intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả nghiên cứu bước đầu về nhện rám Phyllocoptruta oleivora ashmead cây ăn quả có múi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tổng hợp những kết quả nghiên cứu bước đầu về một số đặc điểm sinh học, sinh thái của nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead và đề xuất biện pháp phòng trừ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu bước đầu về nhện rám Phyllocoptruta oleivora ashmead cây ăn quả có múi

  1. HOẠT ĐỘNG KH-CN KẾT QuẢ NGHIÊN CỨu BƯỚC ĐẦu VỀ NHỆN RÁM PHyLLOCOPTRuTA OLeIVORA AsHMeAd CÂy ĂN QuẢ CÓ MÚI n Nguyễn Tuấn Lộc Trung tâm BVTV vùng Khu 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ lý, kéo theo dịch hại trên vườn cam phát sinh Cam, quýt là cây ăn quả có múi (CAQCM) có giá mạnh, đặc biệt là các loài nhện nhỏ đã làm giảm trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, nghề trồng CAQCM có năng suất, chất lượng và mẫu mã quả cam. truyền thống lâu đời và có những loại quả có múi Các công trình của các tác giả ở châu Á như ngon, là đặc sản gắn liền với các địa danh như cam Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ... đều Bố Hạ, cam Xã Đoài, bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan chỉ rõ hai loài nhện hại: nhện đỏ (Panonychus citri Hùng, Thanh Trà. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, McGregor) và nhện rám vàng (Phyllocoptruta CAQCM đã trở thành loại cây trồng quan trọng, cây oleivora Ashmead) đều được coi là những đối tư- chủ lực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. ợng gây hại nghiêm trọng ở các vườn cam, quýt, Những năm gần đây, do đầu tư thâm canh không nếu không áp dụng các biện pháp phòng trừ thì cân đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp năng suất, chất lượng quả và tuổi thọ của vườn cam sẽ giảm đi rõ rệt. Nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ash- mead là loài phổ biến nhất và gây hại nghiêm trọng trên cam, quýt ở nhiều nước. Chúng có mặt thường xuyên trên vườn cam, quýt và trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây ngay từ khi cây gốc ghép bắt đầu có lá. Bài viết này tổng hợp những kết quả nghiên cứu bước đầu về một số đặc điểm sinh học, sinh thái của nhện rám vàng Phyl- locoptruta oleivora Ashmead và đề xuất biện pháp phòng trừ. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thí nghiệm theo dõi vòng đời và đặc tính sinh học được tiến hành nuôi cá thể trong phòng thí nghiệm. Sử dụng đĩa petri, mỗi đĩa 1 lá có bông thấm nước và 1 nhện. Theo dõi hàng ngày về quá trình sinh trưởng phát triển của rầy lưng trắng thí nghiệm đến khi xuất hiện trưởng thành. Ghi chép nhiệt độ, ẩm độ. Mỗi đợt nuôi 30 cá thể. - Thí nghiệm về các biện pháp phòng trừ được thực hiện tại nhà lưới và ngoài đồng ruộng. - Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê StatView và chương trình IRRISTAT 4.0. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Đặc điểm hình thái SỐ 11/2017 Tạp chí [5] KH-CN Nghệ An
