lúc này, dịch chiết vẫn là hỗn hợp của<br />
nhiều chất trong đó có CĐK cần phân lập nên<br />
tính nồng độ của dịch chiết là dựa trên trọng<br />
lượng tươi của cây lúa (0,01, 0,03, 0,1, 0,3, 0,5<br />
và 1,0 g/mL). Sau đó, các giấy lọc khô trong<br />
đĩa Petri đã được làm ẩm với nước khử ion (1,0<br />
ml). Đặt 10 hạt cỏ lồng vực nước hoặc cỏ đuôi<br />
phụng đã được ngâm ủ cho nứt nanh (ngâm<br />
trong nước cất 24 giờ, vớt ra rửa sạch và ủ<br />
trong đều kiện tối ở 25°C trong vòng 48 giờ)<br />
trên giấy lọc đã được làm ẩm trên, đậy nắp đĩa<br />
Petri, bao kín lại bằng giấy parafin và ủ trong<br />
tủ ấm có nhiệt độ 25°C. Đối với nghiệm thức<br />
đối chứng, hạt cỏ lồng vực nước nảy mầm<br />
được đặt lên giấy lọc ẩm không thấm vào các<br />
loại dịch chiết. Chiều dài thân và rễ của hai loài<br />
cỏ được đo sau 48h ủ tối ở 25 °C.<br />
Thử nghiệm sinh học trên CĐK đã được<br />
tinh khiết sẽ được tính bằng nồng độ micro<br />
phân tử (0,024 ; 0,048 ; 0,24 ; 0,48 ; 0,96 ; 2,4<br />
và 4,8 µM) và được thực hiện theo các bước<br />
giống như trên.<br />
2.2.4. Phân tích thống kê<br />
Tất cả các thí nghiệm thử nghiệm sinh<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br />
<br />
học đã được tiến hành trong 2 đợt, các công<br />
thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn<br />
lần nhắc lại. Tính tỷ lệ % ức chế thông qua số<br />
liệu về chiều dài thân, rễ theo công thức sau:<br />
% ức chế I = (L1- L2)/L1 x 100%<br />
Trong đó I là tỷ lệ % ức chế, L1 là chiều<br />
dài trung bình của rễ hoặc thân mầm của cây<br />
đối chứng và L2 là chiều dài trung bình của rễ<br />
hoặc thân mầm của cây được xử lý. Dữ liệu<br />
được phân tích bằng phân tích phương sai sử<br />
dụng thủ tục mô hình tuyến tính tổng quát<br />
trong SAS (PROC GLM , SAS 9.1) để kiểm tra<br />
các tương tác và ý nghĩa tác động chính lên sự<br />
ức chế giữa nồng độ và các phần chiết. Phân<br />
tích hồi quy phi tuyến tính cũng được thực hiện<br />
để tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa nồng độ chiết<br />
xuất và tỷ lệ ức chế. Điều này được mô hình<br />
hóa bởi Ritz và Streibig (2005). Sử dụng ký<br />
hiệu chữ để so sánh sự khác nhau giữa kết quả<br />
trung bình của tất cả các nghiệm thức qua phép<br />
thử Duncan (Duncan Multiple Range Test).<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Trong quá trình thử nghiệm tính đối<br />
kháng cỏ dại bằng cách sử dụng dịch chiết<br />
MeOH từ cây lúa, chúng tôi nhận thấy sự tăng<br />
trưởng của rễ cũng như sự phát triển của thân<br />
cỏ lồng vực nước bị ức chế ở nồng độ<br />
0,01 g ml -1, và sự ức chế gia tăng ở các nồng<br />
độ chiết xuất cao hơn (hình 1). Phần chiết được<br />
từ 0,5 g trọng lượng tươi của cây lúa OM 5930<br />
ức chế 100% sự tăng trưởng rễ và 87,8% sự<br />
tăng trưởng thân mầm của cỏ lồng vực nước.<br />
Tỉ lệ ED50 của rễ và thân mầm trong thử<br />
nghiệm, như được xác định bởi một phân tích<br />
hồi quy tuyến tính, là 0,052 và 0,114 g ml-1 cho<br />
cỏ lồng vực nước (hình 1). Cả mô rễ và thân<br />
