intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai thực hiện việc thu thập và định loại thành phần động vật nổi (Zooplankton) ở hồ Ayun Hạ với mục đích đánh giá đa dạng sinh học và làm cơ sở cho việc nuôi trồng, khai thác nguồn lợi cá tại hồ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0027 ỘNG VẬT NỔI (ZOOPLANKTON) Ở HỒ AYUN HẠ, TỈNH GIA LAI Hoàng ình Trung1,*, Trần Vĩnh Hoàng2 óm tắt. Kết quả nghiên cứu bước đầu đ~ x|c định được 55 lo{i động vật nổi thuộc 27 giống, 21 họ v{ 6 nhóm: Động vật Nguyên sinh (Protozoa), Trùng b|nh xe (Rotifera), giáp xác Râu ngành (Cladocera), giáp xác Chân chèo (Copepoda), gi|p x|c Có vỏ (Ostracoda) v{ Ấu trùng (Larva) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai. Trong đó, Trùng b|nh xe có số lo{i phong phú nhất với 38 lo{i, 14 giống, 11 họ; tiếp theo l{ nhóm Gi|p x|c R}u ng{nh với 7 lo{i, 7 giống 5 họ; xếp thứ 3 l{ nhóm Gi|p x|c Ch}n chèo với 4 lo{i, 4 giống, 4 họ; c|c nhóm còn lại có từ 1 - 3 loài/nhóm. Số lo{i trung bình tại hồ Ayun Hạ l{ 14 ± 8 lo{i/điểm. Mật độ trung bình tại mỗi điểm l{ 93.406 ± 90.030 c| thể/m3/điểm. Ch so đa dang H dao đong trong tư 1,16 – 3,75. Gi| trị độ phong phú (Dv) dao động từ 0,81 - 2,81. Từ khóa: Động vật nổi, hồ Ayun Hạ, Gia Lai. 1. ẶT VẤ Hồ Ayun Hạ cách Trung tâm thành phố Pleiku 70 km về hướng Đông Nam, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai huyện Phú Thiện và vùng ngập chính của hồ thuộc xã H’Bông, xã Ayun của huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Hồ Ayun Hạ với bề mặt thoáng rộng 37 km2, dung tích khoảng 253 triệu m3 nước, có chức năng kinh tế và môi trường quan trọng đối với địa phương trong vùng và các vùng lân cận. Ngoài các ưu thế để phát triển thuỷ lợi, thuỷ sản, thuỷ điện, nông lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, du lịch sinh thái hồ Ayun Hạ còn chứa trong mình hệ động thực vật thuỷ sinh khá đa dạng và phong phú. Quần xã động vật nổi trong các thủy vực nước ngọt chủ yếu là động vật nguyên sinh, luân trùng, giáp xác râu ngành, giáp xác chân chèo, giáp xác có vỏ. Ở các hồ tự nhiên, giáp xác và luân trùng là hai nhóm động vật phù du chiếm ưu thế về năng suất và sinh khối (Wetzel, 2001). Động vật nổi (Zooplankton) đóng vai trò rất lớn trong dòng chuyển hóa vật chất và năng lượng, là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn chuyển tiếp từ thực vật nổi (Phytoplankton) sang các động vật khai thác có giá trị kinh tế (tôm, cua, cá). Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai. Vì vậy chúng tôi thực hiện việc thu thập và định loại thành phần động vật nổi (Zooplankton) ở hồ Ayun Hạ với mục đích đánh giá đa dạng sinh học và làm cơ sở cho việc nuôi trồng, khai thác nguồn lợi cá tại hồ. 2. Ơ Á 2.1. Đối tượng, địa điểm 1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2 Viện Kỹ thuật Biển * Email: hdtrung@husc.edu.vn
