Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ KHÂU CHÓP XOAY QUA NỘI SOI <br />
Tăng Hà Nam Anh*, Nguyễn Huy Toàn*, Cao Bá Hưởng*, Phạm Thế Hiển* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phương pháp khâu rách chóp xoay qua nội soi trên cộng đồng <br />
người việt. <br />
Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu mô tả. <br />
Kết quả: 144 trường hợp rách chóp xoay đã được khâu qua nội soi. Thời gian theo dõi trung bình 31 tháng <br />
(11 tháng‐ 55 tháng). Rách bán phần là 77 (53,47%), rách toàn phần là 67 (46,53%). Các thương tổn đi kèm: <br />
SLAP 21 trường hợp, rách đầu dài gân nhị đầu 22 trường hợp. 62 trường hợp được khâu 1 hàng, 72 trường hợp <br />
khâu 2 hàng. Điểm constant trước mổ là 38,5, sau mổ là 87,8. Điểm UCLA là 32,4. Điểm UCLA sau mổ đạt tốt <br />
và rất tốt chiếm 93 % các trường hợp. <br />
Kết luận: Khâu chóp xoay qua nội soi mang lại kết quả chức năng tốt cho bn và ít có biến chứng. <br />
Từ khóa: khớp vai, rách chóp xoay, nội soi khớp vai. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
RESULT OF ARTHROSCOPIC ROTATOR CUFF REPAIR. <br />
Tang Ha Nam Anh, Nguyen Huy Toan, Cao Ba Huong, Pham The Hien <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 62 ‐ 66 <br />
Purpose: This study was performed to evaluate the result of rotatorcuff tear repaired by shoulder <br />
arthroscopy. <br />
Type of Study: prospective cases report. <br />
Methods: We present the results of arthroscopic repair of rotatorcuff tears in 144 patients. All shoulders <br />
were evaluated using the UCLA rating scale and the Constant score. <br />
Results: 144 patients were enrolled. Time follow‐up ranged from 11 months to 55 months (mean 31 <br />
months). There were 77 cases (53.47%) of partial tear, 67 cases (46.53%) of full‐thickness tear. The concomitant <br />
injury were: 21 SLAP, 22 biceps tear. 62 cases were repaired by single row technique, 72 cases by double row <br />
technique. The Constant score was 38.5 and 87.8 pre‐ and post‐op. UCLA score was 32.4. 93% of the patients <br />
have excellent and good results. <br />
Conclusions: Arthroscopic repair of the rotatorcuff tear had satisfactory postoperative results and good <br />
functional results. However, these technically demanding arthroscopic procedures require advanced arthroscopic <br />
skills and experience. <br />
Key words: shoulder, rotator cuff tear, shoulder arthroscopy. <br />
gân cơ tròn bé bám vào mặt sau dưới của <br />
MỞ ĐẦU <br />
chỏm xương cánh tay. <br />
Chóp xoay của khớp vai là tên gọi chung <br />
Ngày nay, bệnh lý rách chóp xoay có thể <br />
cho nhóm 4 cơ bám vào chỏm xương cánh tay: <br />
được điều trị theo nhiều cách khác nhau phụ <br />
gân dưới vai bám vào mấu động bé, gân trên <br />
thuộc vào giai đoạn tổn thương, tình trạng bệnh <br />
gai và gân dưới gai bám vào mấu động lớn, <br />
* Khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Nguyễn Tri Phương <br />
Tác giả liên lạc: ThS BS Tăng Hà Nam Anh ĐT: 0933002400 <br />
<br />
Email: tanghanamanh@yahoo.fr <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
63<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