đều có các biểu hiện bị còi cọc và bị sưng<br />
phồng (hình 1), triệu chứng này tương tự như<br />
triệu chứng diệt cỏ được gây ra bởi một số<br />
thuốc diệt cỏ tổng hợp bằng cách phá vỡ sự<br />
phân bào trong mô cây cỏ (Vaughn và Lehnen<br />
Jr., 1991) và được sử dụng để quản lý cỏ dại<br />
trong nhiều hệ thống cây trồng. Như vậy, CĐK<br />
trích từ OM 5930 có thể có cơ chế diệt cỏ<br />
tương tự như thuốc diệt cỏ tổng hợp.<br />
<br />
3.1. Hoạt động đối kháng cỏ dại của giống<br />
lúa OM 5930 thông qua các chiết xuất sử<br />
dụng MeOH:<br />
<br />
Hình 1. Ảnh hưởng của dịch chiết N-trans-cinnamoyltyramine trong MeOH ở các nồng độ<br />
khác nhau đến sinh trưởng của cây cỏ lồng vực<br />
Ghi chú: Các điểm tương ứng với số liệu % ức chế; các điểm có cùng chữ cái trên cùng một đồ thị thể<br />
hiện sự khác biệt không ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức xác suất P≤0.0001.<br />
3.2. Phân lập CĐK bằng kỹ thuật chiết pha<br />
rắn và hệ thống sắc ký lỏng cao áp<br />
Các phần chiết bằng chloroform đã được<br />
phân lập và tinh chế bằng kỹ thuật SPE và<br />
HPLC như miêu tả trong phần 2.2.2, trong đó<br />
phần chiết số 9 tách từ SPE (số liệu không trình<br />
bày) đã được xác định có khả năng diệt cỏ lồng<br />
<br />
vực nước và cỏ đuôi phụng cao nhất. Một CĐK<br />
được phân lập từ phần chiết này ở thời gian<br />
giữa 14,3 và 14,7 phút (hình 2A), với hàm<br />
lượng là 4,2 mg và là một hợp chất không màu.<br />
Các kết quả phân tích trên máy quang<br />
phổ khối phân giải cao LC MS/MS và kết quả<br />
phân tích cộng hưởng từ hạt nhân (NMR -<br />
<br />
1153<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM <br />
<br />
Độ hấp thụ (nm)<br />
<br />
Nuclear Magnetic Resonance) đã xác định<br />
được CĐK này là 2 (E) N- [2 (4hydroxyphenyl)<br />
ethyl]<br />
-3-phenylprop-2enamide<br />
hay<br />
N-trans-cinnamoyltyramine<br />
(Công thức phân tử của hợp chất hoạt động đã<br />
được xác định là C17H17O2N bởi độ phân giải<br />
cao ESI MS (m / z 268.13320 [M + H]+ ; MW:<br />
<br />
267.3; Hình 1B), đây là một βphenylethylamine. Cấu trúc phân tử của nó đã<br />
được xác định lại bằng cách so sánh với các<br />
quang phổ NMR với kết quả xác định của Park<br />
và ctv. (2013); Yang và ctv, (2002) và đều<br />
khẳng định cấu trúc hóa học của CĐK phân lập<br />
từ giống lúa OM 5930 như trong hình 2B.<br />
<br />
14,3-14,7 min<br />
<br />
16<br />
17<br />
5<br />
6<br />
<br />
(A)<br />
<br />
Thời gian duy trì (phút)<br />
<br />
4<br />
<br />
NH 9<br />
<br />
3<br />
<br />
15<br />
<br />
10<br />
<br />
8<br />
<br />
1<br />
<br />
HO<br />
<br />
7<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
14<br />
13<br />
<br />
O<br />
<br />
2<br />
<br />
(B)<br />
<br />
Hình 2. (A) Sắc ký đồ HPLC của chất ức chế cỏ dại N-trans-cinnamoyltyramine chiết xuất từ<br />
giống lúa OM 5930 tại bước sóng 254 nm và bước sóng 220 nm. Phát hiện ở cả hai bước sóng sẽ<br />
giúp xác nhận rằng không có đồng chất lẫn tạp trong phần tách.<br />
