TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 29, 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA<br />
CON LAI (NGAN X VỊT) VÀ CÁC DÒNG BỐ, MẸ CỦA CHÚNG<br />
<br />
Nguyễn Đức Hưng<br />
Đại học Huế<br />
Lương ThịThủy<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Trong chăn nuôi gia cầm, Ngan, Vịt là các đối tượng gia cầm quan trọng trong <br />
sản xuất thịt ở nhiều nước trên thế giới.Với những lợi thế về tầm vóc lớn, tốc độ <br />
sinh trưởng nhanh, thích hợp với nhiều điều kiện chăn nuôi khác nhau, từ lâu ngan, <br />
vịt đã là đối tượng chăn nuôi gần gũi với người nông dân ở nước ta. Những năm gần <br />
đây, bên cạnh các giống địa phương, chúng ta đã nhập nội nhiều giống gia cầm cao <br />
sản, trong số đó có giống vịt siêu thịt thuần chủng CV Supermeat (CV Super M.), và <br />
ngan pháp năng suất thịt cao, dòng thuần R71. Các dòng thuần này được nuôi giữ, <br />
nhân giống tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Hà Tây) thuộc Viện chăn nuôi <br />
quốc gia, bước đầu cho kết quả tốt, nhưng để đưa ra sản xuất đại trà cần phải được <br />
nghiên cứu thêm. Với quan điểm, lai tạo là một biện pháp tích cực nhằm thích nghi <br />
vật nuôi thành công, Viện chăn nuôi đã cho lai giữa ngan đực với vịt cái tạo con lai <br />
(ngan vịt) nuôi thịt. Con lai (ngan vịt) đang được nông dân các tỉnh Miền Bắc quan <br />
tâm phát triển vì khả năng cho thịt và hiệu quả kinh tế cao của nó. Để có thể đưa con <br />
lai (ngan vịt) vào chăn nuôi ở các tỉnh Miền Trung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu <br />
khả năng sinh trưởng và biểu hiện ưu thế lai về sinh trưởng của con lai (ngan vịt) <br />
và các dòng bố, mẹ của chúng tại tỉnh Quảng Nam.<br />
2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1.Đối tượng. Đối tượng nghiên cứu là con lai (ngan vịt) giữa ngan đực dòng <br />
R71 với vịt cái dòng CV.M và các dòng thuần bố (ngan R71) và mẹ (Vịt CV.M) của <br />
chúng. Bố, mẹ dòng thuần được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, ghép <br />
đàn lấy trứng giống đem ấp sản xuất ra con lai (ngan vịt). Con lai và dòng thuần 01 <br />
ngày tuổi được chuyển vào nuôi thí nghiệm ở các hộ gia đình tại Thị xã Tam Kỳ, tỉnh <br />
Quảng Nam cho đến khi xuất bán thịt. <br />
2.2.Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
<br />
39<br />
Con lai (ngan vịt) và các dòng thuần bố, mẹ được nuôi dưỡng, chăm sóc như <br />
nhau và theo dõi các chỉ tiêu: Khối lượng cơ thể, tỷ lệ nuôi sống, chi phí thức ăn để <br />
sản xuất thịt.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Con lai và các dòng thuần, mỗi loại 100 con, chia <br />
đều nuôi trong 2 hộ chăn nuôi. Mỗi hộ nuôi 150 con (50 con lai ngan vịt, 50 con dòng <br />
bố ngan pháp R71 và 50 con dòng mẹ vịt CV.M). Khối lượng cơ thể qua các tuần <br />
tuổi được cân định kỳ mỗi tuần 1 lần vào sáng sớm trước khi cho ăn, mỗi lần cân cá <br />