nhân, và mức độ hoạt động thể lực của bệnh <br />
nhân. Điều trị bảo tồn bằng thuốc, vật lý trị liệu <br />
và tiêm corticoide vào khoang dưới mỏm cùng <br />
có thể đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân ở giai <br />
đoạn sớm (Neer I‐II)(4). Tuy nhiên các tác giả <br />
Gartsman(3) và Ruotolo đã chứng minh việc <br />
khâu lại chóp xoay đem lại kết quả tốt hơn điều <br />
trị bảo tồn(5). Có rất nhiều kỹ thuật dùng để khâu <br />
chóp xoay từ mổ mở để tạo đường hầm cho gân <br />
đính vào xương cho đến đường mổ nhỏ với sự <br />
trợ giúp của nội soi. Kết quả của các phương <br />
pháp theo các báo cáo là khá tốt. Tuy nhiên các <br />
phương pháp mổ mở kinh điển cho kết quả <br />
chức năng khớp vai sau mổ kém hơn khi so <br />
sánh với phương pháp mổ nội soi hoặc mổ với <br />
đường mổ nhỏ(8) vì gây teo cơ delta. Nội soi <br />
khớp vai giúp phẫu thuật viên khâu được chóp <br />
xoay, loại bỏ sự chèn ép của mỏm cùng trên <br />
chóp xoay mà không làm tổn hại đến cơ delta. <br />
<br />
St.Pierre(6)). <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
BN có chống chỉ định phẫu thuật vì bệnh lý <br />
nội khoa hoặc không thể gây mê nội khí quản. <br />
Những bệnh nhân có rách chóp xoay rất lớn <br />
không thể khâu lại được cũng được loại trừ ra <br />
khỏi nhóm nghiên cứu. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Thiết kế nghiên nghiên cứu <br />
Nghiên cứu tiền cứu mô tả, mức độ tin cậy 4. <br />
Phương pháp phẫu thuật <br />
BN được kê tư thế nằm nghiêng bên vai <br />
lành, vào khớp vai qua 2 cổng trước và sau, cắt <br />
lọc sạch mô viêm trong khớp, đánh dấu gân <br />
rách bằng chỉ nylon số 1. <br />
<br />
Tại Việt Nam, kỹ thuật nội soi khớp vai đã <br />
được triển khai bước đầu cho việc điều trị các <br />
tổn thương trật khớp vai tái hồi, tổn thương sụn <br />
viền trên từ trước ra sau và khâu rách chóp <br />
xoay. Tuy nhiên trong y văn Việt Nam chưa có <br />
những nghiên cứu cụ thể đánh giá kết quả chức <br />
năng khớp vai sau mổ theo tuổi, giới, kiểu rách <br />
chóp xoay v.v, đánh giá các thương tổn khớp vai <br />
kèm theo rách chóp xoay, đánh giá các biến <br />
chứng của phương pháp khâu chóp xoay hoàn <br />
toàn qua nội soi trên bệnh nhân Việt Nam. <br />
<br />
Mục tiêu <br />
Đánh giá kết quả khâu chóp xoay qua nội soi <br />
về: phục hồi chức năng và biến chứng. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
Tất cả các bệnh nhân trên 18 tuổi, có các dấu <br />
hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của rách chóp <br />
xoay bán phần hay toàn phần, đã được điều trị <br />
bằng thuốc kháng viêm giảm đau nonsteroide <br />
hoặc corticoide, thuốc giảm đau đơn thuần, <br />
thuốc giãn cơ, tập vật lí trị liệu trong vòng ít <br />
nhất 12 tuần (thời gian để gân lành vào xương <br />
theo nghiên cứu trên thực nghiệm của <br />
<br />
64<br />
<br />
Tư thế mổ nằm nghiêng, kéo tay và các đường vào <br />
khớp vai. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />
Sau đó vào khoang dưới mỏm cùng từ cổng <br />
sau, bộc lộ gân rách, mở cổng bên, mài mỏm <br />
cùng vai, mở các cổng bên phụ nếu cần thiết để <br />
đóng neo chỉ, khâu gân rách tùy theo kiểu rách. <br />