(B) Cấu trúc phân tử của N-trans-cinnamoyltyramine.<br />
3.3. Khả năng ức chế cỏ dại của N-transcinnamoyltyramine<br />
Kết quả thử nghiệm với N-transcinnamoyltyramine tinh khiết sau khi tách khỏi<br />
dung môi MeOH cho thấy chất này có thể ức<br />
chế sự tăng trưởng của thân, rễ của cỏ lồng vực<br />
nước và cỏ đuôi phụng ở nồng độ lớn hơn<br />
0,24 µM (hình 3). Tại nồng độ 2,4 µM, Ntrans-cinnamoyltyramine ức chế 81,6% sự tăng<br />
trưởng của mầm và rễ của cỏ lồng vực nước<br />
(hình 3A) và 75,9% sự tăng trưởng của cỏ đuôi<br />
phụng (hình 3B). Sự tăng trưởng của cỏ lồng<br />
vực nước ít bị ức chế bởi N-transcinnamoyltyramine ở các nồng độ thấp hơn<br />
0,48 µM (≤ 28%). Tuy nhiên, sự ức chế tăng<br />
mạnh ở nồng độ lớn hơn 0,96 µM, và đạt<br />
73,6% trên thân và 89,5% trên rễ ở nồng độ<br />
2,4 µM (hình 3A). Kết quả nghiên cứu cũng<br />
cho thấy, khả năng ức chế của N-transcinnamoyltyramine trên rễ cao hơn với thân đối<br />
với cả 2 loài cỏ (hình 3).<br />
Qua phân tích tuyến tính cho thấy tỷ lệ<br />
ED50 đối với rễ và thân mầm của cỏ đuôi phụng<br />
là 0,75 và 1,43 µM (hình 3B); cỏ lồng vực<br />
nước là 1,35 và 1,85 µM (hình 3A). Nghiên<br />
cứu của Kato-Noguchi và ctv. (2010) cũng cho<br />
<br />
1154<br />
<br />
biết ED50 của CĐK momilactone A đối với<br />
thân mầm và rễ của cỏ lồng vực nước là 146,0<br />
và 91,0 µM và của CĐK momilactone B là 6,5<br />
và 6,9 µM. Trong nghiên cứu này, hiệu quả của<br />
N-trans-cinnamoyltyramine trên cỏ lồng vực<br />
nước là cao hơn khoảng từ 4 lần so với<br />
momilactone A và 100 lần so với momilactone<br />
B. Như vậy, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Ntrans-cinnamoyltyramine là một chất ức chế<br />
mạnh trên mô phân sinh của cả thân và rễ cả<br />
hai loài cỏ ở nồng độ micro phân tử, tương tự<br />
như nồng độ diệt cỏ của một số thuốc diệt cỏ<br />
hóa học. Ví dụ, nghiên cứu của Smeda et al.<br />
(1992) cho thấy nồng độ ức chế 50% sinh<br />
trưởng của quần thể cỏ dại (ED50) của thuốc trừ<br />
cỏ hoá học Pendimethalin đối với cỏ may<br />
(Setaria viridis L. Beauv.) là 0,4 µM trong theo<br />
kết quả nghiên cứu này thì tính trung bình, Ntrans-cinnamoyltyramine có thể ức chế 50% cỏ<br />
lồng vực nước ở nồng độ 1,6 µM và cỏ đuôi<br />
phụng ở nồng độ 1,09 µM.<br />
Với kết quả thí nghiệm trên cho thấy với<br />
90 g trọng lượng tươi của cây lúa OM 5930 sẽ<br />
chiết xuất được 4,2 mg<br />
N-transcinnamoyltyramine tinh khiết. Như vậy, cứ 1,0<br />
kg lúa tươi sẽ chứa khoảng 47,0 mg. Ngoài ra,<br />
có 4,2 mg N-trans-cinnamoyltyramine được<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br />
<br />
chiết từ 270 ml dịch trích, vậy 1000 ml dịch<br />
trích sẽ chứa khoảng 15,6 mg N-transcinnamoyltyramine. 1,0 M của N-transcinnamoyltyramine tương đương với 267,3<br />
g/L, vậy 15,6 mg N-trans-cinnamoyltyramine/<br />
L sẽ tương ứng với 58,4 µM N-transcinnamoyltyramine. Tóm lại, theo nghiên cứu<br />
này sẽ có khoảng 64,8 µM N-transcinnamoyltyramine sẽ được bài tiết từ 100 g<br />
<br />
mô lúa tươi ra 1 lít nước trong đất tại 59 ngày<br />
sau khi gieo hạt, hoặc bởi dịch rỉ từ rễ hoặc từ<br />
sự phân hủy của thân rễ lúa. Với một ngưỡng<br />
ức chế của N-trans-cinnamoyltyramine trên sự<br />
tăng trưởng của cỏ lồng vực nước và cỏ đuôi<br />
phụng là tại nồng độ 2,4 µM, nồng độ 64,8 µM<br />
của N-trans-cinnamoyltyramine trong nước và<br />
đất lúa cho thấy vượt xa ngưỡng ức chế tăng<br />
trưởng cỏ dại cần thiết.<br />
<br />
(A)<br />
<br />
(B)<br />
<br />
Hình 3. Hiệu quả ức chế sinh trưởng của cỏ lồng vực nước (A) và cỏ đuôi phụng (B)<br />
của N-trans-cinnamoyltyramine<br />
Ghi chú: Các điểm tương ứng với số liệu % ức chế; các điểm có cùng chữ cái trên cùng một đồ thị thể<br />
hiện sự khác biệt không ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức xác suất P≤0.0001.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br />
4.1. Kết luận<br />
1. Giống lúa OM5930 có chứa chất đối<br />
kháng N-trans-cinnamoyltyramine là một CĐK<br />
cỏ dại rất có triển vọng, có công thức cấu tạo<br />
C17H17O2N.<br />
Hàm<br />
lượng<br />
N-transcinnamoyltyramine chứa trong 1.000 g cây lúa<br />
tươi là 47,0 mg.<br />
2. Khả năng ức chế của N-transcinnamoyltyramine với cỏ lồng vực và cỏ đuôi<br />
phụng khá cao. Dịch chiết bằng dung môi<br />
MeOH có thể ức chế cỏ lồng vực ngay ở nồng<br />
độ 0,01 g/ml. Mức độ ức chế gia tăng khi tăng<br />
nồng độ N-trans-cinnamoyltyramine trong dịch<br />
chiết. Phần chiết được từ 0,5 g trọng lượng tươi<br />
của cây lúa ức chế 100% sự tăng trưởng rễ và<br />
87,8% sự tăng trưởng thân mầm của cỏ lồng<br />
vực nước.<br />
3. N-trans-cinnamoyltyramine tinh khiết<br />
có thể ức chế sự tăng trưởng của thân, rễ của cỏ<br />
lồng vực nước và cỏ đuôi phụng ở nồng độ lớn<br />
hơn 0,24 µM. Khi tăng nồng độ lên 0,96 µM<br />
hiệu quả ức chế tăng lên rõ rệt và đạt cao nhất<br />
tới 89,5% trên rễ. Nồng độ ức chế 50% cỏ lồng<br />
<br />
vực nước là 1,6 µM và cỏ đuôi phụng là 1,09<br />
µM, gần tương đương so với thuốc trừ cỏ hóa<br />
học Pendimethalin (0,4 µM) nhưng cao gấp 4<br />
lần so với Momilactone A và 100 lần so với<br />
momilactone B.<br />
4.2. Đề nghị<br />
Cần tiếp tục nghiên cứu xác định hàm<br />
lượng<br />
chất<br />
đối<br />
kháng<br />
N-transcinnamoyltyramine trong các bộ phận khác<br />
nhau của cây lúa, đồng thời nghiên cứu kỹ<br />
thuật tạo dạng thuốc để có thể phát triển thành<br />
sản phẩm thương mại phục vụ sản xuất.<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Các tác giả xin chân thành cảm ơn Quỹ<br />
Giáo dục Việt Nam (VEF) và Hiệp hội Phụ nữ<br />
các trường Đại học Mỹ (AAUW) đã hỗ trợ cho<br />
cho nghiên cứu này.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Busi, Roberto, Vila-Aiub, Martin M., Beckie,<br />
Hugh John, Gaines, Todd A., Goggin, Danica<br />
E., Kaundun, Shiv S., Lacoste, Myrtille, Neve,<br />
Paul, Nissen, Scott Jay, Norsworthy, Jason<br />
K., Renton, M., Shaner, Dale L., Tranel,<br />
<br />
1155<br />
<br />