thể ngẫu nhiên với mẫu 30 con. Theo dõi ghi chép và tính tỷ lệ sống qua các giai <br />
đoạn; thức ăn chi phí hàng ngày và toàn giai đoạn nuôi. Quy trình chăn nuôi và thức <br />
ăn cho ăn như nhau ở 2 hộ chăn nuôi và cho cả 3 đối tượng nghiên cứu. Kết quả, số <br />
liệu được xử lý theo phần mềm Microsoft Excel. Tính độ sinh trưởng tuyệt đối <br />
(g/tuần), độ sinh trưởng tương đối (%) và ưu thế lai theo mẹ: HM (%), theo bố: HB <br />
(%), và theo trung bình bố mẹ: HF (%), theo công thức của Trần Đình Miên, Đặng <br />
Hữu Lanh (1989).<br />
HM (%) = (Xc Xm) x 100 / Xm; HB (%) = (Xc Xb) x 100/ Xb<br />
HF (%) = [ Xc 1/2(Xm + Xb)] x 100 / 1/2(Xm + Xb)<br />
Trong đó, Xc: giá trị trung bình của con lai; <br />
Xm: giá trị trung bình của mẹ;<br />
Xb: giá trị trung bình của bố.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Khối lượng con lai (ngan vịt) và các dòng bố, mẹ của chúng: <br />
Theo dõi sự phát triển khối lượng của 3 nhóm đối tượng nghiên cứu kết quả <br />
trình bày trên bảng 1.<br />
Bảng 1: Khối lượng con lai (ngan vịt) và bố, mẹ của chúng<br />
CON LAI (NGAN VỊT)<br />
Tuần NGAN VỊT<br />
X(g)+mX <br />
tuổi X(g)+mX CV% X(g)+mX CV%<br />
CV%<br />
149,00 + 3,07 <br />
1 96,33 + 0,41 12,41 187,14 + 0,84 8,96<br />
18,57<br />
2 236,00 + 3,44 13,13 359,00 + 7,34 18,40 338,00 + 1,87 4,99<br />
712,00 + 11,15 <br />
3 536,00 + 6,35 10,67 608,00 + 14,86 22,00<br />
14,09<br />
1180,00 + 17,05 <br />
4 844,00+ 14.05 14,98 945,00 + 22,58 21,50<br />
13,00<br />
1686,00 + 19,75 <br />
5 1191,00 +20,62 15,59 1349,00 + 19,59 13,07<br />
10,54<br />
2218,00 + 35,38 <br />
6 1547,00 +16,62 9,67 1769,00 + 16,23 8,26<br />
14,36<br />
2765,00 + 21,12 <br />
7 1929,60 +17,25 8,05 2224,00 + 22,19 9,98<br />
6,88<br />
40<br />
3167,00 + 23,14 <br />
8 2290,00 +33,86 13,31 2699,00 + 14,05 4,68<br />
6,19<br />
3546,20 + 26,08 <br />
9 2529,00 +28,99 10,32 2997,00 + 25,20 7,57<br />
7,01<br />
3648,00 + 29,75 <br />
10 2707,00 +26,34 8,76 3097,00 + 31,87 9,26<br />
7,34<br />
<br />
4000<br />
3500<br />
Khoi luong (g)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3000<br />
2500 ngan<br />
2000 vit<br />
1500 con lai<br />
1000<br />
500<br />
0<br />
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1<br />
Tuan tuoi<br />
<br />
<br />
Đồ thị 1: Độ sinh trưởng tích luỹ của con lai (nganvịt) và các dòng bố mẹ<br />
<br />
Kết quả trên bảng 1 cho thấy, khối lượng của con lai và các dòng thuần đạt <br />
cao. Ở hai tuần tuổi đầu khối lượng không có sự sai khác đáng kể, nhưng từ tuần <br />
thứ 3 trở đi có sự phân hoá dần và ngày càng rõ rệt. Con lai vượt trội bố, mẹ và khối <br />
lượng lúc 10 tuần tuổi là 3648g/con, cao hơn bố 961g/con (35%) và hơn mẹ 551g/con <br />
(17,7%). <br />
Nuôi trong nông hộ con lai và các dòng thuần đạt được khối lượng 2,7 3,6 <br />
kg/con cho thấy khả năng cho thịt tốt, nhất là ở con lai (ngan vịt). Đồ thị 1, biểu <br />
diễn sinh trưởng tích luỹ cho thấy con lai và các dòng thuần đều phát triển bình <br />
thường, phù hợp quy luật sinh trưởng, phát dục chung của gia cầm.<br />
3.2. Độ sinh trưởng tương đối và tuyệt đối.<br />
Từ các số liệu thu được trong quá trình sinh trưởng, tính ra sinh trưởng tương <br />
đối và sinh trưởng tuyệt đối, trình bày trên bảng 2 và đồ thị 2,3. <br />
Số liệu trên bảng cho thấy: Độ sinh trưởng tuyệt đối đạt cao nhất lúc 58 <br />
tuần tuổi ở các dòng bố, mẹ, còn ở con lai vào giai đoạn 47 tuần tuổi, sớm hơn 1 <br />
41<br />
tuần so với bố, mẹ. Sinh trưởng nhanh của con lai với đường cong vượt trội trên bố, <br />
mẹ cho thấy khả năng cho thịt cao và cho phép rút ngắn thời gian nuôi thịt.<br />
Độ sinh trưởng tương đối phù hợp quy luật chung (Đồ thị 3), nhưng có sự sai <br />
khác lớn giữa dòng mẹ (vịt) so với dòng bố (ngan) và con lai giữa chúng, nhất là ở 3 <br />
tuần tuổi đầu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
42<br />
Bảng 2: Độ sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của con lai (ngan vịt)<br />
và các dòng bố mẹ của chúng<br />
<br />
Tuần Sinh trưởng tuyệt đối (A g/tuần) Sinh trưởng tương đối (R%)<br />
tuổi NGAN VỊT CON LAI NGAN VỊT CON LAI<br />
12 239,67 171,36 189,00 248,80 91,83 126,84<br />
23 300,00 249,00 374,00 127,10 69,35 110,65<br />
34 308,00 337,00 468,00 57,46 55,42 65,73<br />
45 347,00 404,00 506,00 41,11 42,75 42,88<br />
56 356,00 420,00 532,00 29,89 31,13 31,55<br />
67 382,60 455,00 547,00 24,73 25,72 24,66<br />
78 360,40 475,00 402,00 18,67 18,07 14,53<br />
89 239,00 298,00 379,20 10,43 14,05 11,97<br />
910 178,00 100,00 101,80 7,04 3,39 3,15<br />
<br />
<br />
600<br />
T ang t rong (g)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
500<br />
<br />
400<br />
ngan<br />
300 vit<br />
200 Con lai<br />
<br />
100<br />
<br />
0<br />
Tuan tuoi<br />
<br />
<br />
Đồ thi 2: Độ sinh trưởng tuyệt đối (g/tuần)<br />
3.3. Ưu thế lai về sinh trưởng:<br />
Ưu thế lai về sinh trưởng của con lai (ngan vịt), kết quả trên bảng 3 và đồ thị <br />
4. <br />
Số liệu trên bảng cho thấy con lai có ưu thế vượt trội mẹ từ 3055%, vượt bố <br />
1725% và vượt hơn trung bình bố mẹ 1334% (trừ 2 tuần đầu). Ưu thế lai trung gian <br />
về sự phát triển cơ thể của con lai trong thí nghiệm nằm trong quy luật chung khi lai <br />
giữa các dòng gia cầm cao sản đã tiến hành ở nước ta. Điều này khẳng định điều <br />
kiện Miền Trung hoàn toàn có thể nuôi con lai (ngan vịt) để sản xuất thịt như các <br />
43<br />
vùng khác trong nước. Tuy vậy cần chú ý nuôi dưỡng, chăm sóc tốt con lai ở 2 tuần <br />
Sinh t ruong t uong doi (% )<br />
tuổi đầu.<br />
<br />
<br />
300<br />
250<br />
200<br />
ngan<br />
150 vit<br />
con lai<br />
100<br />
50<br />
0<br />
1 2 3 4 5 6 7 8 9<br />
Tuan tuoi<br />
<br />
Đồ thi 3: Độ sinh trưởng tương đối (%)<br />