  2. HOẠT ĐỘNG KH-CN Hình 1. Đặc điểm hình thái của nhện rám vàng Trưởng thành nhện rám vàng Phyllocop- đẻ, trứng có dạng hình cầu nhẵn bóng, màu trắng trong truta oleivora có kích thước cơ thể rất nhỏ, như giọt nước. Trong quá trình phát triển, hình dạng của khó nhìn thấy bằng mắt thường. Kích thước trứng chuyển dần sang dạng hình bầu dục, màu sắc sẫm trung bình 0,02-0,05mm. Quan sát bằng kính dần. Sắp nở, trứng chuyển sang màu hơi vàng. Đây là lúp cầm tay chỉ nhìn thấy nhện như những giai đoạn khó quan sát. Đặc điểm để phân biệt giữa giai chấm nhỏ li ti không rõ hình dạng. Dưới kính đoạn đầu của ấu trùng T1 và giai đoạn cuối của trứng là lúp Nikon độ phóng đại 40-65 lần, cơ thể có thể quan sát thấy các đôi chân di động. Một số tác giả nhện có hình dáng giống như củ cà rốt, màu gọi đây là giai đoạn trứng và tiền ấu trùng. Giai đoạn này vàng nhạt. Phần ngực phình to, phần bụng xảy ra tương đối nhanh, từ khi trứng mới đẻ đến khi kết hẹp lại thon dần về phía cuối. Các pha ấu thúc giai đoạn không nhìn thấy chân, diễn ra trong trùng và nhện trưởng thành chỉ có 2 đôi chân khoảng thời gian 3-4 ngày. Ấu trùng mới nở màu trắng, hướng về phía trước, toàn thân nhện phân hình dạng củ cà rốt, giống trưởng thành và rất ít di nhiều đốt nổi rõ. Con đực kích thước nhỏ và chuyển, nhưng vẫn nhìn rõ 2 đôi chân hướng về phía ngắn hơn con cái, phần bụng thon hơn và trước di động. Khi sắp lột xác, ấu trùng trải qua giai đoạn hoạt động nhanh nhẹn hơn. Con cái có vệt ngừng hoạt động, cơ thể co ngắn lại hình bầu dục, màu trắng nằm ngay trên lưng. chuyển sang ngà vàng, không nhìn rõ chân. Giai đoạn Trứng được đẻ rải rác từng quả riêng rẽ ở này diễn ra trong khoảng thời gian 1 ngày. Xác lột để lại những chỗ lõm trên bề mặt lá và quả. Khi mới kéo dài như sợi chỉ màu trắng. Hình 2. Triệu chứng gây hại của nhện rám vàng SỐ 11/2017 Tạp chí [6] KH-CN Nghệ An
  3. HOẠT ĐỘNG KH-CN Sau lột xác lần 1, ấu trùng lại có hình dạng như độ bóng, nhện gây hại làm giảm khả năng quang củ cà rốt và bắt đầu di chuyển nhưng rất chậm, màu hợp của lá. Nhìn chung, khi nhện xuất hiện nhiều sắc chuyển dần sang đậm hơn. Khi sắp lột xác lần 2 trên lá, những biểu hiện của triệu chứng là không rõ ấu trùng ngừng hoạt động, cơ thể nhện co ngắn lại nét và điển hình như các loài nhện khác. hình bầu dục không nhìn rõ chân. Thời gian kéo dài Trên quả, nhện gây hại để lại những vết rám màu cũng khoảng 1 ngày. Sau đó nhện tiến hành lột xác. xám bạc (trên quả chanh), màu xám nâu (trên quýt) Xác lột màu trắng, kéo dài như sợi chỉ. Chuyển sang hoặc màu xám nâu đen (trên cam). Vết rám thành trưởng thành màu sắc nhện vàng đậm hơn. vệt, vành đai hoặc toàn phần quả. Quả bị hại có vỏ 2. Triệu chứng hại dày, thịt quả khô và ít nước. Nhện gây hại trên lá làm cho lá có màu tối, lá mất 3. Đặc điểm sinh học của nhện rám vàng Bảng 1. Thời gian phát dục và khả năng đẻ trứng của nhện rám vàng ở trong phòng thí nghiệm Nhiệt độ 250C Nhiệt độ 300C Chỉ tiêu theo dõi Số lượng TGPD Số lượng TGPD Trứng (ngày) 60 4,88 ± 0,21 60 3,68 ± 0,04 Nhện non tuổi 1 (ngày) 56 3,96 ± 0,15 59 