Rách 0,05). <br />
Có tổn thương đi kèm là 43 trường hợp <br />
chiếm 29,8%. Các thương tổn đi kèm bao gồm <br />
rách một phần hay toàn phần đầu dài gân nhị <br />
đầu chiếm 22 ca, tổn thương sụn viền trên từ <br />
trước ra sau 21 ca. So sánh giữa nhóm có tổn <br />
thương kèm theo với nhóm rách chóp xoay đơn <br />
thuần, điểm Constant và UCLA trước và sau mổ <br />
giữa 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống <br />
kê (t test, P=0,49 và 0,3 >0,05). Hay nói cách khác <br />
chức năng khớp vai trước và sau mổ của nhóm <br />
có tổn thương kèm theo không khác biệt so với <br />
nhóm chỉ rách chóp xoay đơn thuần. Do vậy <br />
chúng tôi cho rằng nên mạnh dạn xử lí thương <br />
tổn đi kèm. <br />
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào trong nước <br />
so sánh kết quả giữa điều trị bảo tồn và phẫu <br />
thuật nhưng nhóm bệnh nhân chúng tôi thường <br />
đã được điều trị nội khoa trước đó với thuốc <br />
kháng viêm giảm đau, đôi khi corticoide uống <br />
hoặc chích vào khớp vai. Hơn nữa đối với rách <br />
chóp xoay cho đến thời điểm hiện tại không có <br />
thuốc đặc hiệu cũng như không có phương <br />
pháp điều trị đặc hiệu riêng. Do vậy có thể xem <br />
như kết quả chức năng khớp vai so sánh trước <br />
và sau mổ là nhóm chứng tự thân. Và căn cứ vào <br />
kết quả trên chúng tôi nhận thấy việc phẫu thuật <br />
nội soi khâu chóp xoay mang lại kết quả tốt cho <br />
bệnh nhân bị rách chóp xoay. <br />
<br />
Các biến chứng <br />
Biến chứng hay gặp sau mổ khâu chóp xoay <br />
đó là cứng hay hạn chế vận động khớp vai sau <br />
mổ. Tuy nhiên khi bệnh nhân được chỉ dẫn tập <br />
vật lí trị liệu biến chứng hạn chế vận động vai sẽ <br />
cải thiện dần trong vòng 1 năm kể từ lúc mổ. <br />
100% bệnh nhân có biến chứng thoát dịch <br />
ra ngoài khớp vai, biểu hiện bằng tình trạng <br />
sưng nề khớp vai và vùng ngực sau mổ do <br />
bơm nước vào trong khớp vai, với nhiều mức <br />
độ khác nhau. Tuy nhiên chưa đến mức chèn <br />
ép khoang do thoát dịch khớp vai sau mổ. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />
Tình trạng này sẽ giảm và biến mất trong vòng <br />
2 đến 3 ngày sau mổ. <br />
Việc đánh giá kết quả chức năng khớp vai <br />
sau mổ và sự lành gân cũng có nhiều ý kiến <br />
khác nhau. Tác giả Boileau(1) dùng hình ảnh <br />
cộng hưởng từ kiểm tra sau mổ khâu chóp <br />
xoay qua nội soi trên 65 bệnh nhân đã cho thấy <br />
chỉ có 71% bệnh nhân lành gân nhưng có đến <br />
62/65 tức là 95% bệnh nhân hài lòng với kết <br />
quả khâu chóp xoay qua nội soi, cải thiện hoàn <br />
toàn lực nâng tay. Tác giả cho rằng hình ảnh <br />
cộng hưởng từ chỉ cho phép nhìn thấy lỗ rách <br />
gân mà không cho phép đánh giá chính xác <br />
gân lành một phần hay lành hoàn toàn. Tác giả <br />
Zlatkin(9) chỉ ra sự khó khăn khi chụp cộng <br />
hưởng từ lại sau khi mổ khâu chóp xoay <br />
nguyên nhân là do các mảnh kim loại từ các <br />
dụng cụ lưỡi bào khớp hay lưỡi mài khớp làm <br />
hình ảnh cộng hưởng từ bị sai lệch. <br />
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi, 100% <br />
bệnh nhân từ chối chụp MRI kiểm tra, tuy <br />
nhiên với thời gian theo dõi trung bình 31 <br />