  2. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 241 Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thành phần loài động vật nổi ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai. Vị trí địa lí, tọa độ các điểm thu mẫu và kí hiệu các mẫu được trình bày ở Bảng 1. Các điểm lấy mẫu được lựa chọn sao cho có thể thu được các đại diện cho vùng lấy mẫu và tuân thủ đ ng theo quy tr nh, quy phạm điều tra cơ bản của UBKHKT, nay là Bộ KH CN ban hành 1981. Bảng 1. Vị trí c|c điểm thu mẫu động vật nổi ở hồ Ayun Hạ Độ cao so với mực Độ sâu Độ trong Ký hiệu điểm Tọa độ nước biển (m) (m) (m) thu mẫu Kinh độ Vĩ độ M1 13035’40,6N 108015’20,1E 209,5 16,4 1,0 M2 13036’37,2N 108015’34,4E 205,4 19,5 1,0 0 0 M3 13 37’14,4N 108 16’22,1E 207,9 10,6 1,2 M4 13037’17,9N 108015’06,5E 206,0 15,0 1,1 M5 13038’00,8N 108013’53,2E 211,0 11,7 1,0 M6 13039’27,5N 108013’54,6E 201,2 8,7 0,9 0 0 M7 13 39’39,7N 108 13’27,5E 207,0 5,1 0,3 M8 13038’14,7N 108013’10,0E 214,2 12,4 0,8 M9 13039’10,7N 108012’50,1E 208,0 8,6 0,75 0 0 M10 13 39’40,3N 108 12’14,5E 208,0 7,6 0,5 M11 13039’54,4N 108012’44,1E 207,6 6,5 0,5 Ghi chú: M1 → M11 các điểm thu mẫu Hình 1. Vị trí c|c điểm thu mẫu động vật nổi ở hồ Ayun Hạ 2.2. Phư ng h thu ẫu ngoài thực địa uá tr nh nghiên cứu được thực hiện theo 11 điểm thuộc (ký hiệu từ M1 - M11) vào 3 đợt (tháng 3/2021, 12/2021, 3/2022); mỗi điểm thu mẫu 2 chỉ tiêu định tính và định lượng. Phương pháp thu mẫu động vật nổi theo phương pháp của Rice và cộng sự (2012).
  3. 242 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM * Thu mẫu định tính Tại mỗi điểm sử dụng lưới uday có kích thước 41 - 43 lỗ/cm2 (35µm) thu mẫu định tính bằng cách đặt miệng lưới cách mặt nước 15-20 cm rồi kéo lưới theo hình số tám hay ziczắc, tốc độ kéo trung bình khoảng 0,5 m/s để khối nước qua lưới càng nhiều càng tốt. Kéo lưới khoảng vài lượt rồi nhấc lưới lên, mở khoá đáy ống đổ mẫu vào lọ đựng mẫu. Kế đó cố định mẫu bằng formalin 4 %. * Thu mẫu định lượng Thu mẫu định lượng bằng cách dùng xô múc 50 L nước hồ và lọc qua lưới thu mẫu động vật nổi, phần nước còn lại trong lưới (khoảng 50 mL) cho vào lọ nhựa nhỏ có dung tích 200 mL và định hình ngay bằng formolin 4 %. 2.3. Phư ng h hân tích ẫu trong phòng thí nghiệm Mẫu thu về được để lắng từ 2 - 3 ngày cho toàn bộ các mẫu động vật nổi lắng xuống đáy, sau đó dùng ống xiphong một đầu bịt lưới (có kích thước mắt lưới 20 µm) để h t bỏ phần nước dư thừa phía trên đến khi lượng nước trong lọ mẫu còn lại 30 mL. Sử dụng 30 mL mẫu này để định loại và xác định mật độ cá thể. Mẫu động vật nổi được phân tích dưới kính hiển vi uang học đảo ngược có độ phóng đại từ 40 đến 400 lần, định danh tới giống, loài và đếm số lượng cá thể của từng giống, loài. Các tài liệu được sử dụng để định danh loài động vật nổi gồm: Edmondson và cộng sự (1959); Koste (1990); Nguyễn Xuân uýnh, Clive và Steven (2001); Reddy (1994); Hendrik Segers (1995, 2001, 2007); Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên (1980); Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2001); Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (2002). Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 và phần mềm PRIMER-V6 để tính toán các chỉ số sinh học của động vật nổi nhằm phục vụ cho công việc tổng hợp và phân tích số liệu. - Chỉ số đa dạng H’ (Shannon – Wiener, 1964): H’ = - Sum(Pi*log2(Pi)) - Giá trị tính đa dạng Dv = H’2/ log2(S) Trong đó: Pi = Ni/N, với Ni là số cá thể của loài thứ i, N là tổng số cá thể của quần xã; H’ là chỉ số đa dạng Shannon-Wiener, S là tổng số loài của quần xã. Giá trị Dv được quy định: 3,5: rất phong phú. 3. K Ậ 3.1. Thành phần i động vật nổi ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai Đã xác định được 55 loài động vật nổi thuộc 27 giống, 21 họ và 6 nhóm: Động vật Nguyên sinh (Protozoa), Trùng bánh xe (Rotifera), giáp xác Râu ngành (Cladocera), giáp xác Chân chèo (Copepoda), giáp xác Có vỏ (Ostracoda) và Ấu trùng (Larva) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai. Trong đó, Trùng bánh xe có số loài phong phú nhất với 38 loài, 14 giống, 11 họ; tiếp theo là nhóm giáp xác Râu ngành với 7 loài, 7 giống 5 họ; xếp thứ 3 là
  4. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 243 nhóm giáp xác Chân chèo với 4 loài, 4 giống, 4 họ; các nhóm còn lại có từ 1 - 3 loài/nhóm (Bảng 2). Bảng 2. Thành phần loài động vật nổi ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai Điể thu ẫu STT Tên kh a học M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 Giới PROTOZOA Ngành AMOEBOZOA Lớ TUBULINEA Bộ Arce inida Họ Diff ugiidae 1 Difflugia corona Wallich, 1864 1,2,3 x x x x x x x 2 Difflugia urceolata Carter, 1864 2,3 x x x x x x x x x x x 3 Difflugia sp. 2,3 x x x x x x x Giới ANIMALIA Ngành ROTIFERA Lớ EUROTATORIA Phân ớ BDELLOIDEA Họ Phi dinidae 4 Philodina roseola Ehrenberg, 1832 2 x x Phân ớ MONGONONTA Bộ F scu ariaceae Họ Hexathridae 5 Hexathra mira (Hudson, 1871) 1,2,3 x x x x x x x Họ Testudine idae 6 Pompholyx complanata Gosse, 1851 1,2,3 x x x x x x x x x x Họ Tr ch s haeridae 7 Filinia camasecla Myers, 1938 2,3 x x x x x x x x x 8 Filinia longiseta (Ehrenberg, 1834) 1,2,3 x x x x x x x x 9 Filinia opoliensis (Zacharias, 1898) 3 x x Bộ P i a Họ As anchnidae 10 Asplanchna priodonta Gosse, 1850 2,3 x x x 11 Asplanchna sieboldi (Leydig, 1854) 2,3 x x Họ Brachi nidae 12 Brachionus angularis Gosse, 1851 1,2,3 x x x x x x x x x Brachionus calyciflorus f. anuraeiformis 13 x x Brehm, 1909 2 Brachionus calyciflorus f. calyciflorus 14 x x x x x x x Pallas, 1766 1,2,3 15 Brachionus caudatus Bar. & Da., 1894 2,3 x x x 16 Brachionus diversicornis (Daday, 1883) 2,3 x 17 Brachionus falcatus Zacharias, 1898 1,2,3 x x x x x x x 18 Brachionus forficula Wierzejski, 1891 2,3 x x 19 Brachionus urceolaris Muller, 1773 3 x 20 Keratella cochlearis (Gosse, 1851) 2,3 x x x x x x x x x x x 21 Keratella lenzi Hauer, 1953 3 x 22 Keratella tecta (Gosse, 1851) 2 x 23 Keratella tropica (Apstein, 1907) 1,2,3 x x x x x x x x x x x Họ Euch anidae
