Kết quả nghiên cứu đánh giá tính thích ứng đối với giống hồng giòn nhập nội (Fuyu, Jiro) và kỹ thuật ghép cải tạo tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng
lượt xem 1
download
Bài viết với mục tiêu cải tạo và phát triển một số giống hồng giòn nhập nội, chất lượng tốt, bổ sung vào cơ cấu giống hồng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế từ các vườn hồng bản địa tại huyện Lạc Dương và một số huyện phụ cận. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu đánh giá tính thích ứng đối với giống hồng giòn nhập nội (Fuyu, Jiro) và kỹ thuật ghép cải tạo tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH ỨNG ĐỐI VỚI GIỐNG HỒNG GIÕN NHẬP NỘI (FUYU, JIRO) VÀ KỸ THUẬT GHÉP CẢI TẠO TẠI HUYỆN LẠC DƢƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG Lại Tiến Dũng, Nguyễn Văn Chí - Viện Bảo vệ thực vật I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Huyện Lạc Dƣơng vàcác huyện phụ cận của tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình hàng năm thấp (18 - 22 °C), tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (16,4 °C), tháng 5 có nhiệt độ trung bình cao nhất (19,7 °C), nhiệt độ ổn định qua các mùa trong năm. Biên độ dao động giữa ngày và đêm lớn (9 °C) rất phù hợp cho phát triển các loại cây ăn quả ôn đới trong đó có cây hồng ăn trái.Diện tích trồng hồng ở Lâm Đồng hiện nay khoảng gần 2.000ha đƣợc trồng tập trung tại các địa bàn TP.Đà Lạt, huyện Lạc Dƣơng và huyện Đơn Dƣơng. Trong đó, huyện Đơn Dƣơng có diện tích lớn nhất khoảng 1.200ha sau đó là huyện Lạc Dƣơng và thành phố Đà Lạt. Các giống hồng hiện có chủ yếu là các giống hồng giòn, hồng ngọt và hồng chát nhƣ: Hồng trứng, hồng trứng Lốc, hồng vuông Tám Hải,…Thời vụ thu hoạch tập trung từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Sản lƣợng hồng thu hoạch khoảng 4.500-5.000 tấn,phần lớn là dùng ăn tƣơi, một lƣợng nhỏ dùng chế biến làm hồng khô, hồng ngâm và rƣợu hồng. So với những năm trƣớc đây,giá hồng trái đang bị rớt giá mạnh chỉ bằng 1/8, thậm chí là 1/10 nên nhiều hộ trồng hồng đã đốn bỏ hàng loạt gốc hồng để trồng loại cây khác hoặc ít quan tâm đến canh tác vƣờn hồng dẫn đến chất lƣợng trái hồng ngày càng suy giảm. Mặt khác, số gốc hồng hiện nay đã quá già cỗi cần có các biện pháp cải tạo và canh tác hợp lý mới có thể phát huy đƣợc năng suất, sản lƣợng và chất lƣợng đáp ứng với nhu cầu thị trƣờng. Từ năm 2015, UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở KH và CN tỉnh Lâm Đồng cho phép chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu cải tạo và phát triển một số giống Hồng nhập nội (giống hồng Fuyu, Jiro) bổ sung vào cơ cấu giống hồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng”với mục tiêu cải tạo và phát triển một số giống hồng giòn nhập nội, chất lƣợng tốt, bổ sung vào cơ cấu giống hồng góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả kinh tế từ các vƣờn hồng bản địa tại huyện Lạc Dƣơng và một số huyện phụ cận. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 2.1 Đánh giá tính thích ứng đối với các giống hồng giòn nhập nội tại trồng tại huyện Lạc Dƣơng, Đơn Dƣơng và thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. 2.2 Nghiên cứu kỹ thuật ghép cải tạo các giống hồng giòn nhập nội trên gốc ghép là các giống hồng địa phƣơng (hồng Trứng, Trứng lốc và hồng vuông Tám Hải). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 3.1.Khả năng sinh trƣởng và phát triển của các giống giònhồng nhập nội Từ tháng 11 năm 2014, 60 cây giống hồng nhập nội Fuyu và Jiro (mỗi loại 30 cây) đã đƣợc trồng tại 3 địa điểm nghiên cứu gồm: xã Đạ Sar, huyện Lạc Dƣơng; thị trấn Dran, huyện Đơn Dƣơng và tại phƣờng 4, thành phố Đà Lạt. Kết quả theo dõi đánh giá khả năng sinh trƣởng và phát triển của 2 giống hồng giòn nhập nội Fuyu và Jiro từ năm 2015 - 2016 cho thấy: Các giống nhập nội có khả năng sinh trƣởng và phát triển khỏe, bộ lá xanh tốt, khả năng phân cành, bật lộc và thời gian rụng lá tƣơng tự nhƣ nhƣ giống hồng trứng và trứng lốc tại địa phƣơng (bảng 1). Bảng1. Khả năng sinh trƣởng và phát triển của các giống hồng nhập nội
- (Fuyu và Jiro) tại Lạc Dƣơng, Lâm Đồng(2015-2016) Độ cao so với Thời mực Thời gian Chiều dài gian TT Địa điểm Giống nƣớc ra lộc cành lộc rụng lá, biển ngủ đông (m) Phƣờng 4, Jiro 10/3-25/3 97,22± 1,85 25-30/10 1 TP. Đà Lạt, 1500 Fuyu 15/3-5/4 85,16 ± 2,02 20-30/10 Lâm Đồng Xã Đạ Sar, Jiro 10/3-25/3 87,57 ± 1,38 25-30/10 2 huyện Lạc 1400 Fuyu 15/3-5/4 77,76 ± 1,52 20-30/10 Dƣơng TT. Dran - Jiro 5/3-25/3 107,04 ± 1,92 15-20/10 3 760 Đơn Dƣơng Fuyu 12/3-30/3 88,25 ± 1,76 15-25/10 Trứng lốc 7/3-20/3 98,29± 1,56 15-20/10 4 Giống hồng địa phƣơng Vuông Tám hải 20/3-10/4 110,21± 1,23 15-20/10 Năm 2016, hai giống hồng giòn nhập nội đã cho quả bói. Khi theo dõi thời gian ra hoa đậu quả của 2 giống hồng giòn nhập nội thấy rằng thời gian ra lộc, ra hoa và rụng lá tƣơng tự nhau ở 3 điểm khảo nghiệm, so sánh với giống địa phƣơng thì thời gian ra lộc của các giống hồng giòn nhập nội chậm hơn khoảng 5 -10 ngày, dẫn đến thời gian ra hoa cũng muộn hơn. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch sớm hơn so với giống địa phƣơng từ5-7 ngày, sự khác biệt này có thểlà các giống hồng giòn không chát nên hàm lƣợng tanin trong quả thấp dẫn đến thời gian chín rút ngắn hơn so với các giống hồng địa phƣơng.Năm 2016 là năm thứ 2 sau trồng, do khả năng tái sinh phát triển bộ rễ các giống hồng giòn nhập nội khá chậm nên bộ tán cây chƣa hoàn toànkhép tán ổn định, vì vậy chúng tôi chỉ giữ lại số quả nhất định để đánh giá. Kết quả bƣớc đầu cho thấycác giống hồng giòn nhập nội có khối lƣợng quả khá lớn, giống hồng Jiro có khối lƣợng quảtrung bình là 95 - 105g/quả, giống hồng Fuyu có khối lƣợng quảlà 85 - 87g/quả (mặc dù mới cho quả bói), giống hồng Trứng lốc có khối lƣợng quả trung bình là 98 - 115g/quả (bảng 2). Bảng 2. Tình hình ra hoa đậu quả các hồng giòn nhập nội (Fuyu và Jiro) tại Lạc Dƣơng, Lâm Đồng năm 2016 Chiề Chiều Thời gian Số lƣợng Thời u cao rộng Khối TT Địa điểm Giống ra hoa, quả bói gian thu của của lƣợng đậu quả (quả/cây) hoạch quả quả quả (g) (cm) (cm) Xã Đạ Sar, 20/8- 1 huyện Lạc Jiro 15/3-20/3 3,3 2,7 6,2 95-105 25/8 Dƣơng TT. Dran - 25/8 - 2 Fuyu 20/3-30/3 6,3 3,2 5,8 85-87 Đơn Dƣơng 10/9 3.2 .Kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại chính