2,14 ± 0,03 Nhện non tuổi 2 (ngày) 53 3,84 ± 0,15 57 1,15 ± 0,03 Thời gian trước đẻ (ngày) 36 1,11 ± 0,14 33 0,8 ± 0,09 Thời gian sống của trưởng 36 12,31 ± 1,25 30 10,09 ± 1,0 thành cái (ngày) Trưởng thành sống của 15 7,95 ± 0,85 16 6,31 ± 0,93 trửng thành đực (ngày) Khả năng đẻ trứng 36 13,92 ± 1,69 33 16,61 ± 1,75 (trứng/cái) Ở trong khoảng điều kiện nhiệt độ 250C, Những quan sát về sự có mặt gây hại của nhện rám thời gian phát triển các pha của nhện rám vàng vàng trên cây cho thấy nhện có mặt ở hầu hết các bộ sẽ kéo dài hơn khi ở nhiệt độ 300C. Thời gian phận của cây như: lá, lộc non, hoa và quả. Sự phân bố trứng bình quân 3,68-4,88 ngày; thời gian mật độ nhện rám vàng trên các bộ phận của cây cũng có trước đẻ bình quân 0,8-1,11 ngày; thời gian những biểu hiện khác nhau qua thời gian (đồ thị 1). sống của trưởng thành là 10,09-12,31 ngày. Khả năng đẻ trứng dao động từ 13,92-16.61 quả/cái (bảng 1). 4. Tập tính cư trú và sự phân bố của nhện rám vàng trên cây Nhện rám vàng có kích thước cơ thể rất nhỏ bé và hoạt động chậm chạp. Sử dụng kính lúp cầm tay có độ phóng đại 8-10 X khó có thể quan sát sự di chuyển và hoạt động của nhện trưởng thành mà chỉ có thể quan sát thấy hoạt động của chúng dưới kính lúp có độ phóng đại 40-80 X. Với đặc thù nhỏ bé và chậm chạp này, sự phân bố hoạt động của nhện rám vàng trên cây có nhiều đặc thù khác biệt với các loài nhện hại có kích thước cơ thể lớn hơn và hoạt động nhanh nhẹn hơn. Đồ thị 1: Biến động mật độ nhện rám vàng trên các bộ phận của cây cam qua các tháng điều tra SỐ 11/2017 Tạp chí [7] KH-CN Nghệ An
  4. HOẠT ĐỘNG KH-CN Đồ thị 1 cho thấy, tháng 1, mật độ nhện rám quả quan sát của các tác giả Phạm Văn Vượng, Hà vàng tập trung chủ yếu trên lá bánh tẻ và lá già; Quang Dũng (1994) và Nguyễn Thị Phương (1997). tháng 2 tập trung cả trên lá non, bánh tẻ và lá Trên cùng 1 lá, sự phân bố của nhện rám vàng ở 2 già; sang tháng 3 là tháng có mật độ nhện lên mặt lá cũng khác nhau và biến động theo thời gian (đồ cao, gây hại cả trên lá non, lá bánh tẻ, lá già thị 2). Nhện rám vàng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của hoa và quả, nhưng gây hại nhiều nhất trên lá lá. Ở tháng 1, 2, 3, tỷ lệ phân bố nhện giữa mặt trên và non; sang tháng 4, nhện cũng gây hại trên tất mặt dưới của lá chênh lệch không nhiều (mặt trên từ cả các bộ phận của cây, nhưng tập chung chủ 32,28-44,05%; mặt dưới từ 55,95-67,72%), sang những yếu trên quả non; sang tháng 5, 6, 7, nhện rám tháng mùa hè như tháng 4, 5, 6, 7, xu hướng tập trung vàng lại có xu thế tập chung chủ yếu trên lá chủ yếu ở mặt dưới của lá (mặt trên từ 10,63-22,05%; bánh tẻ và lá già. Như vậy, khác với nhện đỏ, mặt dưới từ 77,95-89,37%). sự phân bố của nhện rám vàng trên các bộ phận của cây tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây trong năm. Sự xuất hiện gây hại của nhện trên các bộ phận như hoa, quả non và lá non có thể quan sát rõ nhất vào tháng 3, 4, 5 là thời kỳ cây ra hoa và đậu quả. Trong thời kỳ này có thể bắt gặp nhện gây hại nhiều trên đài hoa và cánh hoa. Trên quả, nhện rám vàng xuất hiện với mật độ cao trong thời kỳ quả còn non. Mật độ nhện trên quả non tháng 4 đạt 102,96 con/quả. Ở thời kỳ khác, khi quả đã lớn, mật độ nhện trên Đồ thị 2: Phân bố của nhện rám vàng quả giảm hẳn. Theo D.G. Hall và CS (1994) trên cùng một lá cam qua các tháng điều tra thì nhện rám vàng thích quả xanh hơn, nhưng Đặc điểm này cũng có nghĩa là nhện rám vàng không cũng tấn công lên cả quả chín. Khi mật độ quá ưa ánh sáng trực xạ và ưa ánh sáng tán xạ. Kết quả quan cao, chúng mới chuyển sang phá hại ở các bộ sát này của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Jeppson phận khác của cây. (1975) và Meyer (1981). Theo Van Brussel, sự xuất hiện Trên lá non, nhện xuất hiện bắt đầu từ tháng của nhện ở mặt trên hay mặt dưới lá là tùy thuộc tuổi của 2, mật độ trung bình trong tháng này là 7,14 cây. Kết quả quan sát của chúng tôi không thấy biểu hiện con/lá và đạt cao nhất trong tháng 3, mật độ xu hướng này. lên tới 67,90 con/lá. Trong tháng 4-5, mật độ 5. Ảnh hưởng của tuổi cây đến sự phát sinh quần nhện trên lá non vẫn đạt ở mức cao, trung bình thể nhện rám vàng từ 20,41-24,56 con/lá; đến tháng 6, mật độ nhện trên lá non rất thấp; sang tháng 7, hầu Bảng 2. Mức độ gây hại của nhện rám vàng như không bắt gặp nhện hại trên lá non. trên các tuổi cây khác nhau Trên lá bánh tẻ và lá già, nhện rám vàng có Nhện rám vàng mặt quanh năm. Mật độ nhện rám vàng hại Tuổi cây Tỷ lệ quả Chỉ số quả trên lá bánh tẻ cao nhất vào tháng 4, trung bình hại (%) hại (%) 45,12 con/lá; thấp nhất vào tháng 1, trung bình Vườn kiến thiết cơ bản 3-4 năm tuổi 22,80 11,28 9,58 con/lá. Các tháng khác mật độ nhện dao Vườn kinh doanh 5-6 năm 39,60 18,24 động từ 16,54-32,17 con/lá. Trên lá già, mật Vườn kinh doanh 9-10 năm 78,40 30,32 độ nhện thấp nhất trong tháng 7, chỉ 5,27 con/lá; cao nhất trong tháng 4, trung bình Đối với vườn kiến thiết cơ bản 3-4 năm tuổi, nhện 34,67 con/lá. Trong các tháng khác, mật độ rám vàng gây hại nhẹ nhất, tỷ lệ quả hại và chỉ số quả nhện rám vàng thay đổi từ 12,74-23,96 con/lá. hại thấp nhất (22,80% và 11,28%). Ở vườn kinh doanh Theo quan sát của chúng tôi thì mật độ nhện 4-6 năm tuổi, mức độ hại của nhện rám vàng trung bình, rám vàng trên lá bánh tẻ cao hơn trên lá già và tỷ lệ quả hại và chỉ số quả hại (39,60% và 18,24%). Ở lá non. Kết quả quan sát này phù hợp với kết vườn kinh doanh 9-10 năm, nhện rám vàng gây hại nặng SỐ 11/2017 Tạp chí [8] KH-CN Nghệ An
  5. HOẠT ĐỘNG KH-CN nhất, tỷ lệ quả hại và chỉ số quả hại cao 6. Kết quả các biện pháp phòng trừ đối với nhện rám nhất (78,40% và 30,32%). vàng Kết quả quan sát này của chúng tôi phù 6.1. Ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành tạo tán đến mức hợp với kết quả quan sát của tác giả Phạm độ gây hại của nhện rám vàng Văn Vượng, Hà Quang Dũng (1994), Kết quả khảo nghiệm ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành Nguyễn Thị Phương (1997). Qua kết quả tạo hình cho vườn cây có tán thông thoáng (bảng 3) đã cho ở bảng 2 chúng tôi có nhận xét: với tuổi thấy, vườn cây có tán thông thoáng, các đợt lộc phát triển cây càng cao thì mức độ gây hại của nhện đều và tập chung đã làm giảm sự gây hại của nhện rám vàng rám vàng càng nặng. Qua đó chúng ta có (tỷ lệ hại giảm 10,04%; chỉ số hại giảm14,45%). Mặc dù tác thể đề ra phương án phòng trừ nhện hại ở động của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cây không ảnh hưởng rõ các tuổi cây khác nhau. rệt tới tỷ lệ quả bị hại nhưng đã làm giảm chỉ số hại trên quả. Bảng 3. Ảnh hưởng của tỉa cành tạo tán đến mức độ gây hại của nhện rám vàng Công thức Tỷ lệ hại (%) Chỉ số hại (%) Cắt tỉa thông thoáng tán cây 35,20 7,23 Không cắt tỉa 45,24 21,68 Như vậy, biện pháp cắt tỉa tạo hình cho tán cây cũng rum 5 EC có hiệu lực trừ nhện rám vàng cao góp phần quan trọng trong việc làm giảm sự thiệt hại do (theo Trần Xuân Dũng 2002), chúng tôi chọn nhện rám vàng gây ra. hỗn hợp của dầu khoáng SK 99 nồng độ 0,5% 6.2. Kết quả khảo nghiệm thời điểm phun thuốc đối với Nisorum 5 EC để khảo sát thời điểm phun với nhện rám vàng đối với nhện rám vàng. Kết quả khảo nghiệm Trên cơ sở một số kết quả nghiên cứu về việc Niso- được dẫn ra ở bảng 4. Bảng 4. Kết quả khảo nghiệm thời điểm phun hỗn hợp dầu khoáng và Nisorum 5 EC đối với nhện rám vàng TT Công thức phun Tỷ lệ bị hại (%) Chỉ số bị hại (%) 1 Phun khi hoa bắt đầu nở 42,33 25,72 2 Phun khi hoa bắt đầu hình thành quả non 13,33 6,53 3 Phun khi quả non đường kính 1cm 9,67 4,67 4 Phun khi quả non đường kính 1-3cm 32,67 16,53 5 Phun khi quả non đường kính trên 3cm 45,67 23,20 6 Đối chứng không phun 62,67 34,87 Kết quả bảng 4 cho thấy, tất cả các công có đường kính >3cm có tỷ lệ hại và chỉ số hại tương thức phun thuốc có tỷ lệ bị hại và chỉ số hại đương cao hơn nhiều so với công thức 2, 3 và 4 (tỷ lệ đều thấp hơn so với đối chứng rõ rệt. Trong hại từ 42,33-45,67%, chỉ số hại từ 23,20-25,72%). Đối 5 công thức phun thuốc, công thức 2 và công chứng không phun có tỷ lệ hại và chỉ số hại cao nhất: thức 3 phun thuốc trong thời điểm từ khi cây 67,42% và 38,60%. bắt đầu hình thành quả non đến khi đường Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Vượng, Hà kính 1cm có tỷ lệ hại và chỉ số hại thấp nhất: Quang Dũng (1994) đã sử dụng thuốc Zinep 80WP 11,56% và 5,67% ở công thức 2; 8,25% và nồng độ 0,4%, phun kép (2 lần cách nhau 7 ngày) vào 3,63% ở công thức 3. Công thức 4 phun khi giai đoạn quả non có đường kính
  6. HOẠT ĐỘNG KH-CN VI. KẾT LUẬN Nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead được coi là một trong những dịch hại quan trọng nhất và có diện phân bố rộng ở khắp tất cả các vùng trồng cam, quýt trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất quả. Những kết quả điều tra nghiên cứu về nhện rám vàng hại trên cam, quýt sẽ đóng góp thêm cơ sở khoa học cho việc đánh giá tầm quan trọng của nhóm nhện hại này và bổ sung thêm danh mục các loài nhện hại trên cây cam, quýt tại Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu về sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead sẽ góp phần cho việc xây dựng cơ sở khoa học trong việc Phun thuốc phòng trừ đối với nhện rám vàng sử dụng thuốc hóa học một cách hợp lý và làm đến khi quả non có đường kính 1cm đã đạt được hiệu giảm ô nhiễm môi trường. quả phòng trừ cao. Những kết quả nghiên cứu trên đây về Như vậy, kết quả thí nghiệm trên một lần nữa khẳng nhện rám vàng sẽ đóng góp tích cực trong việc định thời điểm gây hại chủ yếu của nhện rám vàng đối triển khai các tiến bộ kỹ thuật về bảo vệ thực với quýt quả là thời kỳ quả còn non khi đường kính quả vật trong sản xuất cam, quýt ở Việt Nam, góp < 3cm và thời điểm phun tốt nhất để phòng chống nhện phần tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất rám vàng là từ khi hình thành quả non đến khi quả non hiện nay về vấn đề phòng chống nhện hại như có đường kính 1cm. hiện tượng rám quả cam, quýt, bưởi./. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Xuân Cường, 1996, Nhận xét bước đầu về thành phần sâu bệnh hại cây ăn quả tại Hà Tây, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 3/1996: 7-8. 2. Nguyễn Văn Đĩnh, 1992, Những vấn đề phòng chống nhện hại cây trồng hiện nay, Tạp chí Bảo vệ thực vật,1/1992 3. Nguyễn Văn Đĩnh và Nguyễn Thị Phương, 2000, Hiện tượng rám quả cam, quất và khả năng phòng ngừa, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 1/2000: 9-13. 4. Vũ Khắc Nhượng, 1993, Bước đầu đánh giá về sâu bệnh hại cam, quýt ở các tỉnh phía Bắc trong mấy chục năm qua, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 1/1993: 7-10. 5. Nguyễn Thị Phương, 1997, Nghiên cứu thành phần côn trùng và nhện hại cam quýt tại Hưng Yên, đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp hoá học phòng chống nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead, Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, 95tr. 6. Hall D.G., C.C. Childer, J.E. Eger, 1994, Spatial dispersion and sampling of citrus rust mite (Acari: Eriophyidae) on fruit in “Hamlin” and “Valencia” orange groves in Florida. Journal of Economic Entomology. Vol. 87(3): 687-689. 7. Jeppson L. R., H.H. Keifer, and E. W. Baker,1975, Mites injurious to economic plants, University of California Press. 614pp. 8. Meyer, M. K. P. 1981, Mite pests of crop in South Africa, Science Bulletin, No 397. 92pp. 9. Mora Morin J., 1987, Population dynamics of the citrus rust mite (Phyllocoptruta oleivora Ashmead) in young leaves and old leaves Persian lime (Citrus aurantifolia Swingle), Revista Centro Agricola (Cuba). Vol. 14(1): 31-37. 10. Moraes, L.A.N de, O.Porto De Menezes, J.Braun, 1988, Chemical control of citrus rust mite Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) (Acari: Eriophyidae), Agronomia Sulriograndense (Brazil). No. 23(2): 193-202. 11. Moraes, L.A.N. de, O. Porto De Menezes, J. Braun, 1995, Effect of three doses of sulfur on the population of citrus rust mite Phyllocoptruta oleivora Ashmead (Acari: Eriophyidae) on citrus, Pesquisa Agropecuaria Gaucha. Vol.1(1): 17-20. SỐ 11/2017 Tạp chí [10] KH-CN Nghệ An
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1