tháng là khá dài và đủ để đánh giá sự suy <br />
giảm chức năng vai nếu như bệnh nhân có bị <br />
tái rách. Kết quả cuối cùng 93,06% từ tốt đến <br />
rất tốt tương đương với nhóm nghiên cứu thử <br />
nghiệm trước đây là 92% từ tốt đến rất tốt và <br />
như vậy khả năng suy giảm chức năng khớp <br />
vai theo thời gian là không đáng kể. <br />
<br />
trở lại sinh hoạt và khả năng làm việc như trước <br />
mổ. Điểm UCLA sau mổ đạt tốt và rất tốt là <br />
93,06% trường hợp. <br />
Biến chứng thường gặp nhất là thoát dịch ra <br />
ngoài khớp vai và cứng khớp sau mổ, tuy nhiên <br />
các biến chứng này tự ổn định và có thể khắc <br />
phục được nhờ vào tập vật lí trị liệu sau mổ. <br />
Tuy nhiên, hạn chế của đề tài là không đánh <br />
giá được chính xác kết quả lành gân, mặc dù <br />
thời gian theo dõi trung bình đủ dài 31 tháng để <br />
đánh giá khả năng tái rách chóp xoay nếu có. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Từ 1/6/2007 đến 31/12/2010 qua 144 bệnh <br />
nhân bị rách chóp xoay vai được phẫu thuật và <br />
theo dõi, chúng tôi rút ra được một số kết luận <br />
như sau: <br />
Phương pháp nội soi khâu chóp xoay mang <br />
lại kết quả phục hồi chức năng tốt cho BN, giúp <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
9.<br />
<br />
Boileau P. Brassart N (2005). “Arthroscopic repair of full <br />
thickness tear of the supraspitus: does the tendon really <br />
heal?”. J Bone Joint Surg Am, vol 87, pp 1229‐1240. <br />
Burkhart S.S, Lo I.K.Y, Brady P.C (2006). A cowboy’s guide to <br />
advanced shoulder arthroscopy. Lippincott Williams &Wilkins <br />
Philadelphia, pp 53‐109. <br />
Garstman GM (1990). “Arthroscopic acromioplasty for lesions <br />
of the rotator cuff”. J Bone Joint Surg Am, vol 72, pp 169‐180. <br />
Neer II C.S (1972). “Anterior acromioplasty for the chronic <br />
impingement syndrome in the shoulder: a preliminary <br />
report”. The Journal of Bone & Joint Surgery, vol 54‐A, pp 41‐54. <br />
Ruotolo C, Nottage W.M (2002). “Surgical and nonsurgical <br />
management of rotator cuff tears”. Arthroscopy, vol 18, No 5 <br />
(May‐June), pp 527‐531. <br />
St.Pierre P, Olsen EJ, Elliott JJ et al (1995). “Tendon healing to <br />
cortical bone compared with healing to a cancellous trough: a <br />
biomechanical and histological evaluation in goats”. J Bone <br />
Joint Surg Am, Vol 77, pp 1858‐1866. <br />
Wilson F, Hinov V, Adams G (2002). “Arthroscopic Repair of <br />
Full‐Thickness Tears of the Rotator Cuff: 2‐ to 14‐Year Follow‐<br />
up”. The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol 18, No <br />
2 (February), pp 136–144. <br />
Yukihiko H, Satoru S, Narumichi M (2004). “Atrophy of the <br />
deltoid Muscle Following Rotator Cuff Surgery”. J Bone Joint <br />
Surg Am, vol 86, pp 1414‐1419. <br />
Zlatkin MB (2003). MRI of the shoulder. Lippincott William & <br />
Wilkin. Philadelphia. 2nd edition., pp 251. <br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo <br />
<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16‐09‐2012 <br />
23‐03‐2013 <br />
20–04‐2013 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
67<br />
<br />