- Trên các giống hồng địa phƣơng và các giống hồng giòn nhập nội thƣờng xuyên xuất hiện các loài sâu hại phổ biến gây hại nhƣ: Sâu ăn búp, lá non, bọ ăn lá, rệp muội đen và chƣa ghi nhận đƣợc loài sâu bệnh hại mới nào khác biệt với các giống hồng địa phƣơng tại vùng nghiên cứu (bảng 3). Bảng 3. Thành phần sâu hại trên cây hồng tại Lâm Đồng năm 2015 - 2016 Mức độ xuất hiện Thời Giống Bộ gian Giống địa Tên thƣờng hồng Fuyu TT Tên khoa học phận gây phƣơng gọi và Jiro bị hại hại(thá Năm Năm Năm Năm ng) 2015 2016 2015 2016 I Bộ cánh vảy - Lepidoptera 1 Ngài cánh Ichneumenoptera sp. Thân, 4 - 11 + + + + trong gặm vỏ cành 2 Sâu đục thân, Zeuzera coffeae Thân, 5-9 + + + + cành Nietner cành 3 Sâu ăn búp, lá Hypocala subsatura Búp, lá 3-6 +++ +++ ++ +++ non Guenee 4 Sâu ăn búp, lá Hypocala rostrata Búp, lá 3-6 ++ ++ ++ + non Fabricius 5 Bọ nẹt Parasa Lá, hoa 5-8 + + + + pseudorapanda 6 Sâu róm Porthesia scintillans Lá, hoa 5-8 + + + + II Bộ cánh cứng – Coleoptera 7 Bọ gạo Platymycterussiever Lá 3-5 + + + + si Reitter 8 Câu cấu xanh Hypomeces Lá, hoa 3-5 ++ ++ ++ + squamosus Fabricius 9 Bọ ăn lá Phyllobius sp. Lá 3-5 ++ ++ + ++ 10 Bọ ăn lá Colasposoma Lá 3-5 ++ +++ + ++ dauricum Mannerheim 11 Bọ cánh cứng Anomala orientalis Lá 3-5 ++ ++ ++ ++ Waterhouse 12 Bọ cánh cứng Adoretus Lá, hoa 3-5 ++ +++ ++ ++ tenuimaculatus Waterhouse III Bộ cánh đều – Homoptera 13 Rệp sáp mềm Chƣa xác định Rễ, cành 3 - 10 ++ ++ + + 14 Rệp muội đen Toxoptera sp. Lá, búp 3-6 +++ +++ ++ ++ lá 15 Ve sầu bƣớm Lawana Lá 4-9 + + - - imitataMelichar 16 Ve sầu bƣớm Ricania speculum Lá 4-9 + + + + Walker IV Bộ cánh nửa – Hemiptera 17 Bọ xít Homoeocerus sp. Lá, hoa 3-6 ++ ++ + ++
- 18 Bọ xít Erthesinafullo Lá, hoa 3-5 + + + + Thunberg 19 Bọ xít xanh Nezara viridula Lá, quả 3-5 + + + + lúa Linnaeus V Bộ hai cánh - Diptera 20 Ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Quả 7, 8 ++ +++ - + Hendel VI Bộ cánh tơ - Thysanoptera 21 Bọ trĩ Baliothrips biformis Lá, quả 7, 8 ++ +++ - - Bagnall non Ghi chú: - Không ghi nhận +: Bị hại nhẹ, ++: Bị hại trung bình, +++: Bị hại nặng Đã phát hiện đƣợc 9 loài bệnh gây hại trên vƣờn hồng địa phƣơng và giống hòng giòn nhập nội. Trong đó, bệnh giác ban,thán thƣ và loài địa y là các bệnh hại chính. Bảng 4. Một số bệnh hại chính trên hồng tại Lâm Đồng (2015-2016) TT Tên Tên khoa học Bộ phận Thời Mức độ xuất hiện thƣờng bị hại gian Giống địa Giống hông gọi gây hại phƣơng Fuyu và Jiro (tháng) Năm Năm Năm Năm 2015 2016 2015 2016 Rhizopus nigricans 1 Thối quả Quả 8-9 ++ ++ - + Ehr. Colletotrichum kaki 2 Thán thƣ Lá quả 8-11 ++ +++ ++ + Maf. 3 Thán thƣ Colletotrichum spp. Quả 8-9 ++ + + + Cercospora kaki 4 Giác ban Lá 8-11 +++ +++ + + Ell.et Ever. Pestalozzia diospyri 4-11 5 Cháy lá Lá + + - + Sydow Lasiodiplodia 4-11 6 Đốm Lá theobromae (Pat.) Lá, cành + + + - Girffon & Maubl. Cephaleuros 4-11 7 Đốm tảo Lá, cành + ++ + + virescens Kunz. 8 Chảy Gloeosporium sp. Cành 8 ++ ++ + + gôm 9 Địa y Xanthoparmelia sp. Thân, 1-12 ++ +++ + + cành Ghi chú: - : Không xuất hiện bệnh, +: Bị hại nhẹ, ++: Bị hại trung bình, +++: Bị hại nặng 3.3. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật ghép cải tạo giống hồng Jiro trên gốc hồng địa phƣơng Thời vụ ghép thích hợp Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong 2 (năm 2015 và năm 2016) với các thời vụ ghép khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu tại Đà Lạt. Trong khuôn khổ của bài báo chúng tôi chỉ giới thiệu thời vụ ghép có tỷ lệ sống tốt nhất. Kết quả thử nghiệm cho