Bảng 3: Ưu thế lai của con lai (ngan vịt) so với bố, mẹ<br />
<br />
Ưu thế lai so với<br />
Tuần Ưu thế lai so với mẹ Ưu thế lai so với bố<br />
trung bình bố mẹ<br />
tuổi<br />
g % g % g %<br />
1 52,67 54,67 38,14 20,38 7,26 5,12<br />
2 102,00 43,22 21,00 5,85 40,50 13,6<br />
3 176,00 32,83 104,00 17,10 140,00 24,47<br />
4 336,00 39,81 235,00 24,86 285,50 31,91<br />
5 495,00 41,56 337,00 24,98 416,00 32,75<br />
6 671,00 43,37 449,00 25,38 560,00 33,77<br />
7 635,40 32,92 541,00 24,32 688,20 33,13<br />
8 877,00 38,29 468,00 17,34 672,50 26,96<br />
9 1017,20 40,22 549,20 18,32 783,00 28,33<br />
10 941,00 34,76 551,00 17,79 746,00 25,70<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
44<br />
60<br />
50<br />
Ưu t he lai (% )<br />
<br />
40<br />
30<br />
20<br />
Me<br />
10<br />
0 Bô<br />
-10 TB Bô-Me<br />
-20<br />
-30<br />
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1<br />
Tuan tuoi<br />
<br />
Đồ thị 4: Ưu thế lai về sự phát triển khối lượng ở con lai ngan vịt<br />
3.4. Tỷ lệ nuôi sống và tiêu tốn thức ăn.<br />
Theo dõi tỷ lệ nuôi sống của con lai (nganvịt) đến 10 tuần tuổi là 100%, của <br />
bố và mẹ tương ứng là 97% và 95%. Điều này cho thấy con lai có ưu thế lai biểu <br />
hiện rõ ở sức sống so với cả bố và mẹ. Mức tiêu thụ thức ăn cho một con/ngày, <br />
trung bình ở con lai là 142,4g, của bố là 108,7g và của mẹ là 150,5g, nhưng chi phí <br />
thức ăn tính cho 1 kg tăng khối lượng tương ứng là 2,76; 2,86 và 3,46 cho thấy con lai <br />
sử dụng thức ăn hiệu quả hơn bố mẹ (0,10,7kg).<br />
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br />
Con lai (ngan vịt) và các dòng thuần bố, mẹ của chúng đều sinh trưởng <br />
phát triển tốt ở Quảng Nam. Khối lượng 10 tuần tuổi đạt tương ứng 3648; 2707; <br />
3097g/con. Tỷ lệ nuôi sống đạt cao: 100; 97; 95%. Hiệu quả sử dụng thức ăn ở con <br />
lai tốt hơn bố, mẹ (2,76; 2,86; 3,46 kg/kg tăng trọng). Con lai có ưu thế lai cao hơn <br />
hẳn dòng mẹ, gần với dòng bố về các chỉ tiêu sản xuất (17,843,4%).<br />
Đề nghị cho phép khuyến cáo đưa con lai (nganvịt) vào chăn nuôi trong các <br />
gia đình ở Miền Trung, nhằm ứng dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật này vào sản xuất. <br />
<br />
THE GROWTH CAPACITY OF HYBRID DUCKS <br />
(MALE MOCKOVY DUCKS R71 X FEMALE DUCKS CV.M) <br />
AND LINES OFMOCKOVY DUCKS R71, DUCKS CV.M<br />
Nguyen Duc Hung<br />
Hue University<br />
Luong Thi Thuy<br />
College of Agriculture and Forestry, Hue University<br />
<br />
45<br />
SUMMARY<br />
<br />
The results of the experiment shows that:<br />
The living weights of Hybrid Ducks, Mockovy Ducks (R71), Ducks (CV.M) at 10 weets <br />
of age are 3648, 2707 and 3097g/head, respectively. The ratio of living ducks: 100; 97; 95%. <br />
The feed consumption: 2.76, 2.86, and 3,46kg. Xeterosit of Hybrid is 17.843.4%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
46<br />