  5. 244 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Điể thu ẫu STT Tên kh a học M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 24 Dipleuchlanis propatula (Gosse, 1886) 3 x 25 Euchlanis dilatata Ehrenberg, 1832 3 x Họ Lecanidae 26 Lecane bulla (Gosse, 1851) 2,3 x x x 27 Lecane curvicornis (Murray, 1913) 3 x 28 Lecane furcata (Murray, 1913) 2,3 x x x x x 29 Lecane inermis (Bryce, 1892) 2 x 30 Lecane hastata (Murray, 1913) 3 x 31 Lecane luna (Müller, 1776) 2,3 x 32 Lecane ungulata (Gosse, 1887) 2,3 x Họ Synchaetidae 33 Ploesoma hudsoni (Imhof, 1891) 3 x 34 Ploesoma truncatum (Levander, 1894) 2 x 35 Polyarthra vulgaris Carlin, 1943 1,2,3 x x x x x x x x x x x Họ Trich cercidae Trichocerca capucina (Wierzejski & 36 x x x x x x x x x Zacharias, 1893) 2,3 37 Trichocerca cylindrica (Imhof, 1891) 2,3 x x x x x x x x x 38 Trichocerca pusilla (Jennings, 1903) 3 x x 39 Trichocerca rattus (Müller, 1776) 1 x 40 Trichocerca similis Wierzejski, 1893 1,2,3 x x x x x x x x x x x Họ Trich triidae 41 Trichotria tetractis (Ehrenberg) 3 x Ngành ARTHROPODA Lớ BRANCHIOPODA Liên bộ C ad cera Bộ An da Họ Bosminidae 42 Bosminopsis deitersi Richard, 1895 1,2,3 x x x x x x x x 43 Bosmina longirostris (Müller, 1776) 1,2,3 x x x x x x x x x x Họ Chyd ridae 44 Alona monacantha Sars, 1901 2,3 x x 45 Disparalona rostrata (Koch, 1841) 2 x Họ Da hniidae 46 Ceriodaphnia rigaudii Richard, 1894 1 x x x Họ Macr thricidae 47 Ilyocryptus spinifer Herrick, 1882 2,3 x x x Họ M inidae 48 Moina macrocopa (Straus, 1820) 2,3 x x x Lớ HEXANAUPLIA Phân ớ COPEPODA Bộ Ca an ida Họ Dia t idae 49 Heliodiaptomus sp. 2,3 x x x x x x x x Họ Pseud dia t idae 50 Pseudodiaptomus sp. 1,2,3 x x x x x x x x x x x Bộ Cyc ida Họ Cyc idae
  6. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 245 Điể thu ẫu STT Tên kh a học M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 51 Mesocyclops leukarti (Claus, 1857) 3 x 52 Microcyclops varicans Sars, 1863 1,2,3 x x x x x x x x x x x Lớ OSTRACODA Bộ P d c ida Họ Cy rididae 53 Heterocypris anomala Klie, 1938 2,3 x x LARVA 54 Bivalvia 1,2,3 x x x x x x x x x x x 55 Copepoda nauplius 1,2,3 x x x x x x x x x x x Tổng số i 15 14 19 25 25 24 26 27 29 34 32 Ghi chú: 1đợt 1, 2đợt 2, 3đợt 3. 3.2. Cấu trúc thành phần loài Về bậc họ, trong tổng số 21 họ ghi nhận được, Trùng bánh xe (Rotifera) là nhóm có số họ nhiều nhất với 11 họ (chiếm 52,38 % tổng số họ), giáp xác Râu ngành (Cladocera) có 5 họ (chiếm 23,81 %), xếp thứ ba là giáp xác Chân chèo (Copepoda) có 3 họ (chiếm 14,29 %), các nhóm còn lại chỉ có 1 họ (chiếm 4,76 %). Họ có số giống cao nhất là các họ: Brachionidae, Euchlanidae, Synchaetidae, Bosminidae, Chydoridae và Cyclopidae với 2 giống (chiếm 7,41 % ); các họ còn lại mỗi họ có 1 giống (chiếm 3,70 %). Bảng 3. Cấu trúc th{nh phần lo{i động vật nổi ở hồ Ayun Hạ Đợt 1 (3/2021) Đợt 2 (12/2021) Đợt 3 (03/2022) Chung Nhóm Stt Số Tỷ ệ Số Tỷ ệ Số Tỷ ệ Số Tỷ ệ ngành loài (%) loài (%) loài (%) loài (%) 1 Protozoa 1 5,6 3 7,1 3 6,4 3 5,5 2 Rotifera 10 55,6 27 64,3 32 68,1 38 69,1 3 Cladocera 3 16,7 6 14,3 5 10,6 7 12,7 4 Copepoda 2 11,1 3 7,1 4 8,5 4 7,3 5 Ostracoda 0 0,0 1 2,4 1 2,1 1 1,8 6 Larva 2 11,1 2 4,8 2 4,3 2 3,6 Tổng 18 100 42 100 47 100 55 100 Về bậc giống, trong tổng số 27 giống, nhóm Trùng bánh xe (Rotifera) là nhóm có số giống nhiều nhất với 14 giống (chiếm 51,9 % tổng số giống), tiếp theo là nhóm Giáp xác Râu ngành (Cladocera) có 7 giống (chiếm 25,9 %), xếp thứ ba là giáp xác Chân mái chèo (Copepoda) có 4 giống (chiếm 14,8 %), các nhóm còn lại chỉ có 1 giống (chiếm 3,7 %). Trong đó giống Brachionus có số loài nhiều nhất với 8 loài, tiếp đến là Lecane có 7 loài, xếp thứ 3 là giống Trichocerca có 5 loài, giống Keratella có 4 loài, Difflugia và Filinia cùng có 3 loài, Asplanchna và Ploesoma cùng có 2 loài và các giống còn lại chỉ có 1 loài. Về bậc loài, Trùng bánh xe là nhóm phong phú nhất với 38 loài (chiếm 69,1 % tổng số loài ghi nhận được), tiếp theo là nhóm giáp xác Râu ngành với 7 loài (chiếm 12,7 %), xếp thứ 3 là nhóm giáp xác Chân mái chèo với 4 loài (chiếm 7,3 %), các nhóm còn lại có số loài ít chỉ từ 1 - 3 loài/nhóm (chiếm từ 1,8 - 5,5 %) (Bảng 3).
  7. 246 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Khu hệ động vật nổi ở hồ Ayun Hạ là những loài nước ngọt điển hình với hầu hết là các loài phân bố rộng, chỉ có loài Filinia camasecla là đặc hữu cho khu vực Đông Phương (Segers, 2007). Số lượng loài động vật nổi các điểm khảo sát ở hồ Ayun Hạ qua ba đợt thu mẫu ghi nhận được không giống nhau: đợt khảo sát tháng 03/2022 ghi nhận được số loài nhiều nhất (từ 9 - 32 loài/điểm, trung b nh đạt 19 ± 7 loài/điểm), tiếp theo là đợt khảo sát vào tháng 12/2021 (từ 10 - 23 loài/điểm, trung b nh đạt 17 ± 4 loài/điểm) và thấp nhất là đợt khảo sát vào tháng 3/2021 (từ 3 - 9 loài/điểm, trung b nh đạt 6 ± 2 loài/điểm). So với đợt khảo sát vào tháng 3/2021, số lượng loài ghi nhận được trong đợt khảo sát tháng 3/2022 tăng lên tại tất cả 11/11 điểm khảo sát với mức tăng từ 2 - 27 loài/điểm; trong đó mức tăng nhiều nhất tại điểm khảo sát M10 (tăng 27 loài). So với đợt khảo sát vào tháng 12/2021, số lượng loài ghi nhận trong đợt tháng 3/2022 tăng lên tại 6/11 điểm khảo sát với mức tăng từ 2 - 12 loài/điểm; 5/11 điểm khảo sát còn lại có thành phần loài ghi nhận được giảm xuống với mức giảm từ 1- 2 loài/điểm (Hình 2). Số loài trung bình chung tại mỗi điểm của cả ba đợt khảo sát ở hồ Ayun Hạ là 14 ± 8 loài/điểm. Hình 2. Biến động số lo{i động vật nổi ở hồ Ayun Hạ theo không gian v{ thời gian 3.3. Mật độ cá thể v i ưu thế động vật nổi 3.3.1. Mật độ cá thể Mật độ động vật nổi khu vực hồ Ayun Hạ ghi nhận được có sự thay đổi khác nhau giữa các điểm thu mẫu và giữa các đợt khảo sát. Đợt khảo sát tháng 03/2022 ghi nhận được mật độ cao nhất (dao động từ 29.400 - 255.000 cá thể/m3/điểm, trung b nh đạt 131.000 ± 83.502 cá thể/m3/điểm). Tiếp theo là đợt khảo sát vào tháng 12/2021 (từ 15.600 - 388.200 cá thể/m3/điểm, trung b nh đạt 118.945 ± 107.262 cá thể/m3/điểm) và thấp nhất là đợt khảo sát vào tháng 3/2021 (từ 2.000 - 84.000 cá thể/m3/điểm, trung b nh đạt 30.273 ± 28.338 cá thể/m3/điểm) (Hình 3). Mật độ trung bình chung tại mỗi điểm của cả ba đợt khảo sát ở hồ Ayun Hạ là 93.406 ± 90.030 cá thể/m3/điểm.
  8. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 247 Hình 3. Biểu đồ mật độ động vật nổi tại c|c điểm khảo s|t ở hồ Ayun Hạ 3.3.2. Loài ưu thế Loài ưu thế được xác định bằng tính chất quan trọng của nó trong quần thể về mặt số lượng, khối lượng hay chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thủy vực. Ở mỗi bậc taxon, một vài nhóm có số lượng loài nhiều và đặc trưng cho quần xã gọi là nhóm ưu thế về loài. ua các đợt khảo cho thấy có sự chiếm ưu thế của ấu trùng Copepoda naupius tại nhiều điểm khảo sát với tỷ lệ ưu thế dao động trong khoảng 23,8 - 66,7 %. Ngoài ra, tại một số điểm vào một số thời điểm còn có sự chiếm ưu thế của loài trùng bánh xe Polyarthra vulgaris, hay loài giáp xác chân chèo Microcyclops varicans và một số loài khác (Bảng 4). Bảng 4. Lo{i ưu thế của động vật nổi tại hồ Ayun Hạ Mật độ Mật độ LƯT Tỷ ệ ĐTM L i ưu thế Số i (c thể/ 3) (c thể/ 3) LƯT(%) Tháng 03/2022 M1 Polyarthra vulgaris 9 45600 28800 63,2 M2 Polyarthra vulgaris 10 48600 21600 44,4 M3 Polyarthra vulgaris 11 29400 18000 61,2 M4 Copepoda nauplius 16 53400 21000 39,3 M5 Copepoda nauplius 22 183200 66400 36,2 M6 Copepoda nauplius 18 135600 37800 27,9 M7 Polyarthra vulgaris 21 79200 16000 20,2 M8 Copepoda nauplius 23 185400 69600 37,5 M9 Copepoda nauplius 24 245600 98400 40,1 M10 Copepoda nauplius 32 255000 60600 23,8 M11 Copepoda nauplius 24 180000 70200 39,0
  9. 248 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Mật độ Mật độ LƯT Tỷ ệ ĐTM L i ưu thế Số i (c thể/ 3) (c thể/ 3) LƯT(%) Tháng 12/2021 M1 Copepoda nauplius 10 42600 16800 39,4 M2 Polyarthra vulgaris 12 29400 16200 55,1 M3 Microcyclops varicans 12 15600 4800 30,8 M4 Polyarthra vulgaris 18 73800 34200 46,3 M5 Copepoda nauplius 18 167200 50400 30,1 M6 Bosminopsis deitersi 15 43800 12000 27,4 M7 Copepoda nauplius 23 129000 33600 26,0 M8 Polyarthra vulgaris 21 388200 191400 49,3 M9 Copepoda nauplius 18 187200 79200 42,3 M10 Copepoda nauplius 20 156000 66000 42,3 M11 Copepoda nauplius 18 75600 22800 30,2 Tháng 03/2021 M1 Copepoda nauplius 7 18000 12000 66,7 M2 Copepoda nauplius 4 2000 1000 50,0 M3 Bivalvia larva 6 4000 2000 50,0 M4 Bivalvia larva 9 16000 6000 37,5 M5 Copepoda nauplius 5 20500 11500 56,1 M6 Pseudodiaptomus sp. 4 84000 39000 46,4 M7 Copepoda nauplius 3 7500 5000 66,7 M8 Copepoda nauplius 4 40000 19000 47,5 M9 Copepoda nauplius 7 33000 14000 42,4 M10 Copepoda nauplius 5 27000 16000 59,3 M11 Microcyclops varicans 8 81000 46500 57,4 4. K Ậ - Đã ghi nhận được 55 loài động vật nổi thuộc 27 giống, 21 họ và 6 nhóm: Động vật Nguyên sinh (Protozoa), Trùng bánh xe (Rotifera), giáp xác Râu ngành (Cladocera), giáp xác Chân chèo (Copepoda), giáp xác Có vỏ (Ostracoda) và Ấu trùng (Larva) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai. Trong đó, Trùng bánh xe có số loài phong phú nhất với 38 loài, 14 giống, 11 họ; tiếp theo là nhóm Giáp xác Râu ngành với 7 loài, 7 giống 5 họ; xếp thứ 3 là nhóm Giáp xác Chân chèo với 4 loài, 4 giống, 4 họ; các nhóm còn lại có từ 1 - 3 loài/nhóm. - Mật độ động vật nổi hồ Ayun Hạ ghi nhận được có sự thay đổi giữa các điểm thu mẫu và giữa các đợt khảo sát. Vào đợt khảo sát tháng 03/2022 ghi nhận được mật độ trung bình cao nhất, dao động từ 29.400 - 255.000 cá thể/m3/điểm, trung b nh đạt 131.000 ± 83.502 cá thể/m3/điểm. Mật độ trung bình chung tại mỗi điểm của cả ba đợt khảo sát ở hồ Ayun Hạ là 93.406 ± 90.030 cá thể/m3/điểm.
  10. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 249 Lời cả n: Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự hỗ trợ kinh phí của đề tài cấp tỉnh Gia Lai: “Nghiên cứu tổng thể khu vực hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai phục vụ quản lý tổng hợp và phát triển bền vững kinh tế - xã hội”. Mã số: KHGL-01-20. TÀI LIỆU THAM KH O Edmondson, W. T., Ward, W. B. & Whipple, G. C., 1959. Fresh-Water Biology: part of Rhizopoda, Actinopoda, Cladocera, Copepoda, Rotifera, Ostracoda (2nd ed.) New York and London: John Wiley and Sons Ins, XX, 1248 p. Koste W, Shiel RJ, 1990. Rotifera from Australian inland waters. V. Lecanidae (Rotifera: Monogononta). Transactions of the Royal Society of S. Aust., 114:1-36. Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, và Steven Tilling, 2001. Định loại các nhóm động vật không xương sống nước ngọt thường gặp ở Việt Nam. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 66 tr. Reddy, Y. R., 1994. Copepoda - Calanoida - Diaptomidae. Netherlands: SPB Academic Publishing, 221 p. Rice, E. W., Baird, R. B., Eaton, A. D., & Clesceri, L. S., 2012. Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater (22nd edition). American Public Health Association, American Water Works Association, Water Environment Federation, Publication date: 2012 AWWA catalog no: 10085. Segers H., 1995. Rotifera. Vol. 2: The Lecanidae (Monogononta). Guides to the Identification of the Microinvertebrates of the Continental Waters of the World. SPB Academic Publishing, 226 pp. Segers, H., 2001. Zoogeography of the Southeast Asian Rotifera. Hydrobiologia, vol. 446/447: 233-246. Segers H., 2007. Annotated checklist of the rotifers (Phylum Rotifera), with notes on nomenclature, taxonomy and distribution, Zootaxa, 1564, 104 pp. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên, 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 573 tr. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2001. Động vật chí Việt Nam, tập 5: Giáp xác nước ngọt Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 239 tr. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến, và Mai Đ nh Yên, 2002. Thủy sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 399 tr. Wetzel, R. G., 2001. Limnology: Lake and River Ecosystems. UK: Academic Press, London, 1006 p.
  11. 250 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM INITIAL RESULT OF STUDY ABOUT BIODIVERSITY OF ZOOPLANKTON IN AYUN HA LAKE, GIA LAI PROVINCE Hoang Dinh Trung1,*, Tran Vinh Hoang2 Abstract. In this paper, we report the preliminary data of the zooplankton and provide a list of zooplankton species, which are known for the first time in Ayun Ha lake, Gia Lai province. The initial result of the zooplankton specimens collected in 11 site in three serveys of March 2021, December 2021 and March 2022. As a result, a total of 55 species belonging to 27 genera, 21 families and 6 groups were recognized during the expeditions, of which Rotifera is the group with the most diverse species composition. The average number of species at Ayun Ha Lake is 14 ± 8 species/site. The average density at each site was 93,406 ± 90,030 individuals/m3/site. Keywords: Ayun Ha lake, Gia Lai province, Zooplankton. _____________________ 1 University of Sciences, Hue University 2 Institute of Coastal and Offshore Engineering (ICOE) * Email: hdtrung@husc.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2