- thấy thời vụ ghép tốt nhất là từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 năm sau khi cây bắt đầu thời kỳ ngủ đông (bảng 4). Bảng 4. Thời vụ ghép thích hợp cho giống hồng Jiro tại Lâm Đồng năm 2016 Tỷ lệ ghép sống và tốc độ sinh trƣởng của cành ghép Thời vụ ghép Tỷ lệ ghép Thời gian bật Chiều dài cành Đƣờng kính cành sống (%) lộc (ngày) ghép (cm) ghép (cm) 15/12 42,6 28 - 35 54,82 ± 1,33 0,68 25/12 76,5 28 - 35 67,52 ± 1,06 0,85 5/1 năm sau 84,3 25 - 28 64,43 ± 1,24 0,72 Tỷ lệ ghép sống trên các giống gốc ghép khác nhau Ba giống hồng địa phƣơng thí nghiệm đều có thể sử dụng làm gốc ghép đối với giống hồng giòn Jiro. Tỷ lệ sống của cành ghép đối với các giống hồng địa phƣơng làm gốc ghép đạt từ 73,3% - 86,6%. Trong đó giống hồng Trứng lốc có tỷ lệ ghép sống cao nhất là 86,6% (bảng 5) Bảng 5. Tỷ lệ sống của cành ghép khi đƣợc ghép trên các gốc ghép là giống địa phƣơng TT Giống gốc ghép Số cành ghép (cành) Tỷ lệ sống (%) 1 Trứng 30 83,3 2 Trứng lốc 30 86,6 3 Vuông Tám Hải 30 73,3 Tỷ lệ ghép sống đối với các tuổi gốc ghép khác nhau Khi ghép cải tạo trên các giống gốc ghép có độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ sống của cành ghép có sự khác nhau rõ rệt. Gốc ghép có độ tuổi nhỏ hơn 15 năm tuổi, tỷ lệ sống của cành ghép đạt 90%, thời gian bật mầm sau ghép từ 28-32 ngày.Đối với gốc ghép có độ tuổi từ 15-20 năm tỷ lệ sống của cành ghép đạt 76,6 %, thời gian bật mầm sau ghép kéo dài từ 35-45 ngày. Khi tuổi gốc ghép từ 20 tuổi trở lên tỷ lệ sống của cành ghép chỉ đạt 46,6%, thời gian bật mầm sau ghép kéo dài từ 40 đến 46 ngày (bảng 6). Bảng 6. Tỷ lệ sống của cành ghép khi đƣợc ghép trên gốc ghép là giống hồng Trứng lốc có độ tuổi khác nhau Số cành ghép Tỷ lệ sống Thời gian bật mầm TT Tuổi gốc ghép (cành) (%) sau ghép (ngày) 1 < 15 tuổi 30 90 28-32 2 15-20 tuổi 30 76,6 35- 45 3 Trên 20 tuổi 45 46,6 40- 46 Tỷ lệ ghép sống trên các cành được ghép có đường kính khác nhau Ngoài tuổi gốc ghép thì đƣờng kính cành đƣợc ghép cũng quyết định đến tỷ lệ sống của cành mắt, vì khi ghép cải tạo trên các gốc ghép có độ tuổi đã lớn, nếu chỉ lựa chọn vị trí ghép thích hợp nhƣ cành có đƣờng kính nhỏ vừa, phù hợp với cành mắt ghép thì sẽ phải ghép cao tại các vị trí khác nhau của tán dẫn đến khó thao tác và hay bị gãy đổ do gió. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở các công thức thí nghiệm về đƣờng kính cành đƣợc ghép từ 5-15cm thì tỷ lệ sống của cành ghép đều đạt từ 65,7 - 82,3%. Trong đó tỷ lệ sống của cành ghép đạt cao nhất là ở công thức 1 khi đƣờng kính cành đƣợc ghép từ 5 – 7cm và
- thấp nhất ở công thức 3 với đƣờng kính cành đƣợc ghép lớn hơn 10cm. Các chỉ tiêu về chiều dài cành ghép, đƣờng kính cành ghép và thời gian ra hoa cũng tƣơng tự (bảng 7). Một thực tế rất rõ khi so sánh phƣơng pháp ghép cải tạo của bà con nông dân tại Lạc Dƣơng thƣờng chọn cành ở vị trí cao trên tán cây để ghép (< 5 cm) nên mặc dù vết ghép thành công nhƣng thƣờng bị gãy đổ khi cành ghép đậu quả và phải mất thêm nhiều công trong việc dùng thanh tre buộc giữ cành ghép và gốc ghép. Bảng 7. Theo dõi một số chỉ tiêu sinh trƣởng của giống hồngJiroghép trên gốc hồng Trứng Lốc tại các vị trí có đƣờng kínhkhác nhau (năm 2015 - 2016) Một số chỉ tiêu sinh trƣởng(sau ghép 4-5 tháng) Công thức Tỷ lệ (%) Thời gian Chiều dài Đƣờng Thời gian bật lộc bật lộc