Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BÁNG BỤNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ<br />
ĐẠI TRÀNG DI CĂN PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN<br />
Nguyễn Phúc Nguyên*, Quách Thanh Hưng*, Trần Vĩnh Hưng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tổng quan: Báng bụng ác tính là tình trạng tích tụ dịch bất thường trong khoang phúc mạc do hậu quả của<br />
bệnh lý ung thư tiến triển, thường gặp trong nhiều loại ung thư giai đoạn cuối như ung thư buồng trứng, ung<br />
thư vú, dạ dày, đại trực tràng. Tuy nhiên chỉ hai phần ba trường hợp carcinomatosis có bằng chứng tế bào học<br />
trong dịch báng bụng. Khoảng một phần ba trường hợp báng bụng là tăng áp cửa thứ phát do ung thư hoặc tắc<br />
nghẽn bạch mạch. Điều trị báng bụng ác tính thường cần phải chọc tháo dịch báng thường xuyên. Gần đây có<br />
một số bằng chứng cho thấy vai trò của yếu tố tăng trưởng mạch máu (VEGF) trong cơ chế sinh bệnh của báng<br />
bụng ác tính. Năm 2004, bevacizumab, một thuốc kháng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu đã được FDA cấp<br />
phép để điều trị ung thư đại tràng giai đoạn di căn.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tính chất dịch báng bụng ở bệnh nhân ung thư đại tràng. Đánh giá kết quả<br />
điều trị dịch báng bụng bằng phác đồ có bevacizumab ở bệnh nhân ung thư đại tràng di căn phúc mạc.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích hồi cứu 30 trường hợp báng bụng trên bệnh nhân ung thư đại tràng<br />
điều trị tại khoa Ung bướu bệnh viện Bình Dân từ tháng 1/2014 đến tháng 3/2015. Ghi nhận tính chất dịch báng<br />
như màu sắc, sinh hoá, tế bào học. Ghi nhận tỷ lệ đáp ứng báng bụng trên lâm sàng và hình ảnh học những<br />
trường hợp có điều trị bevacizumab.<br />
Kết quả Khoảng 2/3 các trường hợp dịch báng có màu vàng trong. 100% bệnh nhân có SAAG 1.1 g/dL 0 0 ứng hoàn toàn (mất hết dịch báng bụng trên<br />