cành ghép kính cành ra hoa (cành sống) (ngày) (cm) ghép (cm) (ngày) 1 82,3 25 - 30 67,26 ± 2,82 0,98 10/3 - 20/3 2 72,6 30 - 40 62,88 ± 3,32 0,75 25/3 - 10/4 3 65,7 35 - 45 58,43 ± 5,50 0,65 15/3 - 25/3 Ghi chú: Công thức 1: 5-7cm; Công thức 2: 8-10cm; Công thức3> 10cm IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ - Kết quả nghiên cứu bƣớc đầu cho thấycác giống hồng giòn nhập nội (Fuyu và Jiro) có khả năng sinh trƣởng và phát triển tốt với điều kiệntạihuyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng. - Để cải tạo và phát triển mở rộng diện tích các giống hồng giòn nhập nội nên dùng phƣơng pháp ghép cải tạo. Sử dụng các giống hồng địa phƣơng nhƣ giống hồng Trứng, Trứng lốc, hồng vuông Tám Hải để làm gốc ghép cải tạo. Trong đó, nên ghép cải tạo ở các gốc ghép cóđộ tuổi dƣới 15 tuổi, đƣờng kính cành đƣợc ghép thích hợp là 5 - 7cm. - Thời vụ ghép thích hợp nhất đối với các giống hồng giòn nhập nội tại huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng là từ cuối tháng 12 hàng năm đến 5/1 năm sau (theo bà con nông dân thƣờng gọi là sau Đông Chí).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất khu vực miền núi phía Bắc
14 p | 142 | 13
-
Đề tài: Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng tình hình vệ sinh một số cơ sở giết mổ gia cầm thuộc vùng Hà Nội và phụ cận
12 p | 133 | 12
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô nếp lai ở Việt Nam
6 p | 133 | 8
-
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý chất hữu cơ trong nước thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học lọc ngược dòng
11 p | 71 | 6
-
Nghiên cứu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện phát triển công nghiệp hoá và đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh
10 p | 88 | 6
-
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NGỌT MỚI TẠI VIỆT NAM
7 p | 80 | 5
-
Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sảnLoại hình sử dụng đất, sử dụng đất, đất nông nghiệp
6 p | 82 | 5
-
Đánh giá độ tươi và dự đoán thời gian bảo quản của cá trích trong nước đá bằng thang điểm cảm quan Torry và phương pháp phân tích mô tả định lượng
6 p | 109 | 4
-
Kết quả nghiên cứu và phát triển giống lúa japonica (hạt tròn) ở miền Bắc Việt Nam
10 p | 80 | 4
-
Bài giảng Dịch tễ học thú y: Chương 9 - Nguyễn Thị Thu Hiền
22 p | 9 | 3
-
Bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững trong phát triển nuôi trồng thủy sản vùng hồ thủy điện
7 p | 74 | 2
-
Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực miền Trung
8 p | 33 | 2
-
Kết quả nghiên cứu đánh giá tính kháng rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath (Homoptera: Delphacidea) đối với các giống lúa đang sản xuất tại miền Bắc
7 p | 6 | 2
-
Kết quả nghiên cứu đánh giá tập đoàn phục vụ chọn giống mía có năng suất, hàm lượng đường cao và kháng bệnh ở Bắc Trung Bộ
7 p | 3 | 2
-
Kết quả nghiên cứu, chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa thơm Gia Lộc 159
8 p | 8 | 2
-
Kết quả nghiên cứu, đánh giá giống chuối tây Thái Lan tại phía Bắc Việt Nam
7 p | 6 | 2
-
Đánh giá đa dạng di truyền tập đoàn lúa mùa nổi bằng chỉ thị SSR
0 p | 41 | 1
-
Nghiên cứu tạo vật liệu ban đầu phục vụ chọn giống tôm sú (Penaeus monodon)
9 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn